logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/04/2018 lúc 08:20:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà báo Alexandre Sokolov bị chính quyền Nga kết án 3 năm rưỡi tù (Ảnh chụp site Phóng viên không biên giới) (Capture d'image site rsf.org)
Báo chí trên thế giới tiếp tục bị đàn áp kỷ lục trong năm 2017. Báo cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố ngày 25/04/2018 báo động về tình trạng « căm ghét giới truyền thông » đang lan ra ở nhiều châu lục, kể cả tại châu Âu và Hoa Kỳ. Hư thực và hệ quả nguy hiểm ra sao ?
Báo chí bị tấn công, nền dân chủ bị đe dọa. Trên đây là nhận định của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) trong bản tổng kết tình hình 2017.
Trump, Putin, Tập, khắc tinh của tự do báo chí
Trước hết, RSF tố cáo ba đại cường thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc đứng đầu xu hướng chống tự do báo chí nhưng với những biện pháp và quy mô khác nhau.
Tại Trung Quốc, xếp hạng 176 trên 180, chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng công nghệ mới, áp đặt một mô hình xã hội dựa trên việc kiểm soát thông tin và theo dõi công dân. Bắc Kinh tìm cách « xuất khẩu » mô hình đàn áp này ra phần còn lại của châu Á, thiết lập « trật tự thế giới mới » trong ảnh hưởng của Trung Quốc.
Khá hơn Trung Quốc, nước Nga của tổng thống Vladimir Putin, hạng 148, cũng không ngừng bóp nghẹt báo chí qua các đạo luật chống quyền tự do thông tin, xem các cơ quan truyền thông độc lập là « nhân viên » của nước ngoài theo nghĩa nhậy cảm. Các đài truyền hình Nhà nước hàng ngày ra sức tuyên truyền cho dân tộc chủ nghĩa trong khi những nhà báo Nga muốn bảo vệ thông tin độc lập, ít nhất là 5 người, đã vào nhà giam trong năm 2017. RSF còn tố cáo Matxcơva xuất khẩu « tuyên truyền » ra thế giới, qua trung gian đài Russia Today và hãng thông tấn Sputnik.
Donald Trump, tuy là tổng thống thứ 45 của « siêu cường thế giới tự do » cũng thường xuyên gièm pha, công kích các phóng viên, thậm chí mượn một câu nói của Stalin, lên án phóng viên là « kẻ thù của nhân dân ». Hệ quả là nước Mỹ bị xuống hai bậc trong bảng xếp hạng từ 43 xuống 45.
Theo nhận định của Christophe Deloire, tổng thư ký tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, điều đáng lo ngại, là hiện tượng thù ghét nhà báo đã lan đến các nền dân chủ khác nhau : Nhà báo ở Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte (xếp thứ 133) được cảnh báo là « không bảo đảm an toàn »; tại Ấn Độ của thủ tướng Narendra Modi (138), nhiều đảng thuê dư luận viên sách động giết ký giả.
Lo ngại tại châu Âu
Nhưng trong các nước bị xuống hạng thảm nhất, từ 10 đến 18 điểm, có bốn thành viên Liên Hiệp Châu Âu : Cộng Hoà Séc 34, Slovakia 27, Malta 65 và Serbia 77. Tổng thống Séc, Milos Zeman, trong một cuộc họp báo, giương khẩu súng AK bằng nhựa có hàng chữ : dành cho nhà báo. (Cựu) thủ tướng Slovakia, Robert Fico gọi nhà báo là « gái điếm », còn tại Malta, một nữ phóng viên điều tra tham nhũng bị sát hại bằng chất nổ.
Theo Phóng Viên Không Biên Giới, những sự kiện này là dấu hiệu cho thấy mô hình tự do báo chí, một trong những cột trụ của nền dân chủ, suy yếu.
Mồi dẫn hỏa : Lòng hận thù nhà báo
Nước Pháp, do các quốc gia láng giềng tụt hạng, lên được sáu bậc, đứng hạng 33. Tuy nhiên, Phóng Viên Không Biên Giới khuyến cáo hiện tượng một số nhà chính trị, không ngần ngại gièm pha, vu khống báo chí, lên đến đỉnh điểm trong cuộc bầu cử tổng thống 2017, nay vẫn chưa ngưng. RSF dẫn trường hợp lãnh đạo đảng cánh tả « La France Insoumise » (Nước Pháp Bất Khuất), Jean - Luc Melanchon, gần đây còn tuyên bố « hận thù những cơ quan truyền thông và những kẻ điều hành là hành động đúng đắn và lành mạnh ».
RSF cảnh báo : « Công kích vai trò chính đáng của nhà báo là đùa với lửa. Một nền dân chủ không chỉ bị tiêu diệt vì một cuộc đảo chính mà nó còn có thể bị những ngọn lửa nhỏ thiêu sống. Hận thù nhà báo là những nhánh củi đầu tiên ».
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 25/04/2018 lúc 08:24:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
RSF: 21 nước đàn áp báo chí nghiêm trọng

UserPostedImage
Ảnh minh họa : Tự do báo chí trên thế giới bị siết chặt hơn vào 2017. Paul Bradbury/Getty Images
Tự do báo chí tiếp tục bị tấn công trên khắp thế giới. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, trong bản báo cáo tình hình 2017, cho biết có 21 nước đang ở trong tình trạng « rất nghiêm trọng », một kỷ lục mới. Việt Nam đứng hạng 175 trên 180.
Bản đồ thế giới do RSF công bố dựa theo bản xếp hạng toàn cầu về quyền tự do báo chí năm 2017 là một bức tranh ảm đạm : 21 nước đứng trong danh sách bị xem là tệ hại nhất. Trong danh sách này, năm nay có thêm Irak 160, cùng đứng chung với các chế độ có thành tích trấn áp báo chí như Ai Cập 161, Cuba 172 Việt Nam 175,Trung Quốc 176, hay Bắc Triều Tiên, hạng 180, cuối bảng.
Với hạng 175, Việt Nam được mô tả là một nước mà toàn thế các cơ quan truyền thông báo chí « phải theo lệnh của đảng Cộng sản ». Nguồn tin độc lập duy nhất là « blogger và người dân làm báo ». Nhưng các phóng viên độc lập thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực . Bị cáo buộc « hoạt động tuyên truyền chống nhà nước nhằm lật đổ chính quyền », nhiều blogger lãnh án tù rất nặng nề.
Nếu tại châu Âu, Na Uy vẫn đứng đầu các nước tôn trọng tự do báo chí theo Tổng thư ký của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Christophe Deloire, các nền dân chủ tây phương đang bị đe dọa. Cho dù châu Âu là nơi là báo chí được hoạt động tự do nhất địa cầu nhưng một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu như Cộng hoà Séc, Slovakia, Serbia và Malta bị xuống hàng chục hạng trong bảng tổng kết 2017. Ngay nước Pháp (33) , tuy lên được 6 hạng, nhưng không thiếu trường hợp báo chí bị giới chính trị gièm pha.
Theo RSF, các nền dân chủ đang bị tâm lý « Hận thù giới làm báo » đe dọa.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 25/04/2018 lúc 08:29:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà báo không biên giới: Việt Nam dùng bạo lực với blogger và nhà báo

UserPostedImage
Một người bán báo đang sắp xếp lại sạp báo gần một villa ở nội thành Hà Nội hôm 26/6/2012.
AFP
Việt Nam bị xếp hạng 175 tức không có tự do báo chí theo báo cáo mới được Tổ chức Nhà báo không Biên giới (RSF) công bố hôm 25/4.
Theo RSF, chính phủ đang dùng bạo lực để đối lại với các blogger và nhà báo độc lập, trong khi báo chí nhà nước phải chịu sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản.
Báo cáo cho biết trong năm qua, Việt nam đã gia tăng việc sử dụng công an thường phục để xách nhiễu các blogger. Việt Nam cũng gia tăng việc sử dụng các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự để kết tội các nhà báo độc lập và các blogger.
Báo cáo mới của RSF có tựa tạm dịch là ‘thù hận đối với báo chí đe dọa các nền dân chủ’.
Báo cáo cho thấy xu hướng căm ghét tăng cao trên toàn cầu đối với các nhà báo. Xu hướng này đặc biệt được khuyến khích bởi các lãnh đạo chính trị, bởi các nỗ lực của các chính phủ độc tài nhằm xuất khẩu cái nhìn về báo chí của họ và đặt ra mối đe dọa cho các nền dân chủ.
Trong báo cáo năm nay, Bắc Hàn tiếp tục là nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trong khi Na Uy được xếp vào đầu bảng về tự do báo chí.
Trung Quốc bị RSF chỉ trích đã tăng cường các biện pháp kiểm duyệt báo chí, bằng cách sử dụng nhiều các công nghệ mới.
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 25/04/2018 lúc 08:49:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
‘VN sao chép cách kiểm soát thông tin của TQ’

UserPostedImage
Từ đầu năm 2018, luật hình sự mới của Việt Nam có hiệu lực quy định về các biện pháp điều tra đặc biệt, trong đó có việc thu thập bí mật dữ liệu điện tử
Báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ra ngày 25/04 nói mô hình kiểm duyệt báo chí và Internet của Bắc Kinh được các nước châu Á, điển hình là Việt Nam và Campuchia, sao chép.
"Trong nhiệm kỳ thứ nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, kiểm duyệt và theo dõi tại Trung Quốc chặt chẽ chưa từng với việc sử dụng diện rộng công nghệ mới.
"Phóng viên nước ngoài khó tác nghiệp và công dân Trung Quốc nay có thể đi tù chỉ vì chia sẻ thông tin trên mạng xã hội hoặc trò chuyện qua tin nhắn.
"Trên bình diện quốc tế, chính phủ Trung Quốc đang cố tạo 'một trật tự truyền thông mới' dưới sự ảnh hưởng của Bắc Kinh bằng việc xuất khẩu các phương pháp trấn áp, hệ thống kiểm duyệt thông tin và cách thức theo dõi trên Internet.
"Thật không may là mong muốn trấn áp bất kỳ sự phản kháng nào từ công chúng của Trung Quốc lại có những nước theo gót," báo cáo của RSF viết.
Trung Quốc hiện đứng thứ 176 trong Bảng xếp hạng về Tự do Báo chí Thế giới 2018 của RSF trong khi Việt Nam đứng thứ 175.
Tổ chức này cho rằng truyền thông tại Việt Nam bị kiểm soát toàn bộ nhưng các blogger đã dũng cảm bảo vệ quyền tự do của mình.
"Các blogger thường bị xử tù tới 2 năm nhưng nay những ai viết về các chủ đề bị cấm như tham nhũng hay thảm họa môi trường có thể phải ngồi tù tới 15 năm," báo cáo viết.
RSF cũng đặc biệt để tâm tới Campuchia, nước mà họ mô tả là đi theo con đường nguy hiểm của Trung Quốc.
Tổ chức này mô tả chế độ của Thủ tướng Hun Sen đã có chiến dịch trấn áp mạnh tự do truyền thông vào năm 2017, đình chỉ hoạt động của hơn 30 cơ quan báo chí và bỏ tù tùy tiện nhiều nhà báo.
Phương pháp trấn áp các tiếng nói độc lập và kiểm soát truyền thông mạng xã hội không chỉ được các nước như Việt Nam hay Campuchia sao chép mà hiện còn được các nước như Thái Lan, Malaysia và Singapore áp dụng.
Nằm đội sổ tại châu Á là Bắc Hàn trong khi các nước châu Á khác trấn áp nhà báo và bloggers ở mức độ đáng quan ngại gồm Afghanistan, Ấn độ, Pakistan, Myanmar và Philippines.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.