logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/04/2018 lúc 08:40:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un (trái) bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho báo giới chụp hình bên trong Nhà Hòa bình tại làng đình chiến Panmunjom trong Khu Phi quân sự, ngày 27 tháng 4, 2018.

Tại tiệc của cuộc họp thượng đỉnh hôm 27/4, các lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã tách lớp vỏ sô cô la hình cầu, cho thấy chiếc bánh có hình bán đảo Triều Tiên và các đảo mà cả Seoul và Tokyo đều đòi chủ quyền.
Món tráng miệng, có tên "Mùa xuân của nhân dân", thể hiện các hòn đảo được Nhật Bản gọi là Takeshima và Hàn Quốc gọi là Dokdo, nằm khoảng giữa hai nước láng giềng Đông Á trên Biển Nhật Bản, còn Seoul gọi là Đông Hải.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un mang đến món mì lạnh kiểu Bình Nhưỡng cho bữa tối theo đề nghị của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. "Naengmyeon" là món mì chan nước dùng nấu từ thịt và được ướp lạnh, bên trên mì là ức bò, củ cải muối, dưa chuột thái lát và nửa quả trứng luộc. Mì phục vụ tại bữa tiệc do nhà hàng nổi tiếng Bình Nhưỡng Okryu Gwan cung cấp.
Tại cuộc thượng đỉnh kéo dài một ngày, các nhà lãnh đạo cam kết sẽ làm việc để "hoàn toàn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên". Họ đã mỉm cười và bắt tay tại cuộc thượng đỉnh liên Triều đầu tiên trong vòng hơn một thập kỷ.
Lãnh đạo Nhật Bản hoan nghênh kết quả cuộc họp thượng đỉnh liên Triều như là một bước tiến tới giải quyết mối đe doạ Bắc Triều Tiên.
Thủ tướng Shinzo Abe ca ngợi cuộc họp hôm thứ Sáu là một triển vọng tích cực. Ông nói với các phóng viên báo chí tại Tokyo rằng ông hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ có những hành động thiết thực cụ thể hướng tới giải trừ hạt nhân qua các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un theo dự trù sẽ họp với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào cuối tháng 5 hoặc tháng 6.
Ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in họp tại làng biên giới Bản Môn Ðiếm hôm thứ Sáu 27/4. Hai bên ra thông cáo chung sẽ phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên, nhưng không cho biết các biện pháp cụ thể để đạt đến mục tiêu đó.
Thủ tướng Abe nói ông hy vọng sẽ có thêm chi tiết và đánh giá của Tổng thống Moon khi ông điện đàm với ông Moon.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ đi thăm Bình Nhưỡng mùa thu năm nay.
Hai miền Triều Tiên đồng ý như vậy tại cuộc họp thượng đỉnh ở Bản Môn Ðiếm hôm nay 27/4.
Thông cáo chung sau cuộc họp không nói khi nào Tổng thống Moon sẽ đi thăm Bình Nhưỡng, nhưng nói rằng ông Moon và lãnh tụ Kim Jong Un sẽ thường xuyên họp và điện đàm với nhau qua đường dây nóng vừa được thiết lập.

Hai miền Triều Tiên đồng ý chấm dứt mọi hành động thù địch xuyên biên giới
Nam-Bắc Triều Tiên đồng ý ngưng mọi hành động thù địch “trên bộ, trên biển và trên không” mà có thể gây ra căng thẳng và xung đột quân sự, sau cuộc họp thượng đỉnh tại làng đình chiến Bản Môn Ðiếm hôm nay 27/4.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố hôm thứ Sáu 27/4 rằng bắt đầu từ ngày 1 tháng 5, họ sẽ ngưng tất cả các chương trình phát thanh tuyên truyền qua lại trên hệ thống loa phóng thanh mà hai bên đặt dọc theo biên giới an ninh nghiêm ngặt. Hai bên cũng sẽ vô hiệu hoá các trang thiết bị phát thanh.
Hai miền Triều Tiên cũng đồng ý ngưng rải truyền đơn tuyên truyền dọc biên giới.
Hai nước đồng ý tăng cường các bước chấm dứt đụng độ tương đối hay xảy ra trên biên giới biển phía tây trong khu vực được lập ra có tên gọi là “vùng hòa bình” và đảm bảo an toàn hoạt động cho ngư dân của cả hai bên.
Hai nước dự trù tổ chức đàm phán quân sự vào tháng 5 để tìm cách hạ giảm căng thẳng.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 27/04/2018 lúc 08:45:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vận hội hoà bình tại bán đảo Triều Tiên ?

UserPostedImage
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (P) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un gặp mặt tại Bàn Môn Điếm, 27/04/2018. REUTERS

Thượng đỉnh Liên Triều hôm nay và Mỹ-Triều trong những tuần lễ tới, dư âm chuyến viếng thăm nước Mỹ của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tiếp nối theo là của thủ tướng Đức Angela Merkel, bắt đầu vào hôm nay là những chủ đề lớn của báo chí Pháp ngày 27/04/2018.
Cơ may cho hoà bình
Trước khi gặp Trump, Kim Jong Un chìa bàn tay hoà giải với tổng thống Hàn Quốc, tựa của nhật báo kinh tế Les Echos kèm theo chân dung của hai nhà lãnh đạo : Kim Jong Un, một tay chính trị thủ đoạn bất chấp đạo lý ở miền Bắc và Moon Jae In, con trai của một người tị nạn, ôm trong lòng hoài bão đem lại hoà bình.
Tâm tư của người dân Hàn Quốc, tị nạn cũng như sinh trưởng tại miền Nam, được nhật báo công giáo La Croix trải rộng trên ba trang báo : Cơ may cho hoà bình, một luồng gió mới thổi qua bán đảo Triều Tiên, phải đi đến cùng không chờ đến thế kỷ sau. Mục tiêu cuối cùng này được Libération đưa lên trang bìa với hai thứ tiếng Pháp và Hàn kèm theo dấu hỏi : Thống nhất được chăng ?
Nhật báo cánh tả kỳ vọng cuộc gặp gỡ « lịch sử » giữa lãnh đạo hai miền Nam Bắc Hàn, vào thứ sáu hôm nay sẽ đặt được cơ sở cho hai nước tiến lại gần nhau hơn. Nhưng tiến lại gần nhau không có nghĩa là thống nhất. Trong bài bình luận « Ngoắt ngéo », Libération dự đoán thái độ « tiền hậu bất nhất » của Donald Trump trong canh bạc « xì phé dối trá » với Kim Jong Un biết đâu sẽ mang lại kết quả theo tác động nhân quả « nghịch lý của nghịch lý » : Ngồi trước mặt tổng thống Mỹ, có mái tóc kỳ lạ không thua gì mái tóc chải ngược của mình, và nhất là sẵn sàng « bấm nút », Kim Jong Un sẽ nghĩ rằng thái độ khiêu khích hạt nhân có nguy cơ dẫn đến một thảm họa. Con đường học khôn đôi khi rất « quanh co ». Thiếu chuẩn bị để lãnh đạo quốc gia, bị đóng khung trong suốt 70 năm nghi kỵ, thượng đỉnh Liên Triều tại Bàn Môn Điếm mà Kim Jong Un tham dự ngày hôm nay với lãnh đạo Hàn Quốc mở ra với nhiều bất trắc : một số nhà quan sát nói đến triển vọng hoà bình, thống nhất, một số khác cảnh báo nguy cơ trở lại tình trạng căng thẳng cũ.
Nhưng theo Libération, kịch bản « đáng tin » nhất là Bắc Triều Tiên do e dè thái độ « bốc đồng » của tổng thống Mỹ cũng như vũ khí hạt nhân nên tìm cách tranh thủ thời gian. Trong khi đó, Hoa Kỳ biết rõ chủ nghĩa Stalin thất bại thảm hại tại Bắc Triều Tiên, đặt chế độ Bình Nhưỡng vào thế yếu không thể che giấu được dưới lớp vỏ bọc sức mạnh hạt nhân. Đây cũng là tình trạng của Liên Xô trước khi sụp đổ, bắt buộc Matxcơva phải chọn con đường chấm dứt chiến tranh lạnh. Nhật báo cánh tả Pháp « hy vọng » « rocket man » sẽ có cùng kết luận với Gorbatchev.
Kim không có lợi hay không nếu hai miền thân thiện ?
Kim Jong Un « tranh thủ thời gian » cũng là nhận định của một số người dân Hàn Quốc : Kim sẽ đòi được những gì ông ta muốn, nghĩa là được công nhận ngang hàng với Mỹ, nhưng không bao giờ chấp nhận một chính sách thân thiện với Hàn Quốc bởi vì người dân Bắc Triều Tiên sẽ chạy sang Hàn Quốc và chế độ Bình Nhưỡng sẽ sụp đổ.
Nếu Libération ghi nhận « não trạng chiến tranh lạnh » hiện rõ ở Hàn Quốc, trừ những người vượt biên gốc Bắc, thì Le Monde, nhấn mạnh đến niềm hy vọng của công luận ủng hộ chủ trương hoà bình của tổng thống Moon Jae In nhưng cũng thận trọng trước thái độ « mập mờ » của Bình Nhưỡng.
Phe thân chính phủ thì hy vọng hai miền sẽ ký được một hiệp định hoà bình, công luận đối lập thì lo tổng thống của mình sẽ bị đánh lừa như thủ tướng Anh Chamberlain bị trúng kế Hitler ký thỏa hiệp Munich vào năm 1938, vài tháng trước khi nổ ra Thế chiến thứ hai.
Le Monde lưu ý chi tiết : trước khi gặp Moon Jae In, nhà độc tài vẫn chưa nói rõ là có « từ bỏ vũ khí hạt nhân hay không » cho dù địa điểm thử bom đã bị « sụp đổ một phần » theo các chuyên gia địa chất Trung Quốc. Theo Joseph de Trani, chuyên gia Mỹ, từng là thành viên của phái đoàn thương lượng 6 bên, Hoa Kỳ không bao giờ chấp nhận lời hứa suông « đình chỉ » chương trình hạt nhân.
Còn theo phân tích chuyên gia Hàn Quốc Cheong Seong Chang thì Kim Jong Un không có một sự lựa chọn nào khác : hoặc từ bỏ hẳn vũ khí hạt nhân để đổi lấy bảo đảm an toàn cho chế độ, hoặc chấp nhận rủi ro chế độ từ từ sụp đổ.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 27/04/2018 lúc 08:48:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phản ứng quốc tế về thượng đỉnh Liên Triều

UserPostedImage
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (P) bắt tay lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại đường phân định hai miền, Bàn Môn Điếm, ngày 27/04/2018 Korea Summit Press Pool/Pool via Reuters

Trên mạng Twitter hôm nay, 27/04/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh cuộc gặp “lịch sử” giữa hai lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên, nhưng ông nhấn mạnh rằng “ chỉ có những hành động sắp tới mới cho phép đánh giá những thay đổi đang diễn ra”.
Trước đó, trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết Hoa Kỳ mong muốn là cuộc họp thượng đỉnh lịch sử sẽ dẫn đến một tương lai “hòa bình và thịnh vượng” cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
Thông cáo của Nhà Trắng nói thêm là Washington đang rất quan tâm đến việc tiếp tục các cuộc thảo luận sâu rộng nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, tại một địa điểm hiện chưa được xác định.
Trong khi đó, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un, xem đây là một “bước tiến tích cực”. Nhưng ông Abe thúc giục Bình Nhưỡng có “những hành động cụ thể” trên vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và các vấn đề khác.
Về phía nước Nga, điện Kremlin hôm nay cũng đã hoan nghênh “những thông tin rất tích cực” từ thượng đỉnh Liên Triều. Phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitri Peskov nhắc lại, tổng thống Nga Vladimir Putin “đã nhiều lần nhấn mạnh rằng một giải pháp vững chắc cho tình hình bán đảo Triều Tiên chỉ có thể dựa trên đối thoại trực tiếp” giữa hai bên. Tuy nhiên, phát ngôn viên này cho rằng “hãy còn quá sớm” để nói đến việc ký một hiệp ước hòa bình giữa hai nước Triều Tiên.
Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, bà Hoa Xuân Oánh, ca ngợi “sự dũng cảm” của lãnh đạo hai nước Triều Tiên vì đã mở cuộc họp thượng đỉnh lịch sử, xem cái bắt tay của hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un tại giới tuyến giữa hai miền hôm nay là “một thời điểm lịch sử”. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc hy vọng cuộc gặp này sẽ mang lại “những thành quả tích cực” và sẽ là cơ hội mở ra “một con đường mới đến hòa bình và ổn định lâu dài” trên bán đảo Triều Tiên.
Còn người dân ở vùng biên giới Trung Quốc-Bắc Triều Tiên thì nghĩ gì về thượng đỉnh giữa hai miền ? Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt gởi về bài tường trình :
“Bên bờ sông Đồ Môn (Tumen), ở biên giới Triều Tiên, vào chiều tối, người đàn ông 80 tuổi gốc Triều Tiên này vừa tập thể dục, mắt hướng về phía bên kia biên giới, vừa nghe nhạc Triều Tiên và hy vọng là sự hòa dịu giữa hai miền sẽ kéo dài. Ông nói : “ Tôi rất lạc quan. Người dân Nam và Bắc Triều Tiên đều là từ một quốc gia. Chính là Hoa Kỳ đã làm cho tình hình rối ren. Họ chỉ dùng bán đảo Triều Tiên như là một công cụ để ngăn chận Trung Quốc và Nga.”
Những người dân khác thì tỏ vẻ nghi ngờ về kết quả thượng đỉnh liên Triều, như người đàn ông cho du khách thuê ống nhòm này. Ông nói : “ Trước đây Kim Jong Un cũng đã từng hứa là sẽ chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó đã khởi động trở lại. Các cuộc họp thượng đỉnh sẽ không giải quyết được vấn đề một cách căn bản. Vẫn phải cần đến các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.”
Nhưng đối với người buôn bán hải sản này, những biện pháp cấm vận gây quá nhiều tốn kém. Ông nói : “Họp thượng đỉnh là tốt. Nhưng để giải tỏa cấm vận thì phải có biểu quyết của Liên Hiệp Quốc. Một mình Trung Quốc không thể chấm dứt trừng phạt”. Vì không thể bán cua nhập từ Bắc Triều Tiên, ông phải bán cua nhập từ Nga, nhưng cua này không có nhiều thịt như cua Triều Tiên, nên bán không chạy bằng.”
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 27/04/2018 lúc 08:54:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Toàn văn Tuyên bố chung Thượng đỉnh liên Triều

UserPostedImage
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un nắm tay nhau đưa lên cao sau khi ký Tuyên bố chung Thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018 tại Bản Môn Ðiếm ở khu phi quân sự chia cắt hai miền Nam-Bắc Triều Tiên.

Trong thời khắc chuyển giao lịch sử quan trọng trên bán đảo Triều Tiên, phản ánh khát vọng lâu dài về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất của người dân Triều Tiên, Tổng thống Cộng hoà Triều Tiên (Nam Triều Tiên) Moon Jae-in và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) Kim Jong Un đã họp Thượng đỉnh liên Triều tại Nhà Hòa Bình ở Bản Môn Ðiếm ngày 27/4/2018.
Hai nhà lãnh đạo trịnh trọng tuyên bố trước 80 triệu người dân [hai miền] Triều Tiên và toàn thế giới rằng sẽ không còn chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên và một kỷ nguyên hòa bình mới đã bắt đầu.
Lãnh đạo hai nước, chia sẻ cam kết chắc chắn sẽ sớm chấm dứt chia rẽ và đối đầu lâu nay từ thời Chiến tranh Lạnh, quyết tâm hướng tới kỷ nguyên mới về hòa giải dân tộc, hòa bình và thịnh vượng, cải thiện quan hệ liên Triều và tuyên bố tại địa điểm lịch sử Bản Môn Ðiếm:
1. Nam và Bắc Triều Tiên sẽ nối lại quan hệ huyết thống của người dân hai nước nhằm đem lại tương lai thịnh vượng và thống nhất do người dân Triều Tiên lãnh đạo bằng việc tạo dựng mối quan hệ liên Triều toàn diện và đột phá. Cải thiện quan hệ liên Triều nhằm đáp ứng khao khát của toàn dân tộc và sự cấp thiết của thời đại khiến cho mối quan hệ này không thể tiếp tục bị kìm chế hơn nữa.
(1) Nam và Bắc Triều Tiên khẳng định nguyên tắc tự quyết định vận mệnh của dân tộc Triều Tiên và đồng ý thúc đẩy thời khắc quyết định để cải thiện quan hệ liên Triều bằng cách thực thi đầy đủ các thỏa thuận và tuyên bố hiện có mà hai nước đã thông qua.
(2) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý sẽ tiến hành đối thoại và đàm phán cấp cao trong nhiều lĩnh vực và thực thi những biện pháp tích cực để đạt được các thỏa thuận đạt được tại Thượng đỉnh.
(3) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý thiết lập một văn phòng tùy viên chung với đại diện thường trú của cả hai bên đặt tại Gaeseong để có thể cung cấp tham vấn xác thực giữa hai chính phủ cũng như thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa nhân dân hai nước.
(4) Nam và Bắc và Triều Tiên đồng ý khuyến khích hợp tác, trao đổi, thăm hỏi và liên lạc ở tất cả các cấp một cách tích cực hơn nhằm hồi sinh tinh thần hòa giải và đoàn kết dân tộc. Ở Triều Tiên, hai bên sẽ khuyến khích bầu không khí hòa bình và hợp tác bằng cách tổ chức các sự kiện chung của cả hai nước, như ngày 15/6 với sự tham gia của chính phủ, quốc hội, các đảng phái chính trị và các tổ chức dân sự. Trên bình diện quốc tế, hai bên nhất trí thể hiện sự đoàn kết, trí tuệ và tài năng chung bằng cách cùng tham gia vào các sự kiện thể thao quốc tế như Đại hội thể thao châu Á 2018.
(5) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý nhanh chóng giải quyết các vấn đề nhân đạo do việc chia đôi đất nước gây ra và sẽ tổ chức cuộc họp Hội Chữ thập Đỏ liên Triều để giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm việc đoàn tụ các gia đình ly tán. Trên tinh thần đó, hai bên đồng ý đẩy mạnh chương trình đoàn tụ các gia đình ly tán nhân dịp đánh dấu Ngày Giải phóng Dân tộc 15/8 năm nay.
(6) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý tích cực tham gia các dự án mà hai bên đã ký kết trong Tuyên bố ngày 4/10/2007, để thúc đẩy sự cân bằng về phát triển kinh tế và thịnh vượng chung cho dân tộc. Bước đầu, hai bên đồng ý tiến hành các bước đi thiết thực hướng tới việc nối kết và hiện đại hóa các tuyến đường bộ và đường sắt dọc theo hành lang vận tải phía Đông và giữa Seoul và Sinuiji.
2. Nam và Bắc Triều Tiên sẽ cùng nỗ lực hạ giảm căng thẳng quân sự và loại trừ nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên.
(1) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý chấm dứt mọi hành động thù địch trên bộ, trên không và trên biển – là những nguyên nhân gây căng thẳng quân sự và dẫn đến xung đột. Trên tinh thần đó, cả hai bên đồng ý biến khu phi quân sự [DMZ] thành khu hòa bình bằng một quyết tâm thực sự bắt đầu bằng việc chấm dứt mọi hành động thù địch, bao gồm việc chấm dứt phát thanh tuyên truyền, rải truyền đơn tại khu vực dọc theo Đường Phân giới Quân sự, bắt đầu từ ngày 1/5.
(2) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý lập kế hoạch biến khu vực xung quanh Đường Biên giới phía Bắc ở Biển Tây thành vùng biển hòa bình để tránh nguy cơ va chạm quân sự ngoài mong muốn và đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt cá của ngư dân của cả hai miền.
(3) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý xúc tiến các biện pháp quân sự để đảm bảo việc liên lạc, thăm hỏi, trao đổi và hợp tác diễn ra tích cực. Hai bên đồng ý tiến hành các cuộc gặp thường xuyên giữa giới chức quân đội hai nước, bao gồm các cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng để có thể đối thoại và giải quyết ngay lập tức các vấn đề về quân sự giữa hai bên. Trên tinh thần đó, hai bên đồng ý tiến hành các cuộc đối thoại quân sự đầu tiên ở cấp tướng lãnh vào tháng 5.
3. Nam và Bắc Triều Tiên sẽ tích cực hợp tác để thiết lập một nền hòa bình lâu dài và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Việc chấm dứt tình trạng đình chiến bất thường hiện nay và thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên là một sứ mệnh lịch sử không thể trì hoãn hơn nữa.
(1) Nam và Bắc Triều Tiên tái khẳng định Hiệp ước không có những hành động thù địch nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ lực dưới bất kỳ hình thức nào và đồng ý tuân thủ chặt chẽ hiệp ước này.
(2) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý giải trừ vũ khí theo từng đợt ngay khi căng thẳng quân sự hạ giảm và tạo được những bước tiến vững chắc trong việc tạo dựng niềm tin quân sự giữa hai bên.
(3) Vào dịp đánh dấu 65 năm Hiệp ước đình chiến, Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý thúc đẩy các cuộc gặp ba bên, gồm hai miền Triều Tiên và Mỹ, và có thể là cuộc họp bốn bên bao gồm cả Trung Quốc để đi đến tuyên bố chấm dứt chiến tranh, thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn.
(4) Nam và Bắc Triều Tiên xác nhận mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa hoàn toàn, tiến tới một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân. Nam và Bắc Triều Tiên chia sẻ quan điểm rằng, các biện pháp do Bắc Triều Tiên khởi xướng rất có ý nghĩa và thiết yếu cho việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng ý thực thi vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong vấn đề này. Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý tích cực mưu tìm sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo đồng ý, thông qua các cuộc họp thường xuyên, các cuộc điện đàm trực tiếp, sẽ tiến hành các cuộc đối thoại thường xuyên và thẳng thắn về những vấn đề quan trọng của dân tộc, củng cố lòng tin lẫn nhau để tạo dựng động lực tích cực cho quan hệ liên Triều nhằm đem lại hòa bình, thịnh vượng và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.
Trên tinh thần đó, Tổng thống Moon Jae-in đồng ý đi thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu năm nay.
Ngày 27 tháng 4, 2018
Tại Bản Môn Ðiếm

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.