logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/04/2018 lúc 10:06:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Những ngày tháng sau cùng của tháng 3, tháng 4 năm 1975 anh ở đâu, làm gì, thế nào, tại sao, là đề tài ai cũng thích kể cho người khác nghe và ai cũng thích… không nghe người khác kể.
Nay nhân dịp tưởng niệm 43 năm mất nước, tôi xin trích một vài đoạn gọi là để nhắc cho những cái đầu ở tuổi cổ lai hy đừng quên những gì mình đã khóc ở tuổi 33. Đàn ông ở tuổi 33 là đang sung sức, tuổi tung hoành mà phải khóc vì mất quân, mất quần… áo thì buồn thật!
Ngày 30/4/75 là cái tang chung của quân dân miền Nam, tang thì dĩ nhiên là buồn rồi, nhưng tùy hoàn cảnh lúc xẩy ra đại tang mà có người muốn quên, muốn chôn sâu, có người thì nhớ mãi hằng năm vẫn “làm giỗ” cho đồng đội để nhắc cho chính mình.
Thôi thì mỗi vị ở một hoàn cảnh, “bị” ra đi chưa hẳn là đáng trách nếu vào thời điểm đó không có trách nhiệm gì, không có quân trong tay mà đứng trước cái bình an và tù đày CS… Ngược lại, người ở lại chưa hẳn đã là “anh hùng”…
Các anh chị kể chuyện Tháng Tư ra đi thì tôi xin kể chuyện Tháng Tư ở lại:
Quận Thuần Mẫn mất ngày 7/3/1975, gia đình vợ chồng cháu Tô Thị Liên-Quan Văn Kính (con anh ruột tôi), ở trong quận, không biết sống chết ra sao, chưa biết phiêu bạt nơi nào thì Ban Mê Thuột mất ngày 11/3/75, dòng dân quân, xe cộ súng đạn chen chân trên Tỉnh Lộ 7B, xác người đứng, ngồi, nằm lại đây.
Nghe radio loan tin chiến sự lan nhanh tới Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng khiến mẹ tôi cứ rối lên, bắt tôi đi hỏi tin tức về gia đình cháu nội Liên-Kính ở Thuần Mẫn, thằng con út của cụ là Tô Văn Cáp và thằng cháu đích tôn Tô Văn Minh đang chiến đấu ở Đà Nẵng, rồi thằng con ông chú là Tô Thanh Chiêu tử trận tại Thuận An, Huế làm Mẹ tôi cuống quýt lên, đi không nổi, ngồi bệt xuống sàn nhà, dựa lưng vào tường tay lần chuỗi Mân Côi, miệng lâm râm cầu kinh rồi hối tôi đi hỏi tin tức con cháu của cụ. Tôi biết hỏi ai bây giờ? Thấy bà mẹ quê khóc đứng khóc ngồi, vừa khóc vừa đọc kinh, gọi tên các con cháu nơi tiền tuyến khiến tôi phải nghĩ cách nói dối:
– Mẹ cứ yên tâm, con đã nhờ mấy người bạn ở Tổng Tham Mưu đi tìm hộ rồi.
– Ừ cứ đi hỏi đi con, tìm đi, tốn bao nhiêu mẹ lo cho, cố mà năn nỉ người ta.
Bạn cùng khóa với tôi làm việc ở Bộ Tổng Tham Mưu thì nhiều nhưng mẹ tôi chỉ có mỗi cỗ tràng hạt, một cơi trầu, chứ giầu có “ba vạn chín nghìn” gì đâu mà Mẹ đòi “lo cho” con, cho cháu…
Sáng 19/3/75, tôi vừa đi xin được thùng mìn chống CX từ một người bạn thủ kho đạn ở Long Bình về để tăng cường phòng thủ cho căn cứ Sóng Thần Thủy quân lục chiến (Thủ Đức) thì nhận được lệnh gọi ra trình diện hành quân ở Quảng Trị gấp. Tôi sang gặp Trung tá Nguyễn Đức Ân, Chỉ huy trưởng/Trung tâm huấn luyện kiêm Chỉ huy trưởng/CCST, ông cùng các sĩ quan đang ăn cơm trưa, trong đó có chỉ huy phó là Trần Xuân Bàng K19, các tiểu đoàn trưởng khóa sinh là Vũ Thế Khanh K20, Nguyễn Kim Thân K21 v.v… Tôi nói:
– “Trung tá cho người sang căn cứ Sóng Thần để tôi bàn giao kế hoạch phòng thủ, số mìn chống CX, tôi cần một ngày bàn giao và sẽ chỉ ra hành quân ngày 21/3 mà thôi”.
Tuy là kiêm Chỉ huy trưởng nhưng Trung tá Ân bận lo chuyện bên Trung tâm huấn luyện nên giao toàn quyền cho tôi lo việc trong căn cứ. Qua 4 đời chỉ huy trưởng từ Thiếu tá Trần Ngọc Toàn, Trung tá Lê Bá Bình, Đ/Tá Nguyễn Năng Bảo, rồi Trung tá Ân, tôi vẫn là chỉ huy phó, người cầm can cho các ông nên ông nói: “tùy cậu”.
Cùng nhận lệnh với tôi có Thiếu tá D.T.N, anh đã đi ngay ngày 19/3. Còn tôi, chuyện gia đình đang rối như canh hẹ, tôi mà báo cho mẹ tôi biết rằng tôi phải ra Quảng Trị, nơi thằng con út và cháu đích tôn của cụ đang chiến đấu ở đó thì chắc cụ thăng thiên sớm, nên tôi đành phải lại nói dối mẹ là đi công tác ở Vũng Tàu.
Đúng lời hứa, tôi đến BTL/HQ tại căn cứ Non Nước Đà Nẵng chiều ngày 21/ 3/75. Vừa thấy cái mặt tôi, Đại tá Tham Mưu Trưởng chỉ tay vào mặt tôi và ra lệnh:
– “Lệnh gọi từ 19, sao bây giờ mới đến? Sau chuyến này, tôi sẽ đưa ông ra tòa án quân sự. Bây giờ đi liên lạc với Trung tá Phán TĐT/HD để phòng thủ căn cứ Non Nước”!
Ruột đang nẫu như dưa hấu phơi nắng, nghe ông mắng và dọa sẽ đưa ta tòa án quân sự tôi cũng phải bật cười, nhưng không nói gì mà coi đồng hồ chỉ 3 giờ chiều ngày 21/3/75. Thấy tôi mỉm cười, ông không nói thêm mà bỏ đi. Đây là lần thứ hai tôi bị ông đại tá Tham Mưu Trưởng hành tỏi, lần trước ở cổng Trung tâm huấn luyện Rừng Cấm, ông thưởng tôi 15 ngày trọng cấm vì tội lái xe jeep không có tài xế và dừng xe gần chỗ ông đứng với áo dài làm bụi bay lên… Lần này ông lại nạt nữa, ra lệnh cho tôi phòng thủ căn cứ Non Nước.
Phòng thủ cái khỉ gì khi tôi không có quân trong tay mà chi có cây colt? Buồn tình tôi đi tìm hai tên bạn K19 đang làm việc ở đây là Huỳnh Văn Phú và Trần Vệ. Giữa tiếng bom đạn và đầy âu lo mà nghe “Phú-Phét”, Trưởng Phòng TLC Sư Đoàn, “nổ” thì vui như tết, anh em lên hay xuống ..tinh thần là do Phú-Phét, còn Trần Vệ thì đang hò hét với dàn máy. Hai chàng cắm cúi làm việc, tôi đi lang thang, bất ngờ gặp Lê Quý Bình K19, chàng hỏi thăm:
– “Mày đang ở Sóng Thần Thủ Đức mà ra đây làm cái củ c.. gì?”
– “Ông TMT gọi tao ra, thế mày trồng củ cải gì ở đây?”
– “Tao làm phó TĐ18 cho ông Trần Ngọc Toàn K16”.
– “Ông Toàn đang coi Tiểu Đoàn 4 mà”.
– “Ông ấy vừa bàn giao cho Đinh Long Thành để về đây thành lập Tiểu Đoàn 18”.
Đinh Long Thành là người thứ hai của K19/TQLC được làm tiểu đoàn trưởng sau Trần Văn Hợp trong số hơn 30 tên cùng khóa cùng binh chủng. Long Thành “được” bàn giao giữa tiếng súng nổ đạn bay, tiểu đoàn trưởng chưa kịp biết mặt, biết tên các trung đội trưởng thì cái “Đinh bị Long” ngay tại bãi biển Thuận An, Tiểu Đoàn Phó là Thiếu tá Nguyễn Trí Nam K22 và Đại đội trưởng- Đại Úy Tô Thanh Chiêu, em tôi, tử trận, và rồi tiểu đoàn bị xóa sổ vào ngày 27/3 trên pháp trường cát Thuận An!.
Tình hình chiến sự biến chuyển từng giờ, ai cũng tối tăm mặt mũi, chúi đầu vào làm việc mà tôi lại lang thang chỉ vì cái lệnh quái đản thì yếu quá. Là lính, vứt chuyện cá nhân, chuyện gia đình qua một bên, tôi vào TTHQ xin việc, để theo dõi tình hình chiến sự và nhờ vậy mà biết được tin tức LĐ.147/TQLC đang kẹt tại bãi biển Thuận An.
…Tôi ở Non Nước, em tôi ở đài Radar trên núi Sơn Trà, cháu Tô Văn Minh, con anh cả tôi, thì ở phi trường Đà Nẵng mà không thể liên lạc được với nhau.
Sáng ngày 29/3/1975, lúc 6 giờ, trước cửa TTHQ/SĐTQLC, tôi đứng nói chuyện với hai anh Trung Tá Xuân Phúc và Đỗ Hữu Tùng, trưởng và phó LĐ.369/TQLC và Trâu Điên Trần Văn Hợp, chuyền tay nhau ca café đen và điếu thuốc, hít khói vào thở ra hơi buồn và thở dài! Chúng tôi hỏi nhau về kế hoạch 5W, vì đã có lệnh bỏ Đà Nẵng mà chưa biết đi về đâu bằng đường nào? Con đường duy nhất là biển Đông.
Non Nước sáng hôm 29/3 ấy trời âm u vì khói đạn pháo kích đêm qua còn bao phủ, ngột ngạt, khó thở. Bất chợt có tiếng ồn ào, mọi người hướng ra biển, nơi có ánh đèn nhấp nháy, đó là tín hiệu của 2 tàu LSM vào đón Thủy quân lục chiến. Lệnh trên cho ban tham mưu, các đơn vị yểm trợ ra bờ biển trước. Tôi đứng nghiêm chào hai anh Phúc-Tùng và Hợp, bắt tay nhau mà nước mắt chảy vòng quanh, các anh ở lại điều quân, tôi là dân tham mưu nên đi ra bờ biển trước, đi trước tôi là Trung Tướng Tư Lệnh QĐI Ngô Quang Trưởng.
Sóng to gió lớn mà tàu thì đậu mút tầm thềm bắn 300m thì làm sao đây? Nhìn những anh em Công Binh bơm xuồng Zodiac, mang phao vào cổ mà thèm. Họ ung dung ngồi chờ trên bãi cát, sóng dội lên bờ rồi rút họ ra theo, phao và xuồng cao su được kéo ra tuốt ngoài xa, tưởng như đến được tàu, nhưng không, sóng sau dồn sóng trước, hất ngược những zodiac lên bờ, còn những cái phao màu vàng cam thì bị sóng dập vùi, trôi dạt tứ phía, lững lờ như những đám lục bình trôi, và qua vài con sóng dập vùi, những người mang phao đã nằm bất động, chết vì nước!
Cùng tắc biến, tôi chợt nghĩ đến bài học vượt sông bên bờ hồ Than Thở, dùng poncho làm phao, sóng cao thì ngụp xuống cho sóng tràn qua đầu nên không bị kéo trở lại, đuối quá rồi, vào cái lúc sắp xuôi tay, miệng đọc “nhân danh cha và con” thì một sợi dây thừng từ trên tàu bay tới, tôi chụp vội và được kéo lên, gật đầu cám ơn những người quăng dây, tôi nhìn thấy nụ cười của anh Phạm Văn Sắt K16 và Thiếu tá Phan Công Tôn, nhưng Đại Úy Nguyễn Văn Hưởng K17 TĐ được kéo lên nửa chừng thì bị rơi trở lại, chìm vào đáy tầu.
Từ trên boong nhìn xuống nước, tôi thấy mặt những người cột phao quanh cổ ngửa mặt tím ngắt lên trời, nằm bất động, họ đã chết thật rồi, vớt người sống chưa xong thì ai mà nghĩ chuyện vớt xác, coi như thủy táng.
Trong lúc bao nhiều người đang cố gắng tìm cái sống trong cái chết để bơi ra tàu thì VC pháo kích, khói bụi mịt mờ trên bờ nơi anh Phúc Tùng và Hợp còn trên đó, người người tán loạn. Đạn rơi quanh tầu, tầu bèn de ra khơi, kéo theo những người bơi chưa tới, và họ không bao giờ tới được tàu Hải quân nên đành xuôi tay nhắm mắt.
Số phận hai anh Phúc và Tùng “mất tích” từ đó, ngay sau những loạt hỏa tiễn 130 ly, không ai biết các anh đi về đâu, những ai không tận mắt chứng kiến thì đừng phịa chuyện rằng các anh đã lên trực thăng.
Trần Văn Hợp thì khá hơn, chúng tôi đã gặp nhau khi về đến Vũng Tàu.
Về đến Vũng Tàu ngày 1/4, đóng quân trong căn cứ Úc Đại Lợi sát với bãi sau để bổ sung quân số và tái trang bị. Chiều xuống, sau khi xong việc, Hợp và tôi ngồi trên bãi cát, chân thò xuống nước, tai nghe trasistor loan tin chiến sự, mắt nhìn ra biển khơi, tầu bè tới lui, đêm xuống xa xa cuối chân trời, thành phố biển sáng đèn, tàu xếp hàng ngang đi về đâu không biết, trên đó có bao nhiêu thượng cấp, lãnh đạo của đất nước tôi! Bất giác liếc sang bên phải là bãi biển “mộng mơ” mà trước đây đã một lần tôi dẫn người yêu ra đây ngắm trăng mật, chúng tôi tính chuyện gọi vợ con ra Vũng Tàu “nghỉ mát” mà trong đầu không hề nghĩ tới chuyện “tìm đường bỏ nước” ra đi.
Vợ con chưa kịp ra thì ngày 16/4 mặt trận Phan Rang thất thủ, Thủy quân lục chiến được lệnh lên đường tăng cường cho Quân Đoàn III, từ mặt trận Long Khánh, Long Thành, Biên Hòa, rồi Long Bình và tử thủ tại căn cứ Sóng Thần vào sáng ngày 30/4/75. Một điều đau thương nhưng cũng rất hãnh diện để nhắc lại là vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng này, Thủy quân lục chiến được bổ sung một số thiếu úy Chiến Tranh Chính Trị và Võ Bị vừa làm lễ tốt nghiệp mãn khóa tại Long Thành, các đệ này đã chiến đấu và rồi nhiều anh em đã gục ngã khi trên ba-lô còn mang theo cái mũ SVSQ, họ là những Khóa 28, 29 Võ Bị và K4 Chiến Tranh Chính Trị. Những anh em bị thương được đưa về bệnh viện Lê Hữu Sanh Thủ Đức thì trưa ngày 30/4 lại bị VC đuổi ra, “thằng mù cõng thằng què”! Ôi đau thương!.
Sáng 30/4/75 khoảng 10 giờ, tại căn cứ Sóng Thần, Tango Đại Tá TLP Nguyễn Thành Trí họp cùng các đơn vị trưởng, dù trong tình thế tuyệt vọng nhưng ông hài lòng khi thấy tất cả các đơn vị trưởng đều có mặt, các đơn vị vẫn chỉnh tề hàng ngũ, súng vẫn cầm tay, tử thủ tại đây, không có đại đơn vị VC nào có thể vượt qua tuyến này. Nhưng vận nước đã không được quyết định bởi những người trực tiếp cầm súng, mà ở tận mãi đâu đâu. Tonton ra lệnh đầu hàng, quân sĩ ngỡ ngàng ngơ ngác!
– “Là quân nhân, nhưng không làm gì khác được, thôi anh em về với đơn vị, giải thích cho các cấp biết, nhiệm vụ cầm súng của chúng ta đã bị kết thúc”.
Tango Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó nói với các đơn vị trưởng xong quay sang tôi:
– “Cần Thơ ở lại để bàn giao căn cứ cho phía bên kia”!
Tôi biết ông lập lại câu nói của Tổng thống Big Minh cho có lệ và cũng là lúc Hợp bấm tay tôi rồi đi về TĐ.2, hiểu ý cái bấm tay của Hợp, tôi “bất tuân thượng lệnh”, không bàn giao cái căn cứ cho thằng “củ cải” nào cả mà đi theo thằng bạn cùng khóa về vị trí đóng quân của nó cho có đôi vào lúc khoảng cách sinh tử là sợi chỉ.
Sau khi nói lời cuối cùng với quân sĩ, Hợp vốn bản tính bình tĩnh lầm lì cũng phải quay đi lau nước mắt rồi cùng tôi kẻ trước người sau đi ra khỏi căn cứ Sóng Thần. Như cái xác không hồn, chúng tôi nương theo dòng người men theo ven xa lộ để về trại gia binh Cửu Long Thị Nghè. Vừa tới đoạn ciment Hà Tiên thì nghe súng nổ ròn phía trước, chỗ ngã ba Cát Lái. Tụi nón cối dạt về sau, lum khum chạy núp hai bên đường bắn trả, tôi nghe tiếng Bắc Kỳ quen quen:
– Địt mẹ bọn Trâu Điên ngoan cố.
Thần hồn nhát thần tính, hễ thấy rằn ri là chúng gọi “Trâu Điên”. Chúng vẫy tay ra hiệu cho đồng bào đi trước đi. Tôi liếc Hợp rồi hất hàm:
– “Đi”.
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên “lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than” của những người anh em Trâu Điên tách bầy, chiến đấu tới cũng đã không bắn vào quân dân ta dù có VC đi lẫn trong đó. Tôi chửi thầm đúng điệu quê hương Bắc cộng:
– Địt mẹ con cháu ba-ác tàn ác, lấy dân làm bia đỡ đạn.
Về đến Thị Nghè thì thấy phía trước một toán băng đỏ đi ngược chiều, tay cầm súng M16 thỉnh thoảng bắn ông “Thiên”, chúng đang xô đẩy một bộ rằn ri bị trói hai tay phía sau. Tránh đâu bọn trâu đánh này? Tôi xẹt vào một cái sân nhà bên đường, núp sau những chậu bông mai tứ quý, liếc phía sau, thấy Hợp cũng xẹt vào con hẻm gần đó.
Bài viết này xin kết thúc ở đoạn các Thủy quân lục chiến đang đóng quân tại Vũng Tàu như đi “nghỉ mát”, thiên thời địa lợi nếu muốn “vượt biển một mình” thì dễ như trở bàn tay, nhưng vì nhiệm vụ lại kéo nhau trở vào đất liền, tiếp tay ngăn quân thù với SĐ.18, và cuối cùng thì tử thủ ở căn cứ Sóng Thần rồi tuyệt đại đa số các cấp chỉ huy Thủy quân lục chiến vào tù.
Cùng một đội tù tại Long Giao gồm có 3 K19 là Trần Văn Hợp, Huỳnh Văn Phú, Tô Văn Cấp, TQLC/17 Trần Kim Hoàng, Lê Văn Cưu, TQLC/21 Trần Quang Duật, Doãn Thiện Niệm, Lê Xuân Sơn và nhiều Võ Bị và Võ Khoa TQLC khác nữa.
Những mất mát liên tiếp xảy đến trong ngục tù là tự tử, tử nạn như các Trung Tá Nguyễn Văn Nhiều K14, Nguyễn Đằng Tống K16, Huỳnh Văn Lượm K17, Đoàn Thức, Nguyễn Hữu Cát, Thiếu tá Trần Văn Hợp K19…, còn tôi được tặng gần 10 cuốn lịch.
Kết thúc những ngày tháng cuối cùng đời lính của chúng tôi là như thế, thế còn bạn thì sao?
Captovan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.