logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/04/2018 lúc 10:20:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,685

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bìa cuốn tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt" và trang sách gây tranh cãi
Courtesy photos

Một trang sách trong cuốn tiểu thuyết ‘Chim ưng và chàng đan sọt’ của nhà văn Bùi Việt Sỹ được tung lên mạng xã hội những ngày qua đã làm cho dư luận và truyền thông ‘nổi sóng’. Từ ngữ tác giả sử dụng để miêu tả cảnh phòng the của nhân vật võ tướng đời Trần, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thuỵ bị cho là phản cảm và thô tục, gây ra những tranh cãi với nhiều luồng ý kiến khác nhau về cuốn tiểu thuyết đoạt giải C Sách hay tại giải thưởng Sách Quốc gia .
Nhà văn Bùi Việt Sỹ chia sẻ ý kiến của ông với Đài Á Châu Tự Do xung quanh cuốn tiểu thiểu và những tranh luận về nó.
Đời thường của nhân vật lịch sử
Những lời chia sẻ của nhà văn Bùi Việt Sĩ dành cho RFA vào chiều ngày 26/4 cho biết ông đã nghiên cứu rất kỹ về giai đoạn lịch sử và những nhân vật đời Trần.
“Chim ưng là hình ảnh danh tướng Trần Khánh Dư. Chàng đan sọt là hình tượng của Phạm Ngũ Lão. Hai người này đều là anh hùng dân tộc. Họ là những danh tướng từng đánh bại quân Nguyên Mông đến 3 lần. Cụ Trần Khánh Dư rất có tài, rất giỏi võ. Thế nhưng người ta thường nói có tài thì có tật. Cụ này có nhiều tật lắm. 2 vua Trần đều biết cụ này có tham bỉ, nhưng vì là người tài nên nhà vua vẫn dùng để chống giặc ngoại xâm.”
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại, ‘Chim ưng’ là cách gọi do chính danh tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư tự phong cho tầng lớp quí tộc như mình. Ông nói: "Tướng là chim ưng, quân dân là vịt, lấy vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ".
Để biết về danh tướng Trần Khánh Dư, lịch sử ghi chép khá rõ. Để biết về những chiến công ông đã lập nên vào thời nhà Trần, sử sách cũng ghi không thiếu. Sự uy nghi lẫm liệt của 1 võ tướng oai hùng trên yên ngựa đã được vẽ chi tiết, đủ để hậu thế nhắm mắt hình dung ra một Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư ra sao. Do đó, nhà văn
Bùi Việt Sỹ cho biết ông muốn đặc tả một Trần Khánh Dư rất ‘đời’, rất ‘người’, chứ không chỉ có riêng phần cái đẹp của 1 nhân vật chính sử.
Theo chia sẻ của tác giả, ông muốn nhấn mạnh danh tướng Trần Khánh Dư bên cạnh hình ảnh 1 võ tướng, thì cũng là 1 con người có nhu cầu đời sống tình cảm bình thường.
“Cụ này vì là võ tướng khoẻ mạnh cho nên cụ ấy rất đào hoa. Đàn bà mà đã có chồng rồi thì rất ngưỡng mộ kinh nghiệm tình trường của cụ ấy. Các thiếu nữ mới lớn thì lại mê cái vẻ hào hoa bất cần đời của cụ ấy. Tôi tả cảnh cụ này là võ tướng, cho nên cụ ấy sinh hoạt với đàn bà cũng khác với người khác.”
Khác như thế nào, thì hình ảnh của trang sách số 37 được loan truyền khắp mạng xã hội những ngày qua đã nói lên điều đó. Những gì độc giả nhìn thấy qua nội dung của trang số 37 thật sự đã làm bùng nổ cơn bão dư luận.
Ý kiến trái chiều
Tấm ảnh chụp trang số 37 của cuốn tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt” nhanh chóng lan truyền khắp mạng xã hội, và sau đó là các bài viết của truyền thông trong nước. Có vẻ như dư luận không bận tâm đến nguồn gốc của trang sách từ đâu, do ai đã xuất hiện trên mạng lớn nhất hiện nay là Facebook, mà sự tập trung và bàn luận của mọi người tập trung vào nội dung in trên 1 nửa phần cuối trang sách đó.
“Được lời như cởi tấm lòng, đôi chân dài của Khánh Dư theo sát công chúa vào bên trong phủ. Khi cánh cửa gỗ lim phòng khách vừa đóng sập lại thì hai cơ thể đã quấn chặt lấy nhau. Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít, Khánh Dư bóc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại, những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình của Khánh Dư…”
Nhà văn Bùi Việt Sỹ, tác giả của cuốn tiểu thuyết lịch sử đang gây nhiều tranh cãi, bày tỏ với chúng tôi những gì ông suy nghĩ về sự chỉ trích của dư luận dành cho tác phẩm của mình.
“Những người nào có ý kiến với tôi thì hãy đọc hết sách của tôi rồi sau đó hãy có ý kiến, vì như tôi nói, nửa cái bánh mì là cái bánh mì, nhưng nửa sự thật thôi cũng là sự dối trá. Ở đây, người ta bình luận thậm chí chửi rủa cả tôi trong khi họ bị bịt mắt, chỉ đưa ra 1/600 sự thật thôi thì chứng tỏ người đó đã dối trá người đọc rất nhiều.
Cho nên những người nào trước khi chửi bới tôi, phê phán tôi thì hãy đọc hết cuốn sách của tôi.”
Lời nhắn gửi này của nhà văn đã nhận được sự đồng tình từ nhà văn Nguyễn Quang Lập khi nhìn vấn đề ở góc độ khác đa chiều hơn và tích cực hơn.
“Công nhận nửa cuối trang này phản cảm thật. Nhưng muốn phê phán cuốn sách thì phải đọc hết đọc kĩ cuốn sách, không nên ném đá tác giả qua một hai trang sách. Tôi chưa đọc cuốn này nên không có ý kiến gì, chỉ lưu ý các Facebookers tránh xa thói a dua ném đá qua một đôi trang sách được share trên Facebook.”
Hàng loạt những lời phản ứng mang tính chỉ trích nặng nề được đưa ra. Lướt nhanh qua các trang mạng xã hội là thấy ngay rất nhiều những chỉ trích bất bình dành cho nội dung trang sách này.
“Không nói vì sex mà chỉ cần đọc vài dòng đã thấy sách đáng vứt rồi, văn mạt hạng mà gọi là văn chương ư?”
Hay ‘Một cuốn sách dở vẫn có thể có những trang hay nhưng một cuốn sách hay không thể có những trang "phản cảm" được.”
Lịch sử và sex
Đối với nhà văn Nguyễn Quang Lập, ông cho rằng “Vấn đề là viết sex thế nào chứ không phải không được động đến sex khi viết về các nhân vật lịch sử.”
Ông ví dụ về tác phẩm “Mùa mưa gai sắc” của Nhà văn Pháp gốc Việt, Trần Vũ ( nhà văn Pháp gốc Việt) viết về Quang Trung và nhận xét: “sex kinh hồn nhưng đọc rất sướng.
“Nhưng Ngọc Hân không muốn bị khuất phục, không muốn Huệ cưỡng chiếm mình như cưỡng chiếm dinh thự, trâu bò của Bắc Hà. Nàng nhìn trừng trừng Huệ. Cái nhìn của con thú sắp bị cắt tiết. Cái nhìn của Ngọc Hân có thể làm chùn tay Chỉnh, nhưng với Huệ – uy-vũ-dũng – cái nhìn chỉ làm cho Huệ đang say bỗng sôi gan. Huệ chụp lấy ngực áo cưới của Ngọc Hân xé toạc. Bằng hành động của con mãnh thú, Huệ xô ngã sấp Ngọc Hân ra giường, tháo dây đai quật xối xả lên tấm lưng mảnh dễ tưởng như giải lụa bạch đang oằn mình chịu đòn. Huệ quất như thúc voi, thúc ngựa, tiếng roi đánh chát chúa tóe lửa vun vút cuồng nộ. Rồi không kềm chế được, như Nguyễn Nhạc ngày xưa mất tự chủ trước da thịt mời gọi của Phú Xuân, Huệ đè ngửa lên biểu tượng trinh trắng của Thăng Long…” (Trích ‘Mùa mưa gai sắc’của Trần Vũ)
Trang báo mạng phunuonline trích lời chia sẻ của độc giả tên Bích Hậu sau khi người này cho rằng đã chụp lại những trang khác của cuốn sách:
“Cuốn sách này có những trang phản ánh một tư duy bệnh hoạn, có lẽ là của một người bị ám ảnh tình dục. Trong khi chúng ta ở một xã hội Á Đông. Và điều quan trọng là chính Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hội đồng chấm giải đã phê duyệt nó và trao giải.”
Một cách nhìn khác tích cực và đa chiều từ PGS-TS Kiều Thu Hoạch khi trả lời báo mạng phunuonline cho biết, sự việc này không đáng để gây tranh cãi. Ông xác nhận những gì được miêu tả trong trang thứ 37 của cuốn “Chim ưng và chàng đan sọt” là hoàn toàn đúng với đời của nhân vật Trần Khánh Dư dưới thời Trần.
Những chỉ trích nặng nề đối với nội dung được nhìn thấy trên trang số 37 của cuốn tiểu thuyết vẫn tiếp tục bùng nổ trên mạng xã hội. Những ý kiến trái chiều tiếp tục được đưa ra. Thế nhưng, nhà văn Bùi Việt Sỹ khẳng định những yếu tố tả thực về danh tướng Trần Khánh Dư nhằm toát lên cuộc sống đời thường bên cạnh cái đẹp của chính sử, vẫn chưa phải là thông điệp chính của ông. Điều ông muốn nói lên là: “Tinh thần thường trực chống giặc xâm lược của dân tộc Việt Nam. Muốn chống giặc xâm lược thì phải biết đoàn kết toàn dân, biết sử dụng người tài.”
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.