logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/04/2018 lúc 09:44:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều dấu chỉ cho thấy gần đây TC siết vòng khống chế, còn Mỹ mở để quốc tế hoá Biển Đông, thử xem ai thắng ai.

Đô đốc Philip Davidson là tướng lãnh Mỹ được đề cử làm Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại vùng Thái Bình Dương thay cho vị Tư Lịnh Đô đốc Harry Harris được cử đi làm đại sứ Mỹ ở Úc, một đồng minh lỊch sử cùng tiếng nói của Mỹ ở Á châu. Trong cuộc điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 17/04/2018, Đô đốc Philip Davidson báo động về những mối đe dọa mà Bắc Kinh đặt ra, và kêu gọi Washington mau chóng tăng cường quân bị và khí tài để đối phó. Ông dẫn chứng gần nhứt, trong ba tuần đầu tháng Tư 2018, Hải Quân Trung Quốc đã tung ra một loạt hành động vừa thị uy vừa khiêu khích trên Biển Đông, không chỉ đối với các láng giềng trong khu vực, mà còn nhắm cả vào Mỹ lẫn Úc, hai nước đang can dự vào vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã khai triển hệ thống tác chiến trên các đảo nhân tạo họ bồi đắp ở quần đảo Trường Sa và hiện có khả năng kiểm soát các tuyến hàng hải chiến lược đi qua khu vực. Ông chỉ rõ “Trên Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng một loạt các trạm ra đa, trung tâm tác chiến điện tử và thiết bị phòng thủ trên quần đảo Trường Sa, bao gồm các thực thể Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Ga Ven (Gaven), Tư Nghĩa (Hughes), Gạc Ma (Johnson), Vành Khăn (Mischief) và Xu Bi (Subi). Thiết bị lắp đặt trên các căn cứ này đã tăng cường đáng kể khả năng kiểm soát trong thời gian thực, cũng như khả năng gây nhiễu điện từ trên một phần rộng lớn ở Biển Đông, thách thức nghiêm trọng các chiến dịch quân sự của Mỹ trên vùng biển này”.  Nỗi quan ngại của vị tư lệnh Mỹ rất lớn, vì theo ông, quân đội Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ đó để mở rộng ảnh hưởng đến những nơi cách Trung Quốc hàng ngàn cây số, tung lực lượng viễn chinh đến tận vùng châu Đại Dương.

Đài phát thanh VOA hôm 24-4 có một bài về nguy cơ này tựa đề trên trên mục lục là “Đô  đốc Mỹ: Chiến Tranh Mới Ngăn Được TQ Thâu Tóm Biển Đông”, còn trên bài là “Đô đốc Mỹ: Trung Quốc có khả năng 'thâu tóm' Biển Đông”.

Có lẽ TC thấy chiến lược của Mỹ không những liên kết các nước trong vùng như Nhựt, Đài Loan, Úc và Ấn độ, thể hiện chiến lược “Ấn độ Thái binh dương tự do rộng mở”, còn vận động các nước ở Tây Âu như Pháp, Anh đưa tàu chiến vào bảo vệ tự do hàng hải và hàng không cho con đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai qua lại vùng Á châu Thái bình dương này - nên TC mới củng cố và khống chế Biển Đông dữ như vậy.

Nên từ chánh trị gia cho đến tướng lãnh Tây Phương, Mỹ, Pháp, Anh đều thấy Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương nên cố gắng tạo thành một liên minh chống TC như chống Hitler thời trước Thế Chiến 2. Tiêu biểu, trong chuyến công du Mỹ của Tổng thống Pháp và TT Mỹ vẫn phải bàn cần phải đẩy mạnh phối hợp chiến lược để làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực Ấn độ Thái bình dương.

Lãnh đạo các nước G7 bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ hôm 23/4 ra tuyên bố phản đối TC và kêu gọi việc phi quân sự hóa khu vực Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Còn Thượng viện Canada hôm 24/4/2018 đã thông qua nghị quyết lên án "hành vi thù địch" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tây Âu và Bắc Mỹ từng bảo vệ hòa bình, tự do và phồn thịnh cho Đại Tây Dương suốt 70 năm qua, đã thành truyền thống. Bạn bè cũ không rủ cũng tới.  Mỹ lâu nay cũng duy trì cam kết mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không những duy trì bằng ngoại giao, giao thương, yểm trợ mà Mỹ còn giúp đỡ về quân sự nữa. Chính quyền Mỹ nhứt là thời TT Trump còn đưa lực lượng quân sự hùng hậu, gồm hàng trăm tầu chiến, hơn 1.000 máy bay và vài chục ngàn quân nhân Mỹ vào vùng chiến thuật Ấn độ-Thái bình dương này nữa.

Pháp cũng thiết tha với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì có nhiều hải đảo, kiêm nhiệm vụ tiền đồn hải quân và không quân cùng với lực lượng vài nghìn quân nhân bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của Pháp. Tổng thống Macron hôm 10/03/2018 còn khẳng định vai trò cường quốc hải quân Pháp trong vùng khi ký với thủ tướng Ấn Độ Modi một thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác.

Anh từ năm 2017, Bộ trưởng Ngoại giao Anh đã cam kết hai chiếc tàu sân bay mới đóng của họ sẽ tham gia vào nhiệm vụ duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông, dĩ nhiên là phải chống TQ khống chế Biển Đông, tức vi phạm tự do hàng hải.

Việc quốc tế hoá Biển Đông của Á châu Thái bình dương với Ấn độ dương và phối hợp với các đồng minh đối tác của Mỹ như Nhựt, Đài Loan, Úc, Nam dương, là một nước của ASEAN là chuyện phải làm, làm ngay trước tình hình TC khống chế chặt chẽ Biển Đông.

Nếu Mỹ và đồng minh Âu, Á quốc tế hoá được Biển Đông thì TC sẽ thua. TC thua vì TC cô đơn không những ở Á châu Thái bình dương mà ở Tây Âu, Bắc Mỹ nữa. Tiêu biểu như trong vụ TC đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế VN, TC mở cả một chiến dịch truyền thông toàn cầu, nhờ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển cho tất cả nước thành viên LHQ bản lập trường nói phần phải về TC. Nhưng không một nước nào lên tiếng ủng hộ TC. Kể cả nước Nga, TT Putin là cựu trung tá KGB của Liên xô CS, đang cần TC ủng hộ trong hồ sơ Nga lấy đảo Crimeé và uy hiếp nước Ukraine đang bị Liên  Âu và Mỹ trừng phạt.

Còn về quân sự, tàu chiến, máy bay chiến đấu của liên minh  Âu Á do Mỹ chủ động tuần tra và lưu động. Còn các căn cứ TC trên các đảo cố định, dễ bị tấn công phá hoại trước nhiều loại hình chiến tranh qui ước, du kích, phá hoại hay chiến tranh tin học của Mỹ và các nước bạn.

Mỹ đã chuẩn bị trận đồ trước, cố móc nối VNCS là nước sát TC nhưng nhiều tiền cừu hậu hận với TC. Mỹ cho hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và sắp cho tàu lặn nguyên tử viếng thăm quân cảng và bờ biển VN, đó là cách phô trương lực lượng trong vùng và giúp cho quân nhân Mỹ quen với điạ hình, khí hậu, thuỷ triều, và dân chúng VN trong vùng. Còn Tư Lịnh Lực Lượng Mỹ ở Thái bình dương là Đô Đốc Harry Harris Jr. từng nói TC đang xây Vạn lý Trường Thành Trên Cát ở  Biển đông. Câu này ngụ ý với hải quân và không quân Mỹ hiện nay có tới hai Hạm đội 3 và 7 trên Biển Đông nếu cần sẽ biến cái trường thành đồn bót, phi trường, căn cứ mà TC xây cất thành tiền đồn ấy thành cát, đá vụn chìm xuống biển.

TC thua vì bất cứ một nước nào bị TC chiếm cứ biển đảo như Phi hay VN đưa nội vụ ra Hội Đồng Bảo An, Hội Đồng Trọng Tài, Toà án về Luật Biển của LHQ và về ngoại giao quốc tế hoá vấn đề Biển Đông bị TC cưỡng chiếm thì TC sẽ hoàn toàn thất thế.

TC thua vì TC là một anh khổng lồ cô độc, cô đơn, vị kỷ. TC đông dân nhứt hành tinh, đất đai chiếm rộng hạng nhì Á châu, kinh tế TC hạng nhì thế giới, ngoại tệ sở hữu dư thừa. Nhưng TC chỉ biết mình. TC rất thụ động trong vấn đề quốc tế, khiến nhiều người cho TC vô hay thiếu trách nhiệm với công đồng thế giới. TC  bất chấp điều kiện nhân quyền trong bang giao, giao thương quốc tế
Vi Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.