logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/04/2018 lúc 09:44:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cơn lên máu cấp tính đeo theo tôi cả chục năm nay đổ ập xuống, trận nhói tim thời kỳ thứ ba thứ tư bùng lên, tôi mơ hồ thấy cảnh vật quay mòng và mình sắp ngã, tôi cúi xuống ôm con Mực nói thân thiết: “Mầy tha lỗi cho tao nghe Mực, từ nay mầy về ở với tao. Tao đổi nghề, không đi đổi chó nữa. Tao đổi nghề! Tao đổi nghề…!” Con Mực liếm mặt tôi. Và tôi thiếp đi không còn biết trời trăng gì nữa.


Ban đầu thì tôi chê cái nghề kỳ cục nầy. Gì mà chở cái lồng chó kêu ẳng ẳng sau bọt-ba-ga cải tiến, đi tới đâu chó trong xóm thi nhau sủa tru mà dân chúng thì thò đầu ra ngó chăm bẳm rồi xầm xì “đồ thằng cha làm cái nghề thất nhơn sát đức, giết chó nên chó thấy là sủa ì xèo, tru nghe thảm thiết..” Đã vậy mà phía trước, chỗ tay cầm thì chất chồng đầy ứ và lủng lẳng treo mấy cái nồi soong, chảo, ấm, thau, xô... lúc xe chạy phát ra tiếng kêu lo-ong co-oang nhức đầu nhức óc. Lỉnh kỉnh thiệt là lỉnh kỉnh. Nhiều khi mấy con chó trong lồng chắc linh cảm số phận mình phải bị mổ bụng móc bộ đồ lòng thui lông, nướng da, treo tòn teng trước khi bị xẻo từng miếng bày lên bàn nhậu, nên bực bội cắn vật nhau khiến tôi kềm lái thiếu điều lọi tay mà thấy té lúc nào không biết, nhiều khi phải ngừng lại nghĩ, chờ cho chúng bớt hăng máu ngà mới có thể đi nữa..


Có điều là chạy xe xuyên từ xóm nầy qua xóm khác tôi cũng tự cho là có ích trong việc luyện tập thân thể, nhờ hít thở chút không khí thoáng mát của các quận ngoại thành, sướng hơn những đứa buôn bán trong nội thành, tháng nầy năm nọ hít bụi trăm ngàn xe thi nhau thảy khói đen kịt, về lâu về dài chắc thế nào cũng viêm cuống họng hay đen buồng phổi. Hư con mắt là chuyện chắc chắn, khỏi bàn!


Nghề nầy cũng còn cái lợi khác là biết nhân tình thế thái, hiểu được sinh hoạt của dân chúng vùng xa. Tôi hay lợi dụng chuyện bán mua trao đổi kà rà kề rề nói chuyện với người đàn bà ngồi chồm hổm tráng bánh tráng trong căn nhà lá họp hẹp có thể nhìn thấy từ nhà trước cho tới mấy cái nồi ơ chổng trơ tuốt ngoài sau bếp. Ngó theo hai tay thoăn thoắt của chị ta, tôi thấy ngồ ngộ làm sao! Tay mặt múc bột, tráng lên lớp vải bịt miệng nồi, tay trái quơ nắp đậy lại, chừng độ một phút sau, tay mặt lại giở ra cạy lớp bột mỏng đặt lên tấm nia, tay trái quậy bột… cứ vậy mà tiếp tục từ cái từ cái, cho tới khi tấm nia đầy thì dựng qua một bên, chờ trời nắng đem ra sân phơi. Tới gần chỗ lò búng, tôi đã cảm nhận mùi chua chua khai khai của bột gạo xú để qua đêm, từ trong mấy cái xô bể miệng đóng cả lớp rêu xanh bên ngoài họ dùng để đựng bột không biết từ đời tám quánh nào tới giờ. Hỏi sao lại để bột khai ngấy như vậy, chị chủ cười giải thích gọn bâng: ‘Làm bún thì bột phải ngâm qua đêm nên khai chua thôi, không khai không thành bún.’  Tôi cũng không hiểu gì hơn với câu trả lời đó, nhưng phải đi, không thể làng chàng hỏi rạch ròi cho tới ngọn ngành được. Khó lòng lắm. Mấy tháng trước thằng bán dừa xiêm nhảy vô can một anh chồng say xỉn đánh vợ tàn nhẫn, đã bị vu oan là mầy lấy vợ tao nên mầy binh nó và rồi bị bửa sọ chết dưới lưỡi dao chặt dừa của chính mình... thiệt lãng nhách! Đời bây giờ người ta dễ nóng và dễ làm bậy lắm. Một chút nghi ngờ nho nhỏ cũng có thể sanh chuyện lớn, bỏ mạng một hai người như chơi, ngừa trước vẫn là hơn.


Tôi đi qua nhiều chỗ ít người lạ đặt chưn tới dầu đó là đất đô thành, những nơi không có phương tiện giao thông gì khác ngoài xe đạp hay chiếc Honda (tôi quen miệng gọi tuốt tuột các thứ xe gắn máy là xe Honda trong khi từ đài tới báo bây giờ đều gọi nó là xe máy), những nơi có mấy bà già lụm cụm nói rằng mình ở đây từ thời Nhựt Bổn đảo chánh tới giờ bảy tám chục năm trời chưa từng ra tới chợ Sài Gòn. Có đi như vậy mới mở mắt, mới thấy những chuyện ngược đời vô lý, giúp mình thêm kinh nghiệm để sống còn. Chẳng hạn như chỗ làm lạp xưởng, chỗ làm bánh trung thu, chỗ cắt tiết nhổ lông gà vịt cung cấp cho các chợ, chỗ chế biến lòng heo để làm phá lấu cho các nhà hàng cao cấp, chỗ làm nước tương tàu vị yểu, chỗ vô nước đóng chai, chỗ làm tương chao, chỗ làm các loại nước chấm, tương ớt bầm…. Tất cả là một sự dơ dáy đến cùng cực, mất vệ sinh kinh khủng, không thể tưởng tượng được nếu không thấy tận mắt. Tôi tự hỏi sao công nhân làm việc ở đó có thể sống sót được, và sao người ta, những người có chút học thức và rủng rỉnh tiền bạc, lại có thể thản nhiên ăn uống những thứ dơ dáy như vậy mà cứ nhắm mắt khen ngon, không biết mình đã nuốt vô thân thể biết bao nhiêu chất độc hại sẽ tạo nên những di chứng sau nầy, không phải đời mình thôi, có thể truyền qua tới đời con đời cháu. Đi qua một lò làm bánh tráng, làm bún mùi chua nồng vậy mà còn dễ thở hơn đi ngang qua chỗ làm lạp xưởng, hay làm đồ lòng, ở đây ruồi vô số và mùi thịt thúi bay dính vô quần áo đi xa cả cây số mùi vẫn còn phưởng phất, ác nhứt là mùi thứ nước màu đỏ đỏ họ dùng để tẩm ướp thịt, nghe như mùi sơn ở cái trại hòm, làm mình liên tưởng đến mùi người chết để qua ngày, hòm bị xì hơi. Đi qua chỗ làm nước tương thì còn ghê hơn, thùng bọng chất tràn đầy ra tới sân, chất nước đen ngòm đó được sang qua sớt lại, được vô chai vô thùng, thường là không bao giờ được rửa cẩn thật hay khử trùng, tẩy uế, giòi bọ đầy đất. Giá cả thì ối thôi giá nào cũng có! Khá khá một chút thì nước nhứt nước nhì đựng trong thùng chai có nhãn đàng hoàng, rẻ rẻ thì nước cặn, nước pha chứa trong can hủ không ai biết gì ở trỏng.


Vậy mà tôi thường đi qua những chỗ đó. Dân ở đây có nhiều chó rất mập mạp, lông mướt coi sạch sẽ không ghẻ chốc. Họ cũng không cần phân biệt chó mực, chó vện, chó cò, chó vá gì hết. Con nào với họ cũng là chó, họ chỉ kèo nài khi tiếc con chó quá mập hay quá lớn mà thôi. Lúc đó thì tôi sẵn sàng móc đưa họ thêm năm ba ngàn cho qua chuyện, nghĩ rằng mình có ăn thì cũng không nên ép người quá đáng. Thằng Tư mặt thẹo chủ lò chó ở Gò Vấp rất khoái chó mập, có bao nhiêu nó cũng thâu tuốt. Đổi chó lấy nồi nhôm là những người đàn bà mặt mày trỏm lơ cần nồi, xoong, chảo, đụn, nên hi sinh một hai con chó trong nhà là chuyện dễ dàng, tôi nói sao họ nghe vậy, trời trăng gì cũng được.


Nói tóm lại cái nghề đổi chó ở ngoại thành coi bộ dễ kiếm cơm và dễ học khôn để sanh tồn. Tôi dễ dãi và chịu thiệt thòi khi cần thiết, chẳng hạn đã hứa rồi thì dầu sau nầy nồi xoong bị lên giá chút đỉnh, tôi cắn răng chịu chứ không kỳ kèo đòi thêm hay lờ đi đem đổi mối khác lợi hơn. Đó là chữ tín của người quân tử một lời, những thằng cùng nghề nghe tôi nói vậy thì cười chê tôi dại, phán rằng nói đi nói lại mới là quân tử khôn. Phải sống trước đã, thiên hạ cả nước mấy chục năm nay ai cũng xạo, ai cũng trơ mặt bóng tội gì mầy làm người mã thượng ngu, sĩ diện hão để chịu thiệt thòi. Ai vô bù lỗ cho mầy đây?


Bây giờ thì khác rồi! Mới có sáu bảy tháng thôi mà tôi thấy mình thay đổi nhiều. Hom hem dáng điệu, hốc hác mặt mày mà lòng thì chai đá, lại thêm tánh tham lam và bầy hầy, trơ trẻn. Lúc chưa bị nghĩ việc, gia đình còn êm ấm, thậm chí khi thất cơ lỡ vận mà còn kiếm ăn được bằng sự quen biết cũ thì đâu có vậy, thấy ai nghèo khổ không giúp được họ lòng cũng xót xa, thấy tụi nhỏ xác xơ còng lưng bươi bãi rác để kiếm sống cũng biết quay mặt chỗ khác dấu tiếng thở dài. Bây giờ thì nghề nghiệp làm mình biến thể nên tôi có thể an nhiên đứng tiểu bên hông nhà người ta hay chỉa xịt vô hàng rào sắt một cách tự tại dưới cái bảng xách mé Chỉ có chó mới đái ở đây, hễ ai nói tới thì sẵn sàng gây gổ, thậm chí đàn bà con gái đi gần tới tôi còn chần chờ đứng cho lâu hay làm bộ hớ hênh rồi cười khoái chí. Tôi đi hành nghề với cái miệng dẽo nẹo kèo nài từng đồng, dầu cho đối tác đương sống trong căn nhà trống trước hụt sau của người nghèo mạt. Chuyện họ kèo nài đối với tôi không còn hữu hiệu nữa. Họ đưa con mập, lớn bự thì tôi chê rằng người nhậu chỉ thích ăn thịt chó nhỏ, vì thịt ngon, còn chó lớn mập, thịt dai đổi thì đổi vậy chớ khó bán cho lò. Còn ai đưa chó nhỏ, ốm thì dễ rồi, chỉ việc nhúng trề làm bộ bỏ đi thì thế nào cũng mua giá bèo, đổi được với nồi nhỏ mỏng, xài chừng một hai tháng là móp, lủng.


Bữa nay tôi trúng mánh. Bà già kia kêu tới cho không con chó mực mới đẻ, bầy con của nó bả đã lỡ cho lối xóm hết rồi. Con Mực cả tuần nay nhớ con nên thấy ai đi lơn tơn gần nhà là xổ ra rượt, rồi lại sanh chứng cắn con nít trong nhà. Bả năn nỉ ‘Em bắt nó đi giùm qua, đổi chác gì, đem nó đi là làm phước cho qua, để đây có ngày qua mang quạ.’ Có nghề và kinh nghiệm bắt chó vậy mà tôi cũng hụt hơi mới thọc được cái vòng vô cổ nó. Con mực nầy chống chọi với địch thủ rất khí thế, tôi biết khôn đã mang bao tay vậy mà cũng trầy trụa chút đỉnh. Giờ thì đem tới cho ông Tám quán nhậu ở kế bên nhà thờ Tam Phú, Thủ Đức, ổng dặn cả tháng nay là có con nào toàn mực đem thẳng tới tiệm, khỏi phải đem vô lò người ta ăn đầu ăn đuôi. Tôi định bụng trao tay xong, nhét tiền vô túi thì về ngủ được rồi. Trời nắng quá chừng về sớm một bữa là thần tiên một bữa. Ôi Mực ơi, tao cám ơn mầy. Mầy chết mà nhiều người khoái khẩu, tao được đở khổ một ngày dang nắng vậy là cái chết của mầy có lý lắm chớ không phải chơi đâu nhen Mực!


Khi chạy xe ngang qua lò chó của thằng Tư mặt thẹo, tôi tính đi thẳng luôn. Có chỗ tẩy hàng rồi ghé vô làm gì để phải nghe nó vừa cò kè từng đồng vừa nói tấn ơn. Còn đương mỉm cười với cái bảng chữ nghĩa trời thần đập vô mắt mỗi lần đọc: Tại đây mua sắc dụng nằm đối diện với tấm bảng Miễu Bà Chúa Sứ thì nghe lùm xùm trong hẻm, thiên hạ đổ ra coi thằng Tư mặt thẹo rượt theo con chó vàng đầu bê bết máu chắc đâu đã bị ăn mấy búa tạ rồi. Con chó tội nghiệp chạy lò cò tìm chỗ trốn mà thằng Tư thì xách búa chạy theo chửi thề Đ.M lia lịa. Tôi ghét cái câu thằng nầy tuyên bố mỗi ngày phải đập đầu chừng một chục con thì uống rượu mới ngon. Nó còn vênh váo giải thích rằng là chích điện cho chết thì thường quá mà món hàng mất giá đi vì thịt hơi xanh coi không bắt mắt. Nó nói mà nhe hai hàm răng lởm chởm đóng bựa vàng và khói thuốc đen phụ họa với cái mặt thẹo bị chém thời cố Hỷ nào coi thiệt là dọa con nít ông kẹ bắt. Con chó vừa chạy vừa sủa, cuối cùng bí lối nó chúi đầu vô góc kẹt cửa nhà kia để trốn, nhưng cũng không khỏi bị nện vài búa vô sóng lưng. Bị đau con Vàng quay lại tấn công bất ngờ, táp một cái lẹ như chớp vô mặt thằng Tư thẹo. Tôi không thấy rõ mặt nó ra sao, chỉ thấy nó Đ.M. rồi buông búa ôm mặt, nhưng tôi rùng mình. Máu người máu chó trộn lẫn nhau coi tỡm quá. Con chó dĩ nhiên bị người nhà của thằng Tư xúm tới đập liên hồi, tru như chó sói tru trăng. Tôi thiệt tình lợm giọng muốn mửa trước cảnh tượng cái đầu nó từ từ biến dạng thành đống bầy nhầy.
Nghe tiếng đồng loại tru thảm thiết, con Mực nảy giờ nằm im trong lồng trên xe của tôi, bỗng nhiên lồng lộn vùng vẫy, nó sủa bằng một giọng đứt khoảng của sự sợ hãi đến cùng cực với đôi mắt ghèn trôi theo máu trào ra ở khóe. Tôi chợt động tâm. Cái nhìn của con Mực sao bi thiết đến lạnh mình. Tôi nhớ tới tấm hình những người Do Thái sắp hàng đi theo họng súng của lính Quốc Xã bước vô lò thiêu, nhớ tới những tiếng bụp, ối, bụp, ối liên tiếp vang lên trong đêm vắng khi bị giam trong rừng nơi biên giới Thái Miên thuở nào. Sao con vật có thể khóc máu trào theo nước mắt được chứ? Lúc đó mắt tôi khô queo mà?


Không cần suy nghĩ, tôi mở cửa lồng định bụng thả cho con Mực chạy đi. Nhưng mà lạ, nó không chạy ra xa mà cắn ống quần tôi, vừa cắn vừa kéo vừa gâu gâu. Tôi tức giận đá cho nó một cái như trời giáng vậy mà nó cũng không buông, răng nó như có dây cột vô ống quần tôi, lôi đi. Tôi không còn cách nào khác hơn là vừa nhắc lò cò theo nó vừa đập đập nó bằng cái nón bảo hộ. Con chó vẫn kéo. Chừng độ 2, 3 thước khỏi cái xe, tôi đập được con Mực một cái trúng đầu, nó nằm xuống, thì cũng lúc đó tiếng kèn rú long trời cộng với tiếng hú ga nổ pô của hai chiếc xe máy phân khôi lớn chạy đua từ đâu xẹt tới, một chiếc, do tránh người, đâm ầm vô xe làm ăn của tôi, tạo ra một âm thanh chói tai và cát bụi mịt mù, nồi niêu xoang chảo rớt rơi lõng chõng.
Thằng nhóc, công tử con đại gia, cày mặt mình trên đất, may mà không bị thương nặng, lật đật bò dậy, dựng xe lên, chưởi thề, coi như cái xe tôi có lỗi là chắn đường làm nó té. Tôi chóng mặt ngang, hình như tôi quá kinh hoàng sau khi thoát khỏi tai nạn, không còn tỉnh trí, chỉ nghe mơ hồ như có ai nói thằng cha đổi chó nầy hên cùng mình, nếu nó còn đứng chỗ cái xe thì tiêu tùng rồi. Tôi thở dài ngó cái xe của mình, cong queo, gảy đổ đến tội nghiệp, tôi ngó xuống con Mực, nó không cắn ống quần tôi nữa mà ngước nhìn tôi thân thiết vẫy đuôi, hai khoé mắt của nó ghèn pha máu vẫn còn chảy, bây giờ xuống gần tới mũi...

Nguyễn Văn Sâm
_______________
Sơ lược tiểu sử tác giả Nguyễn Văn Sâm

Sanh ngày 21 tháng 03 năm 1940 tại Sàigòn. Tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Triết Học (Tây Phương) 1965. Cao Học Văn Chương Việt Nam 1972, Năm Thứ Nhứt Tiến Sĩ Văn Chương Việt Nam, khóa độc nhất trước 1975.
Từng dạy  Trung học (Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, Petrus Ký, Sàigòn) Đại Học (Sàigòn, Cần Thơ, Hòa Hảo, Cao Đài, Vạn Hạnh). Vượt biên đến Nam Dương tháng 03, 1979, vào Mỹ tháng 09. Dạy học  từ đó đến khi về hưu năm 2006.
Viết cho các tạp chí Văn, Văn Học, Đi Tới, Chánh Pháp….)

Tác phẩm:
Trước 75: 1. Văn Chương Tranh Đấu MiềnNam (Kỷ Nguyên, Sàigòn, 1969) 2. Văn học Nam Hà (Lửa Thiêng, Sàigòn, 1972, 1974), 3. Văn Chương Nam Bộ và cuộc Kháng Pháp 1945-1954 (Lửa Thiêng, Sàigòn, 1972, Xuân Thu, CA, 1988)
Sau 75:  A. Sáng tác: 1. Miền Thượng Uyển Xưa, tập truyện (Bách Việt, CA 1983, in chung với Đặng Phùng Quân), 2. Câu Hò Vân Tiên, tập truyện (Gió Việt, TX, 1984), 3. Ngày Tháng Bồng Bềnh, tập truyện (Gió Việt, TX, 1987), 4. Khói Sóng Trên Sông, tập truyện (Văn, CA, 2000), 5. Quê Hương Vụn Vỡ, tập truyện (Viện Việt Học, CA, 2012, 6. Giọt Nước Nghiêng Mình, tập truyện (Viện Việt Học, CA, 2018.) 7. Ước Vọng Bay Tan, kịch thơ (Tiếng Quê Hương, Virginia, 2016)  B. Phiên âm từ sách Nôm: 1. Trương Ngáo (Viện Việt Học, 2008), 2. Tội Vợ Vợ Chịu (Viện Việt Học, 2010), 3. Người Hùng Bình Định (Viện Việt Học, 2012), 4. Mà Lòng Tôi Thương (Viện Việt Học, 2013) 5. Tỉnh Mê Một Cõi (Viện Việt Học 2015), 6. Báo Ứng Nhân Quả (Gió Việt, 2016)  C. Chú Giải Sách Xưa: 1. Kể Chuyện Tình Buồn (Chú giải U Tình Lục của Hồ Văn Trung, 2014, 2. Chuyện Đời Xưa (Chú giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký (Ananda Viet Foundation, 2017).
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.