logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/04/2018 lúc 08:48:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
30 Tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ
Hồi đi dạy ở Sài Gòn, tôi tình cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn kể cho nghe câu chuyện đời của anh ấy. Nhân dip kỷ niệm lần thứ 43 ngày 30 /4/1975, ngày hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hy vọng anh ấy có thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của mình nếu may mắn ba của anh ấy đang được sống an lành ở đâu đó trong các cộng đồng người Việt hải ngoại của chúng ta. 


30 Tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ 


Ba dìu con dọc theo Đường Tự Do ra thẳng Bến Bạch Đằng[1] 
Khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 43 năm rồi, con vẫn nhớ! 
Giữa hàng ngàn người chạy di tản cùng bà già trẻ nhỏ 
Đang cố níu bám trên cầu tàu chờ chiến hạm quay sang 


Con bị lạc ba giữa những tiếng còi hụ hú vang 
Từ những con tàu nhổ neo ra khơi không bao giờ trở lại 
Ba có lên được không trên chuyến tàu hôm ấy 
Hay đã quay xuống tìm con rồi bị kẹt lại trên bờ? 


Ba đã chạy về đâu khi đứa con tàn tật ngây thơ 
Không có cơm để ăn, không còn nhà để ở? 
Con bò lết đến sáng đêm rồi một người đàn bà quay lại đỡ 
Đưa về nhà chăm nom và nuôi con đến bây giờ 


30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ 
Đau nhớ lời ba: “Ông nội con theo Việt Minh đánh Pháp 
Rồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2] 
Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!”[3] 


Nay ba sống ở nơi nào có còn nhớ Mậu Thân xưa? 
Lúc cả nhà ta đang yên giấc trong đêm Mùng Một Tết 
Một quả B40 rơi trúng giừơng làm má và em con bị chết 
Con nằm kế bên, một chân bị đứt ngang tàn phế đến bây giờ! 


Nếu không được má nuôi cưu mang và sắm cho xe bán dạo 
Thì con trai ba chắc đã không còn sống được để mong chờ 
Thương má nuôi, chồng má bị mất tích khi vượt tù Côn Đảo[4] 
Cứ 30 tháng Tư về má lại tủi thân, ngồi khóc tựa trẻ thơ! 


Đi bán dạo đến nơi nào con cũng cố hỏi dò 
Để xem ba có còn sống qua những tháng năm cải tạo? 
Hay đã chung số phận với hàng vạn thuyền nhân gặp bão?[5] 
Nhưng con vẫn thầm mong ba đang sống an lành ở một nơi xa 


Con ao ước sẽ có một ngày được về tận quê ta 
Để xây cất lại mồ mả của tổ tiên cùng của ông bà nội 
Nhưng Đại Từ quá xa má nuôi già không đi nổi 
Mình con đi khó khăn nên chưa thể về, xin tạ tội cùng ba! 


Con cũng hay qua Gò Dưa thăm em và cầu nguyện má[6] 
Phù hộ cho ba sống lâu để còn về gặp con và thăm lại quê nhà! 
Nhưng nếu không may ba đã mãi mãi không trở về được nữa 
Xin hãy báo mộng cho con để con lo hương khói nghe ba! 


Hà Nội, 29/4/2018 
Đặng Huy Văn 
__________________

Ghi chú:


[1] Bến Bạch Đằng là một quân cảng của Hải Quân VNCH trước ngày 30/4/1975. 


[2] Đại Từ, Thái Nguyên, nơi mở đầu chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của miền Bắc từ 1953-1956. 


[3] Bùi Chu, một giáo phận ở Nam Định, nơi giúp đỡ cho những ai muốn di cư vào Nam từ 1954-1955. 


[4] Côn Đảo là nhà tù của Pháp, sau này là của VNCH dùng để giam giữ những tù nhân chính trị. 


[5] Từ 1975-1990 đã có trên 40 vạn thuyền nhân VN bị chết trên biển do bị bão tố, hư hỏng tàu, hải tặc... 


[6] Gò Dưa là một nghĩa trang thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM (Sài Gòn).

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.