logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/04/2018 lúc 09:45:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cứ mỗi độ tháng Tư về, những người tha hương như chúng ta lại nhớ, lại bùi ngùi trong tấc dạ với lòng thương cảm hướng về đồng bào ruột thịt, đã bỏ mình trên bước đường trốn chạy Chủ nghĩa CS, để tìm tự do.
Về thân phận những người Việt Nam tỵ nạn CS, phiêu bạt quê người, nhà thơ Du Tử Lê viết về cái chết: Vùi đất lạ thịt xương e khó rã/ Hồn không đi sao trở lại quê nhà?
***
Bán đảo Kuku chỉ là môt trong hàng chục trại tỵ nạn CS dành cho người Việt Nam khắp vùng Đông Nam Á.
Kuku là một rẻo rừng dừa trên đảo Jemayah, thuộc quần đảo Anambas, tỉnh Riau, cách thủ đô Jakarta của Nam Dương hơn 1300km.
(Kuku có nghĩa là “Cậu”, theo tiếng Hoa! Vì cách đây hơn nửa thế kỷ có một người Tàu đã đến đây khai hoang để trồng dừa. Ông là một người tốt bụng, thường giúp đỡ dân nghèo nên được mọi người thương mến gọi bằng “Cậu”. Sau đó, dân địa phương ở đây đặt tên rừng dừa này là Kuku.)
Từ năm 1979 đến giữa thập niên 1980, có lần lượt khoảng 40.000 thuyền nhân Việt Nam đã đặt chân lên Kuku. Cả Nam Dương thì con số này lên đến 180.000 thuyền nhân.
Khi những thuyền nhân VN cuối cùng rời trại tỵ nạn Kuku để chuyển về trại tỵ nạn Galang, chờ đi định cư ở một nước thứ ba; Kuku lại trở về hoang vắng, tiêu điều như thuở ban sơ.
Cả một rẻo rừng rộng lớn, từng xôn xao bóng hàng chục ngàn người tỵ nạn năm nào, bây giờ chỉ là một vạt rừng dừa xanh ngăn ngắt, hoang vu!
Bãi biển thênh thang ngày xưa bây giờ hẹp lại vì rừng lấn dần ra biển! Cầu tàu, rồi các dãy lều tạm cư đã biến mất vào hư vô? Chỉ còn xác mấy chiếc thuyền vượt biên trơ sườn; vì cát biển theo hàng vạn đợt thủy triều, nắng gió đã chôn vùi phần đáy, nhưng vẫn còn ráng nhú mũi ghe lên nắm níu, như một bia mộ của một thời dâu bể!
Ðâu rồi lán trại, chùa, nhà thờ, văn phòng Cao ủy? Ðâu rồi trạm xá? Ðâu rồi bãi đáp trực thăng trên đỉnh đồi?
Những năm 80, hàng ngày có cả chục, cả trăm người chết… Xác tấp vào bờ hoang, xác trôi bập bềnh giữa biển, xác nằm vắt trên ghe… Thảm lắm!
Các câu chuyện thuyền nhân bi thảm đó như thể mới vừa xảy ra hôm qua đó thôi!
Khi những người năm cũ trở lại rừng xưa đã khép, không còn gì nữa cả. Nếu còn chỉ là mộ thuyền nhân nằm rải rác trên đồi thân nhân đến viếng mộ phải băng qua con suối hoặc trảng cỏ và những con dốc cheo leo.
“Con tôi chết! Chồng tôi chết! Vợ tôi chết… Hiện giờ còn đang nằm lại ở Ku Ku!”
Mỗi ngày ít nhất có một người chết. Khi họ chết rồi cũng không có gì để liệm, chỉ có một bộ đồ dính thân. Bà con đào một cái lổ, hạ huyệt, lấy một cục đá hay cành cây viết họ tên người chết mà thôi”.
“Mộ phần thuyền nhân hoang phế, mộ bia nghiêng ngã, bể gãy, cỏ mọc cao tới đầu rất thảm thương” khiến người trở lại không cầm được nước mắt trong hoàng hôn bủa lưới nhanh trên biển, ráng chiều từ từ lặn xuống cuối chân mây!
Ngày định mệnh! 30 tháng Tư, năm 1975! Dương Văn Minh đầu hàng và Sài Gòn sụp đổ!
Tướng VC Trần Văn Trà lừa phỉnh “Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng mà chỉ có dân tộc Việt Nam thắng Mỹ”.
Để sau đó quân nhân dẫu cấp bậc thấp nhất trong hàng sĩ quan là Thiếu úy đều phải đi tù, ít nhứt là 3 năm.
Cấp Đại úy hoặc Thiếu tá có người bị tù đày tới 10 năm. Nên: “Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp/Chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu/ Mười năm mặt sạm soi khe nước? Ta hóa thân thành vượn cổ sơ!”(*)
Ra tù cũng đâu dễ gì yên, lại tiếp tục bị kềm kẹp, bị o ép, bị đày ải. Từ một nhà tù nhỏ ra một nhà tù lớn hơn. Đâu cũng là tù…thì làm sao mà sống?
Chỉ còn một con đường ra biển. Dẫu biết chuyến hải hành trên những chiếc thuyền ọp ẹp là lành ít dữ nhiều. Nhưng thà chết một lần còn hơn chết lần mòn trong gông cùm CS.
Nên người mẹ phải cắt ruột mình đưa con ra ngả ba sông! “Đất lành, quê, giờ là đất dữ/ Cải tạo xong, an phận không xong, thì phải chịu, nén lòng vượt biển/ đưa con buồn, vàm, ngã ba sông.
…Vào chỗ chết tìm ra chỗ sống/ tử biệt buồn hay nỗi sanh ly?/thuyền ra biển, ngàn trùng biển sóng vỗ ngàn sao – dõi mắt con đi.
Đêm ác mộng nhớ ngày năm cũ/ đưa con buồn, vàm, ngã ba sông/ xót má xa con, trời vần vũ/ đêm mịt mùng… má sợ bão giông.
Con chạm đảo, má mừng hết biết/ công an hầm hè, hỏi nó đâu?/ “nó vượt biên rồi, giờ đỡ khổ/ còn thân già …nhốt…cũng chẳng sao”.
Còn đã có gia đình có vợ, có con rồi thì phải chẻ hai, xẻ đàn ta nghé. Người cha, tù cải tạo 10 năm về, dắt con đi trước. Vợ ở lại lỡ có bất trắc gì thì ở ngoài còn có người bươn chải để thăm nuôi.
“Năm 1987, lúc đó tôi mới 15 tuổi, tôi đâu có ngờ đó là lần cuối tôi còn thấy mặt mẹ. Thuyền chở theo 114 người, ra khơi, may mắn là được tàu Tây Đức vớt và đưa trại tỵ nạn Hong Kong. Năm 1988, tôi qua Úc!”
Năm 1989, nghe nói trại tỵ nạn toàn vùng Đông Nam Á sắp đóng cửa vào tháng Tư, không thể chờ được nữa, mẹ tôi liều chết ra đi.
“Mẹ tôi mất khi tàu đã gần tấp vô đảo. Thi thể được bà con chôn cất trên đảo Kuku! Trong nhiều năm liền, tôi vẫn thấy mẹ tôi trong giấc mơ!”
“Sao mình có thể để mẹ nằm lại lẻ loi nơi đảo vắng? “Dù mỗi lần thăm, là một đường xa vạn dặm, mất hai ngày rưỡi chỉ để đi-về.”
Băng qua một trảng cỏ, vượt qua một sườn dốc, cây cối rậm rạp để lên viếng mộ nằm cạnh một bãi đáp trực thăng, chỉ có tiếng gió xào xạc và vài tiếng chim lẻ loi trên ngọn đồi u tịch!
Khi ánh nắng cuối ngày sắp tắt, trước lúc rời đảo về lại đất liền, nguời con chí hiếu nầy đi một vòng thắp những nén nhang cho những đồng bào xấu số vùi thân nơi đất lạ, nằm lại ở Kuku.
“Bao năm qua rồi về lại Kuku chiều thu lá rụng sóng biển khóc, khóc thương người uổng tử! Rụng lá vàng, sao nỡ rụng lá xanh?
Vượt trùng dương, ngàn cơn bão, em đã đến Nam Dương: đất nước ngàn, vạn đảo; em chạm cửa thiên đường, cửa chưa mở…cơn sốt rừng ập đến, chiều thu buồn, em nằm lại Kuku!
Hòm cao ủy phủ thân người yêu dấu, thay vòng tay anh ấm… tấm nilong/ Mộ chí đề tên, ngày em mất, mả lạn… tàn phai sương gió thời gian/ Mộ chí khắc bằng dao để lòng đau… anh nhớ…
Rượu cay đắng mang theo/ rửa cốt người yêu dấu/ chiếc nhẩn cưới còn đây, thương hoài…tay áp út/ Bài thơ khóc em chiều Kuku ngàn thu vĩnh biệt; anh mang hài cốt em theo mình vĩnh biệt Kuku! Kuku! Chiều thu lá rụng/ rụng lá vàng, sao nỡ rụng lá xanh?”
“Tháng Sáu, năm 1982, sau một chuyến hải hành gian nan đã đến được Kuku, Nam Dương. Mừng vì đến được bến bờ tự do chưa thỏa thì đau đớn thay chỉ hai tháng sau, cơn sốt rừng ác tính đã mang vợ tôi đi mãi mãi!”
Một thuyền nhân tỵ nạn ở Kuku ngày xưa hồi tưởng:“Tôi đã chôn theo em gương, lược, áo quần! Chiếc nhẫn cưới em vẫn còn đeo trên ngón tay áp út!
Mộ em trên sườn đồi, cạnh bãi đáp trực thăng, là một vùng đất sét pha cát, khá xốp, chứ không phải đá núi nên chiếc quan tài của Cao ủy trong đó xác bọc bằng một tấm nilong lúc hạ huyệt cũng sâu tới hai thước đất.
Một chiếc thánh giá bằng gỗ đơn sơ, tên em và ngày mất được khắc lên trên đó
Giờ khai quật, cẩn trọng đào xuống gần hai tiếng đồng hồ, chiếc áo quan hiện ra, nắp ván thiên đã mục rã thành cát bụi sau thời gian dài đăng đẳng…
Trên nền xi-măng của bãi trực thăng dưới cơn mưa nặng hạt, tôi thu nhặt toàn bộ mẩu xương cốt, những di vật, gương lược và chiếc nhẫn cưới ngày xưa trên ngón tay áp út tôi đã từng chôn theo em, được bỏ trong chiếc bọc ni lon.
Hài cốt được hỏa thiêu dần dần biến thành tro trắng! Cát bụi đã trở về cát bụi!
Nhìn lên đỉnh đồi phủ mờ mây trắng như một dải khăn tang nghìn trùng xa cách
Xin tạ ơn đất trời Kuku, dẫu quê người, vẫn rộng lượng cho xác thân em tạm nương náu suốt 37 năm qua.
Ngày xưa, khi chiếc tàu Cao ủy xa dần Kuku, tôi đã thầm nói lời từ biệt với em và hẹn ngày trở lại. Bây giờ tôi trở lại vì ai nỡ bỏ em mồ hoang cỏ lạnh cho đành phải không?
Trời Kuku bỗng đổ một cơn mưa rừng nhiệt đới! Cơn mưa rừng nhiệt đới ngày xưa phân ly, tôi đi, em ở! Và cơn mưa rừng nhiệt đới chiều nay tôi trở về Ku Ku để tìm lại em…”
***
Năm 1954, hơn cả triệu đồng bào miền Bắc chạy trốn chủ nghĩa CS di cư vào Nam; nhiều gia đình đã phải chịu cảnh phân ly.
Phim Chúng tôi muốn sống ngày ấy không phải là một phim chỉ để tuyên truyền mà là lời cảnh báo rất ghê rợn trên con đường vượt thoát chủ nghĩa CS.
Hành trình vượt biển, vượt biên cả triệu đồng bào ruột thịt của chúng ta sau ngày 30 tháng Tư mất nước còn thê thảm hơn, gấp vạn lần!
Có những chiếc thuyền mà tất cả thuyền nhân đã vùi thây trong lòng biển cả!
Đồng bào ruột thịt của chúng ta cũng hằng biết rằng đặt chân xuống thuyền là phó thác số phần mình cho nhiều rủi ít may. Nhưng tại sao hàng hàng lớp lớp lũ lượt nhau ra biển?
Chỉ có câu trả lời duy nhứt đúng là: Thà chết! Còn hơn là sống mòn mỏi trong gông cùm của một đời nô lệ!
Là: Chủ nghĩa Cộng sản còn đáng sợ hơn cái chết!
Thánh kinh cũng dạy rằng: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”.
CS Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam tự do đã làm bao gia đình ly tán, phân ly! Đó là tội ác!
Tháng Tư lại trở về trên quê người viễn xứ! Xin hãy rót xuống một giọt rượu để giải oan cho những cái chết tức tưởi trong cuộc biển dâu nầy!
Đoàn xuân thu
_______________
(*) Thơ Tô Thùy Yên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.