logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/05/2018 lúc 09:50:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vậy là Đại Hàn hy vọng hòa bình, thống nhất. Không phải trả giá quá đắt như Việt Nam. Có phaỉ vì Kim Jong Un nhờ du học Thụy sĩ từ thơ ấu, nên cái nhìn rộng rãi hơn? Có phải vì sụp đổ ngọn núi nơi dưới hầm đang làm vũ khí nguyên tử, nên thôi hòa là tốt? Có phải học theo gương Trung Quốc và Việt Nam cần chuyển hóa kinh tế trước để cứu đói toàn dân? Có phải vì TT Trump áp lực bao vây? Có phải vì TQ từ chối bán dầu và từ chối mua than, nên Bắc Hàn phải  chịu hòa? Hay tất cả đều đúng?

Bản tin thông tấn Nga Sputnik ghi  rằng phần lớn người dân Nam Hàn tin vào lời hứa của CHDCND Triều Tiên về thực hiện biện pháp giải phóng bán đảo khỏi vũ khí hạt nhân và thiết lập hòa bình. Đó là thông báo dựa theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến xã hội do hãng RealMeter công bố hôm thứ Hai.

Theo dữ liệu của hãng này, 64,7% số người được hỏi tuyên bố họ tin tưởng, chỉ có 28,3% không tin Bình Nhưỡng. Số lượng cư dân Nam Hàn thay đổi quan điểm về nội dung này là 52,1%, — hãng điều tra xã hội học xác nhận.  Những người trước đây không tin vào CHDCND Triều Tiên và bây giờ vẫn không tin chiếm  26,2% tổng số người được hỏi, còn những người đã tin nhưng bây giờ không tin nữa — là 2,1%.

Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra tại khu vực biên giới Panmunjom ngày 27 tháng Tư. Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh là thông qua Tuyên bố chung, trong đó nêu  ý định của  hai bên về tiến hành tổ hợp biện pháp để thiết lập lòng tin và giảm căng thẳng trong quan hệ liên Triều.

Trong khi đó, bản tin NHK của Nhật Bản ghi lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết không nên gạt bỏ Nga khỏi những nỗ lực đem lại hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên.

Hôm Chủ Nhật, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in thông báo cho ông Putin qua điện thoại về cuộc họp thượng đỉnh của ông với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Văn phòng Tổng thống của Nga và Nam Hàn cho biết ông Putin và ông Moon đều ca ngợi Tuyên bố Bàn Môn Điếm. Tin tức cho biết ông Moon đã đề nghị Nga tiếp tục hợp tác.

Ông Putin nói rằng Nga dự kiến sẽ tham gia các dự án nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên.

Ông Putin nhấn mạnh rằng sự tham gia của tất cả các nước có liên quan là điều thiết yếu để có được giải pháp chính trị cho các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên.

Bản tin KBS từ Seoul cho biết rằng trên trang nhất báo Lao động, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Bắc Triều Tiên, đưa tin chính quyền miền Bắc đã mở cuộc họp của Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân tối cao và chính thức công bố quyết định thay đổi múi giờ Bình Nhưỡng (từ UTC +8:30 sang UTC +9).

Theo nội dung đưa tin, miền Bắc quyết định sẽ đẩy múi giờ hiện nay sớm lên 30 phút từ ngày 5/5 tới, nhằm thống nhất múi giờ hai miền Nam-Bắc.

Ngoài ra, Chính phủ và các cơ quan chức năng Bắc Triều Tiên sẽ thiết lập đối sách liên quan để thực thi quyết định này.

 Trước đó, vào ngày Quốc khánh 15/8/2015, Bắc Triều Tiên đã bắt đầu áp dụng múi giờ mới, chậm hơn 30 phút so với múi giờ cũ.

Trong khi đó, bản tin NHK của Nhật ghi rằng Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in ra chỉ thị cho các quan chức chính phủ bắt đầu thực hiện thỏa thuận đã ký kết với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua giữa 2 bên.

Hôm thứ Hai, ông Moon nói với các phụ tá của mình rằng Tuyên bố Bàn Môn Điếm là khởi đầu lịch sử hướng tới kỷ nguyên mới trên Bán đảo Triều Tiên, và cộng đồng quốc tế đã bày tỏ sự ủng hộ với kết quả của hội nghị thượng đỉnh này.

Tuy nhiên, ông Moon nói rằng tuyên bố này mới chỉ là bước đầu và nhấn mạnh cần có những biện pháp tiếp theo. Ông đề nghị các quan chức chính phủ chuyển ủy ban trù bị cho hội nghị thượng đỉnh thành một ủy ban thúc đẩy việc thực thi Tuyên bố Bàn Môn Điếm.

Ông Moon cũng nói với các quan chức hãy hợp tác chặt chẽ với Mỹ trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh dự kiến giữa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận Trung Quốc lo ngại bị gạt ra ngoài đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng càng nồng ấm, thượng đỉnh Donald Trump- Kim Jong Un càng cận kề, Trung Quốc càng tăng tốc các hoạt động ngoại giao để giữ vai trò trung tâm trên hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Giới quan sát tại Bắc Kinh lo ngại trước khả năngTrung Quốc "bị loại" khỏi tiến trình hòa đàm trên bán đảo Triều Tiên.

Trong suốt thời gian từ 2003 đến 2009 Bắc Kinh đóng vai trò trọng yếu trong các vòng hòa đàm sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ đối thoại trực tiếp với chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng khi tổng thống Donald Trump thông báo sẽ họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un trong những tuần lễ sắp tới, và khi mà hai nguyên thủ Nam Hàn và Bắc Triều Tiên ra tuyên bố chung cam kết "sẽ kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên", dường như bài toán của Bắc Kinh trở nên phức tạp hơn. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy là Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động ngoại giao để duy trì ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.

Lo ngại đầu tiên của Bắc Kinh liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trong ấn bản ngày 29/04/2018 trích dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Seoul nêu lên khả năng Nam Hàn và Bắc Triều Tiên đang có kế hoạch từng bước "pha loãng" ảnh hưởng của Trung Quốc.

Theo một nhà phân tích khác của Trung Quốc được báo chí Paris trích dẫn hồi tháng 3 năm nay, Bắc Kinh vẫn biết rằng chế độ Kim Jong Un không thể tồn tại nếu không có được một điểm tựa vững chắc là Trung Quốc. Bằng chứng rõ rệt nhất là trước khi dự thượng đỉnh Liên Triều ở Bàn Môn Điếm, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đã sang tận Bắc Kinh hội kiến với ông Tập Cận Bình. Có điều, Trung Quốc dường như không còn tự tin về ảnh hưởng của mình với ê kíp lãnh đạo hiện thời ở Bình Nhưỡng.

Một tiếng nói khác là nhà nghiên cứu Trương Liên Quý (Zhang Liangui), thuộc Trường Đảng Bắc Kinh cũng e rằng Trung Quốc sẽ bị gạt ra ngoài tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, bởi vì theo nhà quan sát này, bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng quan niệm rằng trên hồ sơ nóng bỏng này, Bình Nhưỡng và Washington cần mở kênh đối thoại trực tiếp. Giờ đây, khi kịch bản đó xảy ra Trung Quốc lại bị hụt hẫng.

Một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc, giáo sư Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên đài phát thanh Hoa Kỳ, đã trực tiếp nêu lên kịch bản ảnh hưởng của Bắc Kinh bị thu hẹp nhất là một khi mà tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã trực tiếp đối thoại với nhau.

RFI ghi nhận:

“Đôi bên có thể đạt tới một thỏa thuận theo kiểu như là Washington công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí nguyên tử nhưng đổi lại thì Bình Nhưỡng tử bỏ các chương trình tên lửa tầm trung và tầm xa, có thể đe dọa tới an ninh của bản thân Hoa Kỳ.

Trong khi đó, điều mà Trung Quốc muốn đạt được là bán đảo Triều Tiên không còn vũ khí hạt nhân, tức là Mỹ cũng sẽ rút ô dù hạt nhân đang được dùng để bảo vệ các đồng minh của Washington trong khu vực đông bắc Á. Trước mắt, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump là ông John Bolton đã bác bỏ kịch bản này.

Do vậy, chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội ở Liêu Ninh, ông Lục Siêu (Lu Chao) cho rằng, trong mọi trường hợp, Trung Quốc phải là một trong những tác nhân chính trong tiến trình đàm phán về Bắc Triều Tiên.”

Diễn tiến sẽ ra sao?  TT Trump sẽ được Giải Nobel Hòa Bình? Hay với cả Kim và Moon? Hay Giải Nobel Hòa Bình sẽ trao cho cả 5 người, có cả Putin và Tập Cận Bình?
Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.