logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/05/2018 lúc 09:54:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chúng tôi, những Du Ca viên đã hát bài hát “Trả lại cho dân” trong ngày tưởng niệm biến cố Tháng Tư Đen những năm trước. Hải ngoại chúng tôi hát bài này trong nhiều dịp từ ngày bài hát được lưu hành ngoài nước. Tôi chắc chắn rằng người dân trong nước đã hát, đang hát và còn tiếp tục bài hát này đến khi nào tất cả những gì trong bài hát được nêu ra được thực sự trả lại cho họ. Đó là một trong nội dung những gì được bày tỏ trong chiều Du Ca tưởng niệm ngày 30 tháng 4 được tổ chức ở phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt năm nay.


Để đánh dấu 43 năm ngày mất Sài Gòn, cũng là ngày mất nền dân chủ tự do của Việt Nam, đoàn Du Ca Nam Cali chọn bài hát “Trả lại cho dân” của Việt Khang sáng tác làm chủ đề cho buổi tưởng niệm.


Như những lần trước chưa đến giờ khai mạc mà khán giả đã ngồi kín phòng sinh hoạt. Một cặp vợ chồng rất trẻ tuổi đôi mươi, mà người vợ đang mang bầu 7 tháng không có chỗ ngồi, ban tổ chức phải xếp thêm ghế. Tôi hỏi cô, em còn rất trẻ làm sao em biết đến Du Ca mà đến? Cô nói, em theo ông xã đến để nghe hát. Năm trước em có đến một lần nhưng vì đông quá không có chỗ ngồi nên về, năm nay em đến nữa. Ở VN em hay đến các quán cà phê nhạc vào những dịp có chủ đề Du Ca hát cho quê hương để nghe. Em rất thích âm hưởng Du Ca vì nó dễ thương và nghe nó em nhớ về VN.
 
UserPostedImage
Pic 1 Đoàn Du Ca Nam Cali
 
UserPostedImage
Pic 2 Quan khách cùng hát
 
UserPostedImage
Pic 3 Liên đoàn Hướng Việt hợp ca

Một chị cười rất tươi khi nghe hỏi chị đến với Du Ca có thường không? Chị bảo, chị đến với Du Ca từ rất lâu. Khi cùng hát với mọi người chị rất cảm động vì khi nghe Tình Ca chị không có cảm xúc nhiều như khi nghe Du Ca.
Du Ca gợi nhớ đến quê hương mà vì cuộc sống bận rộn đôi khi người ta quên đi. Một bài nhạc đối với chị không chỉ là 1 bài nhạc mà nhiều hơn một bài nhạc vì nó chất chứa kỷ niệm. Nghe nhạc là nghe kỷ niệm của một thời, nó nhắc nhớ và cho chị sống lại quá khứ những ngày còn ở VN.
Như lệ thường, bài hiệu đoàn ca của Du Ca là “Đoàn ta ra đi” của Trưởng Nguyễn Đức Quang được cất lên như một hồi còi dẫn dắt cho cả nhóm cùng lên đường.
“Đoàn chúng tôi băng rừng xanh suối sâu qua nương đồi. Một sớm mai sương bình minh hãy còn vương trên cây. Ra đi hăng hái …” Chúng tôi ra đi hăng hái từ lúc trời còn nhá nhem tối, khi sương mai lấp lánh trên cỏ cây, rừng sâu, nương rẫy. Đi khi chim vừa thức giấc hót chào nắng mới..chỉ để ….”Đoàn chúng tôi đem tình thương đến gieo cho muôn người. Cùng khắp nơi chân dừng bên khắp bờ non nước. Quyết chí ra đi mưa nắng không hề chi.”
Ở hải ngoại các Du Ca Viên không băng rừng sâu núi thẳm hay vào nương rẫy để làm công tác xã hội và đem lời ca tiếng hát gieo tình thương yêu như những đoá hoa tâm hồn đến mọi nhà như các đoàn Du Ca ngày xưa đã làm. Dù bận rộn mưu sinh, họ vẫn cố gắng sắp xếp thì giờ để họp đoàn, tập hát, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, vì người, giúp người và ủng hộ tinh thần đấu tranh của người dân trong nước. Ngoài việc giữ ngọn lửa hướng về VN cho mình, họ còn phải nuôi dạy thể chất và tinh thần con em của thế hệ tiếp nối bằng cách rèn luyện và nhắc nhở các em không quên cội nguồn, học văn hoá Việt và nói tiếng Việt thông thạo.
UserPostedImage
Pic 4 Trưởng Hoàng Ngọc Tuệ
UserPostedImage
Pic 5 Nhà văn Doãn Quốc Sĩ đang hát
UserPostedImage
Pic 6 Mê Linh

Bài hát “Trả lại cho dân” của Việt Khang và “Nhìn về Vận nước” của Trần Huân được hợp ca đã khởi đầu đưa con tim của người nghe, người hát hướng về quê hương VN đang đắm chìm trong màu đỏ của độc tài, bạo ngược và dối trá.
“Trả lại đây cho nhân dân tôi. Quyền tự do, quyền con người. Quyền được nhìn, được nghe, được nói. Quyền được chọn chân lý tự do…”.(Trả lại cho dân-Việt Khang)

Hay
“Sao chúng tôi chỉ biết cam tâm lòng đầy u hoài. Ngày từng ngày trào dâng đau thương thấp hèn nhìn về vận nước. Sao chúng tôi chỉ biết cắn răng lòng đầy căm phẫn để non sông gấm vóc mất đi nào còn nghĩa chi. - Hãy để chúng tôi cất tiếng nói của quyền công dân. Cứu đất nước thoát khỏi cuộc lầm than… Nước đã mất đến rồi chẳng còn đâu với tên VN.” (Nhìn về vận nước-Trần Huân)

Trần Huân, một nhạc sĩ rất trẻ là Ca trưởng phong trào Du Ca ở trong nước. Tiếng lòng của anh cũng là tiếng lòng của bao nhiêu triệu người dân Việt sôi sục căm phẫn, bất lực nhìn non sông VN đang rơi dần vào tay Trung Quốc.

Với bài "Nhìn về vận nước", Tần Huân đã can đảm nói lên sự thật đã bị che đậy bằng sự dối trá của nhà cầm quyền. Hệt như Việt Khang đã nói trong các nhạc phẩm của anh. Hệt như văn hào Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn đã nói trong bản tuyên ngôn “Không sống bằng dối trá” của ông, được viết ngay trước khi ông bị trục xuất khỏi nước Liên Xô, “Chúng ta đã bị phi nhân tính một cách tuyệt vọng tới mức chỉ vì một khẩu phần ăn khiêm tốn hàng ngày cũng sẵn lòng đánh đổi mọi nguyên tắc của mình, tâm hồn của mình, những nỗ lực của tiền nhân và cơ hội dành cho hậu thế - cốt sao sự tồn tại mong manh của mình không bị phá vỡ. Chúng ta chẳng còn lấy một chút vững vàng, một chút tự hào và một bầu nhiệt huyết. Chúng ta thậm chí còn chẳng sợ cái chết vì vũ khí hạt nhân, không sợ thế chiến thứ ba thế, nhưng lại sợ những hành động can đảm của công dân!”.

Thế hệ tiếp nối là hoa là trái của thế hệ di dân Việt. Chiều Du Ca lần này lại ưu ái có sự hiện diện của các em. Các em sinh ra, lớn lên ở hải ngoại nói tiếng xứ người nhưng được cha mẹ cho đi học tiếng Việt và được hướng dẫn học tiếng Việt qua các bài hát. Phần lớn các em là Hướng Đạo Sinh trong Liên Đoàn Hướng Việt. Các em tìm thấy hứng khởi và niềm vui khi học tiếng Việt qua các lời hát.

Hơn nữa nhờ sự hướng dẫn chuyên nghiệp của thầy giáo giỏi và có chất giọng tốt, các em hát rất khá, Mê Linh là một điển hình. Giọng hát cao vút của em trong nhạc phẩm “Thuyền Viễn xứ”của Phạm Duy qua tiếng đàn dương cầm của cô giáo Bằng Lăng, đã gây chú ý cho người nghe và được tán thưởng nhiệt liệt. Bé Anthony Nguyễn(10 tuổi) thì thật dễ thương với bài hát “Nếu ai có hỏi em” của Lê Văn Khoa.

Liên đoàn Hướng Việt cũng lôi cuốn cử toạ hát theo trong bản hợp ca “Bước chân Việt Nam” của Trầm Tử Thiêng. Riêng hai em Gigi và Amy trong tà áo trắng song ca “Một thoáng quê hương” của Từ Huy đã gợi nhớ đến người xem một thưở áo trắng học trò. Chỉ cần nhìn thấy tà áo dài trắng bay trong gió, người Việt đã thấy đâu đó một trời quê hương.


Ca sĩ Nam Trân dịu dàng, tươi mát trong chiếc áo dài hồng chinh phục được khán phòng đông nghẹt người xem bằng chính tiếng hát thanh tao cao ngất của mình. Bài “Tình ca” của Phạm Duy cô trình bày thật xuất sắc. “Cơn Mê Chiều” của Nguyễn Minh Khôi qua tiếng hát nức nở của cô đã khơi dậy một quá khứ đau thương của Huế và Mậu Thân đầy nước mắt.
UserPostedImage
Pic 7 Ca sĩ Nguyễn Cao Nam Trân
UserPostedImage
Pic 8 Gigi và Amy
UserPostedImage
Pic 9 Ngũ ca Sóng xanh
UserPostedImage
Pic 10 Bé Anthony Nguyễn

Đối với những người dân Huế, những cơn mê chiều Mậu Thân vẫn còn ghi đậm màu đen trong ký ức họ. Ban ngũ ca Sóng Xanh với “Anh vẫn mơ một ngày về(Nguyệt Ánh) và Bài ca tuổi trẻ(Phan văn Hưng) với lối hợp ca chia bè và thay phiên nhau hát khiến lối hát thật sôi động, uyển chuyển, đáng yêu.

Đoàn Du ca Nam Cali không bao giờ quên trọng trách của mình trong những màn hợp ca, đơn ca, ngũ ca đã làm sống lại những bài hát do các Trưởng Du Ca thời trước như Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy sáng tác. Đó là “Không phải là lúc, VN quê hương ngạo nghễ, Anh em tôi, Đường VN, Tháng Tư Đen, Viễn du, Trả lại tôi tuổi trẻ v…v…

Một tiếng ca thầm lặng không ai biết mà khiến tôi chú ý nhiều nhất là tiếng ca của cụ nhà văn Doãn Quốc Sĩ. Cụ ngồi trong một góc phòng cùng con gái miệng mở ra, tay để xuống đùi gõ nhịp hát theo mà không ra tiếng, là hình ảnh gây ấn tượng tôi không bao giờ quên. Con cháu vừa mừng sinh nhật cụ 95 tuổi hồi đầu năm nay. Chân cụ vẫn còn bước vững vàng theo con cháu đến đây sinh hoạt. Phải nói là không thiếu một buổi sinh hoạt Du Ca nào mà thiếu cụ, con chim đầu đàn của Du Ca.

Trưởng Hoàng Ngọc Tuệ cũng vậy là một bậc đàn anh của Du Ca chủ tịch phong trào từ năm 1967-1972. Ông đứng giữa sân khấu, giữa ba thế hệ Du Ca, với giọng nói rõ ràng, kiên quyết và chân tình. Ông trao gởi những lời nhắn nhủ cũng như một lời tạm biệt với khán giả rằng, Người du ca không có thù hận. Người du ca luôn luôn thương yêu. Sống lạc quan, tích cực, và gầy dựng niềm hy vọng ở bản thân, hay ở bạn bè xung quanh mình.


Trịnh Thanh Thủy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.