logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 12/05/2018 lúc 09:36:17(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Mùa Xuân vừa qua, như lâu lắm rồi. Tuy cành non còn chưa vững gió chiều vào hạ thì tháng Năm đã về. Ôi tháng Năm của tuổi nhỏ rình rập tờ lịch trên tường từng ngày trước nghỉ hè để được tha hồ vui chơi. Rồi tháng Năm biết nhớ ngôi trường như ngục tù bao la của tuổi nhỏ mà khi xa nó thì lòng thấy bâng khuâng. Đến tháng Năm bái biệt mái trường mà lòng thấy chơi vơi, hụt hẫng vì đã biết không trở lại nữa vào mùa thu tới.
Những tháng Năm trên vạn nẻo đường, chợt nhớ chợt quên những mùa hè cổ tích như tuỳ bút “tháng Năm rồi đó em” thì tháng Năm vẫn về…
Tháng Năm. Tôi ngang qua Paris. Chen chúc những dòng xe bất tận thật ngột ngạt. Quận 13 nổi tiếng ở Paris có nhà sách Khai Trí. Nhưng không còn hồn xưa của nhà sách Khai trí ở đại lộ Lê Lợi, Sài gòn. Nhà sách Khai trí ở quận 13 Paris nổi tiếng món bánh mì thịt. Nhìn những quyển sách đóng bụi thời gian trên tường của cái tiệm bánh mì thịt nổi tiếng Paris, chỉ trớ trêu mang tên nhà sách Khai trí.
Những phận người giạt trôi theo vận nước đã đành. Nhưng nhìn ở một góc cạnh nào đó, văn hoá Sài gòn lưu vong cũng bụi mờ, váng nhện đến đau lòng.
Tôi rời Paris – không hẹn ngày trở lại. Bấm máy định vị và trực chỉ sang Amsterdam – Hà lan. Tôi lái xe xuyên qua một Paris còn đó những kiến trúc cổ, lâu đài, những bức tượng điêu khắc công phu… gợi nhớ biết bao về văn học, hội họa và âm nhạc tây phương thời phục hưng. Và, những tòa nhà kính mới mọc lên sau này, chắc chắn là mang dáng vóc hiện đại, cao ngất ngưỡng tới chói lòa tầm mắt bởi mặt trời tháng Năm.
Tiếc cho một Paris được ái mộ toàn cầu thì người đến không khỏi chạnh lòng với những lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ nền cũ lâu đài bóng tịch dương…
Tôi rời Paris không tiếc nuối điều gì ngoài những vạt Popies đỏ thẩm. Trong cái thành phố – không có chỗ đậu xe khi tôi chở bạn bè ghé ăn tô mì ở quận 13 Paris cho biết! Các bạn tôi ăn xong thì mua cho tôi ổ bánh mì vì tôi vẫn chưa có chỗ đậu xe để vô ăn chung với bạn bè cho vui.
Paris là những làn đường xe chạy liên tu bất tận-không biết về đâu, những đường hầm thắp đèn 24/24. Nhưng hễ lộ ra một dạ cầu, một vạt đất dốc khi qua đường hầm… thì hoa Popies tháng Năm đỏ rực.
Paris có thể thay đổi theo thời đại với những toà nhà chọc trời bằng kính. Nhưng Paris hôm nay chỉ như khiêu vũ với bầy sói. Một Paris của muôn đời là tưởng nhớ – bất tử.
Vâng. Tháng Năm đã về. Màu hoa Popies đỏ thắm trên cánh đồng Flanders trăm năm trước không đỏ hơn hoa Popies ở Paris nhốn nháo hôm nay, có cả đài tưởng niệm công nương Diana! Kiến trúc có thể làm thay đổi bộ mặt Paris, nhưng hoa Popies ở Paris thiên về tưởng nhớ thì bất tận.
Tôi qua khỏi phi trường Charles-de-Gaulle. Ngoại ô Paris như đường quốc lộ 4 về miền tây Việt nam thời xưa. Hai bên đường chỉ xanh ngắt màu lá. Đường như đường làng, khác xa, khác hẳn những xa lộ xuyên bang bên Mỹ.
Tôi trao tay lái cho cô bạn đã từng sống ở Paris khi trẻ, sau khi lập gia đình mới định cư bên Đức. Những vạt hoa Popies tù túng ở Paris ám ảnh tôi về lòng người Paris; cái hồn Paris sống trong chen chúc nhà cao tầng bằng kính thật không hợp.
Thôi thì đọc lại In Flanders Fields-Trên những cánh đồng ở Flanders trên điện thoại. Bài thơ xúc cảm này mở đầu với những bông hoa poppy nở rộ trên những cánh đồng trận địa nước Bỉ. Bông hoa poppy từ đó trở thành biểu tượng tưởng nhớ những chiến sĩ đã nằm xuống vì lý tưởng tự do. Nên từ năm 1922, những bó hoa poppy bằng giấy màu đỏ được các cựu chiến binh bày bán trên đường phố trong ngày Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong – Memorial Day hằng năm.
Bài thơ và tác giả của nó đã thuộc về con người và thời đại trăm năm trước. Nhưng vì sao nhân loại có tục lệ mang hoa poppy trong thời gian tưởng niệm những người chiến sĩ đã chết trên các chiến trường cả trăm năm qua và mãi mãi về sau chỉ vì lý tưởng tự do. Bài thơ Trên những cánh đồng Flanders như thế này bạn ạ!
Trên cánh đồng Flanders
Giữa những hàng hàng bia mộ
Hoa poppies nở
Dập dờn
Ðánh dấu nơi chúng tôi yên nghỉ
Trên trời
Những con sơn ca vẫn can đảm hót
Tiếng hót chợt vang lên đôi lúc
Giữa tiếng đại pháo rền dưới kia
Chúng tôi là những người đã chết
Chỉ mới mấy ngày trước đây thôi
Chúng tôi vẫn sống
Cảm nhận bình minh
Thấy được ánh hoàng hôn
Yêu và được thương yêu
Và giờ đây
Chúng tôi nằm yên nghỉ
Trên những cánh đồng Flanders
Hãy tiếp nhận cuộc chiến đấu của chúng tôi chống kẻ thù
Từ những bàn tay buông xuôi
Chúng tôi trao lại bó đuốc
Ðể các bạn giương cao
Ôi, nếu vì lẽ gì bạn quên lời thề, đập vỡ niềm tin
Với chúng tôi những người đã chết
Chúng tôi sẽ không bao giờ nhắm mắt
Dẫu hoa poppies vẫn nở dập dờn
Trên những cánh đồng Flanders
Bài thơ In Flanders Fields của Trung tá Quân Y John McCrae, thuộc quân đội Gia Nã Ðại, là một trong những bài thơ viết về chiến tranh được lan truyền nhiều nhất theo thời gian. Nó là di sản của trận chiến khốc liệt ở tuyến đầu Ypres thuộc nước Bỉ vào mùa xuân năm 1915. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh cũng khá đặc biệt là bác sĩ John đã phục vụ quân đội trong nhiều năm, đã từng phục vụ ở chiến trường Nam Phi. Nhưng Trung tá John McCrae vẫn không thể nào làm quen được với những cơn đau, những tiếng kêu thét, máu, và nước mắt ở Quân y viện.
Tại đây, ông là bác sĩ giải phẫu đã trải qua mười bảy ngày đêm liên tục chăm sóc cho các thương binh thuộc đủ mọi quốc tịch: Gia Nã Ðại, Anh, Ấn Ðộ, Pháp và Ðức. Quả thật là kinh hoàng! Ông nghĩ mình không thể nào chịu đựng nổi. McCrae ghi lại trong hồi ký như sau: “Tôi ước mong có thể ghi lại trên trang giấy một số cảm nhận về mười bảy ngày ấy… Quả là mười bảy ngày trong Địa ngục. Nếu cuối ngày thứ nhất ở đây có ai bảo rằng chúng tôi phải trải qua mười bảy ngày như thế thì tôi sẽ chắp tay cúi đầu nói không, không thể nào chịu đựng nổi.”
Thế rồi một cái chết trong hằng hà những cái chết bởi lý tưởng tự do mà thành chiến tranh mà bác sĩ John đã thấy qua, nhưng gây ấn tượng mạnh với người trai trẻ McCrace. Chuyện rằng, Trung úy Alexis Helmer quê ở Ottawa, đã bị giết vì bom nổ trong ngày 2 tháng Năm 1915. Trung tá McCrae đã làm lễ an táng và cầu hồn cho Helmer ở một nghĩa trang nhỏ bên cạnh Quân y viện, mặc dù nơi đây không có nhà nguyện.
Ngày hôm sau, ngồi ở băng sau xe cứu thương gần Quân y viện, John McCrae bắt đầu viết. Dù không phải là việc xa lạ với McCrae, ông đã từng viết nhiều bài viết cho báo y học. Nơi ông viết nằm bên cạnh nghĩa trang và ông có thể nhìn thấy những bông poppies vươn lên từ bờ các chiến hào của vùng trận địa Bắc Âu này.
Người lính trẻ nhìn thấy McCrae làm việc chính là Cyril Allison, một Trung sĩ nhất, 21 tuổi. Hôm ấy lãnh nhiệm vụ đưa thư đến cho Quân y viện. Trung tá McCrae ngẩng lên nhìn Allison rồi cúi xuống im lặng tiếp tục viết. Khuôn mặt ông lộ vẻ mệt mỏi nhưng rất yên tĩnh. Thỉnh thoảng ông lại nhìn ra ngôi mộ Alexis Helmer.
Viên Trung sĩ quân bưu vẫn đứng ở đó. Hai mươi phút sau thì xong bài thơ, McCrae ngừng viết, nhận thơ từ Allison mà không nói gì hết, và trao cho Allison những thơ từ cần gởi đi. Ông đưa luôn cả bài thơ mới viết cho Allison đọc. Allison hết sức cảm động khi đọc nó. “Bài thơ tả đúng y khung cảnh trước mắt chúng tôi. Ông ấy dùng từ blow (gió thổi dập dờn) rất chính xác vì sáng hôm ấy ngọn gió đông không ngớt thổi qua nghĩa trang, làm lay động những bông hoa poppies. Lúc ấy tôi không nghĩ rằng bài thơ sẽ được đăng báo!”
Quả thật bài thơ suýt nữa đã không được phổ biến. Không vừa ý với nó, McCrae vứt bỏ bài thơ, nhưng một người bạn sĩ quan nhặt lại và gởi cho các báo ở Anh. Tờ The Spectator ở London không chịu đăng, nhưng tờ Punch đã in bài thơ trong số báo ra ngày 8 tháng 12 năm 1915. Riêng Trung tá thi sĩ John McCrae không được may mắn, ông chết vì bệnh sưng phổi năm 1918 lúc đang ở Pháp.
Bài thơ Trên những cánh đồng Flanders từ đó được lan truyền rộng rãi. Năm 1918 Moina Michael, làm việc cho một tổ chức thanh niên thiện nguyện phục vụ các chiến binh Hoa Kỳ trên các chiến trường. Ngày 9 tháng 11 năm 1918, xúc động khi đọc bài thơ In Flanders Fields, Michael đã tự nguyện mang một bông poppy màu đỏ trên ngực áo như một biểu tượng tưởng nhớ những chiến sĩ đã nằm xuống trong khi thực hiện niềm tin.
Sau ngày ấy, trong một buổi hội của tổ chức, Michael bày những bông hoa poppies màu đỏ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tính mạng cho niềm tin. Và Michael bắt đầu bán những bông poppies đỏ để gây quỹ hỗ trợ các thương binh và chiến sĩ ngoài mặt trận. Chẳng bao lâu hoa poppy đỏ được biết đến và chấp nhận là biểu tượng tưởng nhớ những người con thân yêu của tổ quốc đã hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ ngoài tiền tuyến.
Chúng ta không thể nào quên những người đã hy sinh xương máu cho mảnh đất tự do này. Kể từ Thế chiến thứ I đến nay đã trăm năm trôi qua; người lính cuối cùng của Đệ nhất thế chiến đã chết; cuộc chiến tranh mang tầm cỡ thế giới chỉ còn trong thư viện cho những hậu thế nghiên cứu.
Nhưng từ đó, bao tang thương dâu biển, biến cố dập dồn, nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra cuốn theo bao nỗi đau, nước mắt và máu của những người lính. Họ đã chiến đấu trên toàn cầu mặt đất và cả bầu trời không biên giới… Họ chiến đấu mọi nơi để thắp sáng một niềm tin, một lý tưởng, vì tự do của loài người, vì hạnh phúc của đồng loại.
Những bông hoa poppies màu đỏ nhắc mọi người nhớ tới họ, tri ân các chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh cho ngày hôm nay của chúng ta. Các tổ chức Cựu chiến binh Hoa Kỳ đã phát động ngày Poppy Day trong thời gian từ 15 đến 21 tháng Năm năm nay để mọi người tri ân những người lính đã vị quốc vong thân.
Riêng với người Việt chúng ta trên nước Mỹ, chúng ta cũng nên xin chọn một bông poppy màu đỏ cho cha anh của chúng ta, những người chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến 20 năm trên đất nước mình. Xin các chú bác hãy yên nghỉ trong màu đỏ của hoa poppy tháng Năm – là lòng tưởng nhớ của con cháu xa xứ…
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.