logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/05/2018 lúc 10:47:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tracy Võ (tên tiếng Việt là Trúc) sinh ra và lớn lên tại Úc, vào cuối thập niên 1980, là con út trong một gia đình người Việt tỵ nạn CS vượt biển đến Mã Lai rồi đến Úc định cư năm 1978.
Tự truyện Small Bamboo xuất bản năm 2014 thuật lại: Khi mới học lớp 1, Trúc đã từng cố gắng chùi mặt mình sao cho trắng… để giống như các bạn cùng lớp vì sợ bị trêu chọc do màu da khác biệt! Sao tụi nó trắng riêng của mình lại vàng?
Tracy học báo chí tại đại học Curtin, Tây Úc. Gần 16 năm làm việc trong ngành truyền thông, khởi sự là phóng viên cho đài 6PR Radio, sau chuyển sang truyền hình, từ Tây Úc, đến Sydney, Canberra và hiện giờ Tracy là xướng ngôn viên, phóng viên và sản xuất phần tin tức của Đài Truyền hình số 9 tại Perth, quê nhà, đã được 10 năm.
Tracy thật may mắn được làm công việc mà mình ưa thích! “Nếu bạn thật sự yêu thích công việc của mình, bạn vẫn học hỏi từng ngày – nhưng đến lúc nào đó không còn hứng thú nữa và nghĩ rằng mình đã biết tất cả rồi thì khi đó bạn nên nghỉ!”
Tuy nhiên, may mắn cũng không đủ mà cái chính là phải có tài năng trong một nền kinh kế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Đối với những người Úc da trắng đã khó mà đối với những người Úc da màu còn khó khăn hơn gấp bội.
***
Kinh nghiệm cho thấy tệ kỳ thị chủng tộc là chuyện xảy ra thường ngày ở huyện; xảy ra trên toàn thế giới ở các nước Âu Châu và ngay cả Úc lẫn Mỹ…
Báo chí đưa tin rằng: Chase Coleman, một đứa bé bị bệnh tự kỷ hầu như không nói được gì nhiều. Em tìm thấy được môn thể thao mà mình ưa thích là: chạy bộ.
Trong cuộc chạy đua ở Rochester, N.Y, Chase Coleman thuộc đội đua của trường Trung học Corcoran Rochester, N.Y bị lạc. Em vẫn tiếp tục chạy giữa lộ.
“Tôi thấy một ông người lực lưỡng, nặng hơn cả tạ Tây, bước ra khỏi xe hét lên: “Cút khỏi đây””.
Xong tên tài xế hung hăng nầy xô thằng bé, chỉ cân nặng có 60 kí lô, té sấp xuống mặt đường. Rồi lái xe đi.
Người mẹ nào cũng thương con, quay lại tìm kiếm. Khi gặp con, mẹ của Chase Coleman lo lắng hỏi: “Chỉ cho mẹ con bị đau ở đâu?” Thằng bé chỉ biết để tay vào sau lưng và nói: “Ở đây!”
Nhân chứng ghi lại số xe và cảnh sát dễ dàng tìm ra Martin MacDonald, 57 tuổi, người Rochester.
“Tại sao ông nầy lại nhẫn tâm làm như thế?”. Martin MacDonald nghĩ Chase sẽ giựt bóp của vợ mình đang ngồi ghế trước trong xe.
“Tại sao ông lại nghĩ như vậy?”. MacDonald nói “Vì mới gần đây vài thiếu niên da đen đã đập cửa kiếng xe để ăn cắp đồ.”
“Con tôi là một thằng giựt bóp à? Không thể nào có chuyện đó. Đúng là nói láo. Chase ngay cả không biết tự bảo vệ mình. Còn chưa biết chạy xe đạp nữa!”
“Chase đang mặc đồng phục có mang số áo. Thì làm sao nó có thể trộm đồ trên xe của ông? Hay chỉ vì con của tôi là người da đen!
Con tôi chưa trưởng thành còn MacDonald là người lớn. Ông đã chạm vào người con tôi dĩ nhiên tôi muốn ông ta bị đưa ra Tòa.” Tuy vậy, MacDonald sẽ không bị truy tố.
Hậu quả đáng buồn là đứa bé bị tự kỷ nầy không còn tìm được niềm vui trong môn thể thao chạy bộ nầy nữa rồi. Em trả đồng phục lại cho người huấn luyện, cho dù ông ấy khuyên em thay đổi quyết định của mình nhưng em vẫn khăng khăng từ chối
Rồi chuyện Brennan Walker, một đứa bé da đen 14 tuổi, ngủ dậy trễ nên lỡ chuyến xe bus đến trường, em đành đi bộ.
Khi em gõ cửa một nhà để nhờ chỉ đường. Người phụ nữ mở cửa ra và la hét. Hỏi tại sao em tìm cách đột nhập vào nhà của bà ta? Em cố gắng giải thích là em muốn nhờ giúp chỉ đường đến trường trung học Rochester.
Nhưng bà ấy cứ tiếp tục la hét! Rồi một ông trên lầu bước xuống chụp lấy cây súng. Em thấy vậy bèn bỏ chạy. Người đàn ông nầy bắn hụt bởi vì ông ta quên mở khóa an toàn của súng.
“May mắn là em không bị trúng đạn! Em không muốn trở thành một con số trong bảng thống kê. Mẹ em đã từng dặn dò là trẻ da đen có nhiều nguy cơ bị người khác bắn chết!” Brennan Walker nức nở nói.
Jeffrey Zeigler, da trắng, là một lính cứu hỏa đã về hưu, bị truy tố ra Tòa về tội bạo hành cố ý sát nhân và sử dụng vũ khí nhằm gây tội ác.
Tiền thế chân tại ngoại hậu tra là 50 ngàn đô và hình phạt tối đa là tù chung thân.
Chuyện kỳ thị chủng tộc lai rai xảy ra hoài ở Mỹ… nhưng chuyện nầy thì thiệt là quá đáng!
Starbucks có hơn 13,000 cửa hàng trong nước và 27,000 tiệm khắp thế giới!
Khách hàng coi tiệm Starbucks như là điểm hẹn thoải mái, có dịch vụ internet WiFi miễn phí.
Rashon Nelson và Donte Robinson đang ngồi chờ bạn trong một tiệm Starbucks tại thành phố Philadelphia,
“Hai người nầy không mua gì cả mà còn đòi sử dụng phòng vệ sinh. Phòng vệ sinh chỉ dành cho khách có mua hàng!”
Hai người da đen nầy bị mời ra ngoài. Cả hai người khách da đen không chịu đi ra! Thế là cảnh sát đuợc gọi tới – họ bị bắt, bị còng tay đưa đi.
“Khi nào gọi cảnh sát đến để đối đầu với người Mỹ da đen thì có thể là trường hợp cực kỳ nguy hiểm chết sống. Còn gọi vì lý do kỳ thị thì quả là cung cách phục vụ khách hàng rất là tệ hại!”
Khách hàng Starbucks khắp cả nước Mỹ hô hào tẩy chay tiệm chuyên bán cà phê nầy để bày tỏ ủng hộ hai thanh niên da đen bị bắt giữ.
Xếp lớn Starbucks phải xin lỗi hai thanh niên da đen nầy, và mở một khóa huấn luyện ngắn hạn, đóng cửa toàn thể hơn 8000 tiệm Starbucks, mất doanh thu khoảng $15 triệu đô vào chiều 29 tháng Năm sắp tới trên toàn nước Mỹ, để huấn luyện cho hơn 175 ngàn nhân viên về cách phục vụ khách hàng, không kỳ thị chủng tộc, để khách cảm thấy an toàn và được chào đón!
Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc có gốc rễ sâu vào văn hóa Hoa Kỳ từ thời lập quốc.
Có một số (chớ không phải tất cả) người da trắng nhìn người khác màu da với sự hoài nghi và khinh thị.
Dưới mắt những kẻ phân biệt chủng tộc nầy thì người da đen là một sản phẩm bị lỗi của ông Trời.
“Thượng đế đã nói gì khi Người tạo ra người da đen đầu tiên? Ô chết rồi! Ta đã lỡ tay quá lửa, khét lẹt rồi!”
Rồi có thành kiến là: người da đen không thông minh nên học dở: “Khoảng thời gian dài đăng đẳng và hết sức khó khăn đối với người da đen là khi nào? Khi học lớp Một!”
Dĩ nhiên ít học, khó tìm việc phải sống trong thất nghiệp và nghèo đói, chỉ đủ tiền để vào tiệm bán thức ăn nhanh như KFC nên: “Tại sao người Mỹ đen không ăn mừng ngày Lễ Tạ ơn, Thanksgiving? Vì KFC đóng cửa vào những ngày lễ lớn!”
Rồi trong khám ở Hoa Kỳ có rất nhiều tù nhân là người da đen nên: “Khi bạn thấy một đống người da đen bỏ chạy về một hướng thì đó có ý nghĩa gì? Đó là một cuộc vượt ngục!”
Đó là cái vòng lẩn quẩn nghèo đói, phạm tội…(bần cùng sanh đạo tặc) rất khó thoát ra.
May mắn tìm được việc làm, lại phải chịu đừng sự bất công phân biệt màu da nên: “Cái khác nhau giữa một người con gái da đen và con gái da trắng?
Một lên trang bìa của Tạp chí Playboy, đứa kia thì lên trang bìa của Tạp chí Địa lý Quốc gia National Geographic.”
Rồi những ưu điểm của người Mỹ da đen cũng bị phủ nhận như Tiger Woods chơi môn thể thao quý tộc Golf hay chạy nhanh, nhẩy xa như Carl Lewis cũng bị dè bỉu đặt điều nói xấu là:
“Bọn kỳ thị chủ tộc KKK và hãng giày thể thao Nike có chung một điểm gì? Cả hai đều làm người da đen chạy nhanh hơn!”
Thế nên cái hố sâu ngăn cách giữa hai màu da dù trên bề nổi không lộ ra nhưng ở bề sâu, trắng hoặc đen ai cũng lui về thủ thế, không tin nhau, không thích nhau nếu không muốn nói là căm ghét nhau.
Nên có chuyện rằng: Một đứa trẻ da màu vào nhà bếp nơi mẹ câu đang làm bánh sơ ý đổ cả gói bột lên đầu. “Mẹ ơi coi nè! Con đã trở thành da trắng!”
Bà mẹ đét đít con bảo: “Lên mà nói với ông già Tía của mầy!”
Thằng con tìm gặp Tía, nói: “Tía ơi! Con đã là một đứa trẻ da trắng!” Tía nó giận dữ đè nó ra đét thêm vài cái vào mông.
“Giờ thì mầy nói gì nào?” Thằng bé trả lời: “Mới có làm da trắng được 5 phút mà con đã căm ghét bọn da đen rồi đó!”
Nhưng chúng ta đâu thể nào bỏ cuộc; dửng dưng trước nạn kỳ thị chủng tộc hoành hành. Cho dù cuộc đấu tranh xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc sẽ đưa đến cái chết!
“Cuộc đời của Tiến sĩ Martin Luther King sẽ ra sao nếu ông là người da trắng? Chắc chắn là còn sống rồi!”
Để kết bài nầy, chúng ta không ai chọn được màu da lúc sanh ra. Ai sanh ra cũng đều bình đẳng nên tội ác xuất phát từ tệ phân biệt chủng tộc phải bị lên án.
Một đứa bé Châu Phi đã viết một bài thơ tựa đề là “I black” (Tôi đen) được Liên Hiệp Quốc đề cử là bài thơ hay nhứt trong năm như vầy:
“I Black! When I born, I black/ When I grow up, I black/ When I go in sun, I black/ When I scared, I black/ When I sick, I black/ And when I die, I still black.
And you white fellow!
When you born, you pink/ When you grow up, you white/ When you go in sun, you red/ When you cold, you blue/ When you scared, you yellow/ When you sick, you green/ And when you die, you grey.
And you calling me coloured?”
(Tôi đen! Tôi sanh ra đen/ Tôi lớn lên đen/ Đi dưới nắng mặt trời Tôi đen/ Khi tôi sợ hãi Tôi đen/ Khi tôi bịnh Tôi đen/ Khi Tôi chết, Tôi vẫn đen.
Và người đồng bào da trắng của tôi ơi!
Bạn sanh ra hồng/ Khi lớn lên, bạn trắng/ Đi dưới ánh nắng mặt trời, bạn ửng đỏ/ Khi lạnh, bạn tái xanh. Khi sợ hãi bạn vàng / Khi bịnh, bạn xanh như lá/ Khi chết, bạn xám.
Vậy mà tại sao bạn lại gọi tôi là người da màu?

Đoàn xuân thu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.