logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/05/2018 lúc 08:58:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Capitol Hill sẽ có thêm nhiều nghị sỹ mới sau bầu cử giữa kỳ năm nay

Bất mãn với những chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, nhất là chính sách về di dân, cộng đồng người Mỹ gốc Á, trong đó có người Mỹ gốc Việt, đang chuyển hướng về phía Đảng Dân chủ đối lập trong kỳ bầu cử giữa kỳ vào mùa thu năm nay, hãng tin AP nhận định.
Dưới tiêu đề ‘Người Mỹ gốc Á biến sự bất an về Trump thành hành động chính trị’, bài viết của AP phân tích về sự tham gia của các sắc dân châu Á vào cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay từ cả góc độ ứng cử viên và cử tri.
Ở cấp độ liên bang, cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay ở Mỹ sẽ bầu lại 35 trong tổng số 100 ghế Thương viện (tức trên 1/3) với nhiệm kỳ sáu năm và toàn thể 435 ghế Hạ viện với nhiệm kỳ hai năm.
Ngoài Tòa Bạch Ốc, Đảng Cộng hòa còn đang kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện. Tại Thương viện, phe Cộng hòa hiện nắm thế đa số mong manh 51 ghế so với 49 ghế của Đảng Dân chủ (hai ghế độc lập của Angus King bang Maine và Bernie Sanders của bang Vermont đứng về phía Dân chủ). Còn tại Hạ viện, Đảng Cộng hòa hiện có 235 ghế so với 193 ghế của Đảng Dân chủ (7 ghế đang trống do các dân biểu từ chức hoặc qua đời khi đang tại nhiệm).
Ở cấp độ tiểu bang, cử tri Mỹ cũng sẽ bầu lại thống đốc 36 bang, tức là trên 2/3 tổng số các tiểu bang của Mỹ, trong đó có những bang lớn như California, Texas, New York, Florida và Ohio. Ngoài ra, còn có 6.609 trong tổng số 7.383 ghế đại biểu lập pháp cấp tiểu bang, tương đương 82% số ghế, sẽ được bầu lại cho 87 trong tổng số 99 viện (Thượng viện và Hạ viện) cấp tiểu bang.
Theo thống kê của AP thì ít nhất có 80 ứng cử viên gốc Á ra tranh cử trong kỳ bầu cử giữa kỳ lần này ở cả cấp độ liên bang và tiểu bang, trong đó đa số là các ứng viên thuộc Đảng Dân chủ.
Vẫn theo AP, các ứng viên Dân chủ gốc Á đang cố ý tận dụng nguồn gốc sắc tộc của mình để tranh cử chống lại chương trình nghị sự của Tổng thống Donald Trump mà họ cho là biến những di dân vốn làm cho nước Mỹ vĩ đại thành tội đồ.
Hiện tại ở Hạ viện có 18 dân biểu gốc Á hay các đảo quốc Thái Bình Dương và ở Thượng viện có 3 thượng nghị sỹ cũng thuộc nhóm sắc dân này.
Trong số các ứng cử viên gốc Á có người từng là người tị nạn từ Việt Nam và con cái của di dân đến từ Hàn Quốc và Ấn Độ. Họ sống ở những khu vực nơi có đông cử tri gốc châu Á-Thái Bình Dương hoặc sống ở những khu có đông người Mỹ da trắng. Cơ hội thắng cử của họ cũng không giống nhau.
Việc các ứng cử viên này, vốn phải chứng minh cho mọi người thấy họ cũng ‘Mỹ’ như những người Mỹ khác bất kể gia đình họ đã ở nước Mỹ được bao lâu, không ngại ngần đưa nguồn gốc di dân của họ thành một lá bài tranh cử là một điểm đáng lưu ý, AP nhận định.
“Tôi nghĩ một phần đó là phản ứng đối với chính quyền hiện tại vốn đưa ra thông điệp rất bài ngoại trong các chính sách và phát ngôn của họ,” dân biểu Ted Lieu thuộc Đảng Dân chủ đại diện cho bang California trong Hạ viện, người sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, nói.
“Đó cũng là sự thừa nhận rằng điều làm cho nước Mỹ vĩ đại là di dân và giấc mơ Mỹ, đó là điều mà tất cả mọi người trên thế giới đến Mỹ đều tìm kiếm,” ông nói.
Christine Chen, giám đốc điều hành của Tổ chức Lá phiếu Người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương, tức APIAVote, nhận định rằng với cuộc bầu cử giữa kỳ thì năm 2018 sẽ là một năm quan trọng đánh dấu sự tham gia của người dân vào các hoạt động chính trị.
Trong số các ứng viên gốc Á ra tranh cử lần này, gần phân nửa đang cạnh tranh các ghế hiện đang do Đảng Cộng hòa nắm giữ - một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn của Đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Quốc hội.
David Ige, thống đốc tiểu bang Hawaii, sẽ tái tranh cử trong năm nay. Vốn thuộc Đảng Dân chủ, Ige nằm trong số những lãnh đạo chính trị gốc Á bác bỏ các chính sách của Đảng Cộng hòa.
“Điều thú vị về các ứng cử viên tranh cử vào Quốc hội này là họ có mặt ở khắp nơi trên nước Mỹ,” bà Chen nói và cho biết trong đó có các cuộc đua ở các tiểu bang như Georgia, Michigan, Arizona, New Jersey và Texas. “Điều mà chúng tôi hay vọng là với tất cả những ứng viên này, và nếu họ thắng cử, họ sẽ thay đổi cách mọi người nhìn nhận cộng đồng gốc Á.”
Bên phía Đảng Cộng hòa cũng có danh sách các ứng viên ra tranh cử đa dạng về sắc tộc, ông Jesse Hunt, phát ngôn nhân của Ủy ban Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa, cho biết. Trong số này có Young Kim, một người gốc Hàn, ra tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ trong Đảng ở bang California.
“Khi gia đình của tôi đến đất nước này, chúng tôi đến một cách hợp pháp,” bà Kim phát biểu trong đoạn video vận động tranh cử. “Và đó không phải vì chúng tôi muốn được phân phát đồ từ thiện, mà vì chúng tôi muốn có cơ hội mà nước Mỹ đem đến để thành công bằng chính khả năng của mình.”
Còn đối với ông Suneel Gupta, cựu giám đốc điều hành của Groupon, thì lý do ông ra cạnh tranh một ghế trống ở khu vực nằm ngoài Detroit, bang Michigan, chính là vì các chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump.
“Đó là lúc tôi nhận ra rằng Tổng thống của chúng ta là ông Donald Trump và biết rằng khi ông ấy muốn ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’, ông ấy sẽ muốn có ít những người như chúng tôi ở trên đất Mỹ,” Gupta nói.
Lựa chọn đảng phái giữa các nhóm sắc dân châu Á không giống nhau mặc dù trên tổng thể thì nhiều người Mỹ gốc Á ủng hộ Dân chủ hơn Cộng hòa, AP dẫn lời ông Karthick Ramakrishnan, giáo sư về chính sách công tại Đại học California ở Riverside và giám đốc Chương trình số liệu AAPI, vốn cung cấp những thông tin về đặc điểm dân số của cộng đồng người Mỹ gốc Á, cho biết.
Khoảng 40% người Mỹ gốc Á vẫn phân vân hoặc không đứng về đảng nào trong số hai đảng lớn.
Theo Giáo sư Ramakrishnan thì cộng đồng người Mỹ gốc Á bị giọng điệu của Đảng Cộng hòa và Tổng thống Trump về nhập cư đẩy ra xa. Có đến 70% người Mỹ gốc Á trưởng thành không sinh ra trên đất Mỹ, theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Các cử tri gốc Á lại càng thêm bất mãn với Đảng Cộng hòa trước đề xuất mới đây là hạn chế bảo lãnh gia đình vốn là một biện pháp hợp pháp được người gốc Hoa, gốc Ấn và các sắc dân châu Á khác sử dụng rất nhiều để đến Mỹ.
Họ cũng bày tỏ sự bất bình với sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump hạn chế nhập cư từ những nước có đông dân Hồi giáo – điều mà họ cho rằng gợi nhớ lại cho họ những trại tù giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến thứ hai.
Tư tưởng cố hữu cho rằng người Mỹ gốc Á ‘không phải là người Mỹ’ mới đây lại được vực dậy công khai khi Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Ryan Zinke dùng tiếng chào hỏi trong tiếng Nhật là ‘konnichiwa’ để chào đón những người Mỹ gốc Nhật thuộc thế hệ thứ tư.
Dân biểu Dân chủ Colleen Hanabusa nhắc lại câu chuyện ông của bà đã bị cầm tù như thế nào cùng với 120.000 người Mỹ gốc Nhật khác sau khi Trân Châu Cảng bị quân Nhật ném bom trong Đệ nhị Thế chiến. Lúc đó, lòng trung thành của những người Mỹ gốc Nhật đã bị Chính phủ Mỹ nghi ngờ.
“Tôi sững sờ trước câu nói của ông Zinke,” bà Hanabusa nói. “Suy nghĩ đầu tiên trong đầu tôi là đây chính là lý do mà người Mỹ gốc Nhật bị giam cầm.”
Bác sĩ nhi khoa Mai Khanh Trần, người Mỹ gốc Việt hiện đang ra tranh một ghế dân biểu liên bang bị trống sau khi dân biểu Ed Royce về hưu, bày tỏ sự bất bình rằng dưới chính quyền của ông Trump, đất nước Hoa Kỳ vốn từng cưu mang bà khi đó là một đứa trẻ tỵ nạn mới 9 tuổi lại đóng cửa biên giới của mình.
“Đây là một đất nước chào đón những người từ nơi khác đến, giàu tình thương, tốt bụng và có lòng trắc ẩn, và điều này sẽ phải tiếp tục với những người di dân khác,” bà Trần, vốn ra tranh cử ở khu vực Quận Cam ở miền Nam California, nói.
Ở tiểu bang New Jersey, Đảng Dân chủ đang hy vọng vào chuyên gia an ninh quốc gia Andy Kim sẽ có thể đánh bại dân biểu Tom MacArthur của Đảng Cộng hòa, người ủng hộ ông Donald Trump vốn góp phần trong việc hồi sinh lại đạo luật rút lại chương trình Obamacare.
Khu vực của ông Kim có rất ít dân gốc Á nhưng ông nói rằng ông ra tranh cử dựa trên mối liên hệ lâu năm của ông với một khu vực mà ông Obama đã chiến thắng hai lần. Ông Kim có bố mẹ di dân đến Mỹ từ Hàn Quốc và đã từng phục vụ ở Afghanistan dưới quyền của Tướng David Petraeus.
“Điều mà tôi muốn mọi người biết là tôi là đứa trẻ láng giềng của họ và tôi sẽ làm mọi thứ có thể để chiên đấu cho mảnh đất này vốn đã cho tôi tất cả mọi thứ,” ông Kim nói.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.