logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/05/2018 lúc 10:06:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi không nhớ rõ tôi yêu thơ từ khi nào. Có thể khoảng 10, 11 tuổi cũng nên. Đó là thời gian tôi học lớp nhì, lớp nhất trường tiểu học Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam.
Tuổi con nít mà, tôi thích nghe những điệu hò dân dã của quê mình, đó là môn "hát nhơn ngãi". Lối hát và lời hát này là của các nam thanh nữ tú quê tôi tự đặt ra, những chàng trai quê, những cô gái quê, đi cấy, đi gặt lúa, hay đi đập lúa trong những đêm sáng trăng, trời trong xanh vằng vặc. Những câu hát huê tình, chọc ghẹo nhau (tán) nhau  giữa nam nữ. Nhiều câu đối đáp, thật hay, thường là bằng thơ lục bát hay 7 chữ, có khi là một câu dài tự do. Đối đáp để trả lời bên kia làm sao cho vừa hay, vừa thật tài tình,....để đối phương cảm động, xao xuyến tâm hồn. Nhờ thế mà có nhiều cặp sau này thành vợ thành chồng. Chữ Nhơn Ngãi này ai đặt ra nghe thấm thía quá.


Từ những câu hát đó, kèm theo, cha tôi, người cũng mê thơ. Ông có làm thơ đường, thơ thất ngôn bát cú, hay họa lại với các ông chú, ông bác trong làng xóm. Hay mẹ tôi, thường hát ru tôi bằng những câu ca dao thắm đượm mùi vị quê hương, tình yêu trai gái, nên tôi thấm sâu vào lòng những âm thanh ấy, để mà sau này tôi yêu thơ và làm thơ, cũng nên.
Lại một người nữa là chị Khiêm tôi, người chị đầu duy nhất, chị cũng mang trong lòng một "bụng" thơ. Ngày còn nhỏ, trong những buổi trưa hè, hay trong những đêm trăng sáng, chị thường nằm trên võng hay ngâm nga những bài thơ, đoạn thơ, trong tác phẩm như "Đồi Thông Hai Mộ" (không biết tác giả là ai). Tác phẩm này có từ đâu, mà chị hai tôi đã chép tay lại, thành một tập.
 
Một đoạn thơ tiêu biểu như:
 
Anh Đinh Lăng của em đâu nhỉ?
Anh của em yêu quý suốt đời
Anh đi mù mịt xa khơi
Phượng hoàng tung cánh chim trời nào hay.
 
Hay những đoạn thơ trong "Lỡ Bước Sang Ngang" của Nguyễn Bính:
 
Em ơi! Em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
 
Những câu thơ này tự nhiên đã thấm vào hồn tôi lúc nào không hay, và từ đó tôi yêu thơ (văn) nhiều hơn, và quyết tâm theo đuổi "nghiệp" thơ, dù nghĩ rằng chặng đường đi tới, chắc là khó khăn và nhiêu khê lắm.
(Hồi đó, có những chuyện viết tay, không biết xuất phát từ đâu, mà được chuyền từ học sinh này đến học sinh kia, nam sinh (kể cả nữ sinh), cũng thi nhau lén lút đọc, trong đó có truyện "7 đêm khoái lạc", một chuyện mà đứa nào trong lũ chúng tôi cũng đọc, vừa đọc, vừa đỏ mặt lên, cười rúc rích, khoái chí, dù "chuyện người lớn" này, chúng tôi chưa biết mô tê, ất giáp ra răng cả.
Năm mười hai tuổi, tôi bắt đầu tập tễnh làm thơ. Những tập vở mẹ tôi mua cho đi học lớp đệ thất ở trường trung học, tôi dở những trang vở sau cùng ra làm nháp những bài thơ. Suốt cả một niên khóa vậy, tôi làm cũng được mấy chục bài, tôi chép tay lại trên giấy va luya, và đóng thành tập.
Tập thơ đầu tiên này có tên là "Lạnh Ngập Bờ Vai". Đúng là, nhớ lại, theo trí nhớ thôi chứ tôi không còn nhớ bài nào, vì sau đó, chiến tranh tấp đến, xô đẩy tôi bỏ xứ mà đi, nên mất hết, đâu còn giữ được gì. Nay, nhớ  vài đoạn, tôi thấy cách hành văn, câu chữ, thật là con nít, vừa sến, vừa không thơ chút nào, nghe mà "ớn lạnh xương sống".
 
Ví dụ một đoạn mà tôi nhớ nhất:
 
Gió lạnh chiều nay thổi rạt rào
Ân tình mộng đẹp biết nói sao
Nhìn hoa tôi thấy màu tan tác
Gió lạnh bên đường biết biết bao
 
Nhưng dù gì, cái giấc mộng thơ văn cũng vẫn luôn tồn tại trong tôi. Trong suốt thời gian trung học đệ nhất cấp, tôi làm nhiều bài thơ nữa, rồi lại xé đi, nay không còn dấu vết.
Mãi đến năm 1964, nhân lúc tình hình chinh trị trong cả nước rối ren, các tướng lãnh thi nhau chỉnh lý, đảo chánh loạn cả lên. Trường tôi theo học, học sinh biểu tình bãi khóa liên miên, Phật giáo tranh đấu khắp nơi. Lúc đó Tỉnh hội Phật giáo Quảng Tín có xuất bản một tập san lấy tên là Hoa Đàm, không biết do ai giới thiệu mà tôi có gởi đến Tập San này 2 bài viết, một thơ, một truyện. Sau khi báo phát hành, tôi thấy truyện ngắn và bài thơ của tôi xuất hiện ở đây, tôi nghe sướng "rên", hạnh phúc tràn đầy như được uống một ly rượu say, 2 bài của tôi đều lấy bút hiệu là Thùy Phương Linh, đọc lên nghe như tên con gái, chả ai biết là của tôi cả.

Và những năm sau đó, còn tuổi học trò, tôi vẫn mãi miết làm thơ, khi hứng, khi rảnh. Tôi gởi thơ tôi đến các báo ở Sài Gòn. Những tờ tuần san hạn trung như Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tuần San Thứ Tư, Tiểu Thuyết Thứ Bảy...Nhưng thực ra, tôi gởi đi cho vui, chứ tôi không có phương tiện để mua những tờ báo đó đọc, vì còn học sinh nên không có tiền, nhiều khi ra tiệm sách đọc ké những tờ báo, nếu có bài mình được đăng thì vui lắm, tưởng mình "vĩ đại" lắm. Tôi nghĩ thế thôi và tự thấy làm mản nguyện với chính mình, vui với chính mình, hạnh phúc với chính mình (nay có từ là "tự sướng").
 
Tháng ngày này tôi còn non choẹt, thơ cũng non choẹt, chưa yêu ai và chưa ai yêu tôi. Hình bóng con gái - gái quê, gái phố, nữ sinh, sinh viên, gái ngân hàng, tiếp viên hàng không, nữ ca sĩ, cô giáo...chỉ là những bóng dáng viễn mơ của tôi, tưởng tượng trong tâm hồn và làm thơ một chiều. Không có bóng dáng nào chắc chắn, không có hình, có bóng. Suốt những năm trung học, thật ra mà nói, tôi chưa yêu ai, chưa có tình yêu với một người con gái nào, nếu có là trong thơ, là mơ mộng viễn vông. Và tôi cũng chỉ làm thơ một mình, tự mình mình biết, tự mình mình hay, không có kết bạn văn thơ với ai. Hình như trong suốt những năm trung học, tôi đăng đâu được khoảng 20 bài thơ trên các báo Sài Gòn, những tờ báo "thường thường bậc trung" kể trên.
 
Đến khi vào đại học - tôi đậu tú tài hai, ban B, nên nghĩ mình có thể theo Đại Học Khoa Học. Tôi ghi danh vào Chứng chỉ MPC, tức Toán Lý Hóa. Học chỉ được hai tháng là tôi thấy mình không theo nổi, nên tôi bỏ MPC và ghi tên qua Luật...
Dù một lòng quyết chí lập công danh bằng con đường học vấn, nhưng chuyện thơ văn vẫn âm thầm theo đuổi tôi hằng giờ, hằng ngày. Lúc này tôi đang trọ học ở một căn gác nhỏ ở đường Lê Văn Duyệt, đối diện xéo xéo rạp ciné Thanh Vân.
Ở đây, có người bạn cùng quê với tôi tên Hãn, người bạn vào Sài Gòn, vừa đi học, vừa đi làm. Hãn làm ở Nhà Tổng Phát Hành Nam Cường, với công việc là lựa báo và bỏ báo. Hãn thức dậy rất sớm, khoảng 5 giờ sáng, đi làm và khoảng 3 giờ chiều đã về rồi. Anh về, hàng ngày, anh đem về cơ mang nào là sách, báo. Có rất nhiều báo hàng ngày như Chính Luận, Công Luận, Dân Ta...Còn tuần báo thì có Tuần san Thứ thư, Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Mai, Điện Ảnh...Tôi tha hồ đọc và làm thơ gởi các báo này, và được đăng nhiều hơn, (nhưng tuyệt nhiên không có những tờ văn học lớn như Bách Khoa, Văn, Văn Học, Tư Tưởng, Giữ Thơm Quê Mẹ...)
Ở chung phòng trọ với tôi, trước đó đã có Minh. Minh là học sinh học trường tư thục Tân Văn ở đường Trần Quí Cáp, Sài Gòn. Minh thấy tôi hay làm thơ, viết văn, nên rủ tôi gặp những người bạn của Minh cùng học lớp với Minh ở trường đó. Những người bạn này, theo Minh nói "cũng làm thơ hay lắm, muốn gặp tôi nói chuyện". Thế là tôi hẹn gặp. Những chàng này còn là học sinh, nhỏ hơn tôi một vài tuổi, thích văn thơ.
Trước đó, họ đã lập ra một Thi Văn Đoàn lấy tên là Mây Trời Việt. Cái tên nghe cũng kêu ghê. Những người bạn thơ mới đó, có những bút danh như một cậu ở Quảng Ngãi lấy tên là Trà Ấn Tường Vân, một cậu là hội trưởng cũ lấy tên là Mặt Trời Hoang. Có một cậu nói mình là nhạc sĩ và tự giới thiệu là cháu của nhạc sĩ Mạc Thế Nhân...Đám choai choai đó, có lẽ qua giới thiệu của Minh, và cũng có đọc mấy bài thơ tôi đăng ở các báo, nên trong một buổi "họp" đầu tiên, họ đề cử tôi làm Hội trưởng. Hội trưởng Thi Văn Đoàn Mây Trời Việt. Nghe cũng "oách xì xằng" lắm.
Hội cũng có nội quy đàng hoàng, có thể lệ gia nhập hội, có lịch sinh hoạt, có con dấu đỏ tròn ghi tên Hội, để mỗi khi Hội trưởng ký một văn bản nào đó thì đóng con dấu đỏ lên.
Tôi cũng mê cái Hội này, nên cứ thứ bảy chủ nhật là tôi vác cây đờn Guitar của Minh (tôi mượn, vì Minh không gia nhập hội, không làm thơ). Tôi thấy tôi như là tay đàn cừ lắm, thật ra tôi không biết đàn, ca cũng dỡ ẹt, vì không có hơi.
Sau này, tôi nghĩ thêm ra rằng, cái gì thuộc về Văn Học Nghệ Thuật mà không có năng khiếu bẩm sinh, thì cố gắng đến đâu cũng thua, cũng không làm ra một bài thơ hay, một truyện hay, một bản nhạc hay. (dĩ nhiên trong số này cũng có một số rất ít, có được năng khiếu bẩm sinh).
Những ngày ở Sài gòn, tôi chẳng làm được gì cả, dù ôm trong bụng một trời thơ ca, nhưng không gây nên một tiếng vang gì, dù làm Hội Trưởng Thi Văn Đoàn Mây Trời Việt. Từ đó tôi mới nhận chân ra rằng, cái cốt lỏi của nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ là tác phẩm của mình.
Tôi kể lại chuyện này coi như là một kỷ niệm vui hồi còn tuổi trẻ mà thôi.
 
Cho đến những năm tôi đi lính, khoảng năm 68, 69, 70, tôi mới có những bài thơ (và truyện ngắn) ra hồn, đăng trên Khởi Hành, Tuổi Ngọc, Thế Đứng, Nhật báo Tiền Tuyến...Lúc đó, tôi thấy thấy mình trưởng thành hơn một chút.
 
Khi qua hải ngoại, tôi vẫn ôm mộng tưởng thơ, văn. Bài tôi viết được đăng ở các báo văn học có giá trị như Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Sóng Văn...trên các nhật báo như Người Việt, Viễn Đông, Việt báo, Saigon nhỏ...hay các báo tuần như Sàigòn nhỏ, Hồn Việt, Trẻ Magazine, Phụ Nữ Diễn Đàn, Chí Linh và các trang mạng như Văn Chương Việt, Du Tử Lê, Luân Hoán, Phạm Cao Hòang, Sáng Tạo, Phố Văn, Học Xá...Và tôi đã thực hiện, chủ trương Trang mạng Văn Học Nghệ Thuật "Bạn Văn Nghệ", cũng được nhiều bạn đọc viếng thăm.
 
Tôi cứ thế tiếp tục.
 
Mãi đến bây giờ. Thế mà cũng (tròm trèm) hơn năm mươi lăm năm, từ năm 1962 đến nay là 2018 (năm xuất bản tập thơ này) là 56 năm. Một chặng đường khá dài. Coi như chiếm hết cả cuộc đời tôi, và có thế nói, khi tập thơ này in ra, tôi cũng sẽ còn làm thơ nữa, vì tôi nghĩ, bây giờ, thơ, văn là môn giải trí quí giá nhất của tôi. Có thể để làm cho mình đỡ cô đơn, xóa đi những phút giây trống rỗng, ở Mỹ, với cuộc đời đầy trầm luân, bầm dập của tôi. 

Nếu nói, thơ văn là nghiệp mà tôi đã vướng vào thì cũng đúng, vì hầu như suốt đời, tôi lúc nào tôi cũng nghĩ đến nó...
 
 
Xin cảm ơn bạn đọc khắp nơi, bạn văn khắp nơi, dù quen biết hay không quen biết.
Tôi luôn luôn thương quí và trân trọng các bạn. Như tự thương quí tôi.
 
Trần Yên Hòa

             
UserPostedImage


tuyển tập thơ
hơn năm mươi lăm năm thơ
Trần Yên Hòa
bìa: uyên nguyên
lay out, gởi in trên amazon: lê hân
sửa tổng quát: thành tôn

Bạn Văn Nghệ
xuất bản 2018

350 trang. giấy vàng tốt. bìa láng.

giá: $20.00

phát hành trên hệ thống Amazon toàn cầu

*
muốn đặt mua ở amazon xin vào:
 
www.amazon.com 
 
đánh máy chữ: hon nam muoi lam nam tho

hay liên lạc email:

tran_hao47@yahoo.com

nxb Bạn Văn Nghệ trân trọng giới thiệu và Kính Mời
 
song  
#2 Đã gửi : 26/05/2018 lúc 08:24:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đọc Thơ Trần Yên Hòa: Hơn Năm Mươi Lăm Năm Thơ

Nhà thơ Trần Yên Hòa vừa phát hành thi tuyển “Trần Yên Hòa: Hơn Năm Mươi Lăm Năm Thơ”… Đó là một tuyển tập gói trọn một đời thơ, cũng là nơi mang rất nhiều tình tự với quê nhà, với những khung trời kỷ niệm tình ca. 
 
Đó là một tập thơ, khi bạn mở ra đọc vài trang, sẽ thấy như bị lôi cuốn đi mãi theo dòng ngôn ngữ. Bởi vì, thơ Trần Yên Hòa có nơi không còn là chữ, mà đã là cái gì rất gần gũi với chính bạn. Tuyển tập thơ của anh không chỉ là dấu mốc sáng tạo thi ca Trần Yên Hòa, mà cũng là một tấm gương soi mặt hồn thơ cho một một thế hệ, những người sinh ra và trưởng thành trong một cuộc nội chiến, và đã đào tỵ vào thơ như một thế giới hòa bình bay bổng riêng.
 
Khi mở ra các trang sách Trần Yên Hòa, tôi tự thấy chính hồn mình hiện ra lơ  lửng giữa những dòng thơ của anh. Sức mạnh thi ca của Trần Yên Hòa là, qua thơ, anh hòa nhập với tình tự của hồn nước, với dòng chảy ngôn ngữ của dân tộc. Hãy hình dung thơ như một dòng sông đón nhận trăm suối trôi vào. Thơ Trần Yên Hòa là một dòng sông, nơi đó tôi đứng nhìn thấy cả chân dung dân tộc, có hình tôi, hình anh, hình ảnh cả một dòng chảy dân tộc. Của những năm khốn khó, gian nan, và thơ mộng.
 
Hãy đọc trích đoạn bài “Tự Tình cùng Đất Nước” (trang 63-67), Trần Yên Hòa viết:
 
Những tháng ngày tôi còn nhỏ xíu
Ôm tập vở nhàu theo bạn bè đến lớp
Nước mắt chảy quanh sợ sệt đủ điều
Đất nước quanh tôi là cô giáo nhỏ
Dạy tôi i tờ và đọc ca dao
...
Tôi lớn lên với tình yêu của Mẹ
Tình yêu của Em
Những ngày đầu tiên rộn rã
Đâu đâu cũng nghe tiếng chim ca
Đâu đâu cũng là mật ngọt
(những mật đắng sau này
Em làm sao thấu được)
...
Đất của ta
Và Nước của ta
Không bao giờ mất được.
.
Tình yêu với Trần Yên Hòa đôi khi có vẻ như định mệnh. Có gì rất mực tiền kiếp hiện ra, khi nhà thơ gặp nàng. Như trong bài “Nguyên đán, em và tôi” (trang 168), Trần Yên Hòa làm thơ, không chỉ nói về ngày Tết Nguyên Đán, nhưng chính hình ảnh em hiện ra trước mắt mới thực là ngày khởi  đầu xuân:
 
Tình tôi em chắc mới vừa nguyên đán
Em thắm tươi má đỏ với môi hường
Em thắm tươi nào quần là áo lượt
Ta nắm tay từ nguyên thủy thơm hương…

Ta đã có bài thơ chưa ráo mực
Viết về ta và em nhỏ mộng mơ
Ta đặt cho em tên là nguyên đán
Là trắng ngần, thơm phức, một trời thơ...
.
Cũng có một lúc, nhà thơ Trần Yên Hòa nhìn thấy giai nhân tuyệt sắc thực sự là một ni sư ẩn giữa chợ, và do vậy chàng bày tỏ ước nguyện hiện thân làm tỳ kheo để ôm bình bát khất thực tình em… Bài thơ "Ta, tì kheo, khất thực em, chút tình" (trang 274) viết như sau:
.
Vào chùa học Quán Thế Âm
Học kinh Bát Nhã học Thiền lãng quên
Học Kim Cang Tứ Diệu Ân
Mà không sao trọn căn phần duyên do
Ta đi tìm hủy tìm hoài
Em ni sư ẩn trong hồn thế gian.
Ta làm một kẻ hỗn mang
Đậu trên cành trúc bay sang áo người
Em ni sư ban nụ cười
Làm ta quýnh quáng rã rời tứ chi
Đành làm một kẻ tình si
Thổi cây sáo trúc độ trì ta chưa?
Rồi ta làm Phật tì kheo
Tay ôm bình bát xin theo chút tình
Dẫu em bỏ quán vô đình
Ta, tì kheo, khất thực tình của em
Ta đang sống giữa mê quên
Ta, tì kheo, khất thực em, chút tình.
.
  Đôi khi, nhà thơ tự thấy trước mắt chỉ là hình ảnh nàng, nơi đó chính vì nàng đã hóa thân vào ánh trăng rằm, và ánh sáng của nàng làm cho đời chàng thoát kiếp bóng tối.
 
Như trong bài thơ "Môi Mắt Tình" (trang 289-292)  Trần Yên Hòa viết, trích:
 
...Em như ánh trăng rằm
Soi đời anh tăm tối
Em như ánh sao xa
Cho đời anh sống lại
...
Những dấu vết trăm năm
Anh dang tay tìm kiếm
Một mùa xuân bắt đầu
Trong cuộc đời dâu biển
.
Hai chúng mình yêu nhau
Như đôi sam quấn quít
Lòng anh là trẻ nít
Lòng em là vàng thau
.
Dù có sến đến đâu
Anh cũng không cần biết
Anh mãi nói yêu em
Với một lòng tha thiết...
.
Nhà thơ Trần Yên Hòa tâm sự về tuyển tập thơ này, nơi trang 7-15, về cơ duyên của “hơn năm mươi lăm năm thơ” trích như sau:
 
“Tôi không nhớ rõ tôi yêu thơ từ khi nào. Có thể khoảng 10, 11 tuổi cũng nên. Đó là thời gian tôi học lớp nhì, lớp nhất trường tiểu học Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam.
 
Tuổi con nít mà, tôi thích nghe những điệu hò dân dã của quê mình, đó là môn "hát nhơn ngãi". Lối hát và lời hát này là của các nam thanh nữ tú quê tôi tự đặt ra, những chàng trai quê, những cô gái quê, đi cấy, đi gặt lúa, hay đi đập lúa trong những đêm sáng trăng, trời trong xanh vằng vặc. Những câu hát huê tình, chọc ghẹo nhau (tán) nhau  giữa nam nữ. Nhiều câu đối đáp, thật hay, thường là bằng thơ lục bát hay 7 chữ, có khi là một câu dài tự do. Đối đáp để trả lời bên kia làm sao cho vừa hay, vừa thật tài tình,....để đối phương cảm động, xao xuyến tâm hồn. Nhờ thế mà có nhiều cặp sau này thành vợ thành chồng. Chữ Nhơn Ngãi này ai đặt ra nghe thấm thía quá.
 
Từ những câu hát đó, kèm theo, cha tôi, người cũng mê thơ. Ông có làm thơ đường, thơ thất ngôn bát cú, hay họa lại với các ông chú, ông bác trong làng xóm. Hay mẹ tôi, thường hát ru tôi bằng những câu ca dao thắm đượm mùi vị quê hương, tình yêu trai gái, nên tôi thấm sâu vào lòng những âm thanh ấy, để mà sau này tôi yêu thơ và làm thơ, cũng nên.
 
Lại một người nữa là chị Khiêm tôi, người chị đầu duy nhất, chị cũng mang trong lòng một "bụng" thơ. Ngày còn nhỏ, trong những buổi trưa hè, hay trong những đêm trăng sáng, chị thường nằm trên võng hay ngâm nga những bài thơ, đoạn thơ, trong tác phẩm như "Đồi Thông Hai Mộ" (không biết tác giả là ai). Tác phẩm này có từ đâu, mà chị hai tôi đã chép tay lại, thành một tập…”(ngưng trích)
 
Với cơ duyên như thế, tất nhiên là Trần Yên Hòa trở thành nhà thơ. Bạn đừng nên hỏi vì sao chàng mê thơ, vì hàng ngày khi còn là một cậu bé đã được nuôi lớn bằng các dòng thơ Đường của cha, bằng lời  hát ru của mẹ, bằng giọng ngâm thơ bên võng của chị…
 
Và cũng đặc biệt và ngọt ngào, tình thơ của chàng được nuôi lớn bằng hình ảnh cô gái Tam Kỳ, cùng lớn lên theo những vồng khoai, như Trần Yên Hòa kể qua bài thơ "Gởi Cô Gái Tam Kỳ, Đất Khổ" (trang 94-96), trích đoạn:
.
Em lớn lên theo những vồng khoai
vồng khoai lang chảy dài cồn cát
cái nóng se khô, cơn mưa dứt hạt
em le te đội nón qua cầu
.
Em đạp xe đi học trường làng 
mẹ gắng cho em kiếm ba mớ chữ
cắn chữ làm đôi đọc thư tình anh gởi
cái nghĩa yêu đương mù mịt quá chừng
.
Rồi mười lăm tuổi lên trung học
khung trời thị xã, cổng trường vôi
áo dài như bướm bay phất phới
em mang theo hồn anh đi đâu?
.
Tuyệt vời là như thế. Tôi đâm ra ghen tỵ với Trần Yên Hòa: Làm sao để có cơ duyên lớn lên giữa những dòng thơ và các mối tình thuở dậy thì rất mực thi ca như thế? Phải chi thời đi học của tôi cũng vướng một  tà áo dài để tự mình ngẩn ngơ hỏi em mang theo hồn anh đi đâu…
 
Trần Yên Hòa sinh năm 1947 tại làng Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam. Học trườngTrần Cao Vân, và sau đó gia nhập khóa 2 trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Sau 1975, anh vào tù Cộng Sản, ra tù đi làm rẫy. Sau khi định cư tại California từ 1995, Trần Yên Hòa sáng tác nhiều hơn. Rất nhiều tác phẩm thơ và truyện ngắn đã xuất bản và được độc giả đón nhận.
 
Thi tập “Hơn Năm Mươi Lăm Năm Thơ” dày 350 trang. giấy vàng tốt. bìa láng. giá: $20.00. 
Có thể tìm mua bằng cách vào Amazon.com và gõ nhóm chữ: hon nam muoi lam nam lam tho.
hay liên lạc email: tran_hao47@yahoo.com 
Trân trọng cảm ơn Trần Yên Hòa, một hồn thơ rất mực ngọt ngào của dân tộc… 
Phan Tấn Hải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.202 giây.