logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/05/2018 lúc 08:29:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vậy là Biển Đông hết cứu? Trung Quốc đưa phi đạn, oanh tạc cơ  vào các đảo nhân tạo ở Biển Đông...  Thế giới im lặng. Chỉ có Việt Nam và Philippines bày tỏ quan ngại. Chính phủ Trump lo tranh cãi với chính phủ Tập Cận Bình, không phải về Biển Đông, mà về thuế quan hàng hóa. Thậm chí, Trump hứa cứu việc làm cho công ty Hoa Lục có tên là ZTE...

Có nghĩa là, Việt Nam và Philippines phải tự lo thân.

Khi có chuyên gia thắc mắc rằng tại sao Trung Quốc vũ trang Biển Đông trên các vùng biển tranh chấp, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ Lu Kang nói trong buổi họp báo thường kỳ hôm Thứ Hai rằng “các đảo Biển Đông là lãnh thổ, lãnh hải TQ... và việc đưa oanh tạc cơ vào khu vực chỉ là tập dợt quân sự thường lệ.”

Phát ngôn nhân này thêm, rằng trong khi đó “Hoa Kỳ gửi tàu chiến và chiến đấu cơ vào khu vực... gây ra nguy hiểm cho các nước khác.”

Bây giờ, làm gì?

Báo New Straits Times của Singapore hôm Thứ Hai ghi rằng các quốc gia hội viên ASEAN đành chịu bó tay, nhưng đưa ra ý kiến rằng đề nghị thành lập bản Quy Tắc Ứng Xử nhằm kềm chế Trung Quốc...

Nghĩa là, gài làm sao để tuyên bô rằng Biển Đông trở thành vùng hòa bình...

Có thể được chăng? Vì không lẽ ASEAN đưa taù chiến  ra đuổi tàu chiến TQ về Thượng Hải?

Hay là ASEAN đưa lính TQLC ra đổ bộ, tái chiếm các đaả TQ đang chiếm giữ?

Vì không lẽ đầu hàng, không lẽ im lặng, mặc cho TQ muốn làm gì thì làm?

Cũng nên nhắc rằng Phát ngôn viên của TT Duterte loan báo quan ngại về oanh tạc cơ tầm xa của Trung Cộng đáp và cất cánh từ phi truờng xây dựng trên 1 đảo cạn thuộc Biển Đông – Bộ ngoại giao Philippines đã có phản ứng ngoại giao thích hợp với Beijing, theo tường thuật của báo Hong Kong.

 Thông tin từ Bộ quốc phòng Trung Cộng xác nhận oanh tạc cơ như H-6K lui tới đảo và đảo nhân tạo trong vùng như là 1 phần trong chuơng trình tập trận tuần qua.

Tham vụ báo chí Harry Roque nói “loại hoạt động ấy ảnh hưởng các nỗ lực duy trì ổn định và hoà bình tại Biển Đông”.

Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao cho biết : Manila đang theo dõi các diễn biến – TT Duterte từng nhận là không có sức mạnh để ngăn Trung Cộng quân sự hoá Biển Đông. Ông Duterte bị các nhà lập pháp đả kích vì không đối đầu – ông xác nhận không muốn rủi ro và sẵn sàng thuơng luợng để cùng khai thác tài nguyên trong vùng. Vietnam cũng đã lên tiếng cùng ngày về hoạt động của oanh tạc cơ Trung Cộng tại vùng Hoàng Sa, theo 1 thông cáo báo chí của Bộ ngọai giao phát hành sáng Thứ Hai.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận là theo dự kiến, trong kỳ họp sẽ khai mạc cuối tháng 5 này, Quốc Hội Việt Nam sẽ thảo luận về dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam, thay thế cho Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Như vậy là cũng như nhiều nước khác trong khu vực, Hà Nội muốn tăng cường lực lượng cảnh sát biển (lực lượng tuần duyên) trong bối cảnh Việt Nam đang đối đầu với nhiều thách thức mới về an ninh trên biển, đặc biệt với việc Trung Quốc vẫn không ngừng có những hành động nhằm áp đặt chủ quyền trên vùng Biển Đông đang tranh chấp, thậm chí nhằm kiểm soát toàn bộ vùng biển này, thể hiện qua việc lắp đặt các tên lửa ở Trường Sa gần đây.

Dự thảo luật xác định Cảnh sát biển Việt Nam là “lực lượng vũ trang nhân dân”, có nhiệm vụ “ bảo vệ an ninh quốc gia, thực thi pháp luật trên biển". Như vậy là so với pháp lệnh hiện hành, vị trí, chức năng của Cảnh sát biển có sự bổ sung, thay đổi đáng kể.

RFI viết rằng, cụ thể hơn, theo dự luật, cảnh sát biển Việt Nam có thể nổ súng để “bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn, môi trường biển và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế...”

Hiện giờ, cảnh sát biển chỉ được phép nổ súng khi tính mạng và sự an toàn của họ bị đe dọa, hoặc trong khi truy đuổi những người và tàu thuyền vi phạm trên biển, hoặc để bảo vệ người dân mà tính mạng bị đe dọa.

Trong khi đó, một nghịch lý là tình hình Việt Nam - Trung Quốc họp về hợp tác Biển Đông, theo bản tin RFA.

Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 14 đến 18 tháng 5 tiến hành đàm phán Vòng 11 Nhóm Công Tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa hai phía. Vòng đàm phán diễn ra ở Hà Nội.

Thông tin được loan đi hôm 21/5 cho biết hai phía kiểm điểm tình hình triển khai hợp tác các dự án đã ký kết sau vòng đàm phán lần thứ 10 đến nay như: nghiên cứu trầm tích thời kỳ Holocene tại châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang, triển khai thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản…đồng thời trao đổi ý kiến các dự án mới do phía Trung Quốc đề xuất.

Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì hai nước tiếp tục nhất trí trong việc thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Vòng đàm phán thứ 12 về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Trung Quốc vào cuối năm 2018.

Vòng đàm phán 11 vừa nêu diễn ra vào khi Trung Quốc xác nhận tin đưa oanh tạc cơ H-6K xuống khu vực Biển Đông đang có tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác tại Đông Nam Á.

Trong khi đó, một bản tin VOA cho biết rằng ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Chuẩn Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ, lãnh đạo.

Trang mạng PTI tường thuật rằng chuyến thăm nằm trong khuôn khổ chương trình triển khai hoạt động của Hạm đội miền Đông của Hải quân Ấn Độ tới Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương.

Dẫn đầu đoàn tàu tác chiến Ấn Độ ghé cảng Tiên Sa là khu trục hạm INS Sahyadri, một trong ba tàu chiến đa nhiệm tàng hình thuộc lớp Shivalik của hải quân Ấn Độ. Được trang bị vũ khí tiên tiến, tàu INS Sahyadri có trọng tải hơn 6.000 tấn, dài 142,5 m, rộng 16,9.

Hai tàu còn lại trong đoàn gồm tàu hậu cần chở dầu INS Shakti, và tàu chống ngầm tàng hình Kamorta. Đi theo đoàn tàu có hơn 900 sĩ quan và thủy thủ.

Vậy là, có liên minh... Cũng đỡ.

Vấn đề là, sau hậu trường có gì lạ không?

Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.