logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/07/2013 lúc 06:25:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi kết bạn với chị tại một vườn hoa nhỏ ở thành phố Huế, đó là vườn Đoát. Gọi là vườn Đoát vì quanh vườn trồng nhiều cây Đoát, một loại cây gần giống cây thiên tuế, lá vươn dài và lớn; ở Huế nhiều nơi trồng cây này.
Chị lớn hơn tôi vài tuổi, lúc đó chị đang làm việc ở trường Đại Học Huế, còn tôi đang đi học ở trường Đồng Khánh. Chúng tôi cùng gặp nhau trong trò chơi Hướng Đạo. Vườn Đoát sáng Chủ Nhật tươi vui, cây xanh bóng mát. Chị giữ một chức gọi là Balou. Chị họp bầy sói nhỏ lại và hô: Balou! Thì bầy sói nhỏ đồng một loạt trả lời: Gâu! Gâu! Gâu! Chị hô ba lần và các em trả lời lại ba lần như vậy.
Tôi nhỏ tuổi hơn chị và lớn hơn bầy sói nên tôi thuộc một tổ khác gọi là Tráng Sinh. Khi chúng tôi họp lại, chị Trưởng toán hô: Tráng Sinh! thì chúng tôi trả lời “Sẵn Sàng”. Tôi đã học được nhiều điều bổ ích từ trò chơi Hướng Đạo này. “A Scout smiles and whistles under all circumstances”. Câu nói này của Baden Powell tôi phải đổi một chút cho hợp với tính hay khóc nhè của tôi. “Mỗi khi gặp chuyện buồn, hãy quay lưng lại và hát một khúc nhạc vui.” Câu này thấy vui vui. Vậy là tôi nhớ, và nó đã giúp tôi bớt đổ nhiều lít nước mắt trong đời.
Khẩu hiệu “Sẵn Sàng” cũng cặp kè với tôi trong mọi công việc. Đối với chị bạn của tôi mới thật kỳ diệu. Ba chữ Gâu Gâu Gâu khi qua Mỹ chị đổi thành Go Go Go. Chị nói: Biệt hiệu của mình là Go Go Go thì mình phải đi chứ sao ngồi một chỗ được?

Đi trong cuộc đời
Chị qua Mỹ hơn 35 năm, chị đi làm hơn 30 năm, chị về hưu hơn 3 năm, ở nhà quanh quẩn, già rồi cũng không dám lái xe nhiều, chị nói:
“Lúc trước ông xã mình thích đi du lịch, bọn mình đã đi khắp thế giới rồi. Sau đó làm bạn với chiếc trailer đi khắp nước Mỹ. Nhà ở Florida có khu vườn mình trồng rất nhiều hoa hồng. Tên của mình mà, hoa hồng quanh nhà, trên cao thì treo hoa lan. Sau vườn có hồ, du thuyền để đó sẵn sàng, bạn bè đến tha hồ vui chơi. Tuổi già chân cũng mỏi, bây giờ mình thích đi gần thôi: đi chùa. Ở Florida chùa ít, khó đi nên mình dọn về ở Nam California. Ở đây chùa nhiều nhất nước Mỹ, tha hồ đi.”
Chị kể cho tôi nghe biết bao chuyện trên trời dưới đất. Lúc đi du lịch ở Thái Lan có chuyện rất vui, chị nói:
- Ở Thái Lan, trước mỗi khách sạn đều có một cái am nhỏ, gặp ngày rằm mình ra đó thắp nhang, rồi mua con chim thả. Sáng hôm sau, mình vừa ngủ dậy, ông quản lý khách sạn gọi:- “Bà Rose, có mấy người bạn kiếm bà.” Mình nhìn ra thấy ba bốn đứa nhỏ tới bán chim. Hôm sau chúng đến đông hơn và hôm sau nữa đông hơn nữa, bảy tám em. Mình nói:
“Hôm nay là ngày cuối cùng, ngày mai bác đi rồi.”
Mấy đứa nhỏ nài nỉ:
“Bác đừng đi.”
“Bác không đi? Ở đây tụi bây nuôi bác chắc?”
Mấy đứa nhỏ tiu nghỉu. Chị bảo:
“Thôi, mở lồng thả chim.”
Mấy đứa nhỏ cùng mở lồng, một bầy chim bay vù ra, đúng là chim sổ lồng. Lũ nhỏ ngước mắt nhìn theo, buông những tràng cười vô tư và trong sáng. Chị nói:
“Mình không có con, thôi thì mua vui cho mấy đứa nhỏ một lúc cũng đáng.”
Làm việc ở nursing home, chị kể:
“Mình làm việc ở đây hơn 30 năm, gặp đủ chuyện vui buồn. Các cô điều dưỡng làm ở đây phần đông là người Mễ, họ không giỏi tiếng Anh nên hay gặp khó khăn, mỗi lần như vậy họ đều nhờ mình giúp: Ông già khó tính không chịu ăn, bà già khó tính hay giận hay hờn..., mình đến nói chuyện một hồi mới êm xuôi. Có người không gia đình, có người ly dị, có người bị con cái bỏ rơi..., họ buồn rầu khóc lóc, mình phải đi theo nghe họ tâm sự, phải đi theo an ủi họ. Một giờ nghỉ ăn trưa mình chỉ có 15 phút, 15 phút giải lao coi như không có, vì luôn luôn có người gọi: “Bà Rose. Làm ơn giúp giùm.” Vậy là mình phải đi.”
Chị luôn luôn có mặt khi mọi người cần, vì vậy bịnh nhân rất quý chị. Mỗi tháng vài lần, khi ông Quản Lý đi dạo kiểm tra, thấy ông là đòi tăng lương cho chị. Họ nói:
“Bà Rose đã giúp chúng tôi rất nhiều, ông phải tăng lương cho bà ấy để bà ấy ở lại đây, chúng tôi cần bà ấy.”
Với tinh thần hào hiệp của một hướng đạo sinh kỳ cựu và trái tim nhân ái của một Phật tử, chị nói:
“Không phải tôi không cần tiền, vì cần tiền nên tôi mới đi làm, nhưng tôi làm ở đây là vì tôi có lòng thương người. Phật dạy tôi phải từ bi bác ái, đạo lý của Việt Nam dạy tôi “Thương người như thể thương thân”, vì vậy tôi bằng lòng làm việc ở đây, tôi muốn ở đây với các bạn, tôi muốn ở bên cạnh các bạn...”
Thật ra trên đây chỉ là những chuyện bình thường của một nữ điều dưỡng. Có một chuyện mà khi chị kể tôi đã cười suốt trong điện thoại. Đó là chuyện chị làm bà mai. Từ lúc còn trẻ, vì chị hiền lành, vui vẻ cởi mở, tốt bụng, quen biết nhiều nên ai cũng đòi chị giới thiệu người cho mình. Chị đã từng giới thiệu cho rất nhiều người nhiều cặp như thế và họ sống với nhau hạnh phúc suốt đời. Không ngờ khi qua Mỹ, bạn bè vẫn còn kêu réo đòi chị giới thiệu người cho con cho cháu họ. Chuyện trong nursing home mới ly kỳ.
Chị nói: “Để mình kể chuyện này cho nghe nhưng cấm cười. Trong dãy nhà dành cho những người hưu trí, có bà Mary rất đẹp, bà là cô giáo dạy trường trung học, lúc trước có lần đoạt chức hoa hậu ở đâu đó, bà đã 80 tuổi rồi. Mỗi lần vô phòng ăn, bà ăn mặc rất đẹp, hột xoàn đeo đầy tay. Bên phía các ông, có ông đại úy lái phi cơ trực thăng, ông này cũng cao lớn đẹp lão. Ôi chao, ông cứ đi theo mình đòi giới thiệu bà Mary cho ổng. Mình nói:
“Ông là người Mỹ, bà Mary cũng là người Mỹ, hai người đến nói chuyện với nhau là chuyện bình thường, tại sao phải cần tôi giới thiệu?”
Nhưng ông cứ đi theo nài nỉ mãi, ông này già mà còn muốn làm quen kiểu lãng mạn gì đây. Thôi được, sẽ kiếm cho ổng một chỗ lãng mạn để làm quen. Chị kể tiếp:
“Ở Nhà Dưỡng Lão này phía sau có vườn hoa rất đẹp, buổi chiều sau khi ăn cơm xong, mọi người hay ra đó hóng mát, mình dẫn ông John tới trước mặt bà Mary cho hai người bắt tay làm quen. Vậy là thành một đôi. Chưa đâu, còn cặp khác, ông này lùn thấp hơn, bà thì ngồi xe lăn, mình cũng phải kiếm một cơ hội thơ mộng thơ ca cho hai người nói chuyện lần đầu, chưa hết đâu, còn nữa...”
Tôi thì cười muốn văng điện thoại mà chị cứ tửng tửng kể tiếp. Chị nói:
“Mình đi nghỉ phép hai tuần, mới bước vô phòng cả ba cặp là sáu người cùng phát thanh một lúc: “Bà Rose, bà đi đâu mà đám cưới của chúng tôi bà không đến dự? Chúng tôi làm lễ cưới ở nhà thờ mà không có bà, chúng tôi buồn lắm...” Ôi trời, mình tốn công giúp họ thành đôi thành cặp, ngày cưới của họ mình không uống được ly rượu nào lại còn bị trách móc nữa chứ. Thiệt là chán ông trời.
Tôi mặc kệ để chị giả giận vùng vằng trong điện thoại, tôi cười muốn quên thở. Chị vào làm việc ở viện Dưỡng Lão mà còn làm nghề mai mối, tôi không cười sao được? Tôi nói:
“Chị của em ơi, chị mai mối thành công như vậy, chị về mở văn phòng giới thiệu hôn nhân có tốt hơn không? Khách hàng của chị sẽ nối đuôi dài dài, trẻ có già có, rụng răng cũng có...”
Mỗi lần nói chuyện với chị tôi thấy tôi không cần phải đi tập cười ở câu lạc bộ Yoga Cười của bác sĩ Madam Kataria nữa.
*Đường vào cửa Phật
Chị ào vào thăm tôi như một cơn lốc, chị kể cho tôi nghe nhiều chuyện vui buồn, rồi chị đi. Chị đi theo thầy trụ trì qua đây dự lễ thành lập chùa. Chị phải ngủ lại trong chùa với các bạn của chị. Chị đã từng mang đôi chân đi khám phá thế giới bên ngoài, giờ đây chị đi vào cửa Phật để khám phá thế giới tâm linh. Con đường không mây này không phải đơn giản. Nó không những chiếm nhiều thì giờ mà còn đòi hỏi phải sống với cái Tâm của mình.
Chị đi chùa mỗi tuần ba ngày nghe giảng kinh, tập thiền, một tháng tám lần tu bát quan trai, chưa đủ, chị còn tham gia ban Tụng Niệm để thể nghiệm nhiều hơn về cõi sống cũng như cõi chết.
Chị tham gia Ban Tụng Niệm của chùa Điều Ngự. Thầy trụ trì thường được mời đi tụng kinh siêu độ cho những người vừa mới lìa đời. Ban tụng niệm gồm sáu hoặc bảy người đi theo thầy để tụng phụ. Chị nói:
“Lúc này sao người chết nhiều quá, mỗi tuần nhiều khi có hai ba đám, Nhiều khi mới đi một đám về, tưởng hôm sau được nghỉ thì có người gọi, vậy là hôm sau phải đi tiếp. Thầy lớn tuổi nhưng ai mời thầy cũng đi. Thầy nói: “Cầu siêu là cầu cho linh hồn người chết sớm siêu thoát và để an ủi người sống, mình không đi sao được?” Học theo tinh thần từ bi của thầy nên dù mệt, bọn mình cũng cố gắng đi. Thầy làm việc vì lòng từ bi, nên kỷ luật của thầy rất nghiêm. Đến nhà có người chết không được làm phiền chủ nhà. Bọn mình phải đem theo thức ăn và nước uống, buổi trưa ra xe ngồi ăn, ăn xong vô phụ với thầy tụng tiếp.”
Tôi hỏi:
'Chị thích đi chùa, chị đến chùa phụ giúp làm nhiều việc, chị học Phật pháp, chị gắn bó với chùa nhiều như vậy, chị có cầu mong điều gì không?”
“Cúc cũng biết đó, đây là truyền thống của ông bà mình từ xa xưa. Khi đã làm xong nhiệm vụ với con cái, trả hết nợ đời, người Việt Nam mình thường tìm nơi thanh vắng để sống những ngày bình an, không tranh chấp. Phải chay tịnh, phải rũ bỏ mọi ham muốn, sống những ngày cuối cùng với một tâm hồn nhẹ nhàng trong sáng không nhuốm bụi trần. Mình bây giờ chỉ muốn sống như vậy thôi.”
Những người con của Phật, họ đã sống suốt đời ở cõi trần đầy bụi bặm vất vả này với cái tâm chân thành, làm việc hết lòng vì cuộc sống, vì mọi ngươi. Giờ đây, nợ đời đã rũ bỏ, họ đem cái tâm trong sạch ấy đi vào cửa Phật. Họ cố gắng sống theo giáo lý nhà Phật, mở rộng tâm hồn theo bốn chữ từ bi hỉ xả, mong sau này được vào cõi Phật là một cõi Không.

23/6/2013
Cao Thu Cúc (Viendong)



Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.