Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 24/5 cảnh báo dự luật này sẽ gây tổn hại kinh tế Việt Nam và đàn áp trực tuyến giới bất đồng chính kiến, theo Reuters.
Mối lo ngại này đã được Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish nêu với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong một cuộc họp.
Ông Gerrish "nêu mối lo ngại của Mỹ về dự luật an ninh mạng của Việt Nam, bao gồm tác động đến nhu cầu nội địa hóa và hạn chế đối với các dịch vụ đa quốc gia, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam".
Nếu được thông qua, Luật An ninh mạng sẽ yêu cầu các công ty truyền thông xã hội xóa "nội dung vi phạm" trong vòng một ngày kể từ khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an.
Reuters nhận định Bộ Công an là cơ quan chính thực hiện các cuộc đàn áp với giới bất đồng chính kiến.
Hiệp hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) hôm 23/5 cũng gửi một số kiến nghị về dự thảo luật tới Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, theo báo Thanh Niên.
Không đề cập đến giới bất đồng chính kiến như ông Gerrish nhưng VDAC cho rằng "quy định này có thể gây rủi ro, xâm phạm các quyền chính trị, kinh tế cơ bản của công dân".
VDCA đề nghị bãi bỏ và sửa đổi một số nội dung, cụ thể là quy định doanh nghiệp tạm ngừng cấp dịch vụ cho cá nhân, tổ chức theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền để "bảo vệ an ninh quốc gia".
Hiệp hội cho rằng điều khoản ngừng cấp dịch vụ cho người dùng nếu đăng tải "tuyên truyền chống nhà nước kích động gây bạo loạn…" là chưa đủ rõ ràng.
VDCA cũng kiến nghị bỏ quy định "địa phương hóa dữ liệu", tức việc đặt máy chủ, lưu dữ liệu tại Việt Nam.
Ngoài ra hiệp hội này nhận ra rằng nếu dự luật được thông qua, một số quy định còn làm gia tăng chi phí cho các công ty trong và ngoài nước, cản trở sự hấp dẫn của thị trường và có khả năng vi phạm các cam kết quốc tế.
Hiệp hội dẫn chứng phân tích kinh tế rằng, nếu dự luật này thông qua, sẽ làm giảm 1,7% GDP của Việt Nam và giảm 3,1% đầu tư nước ngoài.
Dự luật An ninh mạng sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV và thảo luận tại hội trường vào ngày 29/5.
Quốc hội dự kiến sẽ có đợt bỏ phiếu cuối cùng cho dự luật này vào ngày 15/6.
Hôm đầu tuần, Luật sư Đặng Đình Mạnh, TPHCM bình luận với BBC về các cuộc thảo luận về luật trong Quốc hội đang họp ở Hà Nội:
"Công chúng đã không thấy luật Biểu tình vốn rất được trông đợi được đưa vào chương trình lập pháp của kỳ họp Quốc hội nhóm họp lần này."
"Trong khi đó, luật An ninh mạng vốn là cơ sở để hợp pháp hóa sự quản lý ngày một chặt chẽ hơn của chính quyền trước các hoạt động trên mạng của công chúng đã sớm được đưa vào chương trình lập pháp kỳ này.
Rõ ràng, điều đó đã phát đi một thông điệp không thể rõ ràng hơn về quan điểm ngày một khắt khe của chính quyền đối với các sinh hoạt dân chủ của người dân."
Các bạn đọc thêm ý kiến của dư luận trên mạng xã hội:
LUAT AN NINH MẠNG: NGUY CƠ TRỞ THÀNH TỘI PHẠM LÀ RẤT LỚN Nếu Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua, thì chuyện “Thu...
Posted by Phạm Việt Thắng on Thursday, 24 May 2018
DỰ LUẬT AN NINH MẠNG (Bước ngắn nhất đưa Việt Nam tách biệt thế giới văn minh) Không còn gì để nói với những người đã...
Posted by Nguyễn Tuấn Anh on Wednesday, 23 May 2018
LUẬT AN NINH MẠNG - MẤT NHIỀU HƠN ĐƯỢC Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, có lẽ chưa có tiền lệ làm luật nào mà một cơ...
Posted by Dong Nguyen Quang on Thursday, 17 May 2018
Theo BBC