logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/07/2013 lúc 07:59:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Theo Le Monde, nước Pháp cũng nghe lén không thua gì Hoa Kỳ qua trung gian của Cơ quan tình báo đối ngoại DGSE (REUTERS)
Hồi hai của cuộc cách mạng Ai Cập, châu Âu vẫn lúng túng về vụ Snowden, Liên hoan nghệ thuật sân khấu Avignon 2013 khai mạc : đó là những chủ đề chính trên các tờ báo Paris trong ngày. Nhưng có lẽ bài báo thu hút chú ý độc giả nhất liên quan đến những tiết lộ của Le Monde về hoạt động của ngành tình báo Pháp.
Từ thư điện tử đến tin nhắn, từ các cuộc điện đàm đến những trao đổi trên mạng xã hội của người Pháp và kể cả người nước ngoài sống trên đất Pháp đều không thoát khỏi « tai, mắt » của cơ quan tình báo Pháp.

Vào lúc châu Âu đang phẫn nộ sau tiết lộ là ngành tình báo Hoa Kỳ đã theo dõi các đồng minh ở bên này bờ Đại Tây Dương và đòi Washington giải thích, Le Monde lưu ý độc giả là Paris chỉ phản ứng một cách yếu ớt, bởi hai lý do.

Một là trước khi Snowden tung ra « quả bom nổ chậm » về các hoạt động gián điệp của Hoa Kỳ thì Pháp đã biết được điều đó. Lý do thứ nhì là bản thân nước Pháp cũng nghe lén không thua gì Uncle Sam qua trung gian của Cơ quan tình báo đối ngoại DGSE và nhiều cơ quan « dịch vụ đặc biệt khác ».

Khi thông tin cá nhân không còn là của riêng tư

Nôm na là mỗi lần bất kỳ một ai mở máy vi tính, hay dùng điện thoại, điện thoại di động, gửi email, SMS hay fax thì DGSE đều nhận diện được cả người gửi lẫn người nhận. Bạn gọi điện cho ai, nói chuyện bao nhiêu lâu, thường liên lạc với một người nào đó, bạn hay truy cập vào những website nào, tham gia những diễn đàn nào trên các mạng xã hội …. Google, Yahoo, Microsoft và các mạng xã hôi, Facebook, Twitter đều là những cánh cổng mở rộng cho ngành tình báo thâm nhập đời tư của mỗi công dân.

Nhất cử nhất động của mỗi chúng ta trên internet hay máy tính đều bị theo dõi. Tất cả những thông tin đó đều được ghi lại trong kho tàng bí mật của cơ quan này và được lưu trữ trong nhiều năm.

Tác giả bài báo nhìn nhận những thông tin thu thập được như trên là một công cụ thiết yếu chống khủng bố. Nhưng đấy cũng là cách để theo dõi bất kỳ một ai, ở vào bất kỳ thời điểm nào.

Có điều, hành vi xâm nhập đời tư đó đã là bất hợp pháp nếu chỉ áp dụng đối với người Pháp ở hải ngoại. Nhưng hoạt động nghe lén kể trên lại càng bất hợp pháp hơn nữa khi mà các thông tin được DGSE lưu trữ lại được các cơ quan khác của Pháp khai thác.

Tờ báo nêu lên trường hợp cụ thể là cơ quan phản gián DCRI và Tracfin có thể khai thác những dữ liệu đó trong công cuộc truy lùng những kẻ trốn thuế, phá vỡ các đường dây rửa tiền … Thậm chí là cảnh sát điều tra cũng có thể sử dụng những dữ liệu này khi cần làm sáng tỏ một vụ án. Nói cách khác, như nhận định của Le Monde, những cơ quan này « rộng đường hành động » mà không hề bị kiểm soát, cho dù đó là việc làm bất hợp pháp.

DGSE được trang bị ngân sách chính thức 600 triệu euro, bên cạnh đó còn phải cộng thêm 40 triệu « quỹ đặc biệt » mà các khoản chi tiêu không bao giờ cần được ghi rõ trong sổ sách. 4 991 nhân viên hoạt động cho cơ quan này, trong đó 28 % là các quân nhân. Từ 2009 đến 2014 cơ quan tình báo đối ngoại của Pháp tuyển dụng thêm 687 người, chủ yếu là các kỹ sư.

Nhân đây, Le Monde cho biết là ở bên kia bờ sông Rhin, nước Đức của thủ tướng Merkel tuy đang thắc mắc về hành vi nghe trộm thông tin của đồng minh Hoa Kỳ, nhưng Berlin đã không ngừng mở rộng quyền hạn của cơ quan tình báo BND chuyên giám sát thông tin trên mạng. Lại cũng Berlin dự trù đầu tư thêm 100 triệu euro từ nay đến năm 2017, tuyển dụng thêm 130 chuyên gia để tăng cường riêng cho hoạt động này.

Ngành tình báo, cuộc chiến trong bóng tối

Nói đến các hoạt động tình báo để phục vụ cho mục tiêu kinh tế, thì Pháp cũng không thua Mỹ, vẫn Le Monde nói tới « truyền thống lâu đời » để phục vụ quyền lợi của các tập đoàn lớn trên quê hương Voltaire. Theo lời những người từng trong cuộc, thậm chí Pháp còn là một trong những quốc gia đi đầu và nước Pháp còn « nắm trong tay nhiều lá chủ bài trước những đối thủ nặng ký như Mỹ, Trung Quốc, Nga hay Anh »

Le Monde kể lại giai thoại chủ tịch tập đoàn hàng không Trung Quốc China Eastern khi đến Toulouse công tác năm 2001 đã từng bắt quả tang 3 nhân viên tình báo DGSE lẻn vào phòng khách sạn của ông để lấy trộm thông tin và do bị bất ngờ nên họ bỏ chạy, để quên lại đầu máy DVD và máy tính xách tay …

Khi đưa vụ việc ra tòa, Tư pháp ở một quốc gia tôn trọng nhân quyền và luật pháp như Pháp đã nhanh chóng xếp lại hồ sơ này vào hộc tủ ! Ngược lại thì theo tác giả bài báo, nhiều « bí mật quốc gia » của Pháp cũng đã từng bị lọt vào tay các nhà cầm quyền Trung Quốc. Với Mỹ cũng vậy, năm 1989 cả một đường dây của DGSE đã bị Cục điều tra liên bang Hoa Kỳ FBI « lật tẩy » khi trà trộn vào các tập đoàn công nghệ tin học của Mỹ như IBM hay Texas Instruments. Thế rồi năm 1995 thì đến lượt Paris trục xuất trùm CIA và một số cộng tác viên đang hoạt động tại Pháp với lý do « gián điệp kinh tế ». Như tiết lộ của WikiLeaks : ngành tình báo, gián điệp của Pháp được xếp vào hạng lợi hại nhất trên thế giới.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.