logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/05/2018 lúc 11:10:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cô rửa tay rồi băng qua hành lang ngắn để đến station 1.  Dưỡng đường cấu trúc như chữ H, với 2 stations một cho bệnh nhân dài hạn và một cho bệnh nhân ngắn hạn chiếm hai cạnh của chữ H, và hành lang ngắn kéo thêm ra một khúc dành cho bệnh nhân rối loạn thần kinh.  Cô là nhân viên thường trực của station 2 chuyên chăm sóc bệnh nhân ngắn hạn với vật lý trị liệu giúp tiến trình hồi phục, nhưng những ngày tăng ca cô sẽ đến phía nào cần.  Hôm nay là lần thứ 2 cô qua dãy người già.
Ca chiều bắt đầu lúc 3 giờ, ngay sau ca làm việc chính của cô.  Cô nhận danh sách bịnh nhân xong thì bắt tay với việc đi từng phòng thay tã hoặc tắm rửa cho các cụ theo lịch trình đã giao.  Một trợ tá trông 10 bịnh nhân không phải dễ, nhưng quen việc thì đâu cũng vào đó.  Y tá nhắc cô để ý đến một cụ bà vừa trở về từ bệnh viện tối qua.  Bà bị nhiễm trùng đường tiểu, đã chữa hết nhưng phải cho uống nhiều nước và thay tã cũng như bôi kem thường xuyên.  Cô vào phòng.  Bà nằm giường trong, lọt thõm giữa đống chăn gối, chỉ thấy một mớ tóc rối tựa chỉ xám nhẹ như gòn lều phều nhô lên. 
-Chào bác, cháu tên Phượng, hôm nay cháu sẽ chăm sóc cho bác nha.
-A, chào em, chà, em là người mới phải không.
-Thưa không, cháu làm bên dãy kế đã lâu nhưng hiếm khi qua bên này đó thôi.
-Mà sao thấy em quen quen…
Thì cô cũng thấy cụ quen quen mà chưa kịp nghĩ ra ai.  Cô cười cười dạ dạ, bắt đầu gỡ lớp chăn gối ra để chăm sóc cho cụ. 
-Ấy, em đắp chăn lại cho tôi, lạnh quá.  Cái tiếng “ấy” làm cô giật mình.  Năm tháng qua lâu rồi mà âm sắc của tiếng “ấy” vẫn làm cô thót ruột.  Người xưa…  Cô nhẹ nhàng trấn an, vỗ về để bà cho cô làm việc.  Mọi hôm cô thay tã mặc quần áo cho bệnh nhân rất nhanh, mà hôm nay thì cứ như thợ vụng mất kim, quên đủ thứ làm lung tung.  Cô không biết bao lâu nữa cụ sẽ nhận ra cô.  Rồi cũng xong, cô lè lẹ chào cụ rồi đi ra.
Hai giờ làm qua đi như chớp mắt, đã đến giờ cơm.  Cô vào phòng bế cụ vào xe lăn đẩy ra phòng ăn. 
Cụ chỉ còn ăn được thức ăn xay nhuyễn.  Thức ăn của dưỡng đường chắc chắn không vừa khẩu vị và đòi hỏi của cụ, cô thầm lo.  Bây giờ ngồi cạnh để đút cơm cho cụ cô mới trả lời được cái lấn cấn vấn vương trong óc từ lúc đầu ca.  Cụ chắc không nhận ra cô là ai, bởi những lúc cụ nhìn vào mắt cô mà nói chuyện thì cô chỉ thấy một đứa trẻ, dẫu tinh ranh nhưng vẫn chỉ là một đứa trẻ ngoan ngoãn há miệng nuốt từng muỗng cháo đặc.  Không còn cái đòi hỏi cơm phải nóng phải tươi, không được cơm nấu sáng chiều ăn.  Cô cẩn thận xin phép cụ để đi lấy nước trà nóng, nhưng cụ cũng gạt phăng, em cứ cho tôi ly nước lọc đủ rồi…  Cô nhận ra mình đã quá căng thẳng và chi ly cho một công việc đã làm không cần suy nghĩ trong 10 năm qua.  Người đàn bà uy quyền và khắc nghiệt đã biến mất, mà con sâu cái kiến là cô vẫn dúm lại khi nhớ kiếp xưa.
Anh ta có thường vào thăm cụ?  Cô tự hỏi và thầm lo.  Cô ra bàn y tá hỏi thăm hồ sơ và hoàn cảnh của cụ. 
-À, gia đình ở xa nên chỉ thỉnh thoảng vào thăm.  Hình như ông con trai làm ở San Jose, đây chỉ có đứa cháu ghé vào một tháng đôi bận. 
-Hình như con dâu không ưa cụ nên không chịu dọn về gần
-Hồi mới vào đây cụ oán than lắm, mà chỉ mới vài năm giờ đã quên hết…
Cô lui bước chẳng còn biết phải cảm nghĩ gì.  Cả nỗi oán hận thương tâm năm xưa dường chỉ còn là chuyện mơ hồ, dù cô cả đời không tìm lại được một chốn an bình để nương thân vì kỷ niệm cũ.  Cô muốn hô vạn tuế thời gian mà chỉ dấy lên được chút ngậm ngùi trong cõi lòng trống lặng bấy lâu. 
Khi mới xa anh, cô cũng bước thêm nhiều bước khác.  Khởi đầu là một người đàn ông nhân hậu.  Qua lại được 3 năm thì sắp đặt hôn nhân.  Nhưng người đàn ông nhân hậu ấy muốn rước mẹ qua ở chung để phụng dưỡng vì mẹ đã cam lòng ở góa nuôi con.  Người yêu kế thì chỉ một năm sau tuyên bố muốn cô làm nội trợ để chăm sóc nhà cửa chồng con mà thôi.  Đến người thứ 3, cô giã từ sau vài tháng quen biết vì sợ cái viễn ảnh đại gia đình chung sống đề huề mà anh thường xuyên ca ngợi.  Ở đời có bao nhiêu cái “ấy” ?
-Ấy, để mẹ làm.  Anh con đi làm về đã mệt lắm rồi mà còn phải rửa bát thì tội nghiệp quá.
-Ấy, con giúp mẹ cái chân một lúc rồi hẵng ngủ.  Tuổi già mà vẫn phải cực nhọc sáng tối, con trai thì chỉ biết nghĩ đến vợ, đến tiền.
-Ấy, con để mẹ thái thịt rửa rau giúp cho, kẻo lấm tấm áo.  Tặc, làm bếp thôi mà, đâu cần phải quá tươm tất.
-Ấy, mẹ mới gặp thằng Phong ngoài chợ.  Nó cũng ở gần mình thôi, chắc con vẫn gặp nó thường nên biết mà.
Mỗi một cái “ấy” là mỗi lần vai anh hơi nhô lên, tấm lưng thẳng như buồm trước gió.  Nhưng cái tên Phong gieo ra thì đầu anh quay về phía cô độ một phân một ly một sợi tóc nhưng mắt không chạm mặt không nghiêng, rồi tất cả chìm vào một thứ im lặng ngột ngạt nặng nề.  Cô đợi anh hỏi một câu, cô đợi một ánh mắt nghi ngờ, cô đợi một cái chép miệng, cô đợi một sự dằn vặt, một cánh cửa sập mạnh.  Chỉ một ngụm nước nhỏ hắt ra cửa, rồi là hòa bình yên tĩnh.  Mọi góc nhà căng phồng hơi tĩnh lặng, cô phát giác mình chỉ thở lúc ra khỏi nhà đến sở, và mọi cử chỉ của mình khi trở về căn nhà ấy đều như những cái huơ tay không trọng lượng của kẻ đã dật dờ dưới đáy hồ sâu.  Những tiếng “ấy” chỉ còn vang oa oa như âm thanh của sóng.  Cô không còn nhớ mình ra đi lúc nào và cách thế nào.
Cô đã định sẽ từ chối sang cánh ấy, mà rồi vẫn gật đầu khi xếp hỏi.  Không biết nên mắng mình tham tiền hay ngu hay liều. 
Bà vẫn vui vẻ như một đứa trẻ lên tám, cười khanh khách và trêu ghẹo trả với các bạn già quanh bàn ăn.  Cái khắc nghiệt đã bóc sạch đã rã ra tro bụi.  Khi nào bà sẽ nhận ra cô? 
Cô giơ muỗng lên, bà ngoan ngoãn há miệng.  Từng muỗng từng muỗng, không cằn nhằn khiếu nại dở ngon, khóe miệng bên trái trễ xuống, thức ăn tràn ra ngoài cũng không còn biết vì bà đã bị liệt nửa phía bên ấy.  Cô cẩn thận lau mặt lau tay cho bà, rồi xoa má.  Bà cười hả hê như đứa trẻ sung sướng được nâng niu.  Bà vòi ra sát cửa để ngắm vườn hoa ngoài sân, cô vội vội đẩy bà đến chỗ rồi còn chạy vào lo cho các bệnh nhân khác.  Khi cô trở lại, bà đã ngủ gật trên xe lăn.  Cô đẩy bà về phòng, khẽ lay xem bà có mở mắt.
-Em cho chị đánh răng đã chứ?
-Dạ, dạ, được ngay.
-Cô thật giống con dâu tôi.
Cô lóng cóng rớt ống kem đánh răng.
-Thật đấy, con dâu bác đẹp lắm.  Giọng bà chợt đanh lại.  Đẹp chỉ tổ hại, nhưng thằng con mình thì cũng chả ra gì. 
Cô muốn khóc.  Chắc bà buồn cô quạnh.  Chắc bà tủi nỗi đơn lạnh không người viếng thăm.  Nhưng dĩ vãng như làn chớp lóe trong tâm trí rồi tắt lịm, bà lại cười vu vơ sờ sờ tay áo mân mê cúc áo của cô.
-Cái áo đẹp quá, mai ta nhờ con mua cho ta một tấm, phải màu đỏ mới sang.
-Dạ được, thưa bác.
-Cám ơn.
Vừa dứt chữ bà đã nhắm tịt mắt ngã vào giấc ngủ.  Mớ chỉ rối màu xám nổi bật trên nền gối trắng, bồng bềnh theo hơi thở.
Mười một giờ đêm cô rảo vào phòng bà lần chót trước khi ra về.
-Con đấy à, vào đây mẹ nhờ một tí.  Cô nghĩ thầm “ngày tàn của bạo chúa,” hồi hộp bước đến bên giường.  Bà thức, mặt ráo hoảnh, mắt nhìn cô đăm đăm.
-Đã lâu không thấy anh con về thăm, hay hai đứa mày có việc gì?
-Khuya rồi sao bác không ngủ, nhắm mắt lại đi.  Bà ngơ ngác, chút lấp lánh nơi đáy mắt chợt tan biến.  Bà nằm yên hồi lâu vẻ suy nghĩ, cô thắc thỏm đợi chờ, rồi như tan bùa “tỉnh,” bà nhoẻn miệng cười nhe 2 nửa hàm răng gập ghềnh như rung rinh trước gió.
-Ố kề, thế bác ngủ nhá, cháu có thiếu chỗ thì cứ leo vào đây nằm chung với bác!!!
Cô bước những bước rã rời qua hành lang. 
***
 Điện thoại reo ầm ĩ, cô lè nhè trả lời.
-Dậy qua đây ăn sáng.  Tám Xề hớn hở gọi, cô uể oải xuống giường.  Cũng phải một giờ sau mới xà được vào căn nhà nhỏ với hàng rào trắng xinh xắn.  Cô không nhớ đã bao lâu mình chưa ghé qua bạn.
Tám Xề mở cửa, cô bật cười.  Mái tóc dài búi thành hai búi như Na Tra, mụ mặc cái váy đỏ với áo thun dài tay màu xanh navy và tấm tạp dề thêu hoa vàng kèm đường riềm nhún chung quanh, chân mang dép trắng.  Cả người mụ rực rỡ màu sắc.  Không cần nhìn cô cũng biết trong bếp đang tưng bừng xoong nồi bốc khói trên bếp và thau rổ rau hành đang mờ mịt giăng nơi bồn rửa dưới những tia nước trong mát đầu ngày.  Mụ thường chất lên người quần áo sặc sỡ và vung tay nấu nướng om sòm những khi bế tắc trong tâm hồn.  Cô thong thả ngồi xuống bàn ăn la liệt giấy tờ bao bị đồ dùng và hoa!!
Mụ cầm cán chảo, cái chảo to và nặng của mấy ông đầu bếp trong nhà hàng Tàu, xốc xốc.  Lửa bốc cao theo khói trắng, chực với tới mớ đậu cô ve đậu hòa lan cà rốt bông cải trắng ớt đỏ ớt vàng đang tung trên cao theo những cái hất tay của mụ.  Xong.  Đổ ngay ra một đĩa xanh tươi sắc màu.  Mụ quay vù như bông vụ sang cái bàn bếp nhỏ kề, huơ dao phay, bụp bụp bụp.  Một đĩa heo quay không quay, mụ nhấn mạnh, cái này chiên trong chảo dầu sôi, thẩy ra bàn.  Cô thò tay bốc một miếng.  Dòn rụm.  Mụ la làng chưa xong chưa xong, đừng vội.  Lại vù một vòng tới bàn bếp xắt xắt gọt gọt băm băm, hất muỗng đường nặn miếng chanh, chấm chấm mút mút.
Xoay thêm vòng nữa, mụ quơ ra hai tấm đĩa trắng muốt, một cái khuôn sắt nhỏ hình trái tim.  Đặt khuôn lên đĩa mụ bắt đầu nhồi cơm vào khuôn.  Tích tắc, một trái tim trắng nằm gọn giữa đĩa.  Mụ bắt đầu gắp rau xào thắm sắc để một bên, heo quay dòn một bên.  Bây giờ mụ mới trình làng món chấm: một tô nhỏ nước mắm chanh đường pha đặc với chanh vàng chanh xanh thái hột lựu trộn với những lát ớt đỏ, những vòng xả bào ngà xinh, tỏi trắng bằm nhuyễn, và một muỗng mè rang vàng rắc bên trên.  Bát nước mắm trở thành món chủ đạo trên bàn ăn nóng sốt.
Cô cà khịa:
-Cái này đâu phải ăn sáng?
-Bồ ngủ trưa đến toét cả mắt thì phải ăn bữa lỡ chứ còn sáng với suốt gì.
Cô hùng hổ tấn công các món ăn, nhưng mụ chỉ chậm chạp rỉa tí chút.  Không cần hỏi, cô biết con thú hoang đang tự liếm láp vết thương của mình.  Hỏi, chỉ thêm buồn với nhau.  Cô nhìn những sợi tóc rối vương bên trán mụ thầm nghĩ đến mớ chỉ xám rối của bà cụ trên giường gối nhà dưỡng lão.  Tóc sợi buồn chẻ xuống hồn xưa…
-Cứ để đó, lát nữa dọn, mình ra vườn chơi.  Mụ phán khi cô buông đũa.
Cây mãng cầu đã lớn, những tấm lá mướt xanh xuôi xuống như thảm lá dựng.  Hai cái xác héo ngồi bên nhau ngắm trời xanh.
-Tục tục tục, co..óot.  Trời đất, gà, mụ nuôi gà.  Cô lõ mắt nhìn mụ đang bập bập miệng,
-Đô Đô, Đô Đô…
Một chị gà mái nâu tà tà bước tới, cô còn nghi ngại không rõ nó biết nghe tiếng người chăng thì chị ta xà tới đứng bên cạnh để mụ luồn tay xuống cánh cào cào xoa xoa.  Được hai phút, mụ vỗ hông chị Đô đô như mẹ phát vào mông con, thôi đi đi.  Đô Đô rõ ràng hiểu, nó tà tà bước xéo.  Cô chưa kịp hết ngạc nhiên thì một chị gà khác tới.  Chị này mới oách.  Hai cổ chân chị xòe hai vòng lông gần phết đất, chị bước những bước chầm chậm oai vệ nhưng đầu nghiêng một bên và rõ ra một chân cà nhắc.
-Đây là Survival.  Tớ cho nó tên đó vì nó thoát móng chồn hoang rạng sáng nhảy qua tường vào bắt gà.  Chết mất 2 con, còn con này tớ ra kịp cứu được nó nhưng gãy một chân và mù mắt trái.  Mụ lại xoa xoa vuốt vuốt rồi lại vỗ mông đẩy ra. 
Cô cười thú vị vương chút băn khoăn.  Mụ muốn chiêu dụ Tư Đục về lại nơi này, hay là tìm quên nỗi tang thương của hai kẻ hai phương dù chỉ cách nhau hơn một giờ xa lộ?
Cô lẩn thẩn nghĩ đến bà, đến đời người như củ hành tây.  Thêm một cảnh đời là thêm một lớp cay mắt hăng mũi, rồi đến lúc nào đó củ hành tây không còn có thể thêm một lớp nào nữa cả thì thời gian lại ngược vòng bóc đi từng lớp tuổi đời của củ hành khô.  Bà chỉ còn là cô bé ngây thơ rắn mắt, sống trong thiên đàng vô ưu.  Bà véo von hát Hai Mươi Bốn Giờ Phép rồi cười cười tay chỉ xuống lòng bảo “cái vũng tuyệt vời thì chỉ là cái vũng này chứ có gì đâu.”  Cô không còn lo bà nhận ra mình vì ý thức chỉ về với bà trong một vài phút rồi tan biến và bà lại cười khanh khách vô tư.  Cô cũng không còn lo đụng mặt lúc anh đến thăm bà.  Một lần nữa anh đã lỡ niềm hạnh phúc, được cận kề vui với tuổi của mẹ cha.  Ngày nào đó bà sẽ trở về cái nguyên thủy của loài người, một mầm sống trong mênh mông vô tận, có muốn cũng chẳng còn dịp.  Một ngày nào đó khác, cô cũng sẽ vô ưu.  Hạnh phúc khổ đau, nhân hậu khắc nghiệt, đạo đức ác gian, trí thức bần cùng…, từng chặng – mọi chặng đời đã qua sẽ qua đều chỉ là quá cảnh phút giây của chuyến tàu sự sống.  We are only passing through. Người xưa, thôi hãy xưa.
 
24/5/2018
Lưu Na
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.