logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/06/2018 lúc 10:54:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chiến tranh Việt Nam từ 1946 đến 1975 đều do đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) chủ xướng. Đảng CSĐD được thành lập ngày 6-1-1930 (sau đổi thành ngày 3-2-1930) do chỉ thị của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS). Đảng CSĐD cải danh thành đảng Lao Động năm 1951. Các nhà lãnh đạo CSĐD trong lúc đầu đều do ĐTQTCS đào tạo và thấm nhuần chủ nghĩa, chủ trương đường lối của ĐTQTCS. Vậy ĐTQTCS là gì mà ra lệnh thành lập đảng CSĐD?

1. Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản 


Tại Âu Châu, năm 1848, Karl Marx và Frederich Engels đưa ra bàn Tuyên ngôn Cộng sản (Communist Manifesto), kêu gọi giới công nhân lao động trên thế giới đoàn kết để bảo vệ quyền lợi thợ thuyền, chống lại sự áp bức bóc lột của giới tư bản chủ nhân. Từ đó, đưa đến cuộc vận động thành lập các tổ chức quốc tế cộng sản. 


Đầu tiên, các tổ chức Liên hiệp Cộng sản và Xã hội ở Âu Châu nhóm họp tại London, Anh Quốc ngày 28-9-1864 thành lập Hiệp hội Quốc tế của các Công nhân (International Working Men's Association), sau nầy được gọi là Đệ nhất Quốc tế Cộng sản (The First International). Năm 1876, tại đại hội Philadelphia, Hoa Kỳ, các đại biểu bỏ phiếu quyết định giải tán Đệ nhất Quốc tế Cộng sản. 


Các đảng Dân chủ Xã hội thành hình ở nhiều nước Âu Châu, họp tại Paris năm 1889 và đi đến sự thành lập “Liên minh Quốc tế của các đảng Xã hội”, sau nầy được gọi là Đệ nhị Quốc tế Cộng sản (The Second International). Trong đại hội năm 1903 tai London, Anh Quốc, xảy ra cuộc tranh luận gay gắt giữa Lenin và Trotsky. Vladimir Lenin chủ trương trung ương tập quyền. Lev Trotsky chủ trương tản quyền. Phe Lenin chiếm đa số (Bolshevik). Trotsky đứng về phe thiểu số (Menshevik) do Georgi Plekhanov đứng đầua. Sau đó, Trotsky nghiêng theo nhóm Lenin và cùng thực hiện cách mạng năm 1917 tại Nga. 


Sau khi cướp chính quyền tại Nga năm 1917, đảng Cộng Sản Nga do Lenin lãnh đạo, thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) (The Third International) tại Moscow năm 1919, gọi là Communist International hay COMINTERN. Chủ tịch đầu tiên của Commintern là Grigory Zinoviev, ủy viên Bộ chính đảng Cộng Sản (CS) Nga. 


Đảng CS Nga lo ổn định tình hình nội bộ, tiêu diệt nhóm Bạch Nga bảo hoàng, nhóm Menshevik và các nhóm xã hội khác, nắm vững quyền bính, mới thành lập Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết tức Liên Xô ngày 30-12-1922. Từ đây, đảng CS Nga đổi thành đảng CS Liên Xô (CSLX). 


Trong thế chiến thứ hai (1939-1945), khi quân Đức tấn công dữ dội Liên Xô, và tiến gần đến Moscow năm 1943, bí thư thứ nhứt đảng CSLX là Joseph Stalin tuyên bố giải tán ĐTQTCS ngày 15-5, nhưng trên thực tế tổ chức nầy vẫn ngấm ngầm hoạt động. 


2. Chủ trương bành trướng của ĐTQTCS 


Nguyên vào thế kỷ 19, sau cuộc cách mạng kỹ nghệ, các cường quốc trên thế giới tiến chiếm các thuộc địa, vừa để khai thác tài nguyên, vừa để tiêu thụ sản phẩm. Nước Nga chậm chân hơn các nước Âu Mỹ, hầu như không có thuộc địa nào cả. 


Đến thời CS cầm quyền, sau khi ổn định tình hình nội bộ, đảng CSLX bắt đầu thi đua với các nước Âu Mỹ, kiếm cách bành trướng thế lực ra nước ngoài, tiến đến thành lập một khối các quốc gia theo chủ nghĩa CS do Liên Xô lãnh đạo, cạnh tranh với các nước Âu Mỹ. Đảng CSLX khuyến khích các nước bị đô hộ, tức các nước thuộc địa, nổi lên chống các đế quốc, giải phóng dân tộc, giành độc lập, rồi nhập vào khối Liên Xô. 


Đại hội kỳ 2 ĐTQTCS họp tại Petrograd (hay St. Petersbourg) từ 19-7-1920 đến 23-7, và sau đó tiếp tục họp ở Moscow từ 24-7 đến 7-8-1920. Trong đại hội nầy, Vladimir Lenin công bố bản “Sơ thảo lần thứ nhứt luận cương về vấn đề Dân tộc và Thuộc địa” (Draft Thesis on the National and Colonial Questions). 


Bản luận cương của Lenin đưa ra năm điểm căn bản: 1) Vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa. Quyền tự quyết dân tộc, bao gồm các dân tộc bị thuộc địa, phải được công nhận và thục sự tôn trọng. 2) Đảng cộng sản các nước đế quốc phải ủng hộ tích cực phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa. 3) Các dân tộc thuộc địa tranh đấu chẳng những để thoát ách thống trị nước đế quốc mà còn phải chống những lực lượng phản động ở trong nước, đồng minh của đế quốc thực dân. 4) Nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới là đoàn kết các nước cách mạng thành công với các phong trào giải phóng dân tộc tộc trên thế giới. 5) Đệ tam QTCS là tổ chức tham mưu chung cho cách mạng thế giới và Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới. 


Nêu cao quyền dân tộc tự quyết, bản luận cương kêu gọi các nước bị thuộc địa đứng lên chống lại các đế quốc thực dân, giải phóng dân tộc bằng cách dựa vào sự ủng hộ của đảng CS các nước, rồi gia nhập khối Liên Xô. Nói cách khác, bản luận cương phác thảo kế hoạch bành trướng của ĐTQTCS bằng cách ra lệnh các đảng cộng sản tại các nước đế quốc ủng hộ các dân tộc bị thuộc địa trong công cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc. Điều nầy còn có nghĩa là ĐTQTCS là một đảng CS thế giới do đảng CS Nga (rồi Liên Xô) lãnh đạo, nhằm phục vụ cho tham vọng bành trướng đế quốc của Nga hay Liên Xô. 


Để nhuộm đỏ toàn cầu, ĐTQTCS tổ chức tại Liên Xô những cơ sở đào tạo cán bộ tuyên truyền, sách động và tổ chức quần chúng, rồi tung những cán bộ nầy về nước hoạt động. Hai trường nổi tiếng là: 1) Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East), thành lập năm 1921 và giải thể năm 1930, huấn luyện cán bộ các nước thuộc địa và một số nước phương Đông. 2) Trường Quốc tế Lenin, đào tạo học viên người Âu Châu và Mỹ Châu (International Lenin School) thành lập năm 1926 và giải thể năm 1938. 


Người Việt Nam xuất thân từ Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông qua Trung Hoa hoạt động sớm nhứt là Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Quốc vốn là học sinh lớp nhứt niên (lớp 6) trường Quốc Học Huế niên khóa 1907-1908, rời Việt Nam năm 1911, là đảng viên đảng CS Pháp năm 1920, qua Nga năm 1923, học ở trường Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông hơn 6 tháng, được đào tạo cấp tốc ngành gián điệp và kỹ thuật sách động, rồi được ĐTQTCS gởi qua Trung Hoa hoạt động tháng 10-1924, lãnh lương hàng tháng. Từ đó, Quốc trở thành gián điệp chuyên nghiệp của ĐTQTCS. 


Sau Nguyễn Ái Quốc, những đảng viên CS có trình độ hơn, học khoảng 3 năm ở trường nầy, cùng du nhập chủ nghĩa CS về Việt Nam, đáng kể là: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Khai (Minh Khai), Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên, Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Khánh Toàn, Bùi Công Trừng, Ngyễn Văn Tạo, Trần Ngọc Danh … (Danh sách học viên người Việt tại trường nầy có đầy đủ trong chương 4, từ tr. 292, sách Lò đào tạo cán bộ sách động của Quốc tế cộng sản tập I, Vy Thanh, California: 2013.) 


3. Sự chia rẽ trong ĐTQTCS 


Tại Liên Xô, những ủy viên Bộ Chính trị đảng CS đứng sau Vladimir Ilyich Lenin là Lev Davidovich Trotsky, Lev Borisovich Kamenev và Grigory Zinoviev. Còn Joseph Vissarionovich Stalin được bầu làm tổng bí thứ đảng CSLX ngày 3-4-1922 trong đại hội đảng CSLX lần thứ 11, đại hội mà Lenin dự lần cuối. Lúc đó, chức tổng bí thư chưa quan trọng, chỉ là cán bộ tổng hợp các vấn đề trong đảng để đưa ra Bộ chính trị thảo luận và quyết định. Stalin tìm cách mở rộng chức năng, quyền hành và vai trò của tổng bí thư. Thấy được tham vọng của Stalin, Lenin để di chúc đề nghị đại hội đảng CS sắp đến bầu chọn người khác vào chức tổng bí thư. 


Khi Lenin chết ngày 24-1-1924, Trotsky đang công tác ở miền nam nước Nga. Stalin lập tam đầu chế Stalin, Kamenev và Zinoviev, đứng ra lo tang lễ trọng thể cho Lenin, không đưa ra thảo luận di chúc Lenin. Dần dần, Stalin thâu tóm quyền lực, loại bỏ ảnh hưởng của Trotsky, và cả Kamenev, Zinoviev. 


Ba người nầy liên kết với nhau nhằm hạ bệ Stalin, nhưng thất bại và cả ba bị trục xuất ra khỏi đảng CSLX năm 1927. Riêng Trosky bị đày đi Trung Á, ở Alma-Ata, gần biên giới Trung Hoa. Tháng 1-1929, Trotsky bị trục xuất ra khỏi Liên Xô. Ông qua sống tại các nước Thổ Nhĩ Kỳ (1929-1933), Pháp (1933-1935), Na Uy (1935-1936), Mexico (1937-1940). Năm 1938, tại hội nghị Perigny (Pháp), Trotsky thành lập Đệ tứ Quốc tế Cộng sản. Năm 1940, Trotsky bị người của Stalin ám sát ở Mexico. 


Trong khi đó, năm 1934, môt ủy viên bộ chính trị đảng CSLX là Sergey Kirov bị ám sát. Kirov là người được vận động để thay thế Stalin trong đại hội thứ 17 tháng 2-1934. Có dư luận cho rằng chính Stalin chủ mưu ám sát Kirov, nhưng Stalin lấy cớ không tìm ra thủ phạm, ra lệnh thanh trừng nhiều ủy viên Bộ chính trị, ủy viên Trung ương đảng CSLX… 


Sau đó, cuộc đại thanh trừng diễn ra vào các năm 1937-1938. Hầu như đảng viên, cán bộ CS thời nhà độc tài Lenin hoàn toàn bị loại bỏ, và thay thế bằng lớp đảng viên mới thời nhà độc tài Stalin. Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lúc đó có mặt ở Liên Xô, cũng trải qua giai đoạn thanh trừng nầy. Từ đây, đảng CSLX trở thành công cụ của Stalin.


Sự tranh quyền sau khi Lenin chết đưa đến sự thành lập Đệ tứ QTCS (The Fourth International), nhưng chẳng bao lâu thì Đệ tứ bị ĐTQTCS tiêu diệt. Trái lại, Stalin thâu tóm quyền lực, rất hiếu chiến và chủ trương bành trướng cộng sản mạnh mẽ ở Đông Âu và khắp thế giới. 


Trong thế chiến hai, muốn lấy lòng các nước phương tây để các nước nầy chia lửa khi Liên Xô bị Đức Quốc Xã tấn công dữ dội, tiến gần đến Moscow, Stalin tuyên bố ngày 15-5-1943 giải tán ĐTQTCS, nhưng trên thực tế, ĐTQTCS vẫn ngấm ngầm hoạt động. 


Sau khi thế chiến chấm dứt năm 1945, Stalin thấy khó tái lập ĐTQTCS, liền tổ chức Văn phòng Thông tin Cộng sản (Comunist Information Bureau viết tắt là Cominform) tại hội nghị Wileza Gora, Ba Lan (Poland) ngày 5-10-1947, văn phòng đặt tại Belgrade (Yougoslavia), nhưng năm sau Yougoslavia tách khỏi ĐTQTCS, nên trụ sở Cominform dời qua Moscow. 


Stalin giữ chức bí thư thứ nhấtt đảng CSLX, cầm quyền từ năm 1924 cho đến ngày chết 5-3-1953. Georgi Malenkov thay Stalin làm bí thư thứ nhứt kiêm thủ tướng chính phủ. Tam đầu chế đầu tiên là Malenkov, Lavrenti Beria và Vyacheslav Molotov. Ngay sau đó, Nikita Khrushchev nổi lên nắm ưu thế. Beria bị bắt giam, Molotov thất thế. Tam đầu chế mới là Malenkov, Nicolai Bulganin và Khrushchev. Tháng 9-1953, Khrushchev được Ủy ban Trung ương đảng CSLX bầu làm bí thư thứ nhứt. Tam đầu chế thứ ba được hình thành là Khrushchev, Bulganin và Georgi Zhukov, trong đó Khrushchev quyền hành hơn cả. 


Đại hội thứ 20 đảng CSLX bắt đầu từ 14-2 đến 25-2-1956. Trong ngày bế mạc (25-2), Khruschev trình bày đề tài “Về sự sung bái cá nhân và hậu quả” (On the Cult of Personality and its Consequences), kịch liệt tố cáo Stalin là một tên độc tài tàn ác, giết người, phạm nhiều sai lầm trong thế chiến thứ hai, cũng như trong chính sách nội trị và ngoại giao, nhứt là Khushchev đả kích mạnh mẽ chủ trương sùng bái cá nhân của Stalin. Bài viết nầy được giữ bí mật, nhưng chỉ vài ngày sau báo chí thế giới đăng tải những nét chính và vài tuần sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có đầy đủ bản dịch qua Anh văn bài nầy. 


Về ngoại giao, Khruschev đưa ra chủ trương “sống chung hòa bình” (peaceful coexistence) giữa các nước không cùng chế độ chính trị, giải tán Văn phòng Thông tin Cộng sản (Cominform) ngày 17-4-1956 và cất chức ngoại trưởng Molotov tháng 6-1956, đưa D.P. Shepilov lên thay. Chủ trương mới của Liên Xô dưới thời Khrushchev sau khi Stalin chết, gây chia rẽ trầm trọng giữa hai nước lớn trong khối CS là Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tức Trung Cộng. (Các đoạn nầy dựa vào tài liệu của Encyclopedia Britannica, Chicago: 1972, các mục Communism, International The, Lenin, Stalin, Khrushchev và Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, Washington DC: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2016.) 


Ngày 14-10-1964, trong khi Khruschev vắng mặt, ông bị Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSLX xét cho ông nghỉ hưu, thôi các chưc vụ đảng và nhà nước, vì lý do sức khỏe, tức Khrushchev bị đảo chánh một cách êm thắm. Leonid Brezhnev lên thay, đưa ra chủ tương can thiệp mới của Liên Xô mà về sau, các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev, theo đó: “Nguyên lý Xô Viết về luật quốc tế khẳng định quyền của Cộng đồng Cộng sản can thiệp bất cứ ở đâu mà các lực lượng nội tại và ngoại lai thù địch đối với chủ nghĩa cộng sản tìm cách biến đổi sự phát triển một nước theo chủ nghĩa xã hội hướng về chủ nghĩa tư bản, một tình thế được xem là có tính cách đe dọa đối với tất cả các nước cộng sản.” (The New Lexicon Webster's Encyclopedic Dictionary of English Language, Nxb. Lexicon, New York, 1988, mục "Brezhnev Doctrine", tr. 120. "Soviet principle of international law asserting right of the Communist community to intervene where internal or external forces hostile to Communism try to turn the development of a socialist nation toward capitalism, a situation seen as threatening to all Communist nations.") 


Chủ thuyết Brezhnev được thấy rõ trong biến động ở Tiếp Khắc nắm 1968, thường được gọi la “Mùa xuân Praha”. Nguyên vào đầu năm 1968, tân tổng bí thư đảng CS Tiệp Khắc là Alexander Dubcek chủ trương cải cách chính trị và kinh tế, mở rộng quyền tự do ngôn luận, phục hồi quyền những nhà bất đồng chính kiến. Chẳng bao lâu, thì Liên Xô gởi 600,000 quân thuộc khối các nước Warsaw tiến vào Tiêp Khắc ngày 20-8-1968, dẹp yên ngay. Lãnh tụ Liên Xô Leonid Brezhnev coi sự can thiệp nầy là cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống các nước CS và cam kết sẽ can thiệp vào bất kỳ nước nào tìm cách thay thế xã hội chủ nghĩa bằng tư bản chủ nghĩa. 


4. Tranh chấp Nga-Hoa 


Chủ nghĩa CS chủ trương tranh đấu giai cấp, tranh giành quyền lợi về cho công nhân. Những người CS chẳng những tranh đấu và tranh giành quyền lợi với các giai cấp khác, mà còn tranh giành quyền lợi và quyền lực với nhau nữa. Điển hình là cuộc đấu đá nội bộ sau khi Lenin chết và sau khi Stalin chết, cũng như cuộc tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Cộng. 


Đảng Cộng Sản Trung Hoa chiếm được toàn thể lục địa Trung Hoa và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tức Trung Cộng ngày 1-10-1949, do Mao Trạch Đông (MTĐ) làm chủ tịch nước và Châu Ân Lai làm thủ tướng. Năm 1950, MTĐ và Châu Ân Lai qua thăm Liên Xô, mừng sinh nhựt 70 tuổi Stalin. Nhà cầm quyền Liên Xô ký với Châu Ân Lai ngày 14-2-1950 Hiệp ước Liên minh Hỗ tương có hiệu lực trong 30 năm. 


Qua thời Khrushchev, sau đại hội thứ 20 đảng CSLX, Khrushchev gởi phó thủ tướng chính phủ Liên Xô là Anatas Mikoyan đến CNNDTH tháng 4-1956, giải thích chính sách mới của Liên Xô. Giới lãnh đạo CHNDTH tỏ ra rất dè dặt đối với việc hạ bệ Stalin, cũng như chủ trương “sống chung hòa bình” với các nước Tây phương. (Roy Medvedev, Khrushchev, Brian Peace dịch qua tiếng Anh, Garden City, New York: Nxb. Anchor Press, 1983, tt. 83-101.) 


Năm sau, MTĐ cầm đầu phái đoàn CHNDTH sang Moscow tháng 11-1957 tham dự kỷ niệm 40 năm cách mạng tháng 10 Nga (1917-1957). Mao Trạch Đông luôn luôn chứng tỏ phong cách ông ta là người kế thừa chính thống Stalin. Do đó MTĐ nghĩ rằng ông ta có quyền can dự vào công việc của các đảng CS các nước khác, kể cà đảng CSLX. Mao Trạch Đông tỏ ra không vui về việc Khrushchev loại Molotov, Malenkov và Kaganovich ra khỏi đảng CSLX. Ông ta nói với Khrushchev: “Đáng lẽ đồng chí phải tham khảo với tôi trước khi lấy quyết định đó.” (Roy Medvedev, sđd, tt. 121-122.) 


Năm 1958, Khrushchev qua thăm trả lễ CHNDTH. Trong cuộc hội đàm giữa hai bên, MTĐ yêu cầu Liên Xô giúp đỡ để chế tạo võ khí nguyên tử, nhưng Khrushchev từ chối, và chỉ hứa rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa CHNDTH với Hoa Kỳ, Liên Xô sẽ hoàn toàn ủng hộ CHNDTH. (Roy Medvedev, sđd., tt. 143-144.) 


Thủ trướng Châu Ân Lai cầm đầu phái đoàn chính phủ CHNDTH sang Moscow tham dự đại hội thứ 21 của đảng CSLX khai diễn ngày 27-1-1959. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, 1939-1975, tập IC: 1955-1963, Houston: Nxb. Văn Hóa, 2000, tr. 143.) Tiếp đó, sau khi thăm Hoa Kỳ trở về, để cân bằng ngoại giao, Khrushchev vội vàng sang CHNDTH ngày 29-9-1959, dự lễ kỷ niệm 10 năm thành lập nước nầy (1949-1959). 


Vốn bất bình vì Liên Xô không giúp đỡ kế hoạch “đại nhảy vọt” và không giúp đỡ CHNDTH xây dựng võ khí nguyên tử, nay thấy Khrushchev lại thân thiện với Hoa Kỳ, nên MTĐ càng bất bình thêm nữa. Viện cớ bận nhiều công việc, MTĐ rút ngắn các cuộc tiếp xúc giữa hai bên. Khrushchev chỉ ở lại Bắc Kinh vài ngày rồi về nước. (Roy Medvedev, sđd. tt. 149-150.) 


Ngày 5-4-1960, chính phủ Liên Xô chính thức mời MTĐ viếng thăm Liên Xô. Chẳng những không nhận lời, nhân ngày 22-4, kỷ niệm lần thứ 90 sinh nhật Lenin, báo chí CHNDTH đưa ra bài “Chủ nghĩa Lenin muôn năm”, đả kích ban lãnh đạo đảng CSLX và nghị quyết đại hội 20 đảng CSLX, coi dó là “chủ nghĩa xét lại hiện đại, (Nguyễn Minh Cần, Công lý đòi hỏi, California: Nxb. Văn Nghệ, tt. 87-88), và đả kích tuyên cáo chung của các đảng CS tại Moscow năm 1957, mặc dầu đại biểu CHNDTH lúc đó cũng đã ký vào tuyên cáo nầy. 


Liên Xô liền trả đũa bằng cách gởi cho các đảng CS các nước trên thế giới một thông báo chỉ trích quan điểm của giới lãnh đạo CHNDTH. Những nhà lãnh đạo CHNDTH cũng phản pháo, gởi thông báo đến các đảng CS trên thế giới. (Roy Medvedev, sđd. tr. 155). 


Ngày 16-7-1960 Liên Xô thông báo cho bộ Ngoại giao CHNDTH biết rằng sẽ rút hết chuyên viên kỹ thuật về nước. Lấy lý do nầy, CHNDTH đổ lỗi cho Liên Xô góp phần làm thất bại kế hoạch “đại nhảy vọt” của CHNDTH. 


Tại đai hội 81 đảng CS các nước trên thế giới họp tại Moscow từ 10-11 đến 1-12-1960, đại diện CHNDTH chỉ trích Liên Xô mạnh mẽ, nhưng lại bị thiểu số. Sau đó, trong đai hội hội 22 đảng CSLX năm 1961, Châu Ân Lai tiếp tục phản đối đảng CSLX vì Liên Xô đả kích đảng Xã hội Albania. Châu Ân Lai bỏ về nước trước khi đại hội kết thúc. Trong cuộc họp đảng CSTH tại Bắc Kinh, Châu Ân Lai gọi đại hội thứ 22 của đảng CSLX là “xét lại” (revisionist). (Roy Medvedev, sđd. tt. 196-198). 


Từ đó, cuộc tranh chấp giữa hai bên càng ngày càng gay gắt. Năm 1962, CHNDTH dự định thành lập một khối CSQT mới gồm CHNDTH, Albania, Indonesia, Bắc Triều Tiên, Bắc Việt Nam, nhưng không thành. 


Sau khi Leonid Brezhnev đảo chánh Khrushchev ngày 14-10-1964, Brezhnev muốn hàn gắn rạn nứt trong khối CS, liền mời CHNDTH tham dự đại hội các đảng CS trên thế giới tại Moscow, nhưng Bắc Kinh từ chối và tuyên bố rằng: “Nhà cầm quyền Xô Viết lệ thuộc Đế quốc Mỹ.” (Nguyên văn: “Soviet Government is subserving to United States Imperialism.”) 


Những nhà lãnh đạo Liên Xô cố gắng thêm một lần nữa, mời đảng CSTH nhân đại hội thứ 23 đảng CSLX tháng 4-1966, nhưng CSTH cương quyết không đi và cho đảng CSLX biết rằng: “...Thậm chí các ông đã tự đứng vào hàng ngũ với đế quốc Hoa Kỳ và các kẻ phản động khắp các nước trong một nỗ lực hão huyền nhằm hình thành một Liên minh Thần thánh chống lại Trung Hoa.” (Encyclopaedia Britannica, q. 6, Chicago: 1972, tr. 209, đề mục “Communism”, phần “Sino-Soviet Denunciation”. Nguyên văn: “You haved even aligned with United States Imperialism and the reactionaries of all countries in a vain attempt to establish a Holy Alliance against China.”) 


Ngày 16-10-1964, CHNDTH thử nghiệm thành công bom nguyên tử. Sau đó, tháng 6-1967, CHNDTH thử nghiệm thành công bom hạch tâm, còn gọi là bom nhiệt hạch (bomb H), là một loại võ khí hạt nhân, sức công phá còn mạnh hơn bom nguyên tử (bomb A),(Encyclopaedia Britannica, q. 5, Chicago: 1972, tr. 597, đề mục “China”) Vì vậy, CHNDTH càng ngày càng tự tin và càng hiếu chiến. 


Từ đây, sự đổ vỡ trong mối liên hệ giữa hai đảng CS hai nước rất khó hàn gắn. Cao điểm của cuộc tranh chấp Liên Xô-CHNDTH là cuộc chiến ngắn ngày giữa hai bên bùng nổ ngày 2-3-1969 tại sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang), biên giới vùng đông bắc Trung Hoa. Mãi đến năm 1977, hai bên mới thỏa thuận trở lại về sự lưu thông trên sông nầy. 


Trong thời gian tranh chấp, cả Liên Xô lẫn CHNDTH đều muốn lôi kéo Bắc Việt Nam đi theo đường lối của riêng họ và đều viện trợ dồi dào cho Bắc Việt Nam tấn công Nam Việt Nam. 


5. Chủ trương bành trướng của CHNDTH 


Nước Việt Nam nằm bên cạnh và phía nam nước Trung Hoa. Do đặc điểm địa lý chính trị, từ thời xa xưa, người Việt phải đối mặt với tham vọng xâm lược của giới cầm quyền phương Bắc, luôn luôn tìm cách đánh chiếm nước ta để mở rộng lãnh thổ, bành trướng quyền lực và tìm đường xuống phương Nam, 


Đây là một đại nạn thường trực đối với người Việt. Chẳng những các triều đình quân chủ ngày xưa, mà ngày nay nhà cầm quyền CHNDTH hay Trung Cộng cũng muốn xâm chiếm nước ta. Trong một tài liệu do đảng CSTH đưa ra năm 1939 tựa đề là “Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng Sản Trung Quốc”, lãnh tụ đảng CSTH là MTĐ xác quyết rằng An Nam (tức Việt Nam) là "nước phụ thuộc của Trung Quốc." (Nxb. Sự Thật, Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua [tài liệu của đảng CSVN, không đề tên tác giả], Hà Nội: 1979, tr. 16. Lúc xuất bản sách nầy, CSVN đang chống CSTH.) Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lúc nầy đang có mặt ở Trung Hoa, chắc chắn đã đọc và có thể còn phải học tập tài liệu nầy. Thế mà sau khi CHNDTH được thành lập ngày 1-10-1949, đích thân Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh cầu viện. 


Theo tài liệu của CSVN, tại Bắc Kinh, Hồ Chí Minh (HCM) đã phải “kiểm thảo, trình bày các cái ta chủ trương và làm, Lưu Thiếu Kỳ nhận xét... chính sách tiêu thổ kháng chiến toàn bàn của Việt Nam là không cần thiết và lãng phí...” (Trần Đĩnh, Đèn cù, California: Người Việt Books, 2014, tr. 49. Trần Đĩnh được quảng cáo là “Người đã từng viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh”.) Theo tác giả đưa ra tài liệu nầy thì “báo cáo coi như kiểm điểm”; mà lại kiểm điểm tất cả “các cái ta chủ trương”, ít nhất kể từ khi Việt Minh thực hiện tiêu thổ kháng chiến tức từ năm 1946. 


Lúc đó, Stalin vẫn còn nghi ngờ HCM vì HCM cộng tác với cơ quan tình báo Hoa Kỳ là O.S.S. (Office of Strategic Services) năm 1945 và vì Stalin vốn không tin tưởng những chế độ CS không do Liên Xô thành lập. Tuy nhiên, nhờ MTĐ nói giúp, Stalin chấp thuận cho HCM qua Liên Xô gặp mặt. 


Tại Moscow, với sự có mặt của đại diện CHNDTH, Stalin nói với HCM: “Chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp chủ yếu là do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn.” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại - Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Tạp chí Truyền Thông xuất bản, Montreal, 2009, tt. 45-48.) Nói cách khác, Stalin uỷ nhiệm chuyện viện trợ CSVN cho CHNDTH. 


Từ Moscow trở về Bắc Kinh trên cùng một chuyến xe hỏa, HCM chủ động qua toa xe của MTĐ, nói bằng tiếng Tàu với MTĐ: "Mao Chủ tịch, Stalin không chuẩn bị viện trợ trực tiếp cho chúng tôi, cũng không ký hiệp ước với chúng tôi, cuộc chiến chống Pháp của Việt Nam từ nay về sau chỉ có thể dựa vào viện trợ của Trung Quốc... Vì vậy chúng tôi còn muốn yêu cầu Trung Quốc cử cố vấn quân sự các cấp quân đoàn, đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, giúp chúng tôi huấn luyện bộ đội, xây dựng bộ đội và chỉ huy tác chiến." Đảng CSTH không bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào Việt Nam. (Trương Quảng Hoa, tạp chí Truyền Thông, tt. 45-48.) 


Nhờ viện trợ của CHNDTH từ năm 1950, cộng sản Việt Nam (CSVN) mới gượng lại được, nhất là từ khi cố vấn Trần Canh (Chen Geng) giúp VM chiến thắng Đông Khê và bắt được hai trung tá Pháp tháng 9-1950. Tiếp đó, cố vấn quân sự và chính trị CHNDTH hướng dẫn từng chiến dịch của CSVN, cho đến trận Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến dịch Điện Biên Phủ do sáng kiến của các tướng lãnh CHNDTH, do quyết định của Quân uỷ trung ương CHNDTH, và do viện trợ võ khí, nhất là trọng pháo của CHNDTH. Thậm chí đào chiến hào tấn công Điện Biên Phủ cũng do kỹ sư CHNDTH thực hiện. Những kỹ sư nầy có kinh nghiệm từ chiến trường Triều Tiên. (Qiang Zhai, China & The Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 47.) 


Để đáp lại ơn nghĩa của Trung Cộng trong cuộc chiến 1946-1954, đồng thời để cầu viện Trung Cộng nhằm tiếp tục tấn công Nam Việt Nam, nhà nước Bắc Việt Nam đưa ra công hàm ngày 14-9-1958, công nhận Tuyên cáo ngày 4-9-1958 của chính phủ Trung Cộng. Tuyên cáo của Trung Cộng xác định lãnh hải của Trung Cộng là 12 hải lý, đồng thời xác định các quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) là của Trung Cộng. 


Rõ ràng tuyên cáo của Trung Cộng là lời dạo đầu xác định các quần đảo ngoài Biển Đông thuộc Trung Cộng, mà MTĐ đã từng tuyên bố ngày 28-6-1958: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story Mao, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426. “Now the Pacific Ocean is not peaceful. It can only be peaceful when we take it over.”) Phát biểu nầy là khởi đầu cho chủ trương mới của Trung Cộng về Biển Đông và Thái Bình Dương. 


Mao Trạch Đông lộ rõ ý đồ bành tướng của CSTH trong cuộc hội đàm với đại biểu đảng Lao Động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963 qua câu nói: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông nam châu Á.” (Nxb. Sự Thật (không đề tên tác giả), Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua, Hà Nội: 1979, tr. 16.) 


Như thế, chẳng những Liên Xô chủ trương bành trướng nhằm thành lập một hệ thống đế quốc kiểu mới theo chủ nghĩa CS, mà CHNDTH cũng chủ trương bành trướng vì các lý do rõ rệt: 1) Bản chất xâm lăng cố hữu của giới lãnh đạo Trung Hoa, từ thời quân chủ cho đến thời CS. 2) Bản chất hiếu chiến và bạo lực CS của chế độ CHNDTH. 3) Chủ trương phòng thủ từ xa, CHNDTH lo sợ Hoa Kỳ và các nước đồng minh Hoa Kỳ bao vây, tiếp cận và xâm nhập Trung Hoa 4) Tìm đường ra biển và xuống Đông Nam Á. 


Kết luận 


Chế độ CS Việt Nam do ĐTQTCS thành lập và nhờ Liên Xô cùng CHNDTH giúp đỡ, viện trợ mới lớn mạnh và thành công năm 1954. Không phải chỉ Liên Xô, CHNDTH mà tất cả các chế độ CS, kể cả Bắc Việt cộng sản, đều hiếu chiến, chủ trương bành trướng chủ nghĩa, đầy tham vọng, chẳng những chống lại các nước không CS, mà chúng còn tranh chấp nhau, đấu đá nhau và sẵn sàng tấn công nhau vì tham vọng quyền lực và tham vọng bành trướng. 


Hồ Chí Minh, kẻ lãnh đạo đảng CSVN còn tự nhận rằng "...Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin... Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam." (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt. 150-152.) Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa CS, tổ chức đảng CSVN theo giáo điều Lenin, Stalin và MTĐ. Hồ Chí Minh cho rằng: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được..” (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, California: Nxb. Tuổi Xanh, 2001, tr. 63.) 


Ai cũng biết Stalin và MTĐ là hai lãnh tụ độc ác nhứt nhân loại từ cổ chí kim. Stalin đã giết khoảng từ 40 đến 62 triệu người, còn MTĐ đã giết khoảng 45 đến 75 triệu người trong thời gian cai trị. (Polska Times (Thời Báo Ba Lan) ngày 5-3-2013. Đàn Chim Việt 20-3-2013.) 


Ngoài ra, HCM còn một vị thầy thân cận nữa là Châu Ân Lai, thủ tướng kiêm ngoại trưởng CHNDTH. Chính Châu Ân Lai, trước khi ký hiệp định Genève (20-7-1954), đã triệu tập HCM sang Liễu Châu (Liuzhou) thuộc Quảng Tây, họp từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954. Tại đây, Châu Ân Lai chỉ thị HCM chấp nhận giải pháp chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến do các cường quốc đưa ra, đồng thời Châu Ân Lai khuyên HCM rằng trước khi rút quân CS ra Bắc Việt Nam, HCM gài cán bộ ở lại miền Nam, chôn giấu võ khí ở lại miền Nam, chuẩn bị lực lượng, đợi ngày tái chiến. 


Hồ Chí Minh thi hành liền những chỉ thị của Châu Ân Lai, gởi điện văn ra lệnh ngay tối 5-7-1954 cho Phạm Văn Đồng, trưởng đoàn CSVN tại Genève phải theo chủ trương đàm phán mới. (Tiền Giang, Chu Ân Lai và Hội nghị Genève, Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, bản dịch của Tam Dương, ch. 27, "Hội nghị Liễu Châu then chốt", ch. 28, "Lãnh tụ đã quyết thì vũ trụ cũng chẳng là cái gì?", tạp chí Thế Kỷ 21, California: số 219 và số 220, tháng 7 và 8-2007). 


Hồ Chí Minh và đảng Lao Động đã học tập và ứng dụng tất cả những tinh độc CS, từ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Stalin và kim chỉ nam MTĐ, lại được Châu Ân Lai chỉ vẽ kế hoạch Liễu Châu, sau hiệp định Genève năm 1954, chiến tranh Bắc Việt Nam bành trướng và xâm lăng Nam Việt Nam là không thể tránh khỏi. 


05.06.2018
Trần Gia Phụng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.363 giây.