logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/07/2013 lúc 08:32:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhất Linh
Trùng với ngày giỗ 50 năm ngày Nhất Linh tự hủy mình cho tự do và dân chủ, do gia đình Nguyễn Tường tổ chức tại Nam California, là lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn (7/1933) trong đó Tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ và một nhóm văn nghệ sĩ tại Nam California, Hoa Kỳ sẽ tổ chức hai ngày triển lãm và hội thảo về hai tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay và về Tự Lực Văn Đoàn. (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168158&zoneid=3#.UdJ7t8HTnIV)

Chương trình lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn sẽ diễn ra trong hai ngày, 6 và 7 Tháng Bảy năm 2013, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster CA 92683. Trong hai phần triển lãm và thuyết trình có khá nhiều nội dung chưa từng được phát hiện. Trong phần triển lãm có khá nhiều tư liệu lý thú và quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa, văn học và xã hội Việt Nam từ thập niên 1930 tới nay như: 1-Những bản nhạc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam của Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương, Thẩm Oánh,… đã được đăng trên báo Ngày Nay vào cuối thập niên 1930; 2. Chân dung các thành viên của TLVÐ (Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ðạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu) và các cộng tác viên nổi tiếng của PH và NN (Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu, Vi Huyền Ðắc, Nguyễn Gia Trí, Trọng Lang, Nguyễn Cát Tường, Phạm Cao Cũng, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Bùi Hiển, Huy Cận, Thanh Tịnh v.v…). 3. Họa phẩm của các họa sĩ từng làm việc với hai tuần báo PH và NN và TLVÐ: Nhất Linh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Trần Bình Lộc, v.v… Các thủ bút, hình ảnh và tài liệu liên quan đến nhóm TLVÐ và PH và NN. 4- Y phục phụ nữ cải cách trên hai tuần báo PH và NN do họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường vẽ kiểu. 5- Các mẫu nhà Ánh Sáng mà nhóm PH và NN đề xướng để cải thiện cuộc sống của dân nghèo.

Trong phần thuyết trình các đề tài lý thú cũng được các học giả và văn nghệ sĩ có thẩm quyền trình bày như về âm nhạc: nhạc sĩ Lê Văn Khoa sẽ trình bày có minh họa bởi các ca sĩ đề tài “Những bản nhạc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam trên báo Ngày Nay”; về y phục phụ nữ có nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiền, thứ nam của họa sĩ Le Mur, với minh họa bằng slide show sẽ trình bày đề tài “Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường và vấn đề cải cách Y phục Phụ nữ “; Về kịch có nhà văn Phạm Thảo Nguyên, dâu của nhà văn Thế Lữ, với minh họa bằng một đoạn kịch ngắn sẽ trình bày đề tài “Sự hình thành của phong trào kịch mới Việt Nam, những đóng góp của TLVÐ và từng thành viên”; ngoài ra bà cũng trình bày đề tài độc giả chưa ai biết là “Câu chuyện về TLVÐ và những điều chưa nói.”; đề tài “Sự sáng tạo mỹ thuật trong việc trình bày, vẽ bìa, hí họa, minh họa của báo PH NN” sẽ được trình bày bởi họa sĩ Ann Phong (có slide show minh họa hình ảnh); đề tài “Phong trào Nhà Ánh Sáng, một hoạt động xã hội của PH và NN” sẽ được trình bày bởi Giáo sư Đại học kiêm nhà báo Ðỗ Quý Toàn. Trong số các nhà văn trình bày về phần đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn, có hai diễn giả đặc biệt là Giáo sư Kawaguchi Kenichi, người Nhật chính gốc, giáo sư Danh dự Ðại Học Ngoại Ngữ Tokyo, Nhật Bản sẽ trình bày đề tài ” Tự Lực Văn Ðoàn và Văn Học Cận Ðại Việt Nam”; và Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, giáo sư Ðại Học Victoria, Melbourne, Australia với đề tài “Ðánh giá lại Tự Lực Văn Ðoàn”.

Nhất Linh, qua những đóng góp lớn lao cho đất nước của một văn đoàn mà ông là chủ soái, Tự Lực Văn Đoàn, như chương trình kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn ở trên vừa mô tả, được nhiều người nhìn nhận ông là một nhà văn, một nghệ sĩ, một con người lãng mạn và đồng thời là một con người cách mạng. Với bản chất lãng mạn và cách mạng, nhiều người nhận định Nhất Linh không phải và không thể là một con người chính trị. Nhưng cách nay 50 năm, ông đã dùng cái chết của ông cho một mục tiêu chính trị cao đẹp: Tự do và dân chủ.

Ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963, cương quyết phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã uống thuốc độc quyên sinh tại Sài gòn. Ông đã để lại chúc thư nổi tiếng được các hãng thông tấn ngoại quốc truyền đi khắp thế giới sau đây:

UserPostedImage
“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” Dưới đây là thủ bút của văn hào Nhất Linh ghi lại trong hai bản di chúc đề phòng mật vụ của chính quyền nếu tịch thu được một bản thì vẫn còn bản thứ hai.

Dưới đây là những lời ai điếu và hình chụp đám tang văn hào Nhất Linh. Mặc dù chế độ Miền Nam lúc đó bị cho là độc tài nhưng qua hình ảnh hàng ngàn quần chúng được tham dự đông đảo đám tang của nhà đối lập hàng đầu, Nhất Linh, người đọc sẽ thấy chế độ miền Nam lúc đó còn tự do gấp vạn lần chế độ Cộng Sản ngày nay.
UserPostedImage
Đám tang Nhất Linh
Bản di chúc chính trị của văn hào Nhất Linh đã dự báo đúng sự cưỡng đoạt miền Nam của cộng sản 12 năm sau đó. Và ngày nay bản di chúc chính trị đó cũng là dự báo tình hình có thể sẽ bị mất nước nếu nhà cầm quyền tiếp tục trấn áp và bắt giữ những người yêu nước chống sự xâm lăng của Trung Quốc.

Đám tang văn hào Nhất Linh diễn ra tại Sài gòn vào sáng Thứ Bẩy, ngày 13 /7/1963 và lễ truy điệu ông diễn ra bốn (?) tháng sau ngày cách mạng 1/11/1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, tại sân vận động Tao Đàn Sài gòn.

UserPostedImage
Những bức ảnh trong bài này được chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Mạnh Đan và cũng là những bức ảnh trải qua những năm tháng trôi nổi như cuộc đời của văn hào Nhất Linh. Sau 30/4/75, để thoát khỏi chính sách của cộng sản truy lùng tiêu hủy toàn bộ sách báo của người Miền Nam, người con dâu của ông Nhất Linh đã phải chôn dấu bộ ảnh dưới làng quê Thủ Đức của bà. Sau đó bà đã cẩn thận lén photocopy làm nhiều bản để trao cho nhiều thân nhân, bạn bè cùng cất giữ.

Than ôi! Đời chính trị lông hồng gieo núi Thái, ngẩng đầu lên sấm sét vẫn chưa nguôi; việc văn chương một tấc để ngàn thu, ngoảnh mặt lại đá vàng sao khỏi thẹn. (Trích bài truy điệu Nhất Linh của thi sĩ Vũ Hoàng Chương) (1)

Mặc dù có sự ngăn cản mạnh mẽ của công an, mật vụ, đám tang của Nhất Linh cũng vẫn có cả ngàn thanh niên, sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ, trí thức cùng đồng bào tham dự.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm, người bạn thân và cũng là bác sĩ riêng của Nhất Linh đã thuật, “Ở đây tôi cũng cần nói là trong suốt thời gian linh cữu của anh Nhất Linh quàn tại nhà xác, có ít ra hàng chục công an, mật vụ ngày đêm túc trực để theo dõi từng người tới viếng. Có khi họ còn hỏi thẻ kiểm tra, tra khảo lý lịch, đe doạ dẫn vào bót nữa, nhất là đối với các thanh niên, học sinh, sinh viên. Giới này được chính quyền để ý nhiều hơn hết hôm thứ bảy 13-7-1963, ngày đưa đám Nhất Linh.

Trên các ngả đường đưa tới bệnh viện Grall đều có rất nhiều cảnh binh, công an canh gác, chặn đường không cho vào bệnh viện, hoặc xua đuổi những ai lảng vảng gần đây.

Gia đình anh xin phép đưa vào buổi sáng chủ nhật, nhưng chính quyền một mực từ chối, cái đó dễ hiểu, vì họ sợ đưa đám ngày nghỉ, thiên hạ sẽ đi dự rất đông.

Xin phép đưa chiều thứ bảy, họ cũng từ chối nốt, vì chiều thứ bảy, cũng là ngày nghỉ của các công sở. Họ chỉ ưng thuận, hoặc sáng thứ bảy, đúng 8 giờ rưỡi, hoặc sáng thứ hai. Đành phải bằng lòng sáng thứ bảy vậy.

Đám tang thật là đơn giản, nhưng vô cùng ảm đạm, trang nghiêm. Khi khởi hành từ bệnh viện Grall, số người tham dự còn thưa thớt, nhưng dần dần mỗi lúc một đông. Phần nhiều là thanh niên, học sinh, sinh viên, giới trí thức. Có rất đông phóng viên, ký giả ngoại quốc, nam có, nữ có, có mặt trong đám táng để chụp ảnh hoặc để quay phim. Họ chịu khó biên chép tất cả những câu viết trên các đối trướng rồi nhờ người dịch sang tiếng Anh. Họ lại còn ghi âm tất cả những lời khóc than kể lể của chị Nhất Linh.

Như vậy đủ rõ cái chết của văn hào Nhất Linh đã gây một tiếng vang lớn, không riêng gì ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới nữa.” (2)

Gia quyến đang cùng đồng bào đi sau linh cửu nhà văn Nhất Linh. Người đàn ông đứng thứ nhất đội khăn tang là con trai ông Nhất Linh. Người thanh niên trẻ, gầy, đứng kế đó, đầu đội khăn tang , là người viết. Thiếu nữ đội khăn tang, đứng sau lưng người viết,cách một người đàn ông, là ca sĩ Từ Dung, vợ cũ của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Cạnh Từ Dung là một thiếu nữ khác cũng đội khăn tang, nhưng cạnh thiếu nữ đội khăn tang đó là một bà đầu quấn khăn tang lẫn với lọn tóc (chứ không đội khăn) là bà quả phụ nhà văn Hoàng Đạo.

Đám tang đang di chuyển trên con đường sau lưng bệnh viện Grall. Trên mui xe là băng kính viếng của các đồng chí cách mạng chống Pháp, chống Cộng của ông có nội dung: “Thương thay đối lập Quốc Gia, Mất cả tự do trong mấy lúc. Đối với thiêu thân Quảng Đức, Noi gương cảnh cáo giữa nghìn thu.” Người đàn ông mặc áo tang đi ngay sau xe tang là nhà văn Duy Lam, cháu gọi Nhất Linh bằng cậu ruột.

Vượt mọi sự ngăn cấm và dọa nạt của công an, mật vụ, đoàn người tham dự tự động tìm kiếm và chia nhau những băng tang. Nhiều giọt nước mắt đã nhỏ xuống thương tiếc cho một văn hào đã có nhiều công lao đóng góp cho văn hoá dân tộc. Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm tường thuật, “Tại chùa Xá Lợi, ngoài một số đông đồng bào đã túc trực từ sáng sớm – trong đó dĩ nhiên có cả công an, mật vụ của Nhu – Diệm – còn có khoảng 200 tăng ni có mặt để cầu siêu cho Nhất Linh.

Giữa cảnh khói hương nghi ngút, chùa Xá Lợi cất lên ba hồi chuông trống, rồi thì những tiếng tụng niệm vang lên. Trong khi ấy, ở trước cửa chùa có nhiều thanh niên, sinh viên phát băng tang cho mọi người, kể cả người của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Lễ cầu siêu cử hành không đầy 15 phút như đã ấn định từ trước, rồi đoàn xe tang từ từ chuyển bánh” (3)

Không báo chí, đài phát thanh nào được loan báo lộ trình đám tang, nhưng dân chúng vẫn tìm hiểu biết trước và đứng chờ đông đảo trước chùa Xá Lợi. Ở phía xa là xe tang đang chạy tới. Ngay trước ngôi bảo tháp của chùa Xá Lợi, đứng dưới đường trước đám đông, quay lưng lại, là một nhân viên cảnh sát đang canh chừng địa điểm làm lễ tang.

Các phóng viên quốc tế chen lẫn trong đám đông đưa tiễn Nhất Linh. Trước giờ hạ huyệt, nhà văn Nhật Tiến, thuộc thành phần văn nghệ sĩ trí thức trẻ, Linh Mục Thanh Lãng, đại diện Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, và Bác Sĩ Nguyễn Tiến Hỷ, đại diện chính giới đã đọc những bài điếu văn tiễn biệt văn hào Nhất Linh với những lời lẽ bi ai, thống thiết, đầy thương cảm, nhưng cũng thật hào hùng.

Bốn (?) tháng sau ngày cách mạng 1/11/1963, lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, các đoàn thể và nhân dân đã tự động làm lễ truy điệu văn hào Nhất Linh tại sân vận động Tao Đàn (lúc đó chưa có sân vận động Thống Nhất).

Sau lưng vị cao tăng là biểu ngữ của học sinh hai trường trung học dậy theo chương trình Pháp nổi tiếng tại Sài gòn: trường nam sinh Jean Jacques Rousseau (nay là trường Lê Quí Đôn) và trường nữ Marie Curie.

Linh Mục Thanh Lãng đại diện Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đọc diễn văn. Sau lưng linh mục là biểu ngữ của Việt Nam Quốc Dân Đảng Đệ Nhị Khu.

Nhiều hình ảnh cho thấy lòng thương mến Nhất Linh của hàng ngàn học sinh các trường trung học Saigon, Chợ Lớn, Gia Định tham dự lễ truy điệu dương cao các biểu ngữ ca ngợi ông như: “Nguyễn Tường Tam Bất Diệt”; “Thương Nhớ Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”…

Những nữ sinh thơ ngây đang dõi mắt sầu xa vắng như thương nhớ một hình bóng thân thuộc vừa mới ra đi: Nhất Linh!

Những cặp mắt đăm chiêu, những gương mặt u sầu-Nhất Linh không còn nữa- nhưng dường như ông còn sống mãi trong lòng dân tộc.

“Phải nhiều đời mới có một Nhất Linh thành lập nổi một văn đoàn Tự lực, nuôi sống – về tinh thần – được hai tờ Phong hoá, Ngày nay”. (Nguyễn Mạnh Côn, tác giả cuốn “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”.(4)

———————————————–

Tham khảo:

(1) Văn. số 156, ngày 15 tháng 6 năm 1970-talawas 9-6-2008
(2); (3); (4): Chân dung Nhất Linh. Tập hồi ký của Bùi Khánh Đản, Nguyễn Hữu Phiếm, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Tường Thiết, Thế Uyên, Tường Hùng và Tuyết Hương. Do tập san Văn xuất bản xuất bản ngày 25-6-1966- talawas 5-6-2008


Danchimviet

Sửa bởi người viết 05/07/2013 lúc 08:33:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 07/07/2013 lúc 10:37:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn

Vào ngày 7-7-1963, ông Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh đứng đầu Tự Lực Văn Đoàn nổi danh thời 1932 - 1945, dùng thuốc độc quyên sinh tại nhà riêng ở Sài Gòn nhằm phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ông ra trước Tòa án vào ngày hôm sau, trong một cáo buộc cho rằng ông liên quan đến vụ đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông năm 1960. Lá chúc thư ông để lại viết:

“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do”.


Đến hôm nay vừa chẵn 50 năm. Ngẫm nghĩ kỹ, những lời ngắn gọn ông Nguyễn Tường Tam viết trước lúc mất có một giá trị cảnh báo bất hủ, không chỉ với chính số phận của chính quyền Ngô Đình Diệm gần nửa năm sau đó mà còn với xu thế lâu dài của đất nước.

Như BVN đã đưa tin trong bài của Phan Tấn Hải, trong dịp này tại California có tổ chức lễ tưởng niệm và một cuộc triển lãm và Hội thảo khoa học có tính cách quốc tế về hai tờ Phong hóa, Ngày nay và Tự Lực Văn Đoàn do báo Người Việt và báo Diễn đàn thế kỷ đồng chủ trì.

Về phần BVN, hơn nửa năm trước đã có bài Thử định vị Tự Lực Văn Đoàn của GS Nguyễn Huệ Chi trong dịp kỷ niệm 80 năm ra mắt tổ chức văn học không tiền khoáng hậu ấy. Nay, lại đúng 50 năm ngày mất của văn hào Nhất Linh, chúng tôi xin trân trọng đăng tiếp bài viết của học giả Đỗ Quý Toàn là một trong các tham luận trong Hội thảo sắp diễn ra ở nước Mỹ, và chờ đợi nhận thêm các bản tham luận khác sẽ xin đăng bổ sung vào Chủ Nhật tới.
Bauxite Việt Nam
Hội Ánh Sáng của báo Ngày nay và Tự Lực Văn Đoàn đã gây nên một phong trào văn hóa xã hội ở nước ta vào cuối thập niên 1930. Nhờ tờ báo nên tầm ảnh hưởng của các hoạt động đó lan rộng trong tâm lý của rất nhiều người Việt Nam, nhất là giới trung lưu, trí thức, thanh niên ở đô thị trong thời gian từ năm 1937 cho tới năm 1945.

Chương trình thành lập hội đã được công bố trên báo Ngày nay số 38, ngày Chủ nhật 13 tháng 12 năm 1936. Tờ báo kêu gọi lập một Hội Bài trừ những Nhà Hang Tối, còn gọi là Hội Ánh Sáng. Họ đưa ra ba châm ngôn Xã hội – Nhân đạo – Cải cách. Tiếp theo, số 39 có bài “Nhà rẻ tiền để dân nghèo và thợ thuyền ở” của Hội Bài trừ những Nhà Hang Tối. Trong bài này vẽ một biểu tượng hình tròn, vẽ một nắm đấm đè bẹp mái nhà tranh tre xiêu vẹo. Nửa trên của vòng tròn là một ngôi nhà cao ráo trong ánh sáng bình minh.

Tờ báo còn cho in một số mô hình nhà ánh sáng đã được triển lãm, và kêu gọi mọi người gửi những ảnh mẫu nhà hang tối, hoặc hình những căn nhà đẹp mà kiến trúc có nhiều cái lạ, cái hay tới toà soạn để đăng báo. Sau này Tự Lực Văn Đoàn dùng một hình tròn đen với ba vạch trắng nằm chéo, và hai chữ “A S” ở hai bên; nằm giữa một hình chữ nhật giống như lá cờ, làm biểu tượng cho Hội Ánh Sáng. Kể từ số báo 40, Ngày nay dành mỗi tuần mấy trang viết về Hội Ánh Sáng, và đăng các ý kiến ủng hộ của bạn đọc gửi tới từ Hà Nội và các tỉnh như Cần Thơ, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quy Nhơn, Huế, Nam Định, Vĩnh Yên, Phúc Yên, vân vân; tức là gần khắp nước.

Tác động sâu rộng trong xã hội

Hội Ánh Sáng đã tạo nên một phong trào có chiều rộng và chiều sâu, được nhiều giới ủng hộ. Trong Ngày nay số 71 có đăng ý kiến hưởng ứng và ủng hộ Hội Ánh Sáng của anh em thợ thuyền ở Vinh, cho thấy phong trào được giới lao động hưởng ứng. Tòa báo cũng loan tin ông “AiLen” (tên phiên âm?) chủ hãng G.M.R , loan báo xin nhận anh em lao động trong xóm thợ thuyền vào làm việc của hãng ông. Ông còn tổ chức bán hàng từ thiện, một ngày trích ra 10% số tiền thu được giúp dân bị lũ lụt tỉnh Bắc Ninh. Đoàn Hướng đạo Lê Lợi và ban ca vũ May Blossom cũng biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội lấy tiền giúp Hội Ánh Sáng.

Nửa năm sau khi dự án được công bố, cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Tạm thời, ở nhà ông Phạm Văn Bính, số 55 phố Hàng Bún, đã có mặt đại biểu của nhiều tờ báo, như Vũ Đình Chí (Việt báo), Lê Văn Thu (Đông Pháp), Dương Mậu Ngọc (Trung Bắc), các nhà văn Phan Trần Chúc, Phạm Lê Bổng, các Kiến trúc sư Vũ Đức Diên, Hoàng Như Tiếp, Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ; ngoài các thành viên Tự Lực Văn Đoàn và các Họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lưu Văn Sìn.

Nhìn vào danh sách những người góp công cổ động thành lập hội và tham gia vào hội từ lúc đầu chúng ta thấy chương trình này được giới trí thức đương thời ủng hộ. Một ủy ban chuẩn bị thành lập hội do Phạm Văn Bính làm “thư ký tạm thời” từ tháng Năm 1937 đã có mặt 14 người, nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc các lớp trung lưu, trí thức; như Bác sĩ Phạm Hữu Chương, Ngô Trực Tuân, Luật sư Trần Văn Chương, Kỹ sư Trần Văn Tiết, các Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, các thương gia và nhiều nhà báo. Trong số những người tham gia và hỗ trợ Hội Nhà Ánh Sáng có Bà Hoàng Xuân Hãn, sau này ông làm Bộ trưởng Giáo dục trong Chính phủ Trần Trọng Kim; ông Vũ Đình Huỳnh và các ông Trần Huy Liệu, Vũ Đình Hòe, sau làm Bộ trưởng trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Danh sách các ủy viên trong các “ủy ban hành động” của hội còn những nhân vật khác, nổi tiếng như các ông Hoàng Cơ Thuỵ, Hoàng Cơ Bình, Bùi Tường Chiểu, Võ An Ninh, Thẩm Hoàng Tín, Nguyễn Gia Đức, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Gia Đức, Lương Xuân Nhị, Vũ Đình Liên, Hoàng Xuân Hãn.

Từ Hà Nội, Hội Ánh Sáng phát triển hoạt động tới các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, vào tới Sài Gòn. Khi Nhất Linh và Thế Lữ đi Hải Phòng vận động thành lập chi nhánh (Ngày nay số 91, trang 6), các nhân vật địa phương thuộc nhiều giới khác nhau đã tham dự, như ông Bạch Thái Đào, một nhà kỹ nghệ, ông Vi Huyền Đắc, sau thành một nhà soạn kịch nổi tiếng. Ở Nam Định, buổi diễn thuyết ngày 25 tháng Giêng 1938 (Ngày nay số 95, trang 6) có các diễn giả như Vũ Đình Hòe, Vũ Đức Diên, Bà Trịnh Thị Thục Oanh, bà là “Đốc học các trường học nữ Hà Nội”. Họ đều là những nhân vật nổi tiếng trong các lãnh vực văn hóa, xã hội và chính trị lúc đó hoặc sau này.
Bây giờ đọc lại báo Ngày nay thời đó, người ta còn ngạc nhiên vì sự ủng hộ của công chúng đối với chương trình Nhà Ánh Sáng. Đây là một sáng kiến tập họp mọi người dân trong một công tác có tính cách từ thiện nhưng cũng phát động một nếp sống mới, cải cách xã hội ngay trong quan niệm về nhà ở. Điều này chứng tỏ trong xã hội cổ truyền Việt Nam đã có sẵn óc tương trợ, tinh thần hợp tác, và sẵn sàng thí nghiệm với lối sống mới. Sự góp mặt của hàng ngàn người, vừa ủng hộ vừa tham gia hoạt động với một tổ chức mới cho thấy người Việt Nam đã mang sẵn tập quán để xây dựng một xã hội công dân khi có cơ hội. Chúng ta biết rằng ngay các làng xã Việt Nam đã chứa sẵn những mạng lưới xã hội với các tổ chức tự nguyện cho rất nhiều lớp người.

Dân Hà Nội thời đó chứng tỏ họ vẫn đầy đủ tinh thần hợp tác vì công ích. Buổi ra mắt công chúng đầu tiên của Hội Ánh Sáng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, vào 9 giờ tối Thứ Hai, 16 tháng Tám năm 1937, báo Ngày nay đã thông báo ai muốn dự phải tới tòa báo nhận giấy mời, vì số chỗ ngồi có giới hạn. Đêm hôm đó, hơn 2000 người được mời vào trong rạp hát, một số tương đương phải đứng ngoài nghe qua loa phóng thanh. Có những người từ Huế đến, từ Hà Nam, Thái Bình lên. Họ tới để nghe các bài diễn thuyết khô khan, có bài nói rất dài. Phần giải trí chỉ gồm mấy bài hát của các em “Sói con” thuộc phong trào Hướng đạo ở Hà Nội; các em hát những bài theo điệu cổ hoặc ca khúc bình dân của Pháp, đặt lời Việt, chỉ cổ động cho Nhà Ánh Sáng.

Ban tổ chức đã phải nhờ các Hướng đạo sinh đem phát hơn 2000 tờ “Giấy xin lỗi” cho vài ngàn người đứng ngoài. Trong nhà hát, máy phóng thanh kêu gọi: “Xin những ông nào cứng chân, cứng tay chịu khó đứng dậy nhường chỗ cho các bà các cô yếu đuối!” Một cô “thân thể nở nang” đang đứng đã phản đối: “Chúng tôi chẳng cần ai nhường chỗ!” và được nhiều người hoan hô. Hơn hai ngàn người ngồi im lặng nghe các bài diễn thuyết của Nhất Linh, Phạm Văn Bính, vân vân, mà theo nhận xét của nhiếp ảnh gia Anh Photo, “Các ông các bà ấy ngồi nghe yên lặng, chăm chú như Bụt cả”. Nhiều người vỗ tay hoan hô các diễn giả đang nói, nhưng bị người chung quanh “suỵt” yêu cầu ngưng, “làm như thính giả không được quyền ngắt lời diễn giả”. Ngay cả giới công nhân giúp việc xây dựng và bài trí sân khấu cùng phòng họp, bảy người do ông Cai Phả chỉ huy, cũng ý thức trách nhiệm xã hội khi họ trả lại số tiền thù lao, để đóng góp với Hội Ánh Sáng. Họ xin gia nhập, còn hứa sẽ cổ động thêm 100 hội viên mới khác (bài tường thuật của Khái Hưng trên Ngày nay số 73, trang 663).

Trên các trang báo Ngày nay, chúng ta đọc thấy những tin tức về các người đóng góp cho Hội Ánh Sáng. Một độc giả ký “Vô Danh” từ Quy Nhơn gửi hai đồng về giúp quỹ hội. Hội tổ chức một cuộc đấu quyền lấy tiền làm việc nghĩa, Võ sĩ Mai Thanh Ngọ mang đến tặng hội 5 đồng “để mua gạo phát chẩn cho dân bị lụt. Con số 5 đồng đó cũng lớn bằng số tiền ông Thống sứ Châtel tặng cho hội! Chủ hiệu may Tân Mỹ ở phố Bờ Hồ xin trích 5% số tiền bán hàng lẻ trong hai tháng để “biếu anh em bị lụt và Hội Ánh Sáng”. Trong số báo 83 (ngày 3 tháng 10, 1937) tờ báo loan tin nhận được 25 đồng của một vị ẩn danh, do “Sư cụ chùa Quán Sứ” đem tới. Nhà hảo tâm này đến chùa nhờ cúng “làm chay” cho cha mẹ, sư cụ đã khuyên đem tiền giúp một công cuộc từ thiện, và họ đã chọn Hội Ánh Sáng. Tuần sau, sư cụ lại đưa thêm 50 đồng, cũng do một tín chủ ẩn danh tặng Hội, bỏ việc “làm chay” để góp quỹ từ thiện. Một hội thể thao, Tổng cuộc Vận động Bắc Kỳ đã tổ chức một ngày thao diễn với các môn bóng rổ, bóng tròn, một nửa số tiền thu được đem cho Ban Từ thiện Hội Ánh Sáng mua gạo giúp đồng bào bị nạn lụt.

Thay đổi toàn diện xã hội cũ

Khái Hưng kết luận bài tường thuật trên bằng một ý kiến, ý kiến này giải đáp một câu hỏi của Nhất Linh nêu trong bài diễn thuyết đầu. Khái Hưng quả quyết: “Có thể thay đổi khác hẳn trước được! Chúng ta đều tin chắc như thế!”

Thay đổi “khác hẳn trước”, cũng như châm ngôn Cải Cách, đều phù hợp với chủ trương của Tự Lực Văn Đoàn. Từ lúc đầu họ đã nói muốn thay đổi văn chương, nghệ thuật. Họ đã đưa ra những đề nghị thay đổi phong tục, tập quán trong gia đình của người Việt. Họ cổ động thay đổi y phục với các kiểu áo của Họa sĩ Cát Tường. Họ đóng góp cho việc thay đổi tư tưởng giới thanh niên với “Mười điều tâm niệm” của Hoàng Đạo. Báo Ngày nay cũng công khai bày tỏ ý kiến về các vấn đề chính trị đương thời. Họ bác bỏ đề nghị áp dụng lại bản Hiệp định năm 1884, Pháp trả lại quyền cai trị Bắc Kỳ cho Triều đình Huế. Cần phản đối đề nghị đó vì ai cũng biết rằng giới quan lại của nhà Nguyễn lúc đó vẫn còn rất lạc hậu, họ sẽ cai trị theo lối chuyên chế hơn cả chế độ thuộc địa. Hà Nội là một nhượng địa cho Pháp cho nên được áp dụng một số luật của Pháp, còn tốt hơn luật của Triều đình Huế.

Trên báo Ngày nay, Hoàng Đạo tiếp tục con đường của Phan Châu Trinh với những bài xã luận bàn về các quyền chính trị, quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, đăng liên tiếp trên nhiều số báo Ngày nay. Có bài bàn về chủ trương của Đế quốc Anh cho các thuộc địa được tự trị và bầu các nghị viện với quyền quyết định các chính sách trong xứ. Ông thấy chủ trương đó có giá trị như thiết lập một chế độ “quân chủ lập hiến”, mà chức Toàn quyền đóng vai một ông vua, vẫn bị ràng buộc bởi quyền bầu cử nghị viện của người dân (Ngày nay, số 75, trang 711). Có lúc ông viết thẳng một bài kêu gọi ông Phạm Quỳnh hãy từ chức Thượng thư, trở về cương vị một nhà báo. Ông nói thẳng, đã nhận thấy sau bảy năm tham chính Phạm Quỳnh không thực hiện được một điều gì tiến bộ như ông đã từng cổ động khi làm tạp chí Nam phong. Lối viết của Hoàng Đạo trong bài này, với lý luận đanh thép và lời văn nhã nhặn, trong khi phê phán và công kích vẫn bày tỏ thái độ kính trọng đối tượng mình nhắm vào, đúng là cách cư xử của một con người thừa hưởng giáo dục nhà Nho mà lại sống với tinh thần dân chủ.

Một đức tính cần thiết để sống trong xã hội dân chủ là biết tôn trọng những người khác ý kiến với mình. Tự Lực Văn Đoàn đã thể hiện tinh thần đó mặc dù khi phê bình các nhân vật đương thời tờ báo của họ nổi tiếng về lối văn hài hước, châm chích. Một trường hợp đáng kể lại là cuộc “bút chiến” giữa Ngày nay và báo Tân Việt Nam do nhà văn Phan Trần Chúc chủ biên. Lúc đầu ông Phan Trần Chúc đã hoan nghênh Nhà Ánh Sáng, nhưng sau lại công kích, nói Hội này theo một chương trình không thể thực hiện được, giống như “công cuộc của người điên”. Hoàng Đạo đã sử dụng giọng văn hài hước, châm biếm để tấn công. Trong một bài viết, ông gọi đối thủ là “Ông Chúc họ Phan Trần”, viết đi viết lại như thế. Trong đoạn cuối, ông nhắc lại một câu ca dao cổ “Đàn ông chớ kể Phan Trần”, và kết luận: “Thế thì họ Phan Trần, ta còn kể đến làm gì!”

Cuộc bút chiến sau đó kết thúc với cuộc hòa giải của báo giới, cho thấy làng báo ở Hà Nội vẫn có một truyền thống tốt. Ngày 19 tháng Mười năm 1937, một “hội đồng” gồm nhiều nhà báo nổi tiếng ở Hà Nội, đại diện cho 9 tờ báo đang xuất bản, cộng với nhiều nhà báo độc lập khác, đã họp lại như một phiên tòa để phê bình cả hai tờ báo đang cãi nhau. Đó là “Một việc xưa nay chưa từng có trong làng báo Đông Dương”, như tựa đề bản tin đăng trên Ngày nay số 83, trong tuần lễ sau đó. Bài tường thuật kể lại những lời chỉ trích báo Ngày nay của Lê Văn Siêu (ông nói: Ngày nay có lỗi nhiều hơn, nhất là khi đem họ của Phan Trần Chúc ra chế nhạo); Trần Huy Liệu (được bầu làm chủ tọa, ông nói trong lời kết luận: “Tôi phàn nàn anh Hoàng Đạo đã dọa đánh trong báo Ngày nay); nhà thơ Thao Thao (Tôi phản đối cái lối viết thô bỉ và tục tằn của cả hai bên); Trương Tửu (Trong cuộc bút chiến không được dùng những cái lối mỉa mai, mạt sát, đểu giả); vân vân. Lối trình bày trung thực này, đăng những lời chỉ trích cả hai báo Tân Việt Nam và Ngày nay, là một thái độ thẳng thắn, trung thực đáng kính trọng; các nhà báo thời nay cần phải học lại thái độ đó.

Phong trào Nhà Ánh Sáng không phải chỉ nhắm vào mục đích xây cất nhà rẻ tiền, như trong điều lệ của họ, mà còn nuôi những tham vọng lớn hơn. Trong bài diễn thuyết của Nhất Linh ở Hải Phòng, ngày 13 tháng Giêng năm 1938, ông đã nói đến viễn tượng xây dựng những “thôn Ánh Sáng” để cải thiện toàn thể xã hội nông thôn Việt Nam. Trong các thôn đó các “ủy viên Ánh Sáng sẽ đến dân ở trong thôn, hàng tuần tổ chức các cuộc nói chuyện thân thiện và có ích, những cuộc vui giải trí. Mỗi ủy viên sẽ nhận lấy một gia đình và đi lại thăm nom họ, dạy bảo họ như một người bạn thân”. Ông cho thấy mục đích của phong trào này không phải chỉ là để xây nhà: “Làm nhà không, không đủ, các ủy viên Ánh Sáng sẽ là và phải là những người bạn thân để mãi mãi dìu dắt đám dân nghèo ra khỏi nơi tối tăm”. Chúng ta thấy Nhất Linh có cả một chương trình cải cách xã hội, chứ không phải chỉ xây dựng các thôn Nhà Ánh Sáng.

Trong bài nói chuyện trên Nhất Linh vẽ ra triển vọng một thời kỳ “Thay đổi toàn diện xã hội cũ” theo “cảnh đời mẫu trong các thôn trại Ánh Sáng.” Ông nhấn mạnh, “sự thực hiện mục đích của Đoàn đã lan ra ngoài phạm vi của đoàn, của chi đoàn ở các tỉnh, các huyện và tràn về tới các làng quê…. Đến lúc đó, cái xã hội cũ của ta đây sẽ hoàn toàn biến thành một xã hội mới, một Xã hội Ánh Sáng”. (bài diễn thuyết đăng lại trên Ngày nay số 94, 16 tháng Giêng 1938, trang 6, 7).

Nhìn lại các ý tưởng mà Nhất Linh nêu ra như trên, chúng ta thấy ước vọng của ông và cả nhóm Tự Lực Văn Đoàn là tiến tới một phong trào cải cách cả xã hội, bắt đầu bằng hoạt động của Hội Ánh Sáng. Tham vọng này không khác gì chương trình một đảng chính trị hay một tổ chức cải cách xã hội; nó giải thích sự dấn thân của Tự Lực Văn Đoàn vào các đảng chính trị quốc gia sau này.

Một cải cách xã hội khác là nâng cao vai trò của nữ giới. Các tiểu thuyết luận đề của Tự Lực Văn Đoàn đã đưa ra chủ trương nâng cao địa vị phụ nữ trong gia đình và xã hội. Hội Ánh Sáng thể hiện chủ trương đó trên một bình diện rộng hơn. Trong buổi ra mắt Hội Ánh Sáng ở Hải Phòng kể trên, Bà Nguyễn Thị Phú đã đọc một bài diễn văn nói về hoạt động xã hội ‘đưa đường chị em đến sự giải phóng”. Bà cổ động: “Các bạn nên ra ngoài xã hội, cùng các bạn trai gánh vác lấy công việc chung… Các chị em nghèo kém hiện nay đương chìm đắm trong tối tăm, sẽ được các bạn săn sóc thân yêu đến và gia đình các bạn nghèo đó, trong các thôn trại Ánh Sáng, sau đây sẽ là gia đình thứ hai của các bạn”.

Cuộc diễn thuyết ở Hải Phòng, ngày 13 Tháng Giêng năm 1938 đã lôi kéo được hơn một ngàn người tham dự bên trong Nhà Hát Lớn và nhiều người đứng ngoài. Trong bài tường thuật, Tứ Ly (Hoàng Đạo) kể rằng mấy ngàn người đứng bên ngoài, trong gió lạnh, vẫn kiên nhẫn nghe các bài diễn thuyết đến gần nửa đêm. Vào lúc cuối, khi các hướng đạo sinh cất lời hát, “Giờ đây anh em đứng lên…” thì cả rạp “cất tiếng ầm lên để hưởng ứng” và đưa tay lên “chào nhau theo lối Ánh Sáng (Ngày nay số 95, ngày 23 tháng Giêng 1938, trang 6, 7). Lối chào Ánh Sáng đã được phát động cho thấy nhóm Tự Lực Văn Đoàn muốn gây một phong trào xã hội. Trên báo Ngày nay số 92, ngày 2 tháng Giêng 1938, trang 8, có mô tả các cách chào này, với hình vẽ: “Giơ bàn tay lên và xòe thật rộng năm ngón tay như hình mặt trời và năm tia sáng (in nghiêng trong nguyên văn). Lối chào thường: giơ bàn tay ngang tai. Chào ủng hộ: giơ hẳn bàn tay lên cao (lúc đông người)”. Dùng một lối chào riêng là một cử chỉ cốt bày tỏ thái độ dấn thân và ý muốn tham dự vào một phong trào xã hội; chắc do ảnh hưởng khi coi hình ảnh các cuộc tập họp của thanh niên đảng phát xít ở Ý và quốc xã tại Đức. Vào những năm sau 1945, khi cả xã hội Việt Nam chuyển mình với phong trào đòi độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của quân phiệt Nhật và thực dân Pháp, các thanh niên dấn thân cũng được cổ động dùng một lối chào riêng, đưa bàn tay nắm chặt lên ngang tai. Hội Ánh Sáng dùng một lối chào riêng cho thấy các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn muốn gây một phong trào xã hội sâu rộng, mặc dù trong thời gian đó họ không chủ trương một đảng chính trị.

Dùng sinh lực của một dân tộc

Tuy theo đuổi viễn tượng một cuộc cách mạng xã hội, hoạt động đầu tiên của Hội Ánh Sáng được nêu lên chỉ khiêm tốn là: “bài trừ những (căn) nhà tối tăm bẩn thỉu, có hại cho người ở về phương diện vệ sinh và tinh thần” (bài diễn văn chính thức của ông Phạm Văn Bính, đọc tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày ra mắt Hội, 16 tháng Tám, 1937, in trong Ngày nay số 75, trang 714). Trên báo Ngày nay, Hoàng Đạo đã viết những bài trong mục “Bùn lầy nước đọng” để báo động công chúng về nếp sống nghèo khổ và lạc hậu ở thôn quê. Ông mô tả một làng, tiêu biểu cho cả xã hội nước ta: “đây, những lũy tre xanh cao vót ngăn cản hết gió mát ở cánh đồng lại; kia, những ao chuôm nước đen màu bùn là nơi tắm gội, rửa ráy, giặt rịa (sic) [gịa] của thôn dân; rải rác trong những mẩu vườn con, đầy rác, là những mái nhà tranh lụp xụp, ẩm thấp, bên cạnh những chuồng lợn hôi hám… Nhưng nếu chúng ta bước vào những ngôi nhà ngói ấy, ta sẽ lại thất vọng… một thứ mùi hôi mốc sông (sic) [xông] lên chẹn lấy cổ; một thứ không khí lạnh, ẩm bao bọc lấy người… Những buồng ở thì bé nhỏ như một cái hang, tối om và thấp lè tè: Sống ở trong ấy hẳn là có cảm tưởng sống trong một gian ngục. Thà rằng nằm trong gian nhà tranh còn hơn”.

“Song đến gian nhà tranh ta cũng không thấy hơn. Những buồng cũng tối om như một cái hang, nếu không trống trải như một cái quán; những gian nhà như vậy, mùa đông gió lùa vào chắc là lạnh cắt ruột …” (Ngày nay số 72, trang 639). Hoàng Đạo cũng bác bỏ ý kiến cho là vì nghèo quá nên người dân quê mới sống trong những căn nhà như thế. Ông nêu thí dụ dân nghèo Nhật Bản vẫn sống trong “ngăn nắp, sạch sẽ, nhiều khi còn lại có vẻ mỹ thuật nữa”; trái lại “bên Tàu những nhà giàu có chăng nữa nhà cửa cũng vẫn bẩn thỉu, hôi hám”. Ông nhắc lại câu phương ngôn “Đói cho sạch, rách cho thơm” chứng tỏ người Việt Nam vẫn có ý thức về vấn đề này.

Với những bài như trên, cổ động cho việc cải tổ gia cư, báo Ngày nay đã dành mỗi tuần một hai trang (trên tờ báo thường 16 trang) cho hoạt động của Hội Ánh Sáng. Nhà báo Phạm Văn Bính là người hoạt động nhất trong việc thành lập Hội Ánh Sáng, ông đóng vai Thư ký Ủy ban lâm thời rồi làm Thư ký khi Hội thành lập. Ông đi các nơi mời người gia nhập hội. Trong bài diễn văn kể trên, ông nêu ra mục tiêu cụ thể của Hội là xây dựng những ngôi nhà kiểu mẫu trong các xóm thợ thuyền và các làng quê. Hơn nữa, Hội còn muốn làm công việc “giáo dục” đồng bào, như, “bảo cách cho dân quê đào những giếng nước sạch sẽ theo lối khoa học, đắp những đường đi rộng rãi, thẳng thắn và sẻ những rãnh để nước bẩn có chỗ thoát”. Bốn mục tiêu của Hội có thể tóm tắt như sau:

1. Bài trừ những nhà tối tăm, có hại về vệ sinh.

2. Khuyến khích làm ngôi nhà đẹp sạch sẽ, bằng nhiều nguồn vốn, trợ cấp của Chính phủ và đóng góp của các nhà hảo tâm. Bảo cách cho dân quê đắp đường đi, đào giếng nước, xẻ thùng rãnh hôi hám có lối thoát.

3. Cổ động, truyền bá cho mọi người, nhất là đàn bà trông nom việc gia đình, cho các chủ nhà ăn ở ngăn nắp sạch sẽ, vệ sinh.

4. Bằng nhiều cách để giúp đỡ các gia đình nghèo “đang ở trong nhà hang tối” có nhà sáng sủa hơn.

Phạm Văn Bính nói, “chúng tôi đã trông thấy một cái chương trình man mác, không phải sức một bọn người có thể làm nổi mà cần phải dùng hết sinh lực của một dân tộc mới mong có kết quả hoàn mỹ” (Báo Ngày nay số 75, 15 tháng Chín, 1937, trang 714).

Những ý kiến trên được cổ động từ thập niên 1930 phản ảnh ý thức xã hội, tinh thần dấn thân và óc thực tế của những người chủ trương Tự Lực Văn Đoàn. Trong bài diễn văn trên, Phạm Văn Bính cũng nhấn mạnh đến giới lao động: “Chúng tôi… nhận rằng vấn đề nhà cửa của anh em thợ thuyền là một vấn đề rất cần kíp” và ông trình bày viễn ảnh “Hội Ánh Sáng dựng một làng thợ thuyền, trong đó có đủ cả vườn cho trẻ em chơi, nhà hội họp, đọc sách, xem báo, chỗ cho thuốc, chỗ tắm rửa, vân vân”. Ông nêu lên dự phóng làm những ngôi nhà rẻ tiền, “mỗi nếp nhà như thế có thể đủ cả bếp nước, sẽ tốn vào khoảng bảy chục đến một trăm bạc”. Hội Ánh Sáng sẽ cho thuê các căn nhà đó với “một giá rẻ, tùy theo từng hạng chủ nhà một”.

Trong một cuộc tiếp xúc với Bác sĩ Hermant, Tổng thanh tra y tế Đông Dương, tương đương với chức Bộ trưởng Y tế cho cả ba nước Việt, Mên, Lào để xin yểm trợ, phái đoàn Hội Ánh Sáng đã trình bày dự án “làm ngay một xóm thợ thuyền ở gần Hà Nội”, với phương pháp “cho thuê rồi bán” (vente-location). Phái đoàn Hội Ánh Sáng nói: “Trong xóm thợ thuyền đó, hội sẽ trù liệu… làm một nhà hội họp chung cho anh em thợ thuyền, chỗ xem báo, đọc sách, chỗ đi chơi cho trẻ em lao động, và một gian phòng cho thuốc (y tế) trong đó có những thứ thuốc thông dụng, như thuốc đau mắt, đau bụng, chữa bỏng,vân vân. Hội sẽ mượn những Hướng đạo sinh có bằng Hồng thập tự thay phiên nhau đến trông nom gian phòng thuốc ấy…”.

Đối với dân trong các làng quê, Hội Ánh Sáng nói: “dân quê là phần tử cốt yếu của nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ khuyến khích họ đào giếng theo lối khoa học để có nước trong sạch mà uống… Còn nhiều việc khác như làm đường rộng rãi, thẳng thắn, khai rãnh, làm cống, chúng tôi sẽ tùy sức mà giúp họ dần dần” (Ngày nay số 62, trang 409).

Đọc lại những ý kiến trên chúng ta thấy phải xét lại những lời phê bình về thái độ của các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn, coi họ là tầng lớp tiểu tư sản ở thành phố, đứng ngoài nhìn vào đời sống cực khổ của nông dân mà không dấn thân tranh đấu cho những người cùng khổ. Thực ra, họ là những thanh niên có ý thức sớm nhất về nhu cầu cải tổ xã hội, và dấn thân vào những chương trình cụ thể nhất vào lúc đó.

Giống như các phong trào thanh niên hoạt động xã hội sau này, trong Phong trào Ánh Sáng cũng xuất hiện những bài hát, bài đồng ca để tác động giới trẻ. Báo Ngày nay số 73 đã in bài hát do Thế Lữ soạn lời dựa theo giai điệu bài La Badge của hướng đạo sinh Pháp:

Anh em! Thấy không trong đời

Còn bao nhiêu nỗi đớn đau

Dân ta biết bao nhiêu người

Lầm than nheo nhóc bấy lâu

Trong xó vách nát, lều tranh

Chen chúc sống dưới trời xanh

Nào! Đem Ánh Sáng soi tới

Vùng tối tăm cho người cùng loài

Nào! Đem Ánh Sáng soi tới

Đời tối tăm bao người

(Soạn lời cùng Trần Duy Hưng, một huynh trưởng Hướng đạo)

Trong báo Ngày nay số 75, Thế Lữ soạn lời một bài ca Ánh Sáng, theo điệu Mãi Tạp Hóa, một điệu ca sau còn được đặt lời thành bài hát “Anh hùng xưa” rất phổ thông:

Đoạn (1)

Reo mừng đi! Ới đời sung sướng

Non nước non đua cười

Cười ròn sáng

Ánh sáng hằng reo xuống

Non nước non đua cười

Cùng ta (cùng) ta sung sướng

Trông nước non đua cười

Thấy đời vui!

Đoạn (2)

Trông kìa trông lớp nhà ai đứng

Tranh mái tranh gọn gàng

Tường mầu trắng

Ánh Sáng vàng tươi nắng

Như bức tranh nhịp nhàng

Nhà ai nhà ai quang sáng

Hương gió đưa dịu dàng

Dưới trời quang.

Thêm một bài hát theo điệu “Ngũ điểm mai” do Thế Lữ soạn lời mới:

Đón mừng Ánh Sáng cùng reo

Bao nhiêu miệng bấy nhiêu nụ cười

Kìa trông dưới xóm cây tươi

Khéo trang điểm cái vui bạn nghèo

Bước vào mấy lớp nhà tranh

Thấy cao rộng thênh thênh lạ thường

Vì chưng “ánh sáng” xuyên ngang

Gió đưa lại ánh dương nhẹ nhàng.

Hết thời chui rúc lầm than

Thấy chăng vẻ phong quang hiện về

Bài ca “ánh sáng” lan đi

Sáng soi cả thôn quê thị thành.

Các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn đã biết vận dụng các phương tiện truyền thông trong thời đại của họ trong dự phóng cải tạo xã hội. Họ đã nhìn thấy triển vọng lớn nếu tác động được giới thanh niên tham gia vào phong trào nhằm thay đổi xã hội này. Vì vậy, ngay từ khi thành lập, họ đã được các đoàn hướng đạo hợp tác. Phạm Văn Bính cũng là một huynh trưởng hướng đạo; sau năm 1950 ông cũng tham gia chính trị, từng làm bí thư cho cựu hoàng Bảo Đại và làm bộ trưởng thanh niên.

Với phương pháp vận động mới mẻ, Hội Ánh Sáng đã gây quỹ bằng cách đưa các thanh niên, thiếu nữ gọi là “ủy viên Ánh Sáng” và “các nàng tiên Ánh Sáng” đi lạc quyên khắp thành phố Hà Nội. Một “Ngày Ánh Sáng ở Hà Nội đã mời thêm được 2352 người gia nhập hội, với tiền thu được 1221 đồng.
(Còn tiếp)

Sửa bởi người viết 07/07/2013 lúc 10:40:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#3 Đã gửi : 07/07/2013 lúc 10:42:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên hệ với chính quyền thuộc địa

Hoạt động đầu chính của Hội Ánh Sáng là xây dựng nhà ở. Muốn vậy, họ phải vận động xin được đất công do chính quyền thuộc địa kiểm soát. Và muốn gây quỹ, họ phải được phép của chính quyền cho hoạt động chính thức, theo luật lệ đang dùng. Vì vậy, ngay từ đầu, Tự Lực Văn Đoàn đã vận động ngay với các nhân vật người Việt đang cộng tác với chính quyền Pháp; nhờ thế được các quan cai trị người Pháp ủng hộ. Nhưng chính giới cai trị cũng thấy cần phải tham dự, bảo trợ các hoạt động này để dễ theo dõi và kiểm soát. Hơn nữa, vấn đề gia cư cũng là một đề tài được chính quyền thuộc địa đặt ra từ hàng chục năm trước.

Tình trạng nhà ở tại Hà Nội trong thập niên 1930 chật chội, thiếu thốn, và mất vệ sinh được mô tả trong một bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên, khi ông còn là một sinh viên y khoa. Trong khu trung tâm thương mại của thành phố gọi là “Ba mươi sáu phố phường”, mỗi mẫu tây (ha) có từ 1,000 đến 2,000 cư dân. Nguyễn Văn Tuyên cho thí dụ một ngôi nhà hai tầng số 92 phố Mã Mây (rue des Pavillons Noirs) có tới 68 người cư ngụ. Trong khi đó Nghị định của Chính phủ quy định tối đa chỉ có hai người trong mỗi 30 mét vuông. Nguyễn Văn Tuyên viết cuốn sách mỏng hơn 70 trang này để cảnh cáo trong điều kiện sống chật hẹp và thiếu vệ sinh các bệnh truyền nhiễm sẽ lan tràn và hỏa hoạn dễ xẩy ra. Theo ông, giải pháp duy nhất cho vấn đề xã hội này là phải xây dựng thêm nhiều khu nhà rẻ tiền.

Chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương đã chú ý tới vấn đề cải tổ gia cư, ít nhất cũng trên giấy tờ. Năm 1920, họ đã ra Nghị định áp dụng một đạo luật của nước Pháp (ban hành ngày 24 tháng 10 năm 1919) nhằm giới hạn không cho tăng tiền thuê nhà quá cao. Cũng giống như vậy, một đạo luật khác ở nước Pháp 95 tháng 12 năm 1922) về các căn nhà giá rẻ (les Habitations à Bon Marché, viết tắt HBM) cũng được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1928. Nhưng theo Caroline Herbelin (2009, Université de Toulouse) thì trong thực tế các nghị định này không bao giờ được thi hành. Cũng trong năm 1928, bên Pháp đã làm đạo luật Loucheur (Loi Loucheur) trong đó Chính phủ khuyến khích việc xây cất các ngôi nhà giá rẻ (HBM). Đạo luật này được áp dụng ở Nam Kỳ (Cochinchine) là thuộc địa của Pháp, “cho người Pháp và dân bản xứ”. Vì đạo luật Loucheur được áp dụng nên hai tổ chức tư được thành lập ở Sài Gòn với mục đích cổ động việc xây nhà rẻ tiền, và chính quyền cũng lập ra một văn phòng phụ trách công việc này; nhưng cả hai tổ chức trên cũng như văn phòng nhà nước đều không hoạt động được, vì thiếu tiền.

Năm 1937, 70% dân Việt Nam ở Sài Gòn sống trong các căn nhà lá, chỉ người Pháp và người giàu có mới ở nhà gạch. Tuy nhiên, giá thuê nhà mà luật Loucheur bắt áp dụng ở Nam Kỳ còn quá đắt đối với lợi tức của người dân Việt lúc đó, cho nên cũng không ảnh hưởng gì đến dân Việt. Thí dụ, tiền thuê một căn phòng 5 mét vuông được ấn định là 60 đồng tiền Đông Dương một tháng; trong khi lương tháng một công nhân chỉ khoảng 15 đồng, một cuốn vở (tập) cho học sinh chỉ bán giá 5 xu. Vào năm 1937, học phí lớp đồng ấu tại trường Hồ Đắc Hàm ở Huế chỉ có 70 xu một tháng. Sau này, các căn nhà do Hội Ánh Sáng xây chỉ cho thuê với giá từ một đồng rưỡi đến hai đồng một tháng.

Tại Hà Nội, năm 1929 Chi bộ Pháp Công nhân Quốc tế, SFIO (Section Française de l’Internationale Ouvrière) đề nghị áp dụng các luật của Nam Kỳ cho miền Bắc và miền Trung. Một ủy ban đặc biệt được Toàn quyền Pierre Pasquier (1928-1 934) lập ra nghiên cứu vấn đề xây dựng nhà rẻ tiền. Cuối cùng, khi có các đề nghị chính quyền giúp ngân sách, tài chánh để xây nhà giá rẻ cũng bị Pasquier bỏ qua. Sau đó, Toàn quyền Jules Brévié (1936-1939) bãi bỏ luôn việc chính quyền can dự vào các dự án gia cư, lấy cớ rằng phải dành ngân sách cho những việc ích lợi hơn như xây đường, đắp đê.

Năm 1936, Đốc lý Hà Nội (thị trưởng) Henri Virgitti đã thử xây một ít nhà rẻ tiền và đưa ra dự án dùng đất của thành phố để xây những ngôi nhà như vậy, để cho thuê dài hạn rồi bán cho người thuê, nhắm vào giới trung lưu. Dự án này được bàn cãi trong Hội đồng thành phố nhưng sau đó bị quan Toàn quyền dẹp bỏ, theo Giáo sư Caroline Herbelin, Université de Toulouse, Pháp, đến cuối năm 1937 mới được đem thử. Hai năm sau, có 21 căn nhà được xây, phần lớn những người được ở là các công chức.

Năm 1933, Thống sứ Bắc Kỳ đã ký cho phép thành lập một Hội Ánh Sáng, viết tên Pháp là Groupe Lumière, theo tài liệu nghiên cứu của Caroline Herbelin. Nhưng hội không có hoạt động nào, bà cũng không biết tại sao sau đó ba năm hội này đã bị giải tán, vì không thấy giấy tờ nào trong văn khố.

Vì mục đích của phù hợp với các dự án từng được nói đến mà không được thực hiện của chính quyền cho nên Thống sứ Bắc Kỳ Yves Châtel ký Nghị định số 4851-A cho phép thành lập Hội Ánh Sáng (của Tự Lực Văn Đoàn), ngày 14 tháng 10 năm 1937, tin được đăng trên báo Ngày nay số 82. Bắt đầu từ đó, Hội Ánh Sáng có thủ quỹ, được thu tiền của hội viên. Theo điều lệ của hội, có nhiều loại hội viên, như đăng trên Ngày nay, số 83:

Tán trợ hội viên: Biếu Đoàn một số tiền, ít nhất 100 đồng.

Tặng hảo hội viên: Biếu Đoàn một số tiền, ít nhất là 50 đồng.

Chủ trì hội viên: Đóng mỗi năm 1 đồng và ít nhất phải 21 tuổi.

Khuyến khích hội viên: Đóng mỗi năm hai mươi xu (dành cho thợ thuyền, học sinh và dân quê)

Chủ trì hội viên và khuyến khích hội viên, khi đã đóng cho đoàn 15 năm liên tiếp hay là đóng luôn một lúc 10 năm, sau đó sẽ được miễn lệ đóng tiền và được gọi là “vĩnh viễn hội viên”.

Ngày 14 tháng 12 năm 1937, hai ngày trước khi Hội ra mắt công chúng, Toàn quyền Jules Brévié gửi thư nhận lời làm Hội trưởng danh dự. Có thể nói, chính quyền thực dân lúc đó thấy đây là một cơ hội chứng tỏ họ có quan tâm đến vấn đề nhà ở, mặc dù các chính sách đã được họ nêu ra không bao giờ được thi hành. Sau khi “quan Toàn quyền” đã ủng hộ Hội, Hội đã có thanh thế, nhiều vị quan lại “An Nam” cũng tham gia. Trong bài tường thuật một cuộc phát chẩn cho dân nghèo ở Phủ Lạng Thương, ông Tri phủ khi gặp phái đoàn đã gọi các nhà văn là “các quan Ánh Sáng!”

Hạt giống của xã hội công dân

Nhìn lại sinh hoạt của Hội Ánh Sáng do Tự Lực Văn Đoàn khởi xướng, chúng ta thấy một biến chuyển trong lịch sử xã hội Việt Nam mà phong trào Nhà Ánh Sáng là một trong nhiều biểu hiện. Thập niên 1930 nối tiếp theo những năm 1920 với các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp bằng vũ lực. Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập từ 1924 đã dẫn tới cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ hy sinh vì nước. Sau khi các cuộc đấu tranh dùng vũ lực thất bại, thanh niên Việt Nam bắt đầu các vận động chính trị dưới hình thức xã hội, ôn hòa, trong vòng luật lệ của chính quyền Pháp. Đám tang Phan Châu Trinh và các cuộc biểu tình vận động đòi trả tự do cho Phan Bội Châu đánh dấu việc tham gia của giới thanh niên trí thức vào các hành động tập thể. Sang thập niên 1930, các phong trào thể thao được chính quyền dung dưỡng đã thu hút giới thanh niên thành thị. Phong trào Hướng đạo ra đời trong thời gian này, lần đầu tiên một đoàn thể thu hút giới trẻ mà trong đó họ có thể “tuyên thệ” một cách công khai là phải “Trung thành với Tổ quốc,” ngay dưới chế độ thuộc địa. Cũng trong thời gian này, các hội Tăng Già (Shangha) của các tu sĩ Phật giáo cũng như các hội Phật học của giới cư sĩ đã lần lượt ra đời. Tại Nam Kỳ, có các đảng chính trị xuất hiện, hoạt động trong khuôn khổ luật lệ Pháp. Các đảng phái chính trị hoạt động như những “hội kín” vẫn tiếp tục, trong đó có các nhóm Cộng sản theo chủ trương quốc tế, vượt trên khuôn khổ một quốc gia, dân tộc. Thập niên 1930 là một giai đoạn chuyển mình của xã hội Việt Nam.

Trong cuộc vận hành chung đó, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các đoàn hướng đạo, do dân chúng thành phố tự động thành lập cho thấy nền tảng tinh thần cho một xã hội công dân đã được gieo mầm ngay trong thời Pháp thuộc. Xã hội Công dân là một hiện tượng mới được ghi nhận ở Âu châu từ thế kỷ XVIII, sau khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu. Nhờ kinh tế tư bản phát triển tạo nên một tầng lớp dân chúng độc lập về kinh tế đối với các vua quan phong kiến, và mỗi ngày thế lực của họ càng mạnh hơn, cho nên mới hình thành xã hội công dân. Sự phát triển các hiệp hội tự nguyện củng cố xã hội công dân, và sau này sẽ làm nền tảng cho việc thực hiện thể chế dân chủ tự do.

Ngay trong thời Pháp thuộc, các mầm mống của xã hội công dân đã có mặt tại Việt Nam, trong đó phong trào Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn đã là một thành tựu đáng kể. Bản chất của xã hội công dân là tính chất tự do, tự nguyện khi tham gia vào các hiệp hội, đoàn thể, Hội Ánh Sáng đã đạt được điều kiện đó. Các hội đoàn trong Xã hội Công dân nhằm đáp ứng các nhu cầu chung của từng nhóm người, trong đó có nhu cầu phục vụ xã hội, nhu cầu tạo dựng một nếp sống mới của giới trẻ, Hội Ánh Sáng có thể giúp họ thỏa mãn nhu cầu chung đó.

Xã hội Công dân đứng bên ngoài và độc lập với guồng máy nhà nước giúp cho cả xã hội tiến nhanh hơn. Vì trong nhiều công việc, tư nhân làm việc có hiệu năng hơn nhà nước. Chính quyền thuộc địa đã thú nhận sự bất lực của guồng máy công quyền trước các vấn đề xã hội, như việc xây các căn nhà rẻ tiền, việc cải thiện y tế, vệ sinh ở nông thôn. Hội Ánh Sáng được họ nâng đỡ vì phong trào này có thể đáp ứng các nhu cầu xã hội đó, có thể làm mẫu mực cho các cố gắng khác của tư nhân.

Trong cuộc tiếp xúc với Bác sĩ Hermant, Tổng thanh tra Y tế Đông Dương đã nêu ra một thí dụ cho thấy lợi ích kinh tế khi người dân tự đứng ra lo cho các nhu cầu của họ, thay vì để guồng máy công chức làm. Ông nói về việc cải tổ vệ sinh ở nông thôn: “Muốn đào một cái giếng cho một làng, nếu giao cho Sở Lục lộ làm thì phải mất bốn, năm trăm bạc. Nhưng nếu giao cho dân làng, hay một người nào có công tâm săn sóc thì chỉ tốn chừng hơn một trăm bạc mà công việc cũng như nhau. Bởi vậy, hội của các ông sẽ giúp Chính phủ thực hành các công cuộc xã hội một cách rẻ tiền”. Ông kết luận: “Các ông có thể chắc rằng tôi sẽ hết sức giúp Hội Ánh Sáng đạt tới mục đích nhân đạo của hội” (Ngày nay số 62, trang 409).

Trong các thập niên 1960, 70 sau này, ở miền Nam có những thanh niên tham dự các phong trào xã hội như Học đường phục vụ xã hội, Thanh niên chí nguyện, hoặc Trường Thanh niên phụng sự xã hội, cũng vẫn theo đuổi công việc giáo dục nhắm vào nông thôn cũng nhằm tác động đồng bào theo lối sống mới như vậy. Họ cũng chỉ nối tiếp tinh thần dấn thân phục vụ mà các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn đưa ra trong thế hệ trước, mong “dùng hết sinh lực của một dân tộc” xây dựng cuộc sống mới cộng đồng. Chương trình Hè 65 quy tụ hàng chục hội đoàn thanh niên tại miền Nam Việt Nam đã tổ chức các Công trường Tự Do ở Thạnh Lộc Thôn, giữa Sài Gòn và Lái Thiêu, dựng hàng trăm ngôi nhà cho đồng bào tị nạn. Công trường Cam Lộ, Quảng Trị sau đó, kéo dài nhiều tháng trời, cũng đã xây cả một khu gia cư cho đồng bào nạn nhân chiến tranh. Trường Thanh niên phụng sự xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động mười năm, từ 1964, chủ trương huấn luyện các tác viên về sống tại thôn quê, giống như những “ủy viên Ánh Sáng” mà Nhất Linh mô tả. Chỉ khác là những tác viên sống thường xuyên tại các thôn làng, nhưng họ cũng làm những công việc như dạy học miễn phí, hướng dẫn dân trong làng về y tế, vệ sinh, canh nông, chăn nuôi, và khuyến khích tổ chức các hợp tác xã, vân vân.

Công việc của các hội đoàn này đã được Tự Lực Văn Đoàn dự báo từ ba bốn chục năm trước, với hình ảnh các thôn Ánh Sáng. Công cuộc xây Nhà Ánh Sáng, Thôn Ánh Sáng cuối cùng phải bỏ nửa chừng vì các biến cố chính trị và chiến tranh. Nhưng khi nói đến Tự Lực Văn Đoàn thì chúng ta không thể bỏ qua không nhắc tới các nỗ lực này.

Đỗ Quý Toàn
Theo Bauxite Việt Nam

__________________
Tham khảo

Caroline Herbelin, “Des habitations à bon marché au Việt Nam. La question du logement social en situation coloniale,” Moussons, 2009, trang 123-146

Nguyễn Văn Tuyên, 1938, La Question des logements insalubres à Hanoi, Hanoi: Imprimerie G. Taupin.

Các trang báo Ngày nay, trong văn khố Người Việt Online, có thể đọc trên mạng bất cứ lúc nào.
UserPostedImage

UserPostedImage
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.538 giây.