logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/07/2013 lúc 05:35:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cô Maartje Duin chụp cùng LM Phan Văn Lợi. Photo by Maartje Duin
«Tôi là một ký giả ở một đất nước hoàn toàn có tự do báo chí, tôi rất ngạc nhiên và có ấn tượng sâu sắc về những hiểm nguy trong nghề làm báo ở Việt Nam.»

Đó là cảm tưởng của cô Maartje Duin, một ký giả người Hà Lan sau khi gặp gỡ một số bloggers tại Việt Nam. Thông tín viên Tường An tường thuật lại kinh nghiệm của ký giả Hà Lan này sau cuộc gặp gỡ với một số bloggers tại Việt Nam.

Bị săn đuổi...
Cô Maartje Duin là một ký giả tự do người Hà lan, cô cộng tác với nhiều tờ báo và radio nổi tiếng ở Hà Lan như Vlokskrant, NRC Handelsblas, Vrij Nederladn, De Pers, VPR radio, Hollanđoc radio……. Báo chí Hà Lan nói nhiều về sự kiểm duyệt ở Trung Quốc, nhưng rất ít thông tin về Việt Nam.

Cô muốn biết về những bloggers bị ngồi tù bởi những bài viết của mình. Nhưng cô chưa hề có liên hệ với các bloogers Việt Nam ngoài những tin tức cô đọc được trên mạng. Sau nhiều cố gắng, cuối cùng cô đã được Hội Văn Bút Quốc Tế cung cấp cho cô những thông tin về một số bloggers mà cô có thể gặp :

«Tôi đã viết cho rất nhiều tổ chức như Tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền (Human Right Wacht) , Đài Á Châu Tự Do, Việt Nam và các phóng viên đã viết về đề tài này, nhưng hầu như không có sự hồi đáp nào mà chỉ có trả lời từ Hội Văn Bút Quốc Tế (PEN) mà tôi là thành viên. Qua đó tôi liên lạc được với một nhà thơ cũng đã tị nạn ở Thuỵ Sĩ. Và người này đã cho biết tôi nên gặp ai ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.”

Tháng hai, năm 2013, cô lên đường. Tất cả được thu xếp rất chu đáo và gần như là bí mật, cô chỉ nhận được địa chỉ của blogger 1 ngày trước khi gặp họ.

«Chỉ 1 ngày trước khi tôi gặp những bloggers này, tôi mới nhận được địa chỉ của họ. Mọi việc được chuẩn bị rất cẩn thận. Tuy nhiên, điều khó cho tôi là tôi không được tự chọn người mà mình muốn gặp. Sau đó, tôi có làm quen được 1 người trên face book tên Trịnh Kim Tiến ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cuối cùng tôi không gặp được cô này. Quả thật, rất khó khăn để có được sự liên lạc với họ.»
Cuộc gặp gỡ bắt đầu ở Hà Nội, tại đây cô đã gặp Luật sư Nguyễn văn Đài, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, blogger Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Lân Thắng, Linh Mục Phan văn Lợi, Nguyễn Thanh Thuỵ (con trai của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa). Một thế giới khác mở ra trước mắt cô khi nói chuyện với những nhà bất đồng chính kiến này. Cô không thể tưởng tượng được những nguy hiểm đã đến với những họ khi dám nói lên quan điểm của mình. Ấn tượng của cô về cuộc gặp gỡ với những con người đầy can đảm này là sự ngạc nhiên và lòng khâm phục. Với nhiều xúc động cô nói qua tiếng thở dài :

«Đó là một thế giới khác, thế giới của những người bất đồng chính kiến ( chắc lưỡi…thở dài….) Mình phải rất cẩn thận, có nhiều nguy hiểm. Tôi rất ngạc nhiên về điều đó. Nguyễn văn Đài nói với tôi anh ta thường đi uống cà-phê với công an và anh ta nói cho họ biết tại sao anh ta đấu tranh cho Dân chủ, họ biết anh ta có lý, nhưng họ sợ mất việc. Điều đó gây cho tôi nhiều ấn tượng về sự can đảm và quyết tâm của những nhà đấu tranh Dân chủ. Họ tự chọn lấy cho họ hướng đi đó, họ không sợ nữa, họ viết dưới tên thật của họ. Họ nói lên sự thật qua internet, qua các cuộc nói chuyện với tôi, họ chấp nhận nguy hiểm và sẵn sàng vào tù cho lý tưởng của họ. Đó là những cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc và nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về sự can đảm của họ.»

... và theo dõi
Lúc đầu cô định viết về một thành phố ồn ào, về tình trạng các thanh niên nam nữ sống độc thân ở Việt Nam nhưng cuối cùng cô đã viết về các bloggers, cô nghĩ rằng đó cũng chỉ là một đề tài bình thường, nhưng cô không ngờ đó lại là 1 vấn đề nhạy cảm ở đây. Từ Huế đến Hội An, trong vòng 24 giờ cô đã bị 8 nhân viên an ninh theo dõi, không kể người chỉ điểm là người lái xe ôm dẫn đường của cô. Cô kể lại cuộc gặp gỡ với Linh Mục Phan văn Lợi ở Huế ngày 25 tháng 2 năm 2013 như sau:

«Sau khi từ giã Hà nội, tôi vào Huế gặp Linh Mục Phan văn Lợi, đó là một người rất nhiệt tình, tôi có một cuộc nói chuyện kéo dài 2 tiếng rất thú vị với ông. Nhưng khi tôi ra ngoài thì có 1 người hướng máy quay phim về phía tôi, tôi chạy xe đạp 1 khoảng nữa thì có 1 máy quay phim khác cũng hướng về tôi, cách vài con đường nữa lại cũng một máy quay phim chỉa về tôi và họ cố tình để tôi hiểu rằng «chúng tôi đã thấy bà». Khi tôi trả xe đạp thì có một người kéo ghế ngồi gần tôi, và khi tôi trở về khách sạn thì có người gõ cửa tôi nói rằng họ cần hộ chiếu của tôi để kiểm tra giấy tờ. Rõ ràng là tôi đã bị theo dõi.»
UserPostedImage
Cô Maartje Duin phỏng vấn LM Phan Văn Lợi ở Huế. Photo by Maartje Duin
Cuộc săn đuổi tiếp tục khi cô rời Huế vào Hội An :

«Hôm sau tôi lên đường đi Hội An, tôi rời khách sạn lúc 7 giờ sáng, nghĩ rằng đi sớm thì sẽ không bị theo dõi, nhưng tôi đã lầm, khi tôi ra khỏi khách sạn thì đã có 1 người ngồi trên xe máy theo sau tôi. Khi người lái xe ôm và tôi đi từ Huế vào Hội An thì chúng tôi bị theo dõi liên tục bởi 2 công an chìm.

Tôi không nói cho người lái xe ôm biết là tôi bị theo dõi và ông ta cũng làm như là đang dẫn đường cho tôi như 1 khách du lịch bình thường, nhưng tôi biết là ông ta thỉnh thoảng lại bị một người đàn bà gọi điện thoại hỏi là chúng tôi đang ở đâu và ông ta cho bà này nói tên địa điểm mà chúng tôi đang có mặt. Lúc nào 2 người công an chìm mất dấu chúng tôi là bà ta lại gọi.

Ở Ngũ Hành Sơn, tôi vào tham quan như du khách, nhưng cũng có một người đàn bà theo dõi tôi. Nói chung, tôi luôn luôn bị theo dõi. Đây là lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm với một hệ thống mật vụ.»

Tiếp xúc với một nhà báo ngoại quốc đã chấp nhận nguy hiểm để gặp mình, điều đó đã để lại trong Linh Mục Phan văn Lợi sự xúc động và niềm khâm phục. Ông nói:

«Tôi thấy cô ta rất chuyên ngiệp, cũng như cô ta đã nắm được ít nhiều vấn đề về cuộc đấu tranh ở Việt Nam. Cuộc nói chuyện của chúng tôi rất là thú vị. Chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Pháp.Tôi đã nói với cô rằng. Tôi đã nói với cô rằng cô đã can đảm mà tới đây mặc dù cô đã biết rằng tôi đang trong tình trạng bị quản chế. Điều đó làm cho tôi cảm động và đầy khâm phục.
Đó là tác phong của con người dám vào nơi nguy hiểm để tìm hiểu sự thật. Những ký giả có lương tâm nghề nghiệp lúc nào cũng sẵn sàng đương đầu với nguy hiểm. Cõ lẽ lần tới Việt Nam trong chế độ kiềm kẹp này, hẳn đã gây cho cô nhiều ấn tượng và sự xuất hiện của cô cũng đã gây ấn tượng trong tôi.»

Nhưng sau 24 tiếng đồng hồ bị săn đuổi, cô cảm thấy ngộp thở và quyết định rời khỏi Việt Nam sau 2 tuần mặc dù chuyến đi được dự trù 1 tháng và cô rất muốn vào Sài Gòn để gặp blogger Trịnh Kim Tiến.

Rời Việt Nam cô đã phải huỷ hết tất cả những đoạn băng ghi âm những cuộc nói chuyện với các bloggers. Tuy chán nản bởi những cuộc theo dõi, cô Maartje vẫn mong một ngày trở lại để gặp gỡ những bloggers này:

«Tôi muốn trở lại Việt Nam, nhưng rất tiếc, tôi nghĩ là rất khó có thể được. Qua những bài viết và hình ảnh của tôi với các bloggers được phổ biến trên mạng thì nếu bên công an mật vụ không nhận ra tôi khi tôi trở lại Việt Nam thì chắc có lẽ họ mù. Tôi nghĩ rằng phải đợi vài năm nữa và nếu được trở lại chắc chắn rằng tôi sẽ rất muốn biết về tình trạng của các bloggers mà tôi đã gặp trong chuyến đi vừa rồi để tiếp tục viết về họ ».

Tuy chưa được trở lại Việt Nam để thực hiện mong ước đó, nhưng đã có một bất ngờ thú vị đang chờ đợi ký giả Maartje Duin trên chính quê hương của cô để thực hiện phần nào giấc mơ của mình.
(Còn tiếp)
phai  
#2 Đã gửi : 05/07/2013 lúc 05:38:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cô Maartje Duin trò chuyện cùng blogger Người Buôn Gió tại Hà Lan

Photo by Tuong An


Cô Maartje Duin, người nữ ký giả người Hà Lan đã đến Việt Nam tìm gặp một số bloggers đã phải rời Việt Nam vì bị công an theo dõi. Tình cờ, chưa đầy nửa năm sau, cô gặp lại 1 trong những bloggers đó tại Hà Lan, quê hương của cô.

Cuộc hội ngộ hy hữu
Ký giả Maartje Duin chọn Việt Nam làm điểm đến không chỉ như một người khách du lịch đến thăm một đất nước đẹp đẽ mà còn để khám phá một thế giới truyền thông mà cô chưa hề biết đến. Lặn lội từ Hà nội đến Văn Giang rồi vào Huế để gặp luật sư Nguyễn văn Đài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, blogger Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Linh mục Phan văn Lợi. Nhưng chỉ sau 2 tuần, cô cảm thấy ngộp thở với hơn 8 công an chìm nổi theo dõi cô suốt 24 giờ trên đường từ Huế vào Hội An , cô quyết định rời Việt Nam sớm hơn dự định.

Trở về Hà Lan, những ấn tượng của chuyến đi vừa qua, những con người can đảm mà cô đã gặp được cô ghi lại qua những bài viết “Đến thăm đồng nghiệp ở Việt Nam, Những bloggers bị săn đuổi" được Tam Hợp chuyển ngữ và đăng trên nhiều trang mạng.

Điều mà cô không thể ngờ được là chưa đầy 5 tháng sau đó, cô có dịp gặp lại một blogger mà cô đã gặp ở Việt Nam. Lần này, không giữa hàng rào theo dõi của công an mà giữa bầu không khí tự do, yên bình của Hà Lan, quê hương cô. Cô cho biết cảm nghĩ khi gặp lại blogger Người Buôn Gió mà cô vẫn gọi bằng tên thật “ Bùi Thanh Hiếu":

«Tôi rất vui, thở phào nhẹ nhỏm. Rất hài lòng khi thấy lại Hiếu trong một xứ Tự do. Bây giờ tôi cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với anh và Hiếu cũng vậy, bây giờ thì anh ta tin tưởng tôi hơn và tôi cũng rất muốn biết về cuộc sống của anh ấy bên Đức, trải nghiệm của anh ấy ở đó. »
Với Bùi Thanh Hiếu, cuộc hội ngộ này cũng là một một bất ngờ đầy thú vị :

« Thật sự là cuộc gặp bất ngờ quá, đến mức độ bây giờ tôi vẫn cứ ngỡ ngàng, tôi vẫn không nghĩ rằng là mình đã gặp lại người phóng viên đấy. Được gặp lại bà ấy là một sự vui mừng, hạnh phúc, nhất là lại gặp lại trên quê hương của người phóng viên đấy. »

Blogger Người Buôn Gió nhớ lại lần gặp trước cách đây chưa đầy 5 tháng, trong một tình cờ ở Văn Giang :

« Tôi xin được gọi tên bà ấy theo cách tôi vẫn gọi : bà Mác-Đô-Lin. Tôi gặp bà Đô-Lin lần đầu tiên ở Văn –Giang, nơi xảy ra vụ cưỡng chế đất. Có lần tôi đến Văn Giang mua cây cảnh, tôi thấy bà phóng viên này ở đấy. Bà có hỏi chuyện về tôi và bạn của tôi là Nguyễn Lân Thắng. Bà biết chúng tôi là những bloggers qua lại Văn-Giang này để đưa tin, đưa ảnh về tình hình bà con Văn-Giang thì bà có gặp có phỏng vấn và chúng tôi có trao đổi với bà ấy. »

Vẫn là hai con người cũ, vẫn là những đam mê cũ của 2 người làm báo. Nhưng có gì khác nhau giữa hai lần gặp gỡ này ? Cô Maartje ghi nhận sự khác biệt lớn lao:

« Một sự khác biệt lớn, ở đây chúng tôi có thể nói chuyện thoải mái, còn ở Việt Nam , khi tôi muốn phỏng vấn ai ở hồ Hoàn Kiếm, tôi phải nhìn quanh xem có ai nghe lén không ? tôi được hỏi về điều gì ? làm sao tôi có thể thu âm cuộc phỏng vấn ? Thật là một không khí ngột ngạt, vì vậy, sau đó tôi đi Văn Giang, ở đó thì lại càng khác biệt nữa, Hiếu và Thắng nói với tôi rằng có rất nhiều công an chìm ở đây nghe lén và theo dõi chúng tôi. Có thể tôi phải hoá trang bằng cách thoa cái gì đó lên mặt để khỏi bị nhận diện. »

Lần gặp lại này, với Bùi Thanh Hiếu vẫn như một giấc mơ, sau lần gặp gỡ đầu tiên, Blogger Người Buôn Gió nghĩ rằng sẽ không còn bao giờ có dịp gặp lại người nữ ký giả nhiệt tình này:

«Khi mà chia tay với bà ấy ở Văn-Giang rồi thì tôi không bao giờ nghĩ là sẽ gặp lại người phóng viên ấy nữa. Sau này chúng tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng có bao giờ chúng tôi gặp lại bà ấy. Tình cờ sau này chúng tôi được phía chính phủ Đức mời sang Châu Âu. Hôm nay trời lạnh, tôi gặp lại bà ấy thì tôi cảm thấy rất là bất ngờ. Người phóng viên từ Châu Âu gặp mình trên mảnh đất đặc biệt của quê hương, những người nông dân cần cù chất phác. Những cảnh cưỡng chế đất, những cái đau thương, phản ảnh đúng xã hội hiện trạng thì chúng tôi gặp bà trong cái hoàn cảnh rất đặc trưng của Việt Nam. Và hôm nay gặp lại bà trong một hoàn cảnh rất đặc trưng của Châu Âu, một đất nước tự do, một đất nước rất là phồn thịnh.

Trong lúc bà ấy ở Việt Nam thì bà ấy bị an ninh theo dõi ráo riết bà ấy phải bỏ về nước thì tôi nghĩ rằng là bà ấy có quay lại Việt Nam thì Việt Nam cũng không cấp giấy cho bà ấy visa để vào Việt Nam và bản thân tôi thì lúc ấy đang bị lệnh cấm xuất cảnh thì tôi nghĩ rằng không bao giờ gặp lại người phụ nữ rất là dũng cảm so với những phóng viên nước ngoài khác thì tôi thấy là thực sự bà phóng viên người Hà Lan thực sự rất là dũng cảm và tôi nghĩ là không bao giờ mình gặp lại người phóng viên ấy nữa. Nhưng hôm nay hội ngộ với người mà mình rất là mến phục. Tôi rất là hạnh phúc gặp lại bà ấy và nhất là lại gặp lại trên quê hương của người phụ nữ đấy. »

Và đó cũng là suy nghĩ của cô Maartje sau lần chia tay vội vã ở Văn Giang:

"Tôi không hề nghĩ rằng tôi sẽ gặp lại Hiếu ở đây. Tôi cũng không nghĩ rằng những bài viết của tôi có nhiều phản ứng đến thế . Tôi không ngờ rằng chuyến du hành của tôi lại có được một nối tiếp như thế này."

Sẽ làm gì cho Việt Nam
Nữ ký giả Duin xem việc đến thăm các bloggers ở Việt Nam là một chuyến đi để tìm thăm các đồng nghiệp, một tư duy giản đơn của một nhà báo chưa biết thế nào là hiểm nguy của việc cầm bút ở đất nước Cộng sản. Nhưng blogger Người Buôn Gió thì so sánh người cầm bút ở Việt Nam với như những chiến sĩ, đang chiến đấu cho quyền tự do được lên tiếng. Hai hoàn cảnh và 2 tâm trạng khác nhau:

«Cuộc gặp gỡ ngày hôm nay và cuộc gặp gỡ ngày trước thì nó như những người lính đã gặp nhau ở chiến trường và sau này họ gặp nhau ở trong một cảnh hoà bình ở hậu phương. Trước kia tôi gặp bà ấy ở Văn-Giang trong một tình hình rất là căng thẳng. Tôi rất là lo sợ cho việc bà ấy đến đây và cũng rất là lo cho việc mà chúng tôi tiếp xúc với bà ấy. Bây giờ gặp lại bà ấy ở đây thì tâm trạng rất là thoải mái, vui vẻ. không có những cái lo âu, sợ sệt như ngày hôm ấy. »

Trong dịp gặp gỡ ở Hà lan này, cô Maartje Duin cho biết dự tính của cô trong tương lai cho người bạn đồng nghiệp của mình như sau :

«Tôi sẽ tổ chức một buổi nói chuyện vào tháng 9 về vấn đề Kiểm Duyệt ở Việt Nam. Với sự cộng tác của PEN-Hà Lan và Tổ chức SLADE và Bùi Thanh Hiếu sẽ là một trong những khách mời. Theo tôi, rất quan trọng để Hiếu kể cho người Hà Lan về những nguy hiểm mà anh phải chịu cho việc viết lách của anh vì chúng tôi biết rất ít về đề tài này và tôi hy vọng là sẽ có sự thay đổi về tự do internet và Nhân quyền ở Việt Nam.

Chúng tôi sẽ mời Christine Hebbericht, một nhà văn nữ người Bỉ, bà đã viết về Việt Nam, một nhà văn sẽ nói về công việc của của Pen-Hà Lan, một tổ chức thuộc PEN-International, đấu tranh cho quyền tự do của nhà văn và bloggers Bà Marietje Schaake, nghị viên Liên Hiệp Âu Châu của đảng D66, tháng 4 vừa qua, bà đã trình một kiến nghị về tự do internet và Nhân quyền tại Việt Nam. Bà rất dấn thân về việc chống lại kiểm duyệt internet. Bà ta đã từng can thiệp vào các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ các bloggers Việt Nam . Bà sẽ cho chúng ta biết cách để vận động làm ra một đạo luật. Một chính trị gia sẽ phải làm gì để thúc đẩy thành lập một đạo luật.»

UserPostedImage
Cô Maartje Duin phỏng vấn một người dân Văn Giang. Photo: LanThangFB

Con đường dẫn ký giả Maartje Duin đến với các bloggers Việt Nam bắt đầu từ một chiến dịch gửi bưu thiếp của Hội Văn Bút Quốc Tế. Là hội viên của Hội Văn Bút Hà Lan, cô nhận được từ Hội Văn Bút Quốc Tế danh sách của nhiều nhà văn, nhà báo bị cầm tù ở Bahrein, Cameroun, Việt Nam…v.v..với lời đề nghị gửi những tấm thiệp Giáng Sinh đến họ, nhưng không nên gửi thiệp có biểu tượng tôn giáo, chỉ một lời thăm hỏi là đủ. Cô đã gửi những bưu thiếp có hình cối xây gió phủ đầy tuyết trắng và tự hỏi câu hỏi : liệu những dòng chữ này có đến tay họ không ? có thay đổi được gì không ? Và cô đã sung sướng làm sao khi một nhà văn bị tù đã cho cô biết rằng «nhờ vậy mà chúng tôi biết mình không bị chìm vào quên lãng.»
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.