Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 31/05/2018 tuyên bố khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục đối đầu với những hành động quân sự hóa của Trung Cộng [TC] tại Biển Đông.
Tờ báo The Wall Street Journal ngày 30-5 cho biết, chính Ông Mattis là người ra quyết định loại tên TC khỏi danh sách mời tham gia cuộc tập trận chung đa quốc gia Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018 vì “không tuân thủ luật quốc tế”.
Tướng Mattis nói chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2015 cam kết TQ “sẽ không theo đuổi quân sự hóa tại khu vực”. Tuy nhiên, Ông Bình phản bội lời cam kết, “hồi tháng trước chúng tôi chứng kiến họ lại làm đúng như thế, di chuyển vũ khí đến các vị trí chưa từng có”. Thời gian vừa qua, dư luận quốc tế hết sức lo ngại khi Trung Quốc khai triển hàng loạt khí tài quân sự như tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình đối hạm và thiết bị phá sóng viễn thông tới những thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị nước này chiếm đóng phi pháp và bồi đắp thành đảo nhân tạo. Trung Quốc còn cho máy bay ném bom hạng nặng H-6K diễn tập cất và hạ cánh trên một đường băng được cho là nằm trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Khi họ có những hành động như thế, chúng tôi không thể tiếp tục hợp tác với họ trong những lĩnh vực tiềm năng”, Bộ trưởng Mattis phát biểu. Ông nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục thách thức hành vi quân sự hóa Biển Đông đi ngược lại luật pháp quốc tế mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi bất chấp sự phản đối của thế giới.
Vài ngày trước, hai tàu chiến Mỹ mang hoả tiễn hành trình Tomahawk gồm khu trục USS Higgins và tuần dương hạm USS Antietam đã đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh nhiều thực thể địa lý đang bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp tại Hoàng Sa trong chiến dịch tuần tra bảo đảm tự do hàng hải (FONOP). Theo Reuters, 2 tàu này lần lượt đi qua đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Tri Tôn và đảo Phú Lâm.
Đài CBS dẫn lời giới chức hải quân Mỹ cho hay Trung Quốc đã điều động tàu chiến bám theo hai tàu chiến Higgins và Antietam “một cách thiếu chuyên nghiệp”.
Theo ông Christopher Logan phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Mỹ có bằng chứng rõ ràng rằng Trung Quốc đã thiết lập hỏa tiễn chống chiến hạm, hỏa tiễn đất đối không và các máy phá sóng điện tử trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ông Logan cho biết “Hành vi của Trung Quốc không phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của diễn tập RIMPAC”.Việc Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC là phản ứng sơ khởi về các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Mattis tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động diễn tập hải quân với tần suất “đều đặn” để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông cho biết thêm sẽ lên tiếng về vấn đề này khi tham gia sự kiện Đối thoại Shangri-La tại Singapore từ ngày 1–2 tháng 6.
Thêm vào đó Mỹ không lâu trước đây TT Trump tuyên bố mở chiến lược ‘Ấn Độ- Thái Bình Dương Tự Do Mở’. Từ đó Bộ Tư Lịnh Lực Lượng Mỹ ở Thái bình dương, sẽ đổi tên là Bộ Tư Lịnh Ấn độ Thái Bình Dương Mỹ. Quyết định đổi tên này nói lên chiến lược an ninh mới của Mỹ đối với khu vực với sự hợp tác của các đồng minh, đối tác có lập trường phòng chống TC ở Biển Đông cứng rắn như kim cương gồm Mỹ, Nhật, Ấn và Úc.
Ngày 30-5, đô đốc Philip Davidson chính thức tiếp nhận vị trí chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) thay đô đốc Harry Harris, người vừa được Tổng thống Donald Trump đề cử làm đại sứ tại Hàn Quốc.
Một hành động của Mỹ rõ rệt chống TC nhứt là Mỹ loại không mời TC tham gia cuộc tập trận RIMPAC lớn nhứt thế giới. Trái lại Mỹ mời VNCS tham gia. Hải quân Hoa Kỳ thông báo này hôm 30 tháng 05 năm 2018 và VN đã hồi báo chấp nhận tham gia tập trận RIMPAC 2018 tại Hawaii. Đây là lần đầu tiên VN được mời tham gia cuộc tận trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2018. Còn TQ đã tham gia tập trận hai lần hồi năm 2014 và 2016, nhưng năm 2018 bị Mỹ loại bỏ ra ngoài.
Được biết RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần vào khoảng tháng 6-7 tại Hawaii, được coi là cuộc diễn tập quân sự quốc tế trên biển lớn nhất trên quy mô toàn cầu. Hải quân Hoa Kỳ cho biết, cuộc tập trận RIMPAC 2018 kỳ này sẽ diễn ra từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 2 tháng 8 tại khu vực quần đảo Hawaii và phía Nam bang California của Mỹ. Tổng cộng có 26 nước, 47 tàu chiến, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ sẽ tham gia cuộc tập trận này.
Trong khi Tổng Thống và Quân Lực Mỹ cương quyết đối đấu với TQ đồng thời Thượng Viện Mỹ một nhóm ba thượng nghị sỹ thuộc cả hai Đảng ký tên và gửi thư cho tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo thúc giục chính quyền của Tổng thống Donald Trump có hành động cứng rắn hơn để đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đồng thời bày tỏ ‘quan ngại nghiêm trọng’ trước các hành động gần đây của Bắc Kinh. Thư có đoạn “Chúng tôi tin rằng có sự ủng hộ phi đảng phái trong Quốc hội đối với việc có hành động mạnh mẽ đáp lại việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Biển Đông,” các thượng nghị sỹ viết trong lá thư đề ngày 24/5.
Chưa hết Mỹ còn siết “Mỹ siết chặt visa với sinh viên Trung Quốc theo các ngành STEM”, theo tin VOA. Sinh viên cao học Trung Quốc sẽ bị giới hạn với visa có thời hạn 1 năm, đặc biệt là những người tham gia vào các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (gọi tắt là STEM). Công dân Trung Quốc làm việc tại các công ty có tên trong danh sách đặc biệt của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cần phải qua quá trình duyệt thị thực đặc biệt của nhiều cơ quan khác nhau của Hoa Kỳ. Và gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy việc cấp thị thực cho các công dân Trung Quốc đã được siết chặt, giữa lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Thêm vao đó, Đồng minh Tây phương của Mỹ cũng vào Á châu Thái bình dương để bảo vệ tự do hàng hải trên con đường hàng hải huyết mạch đi qua Biển Đông. Pháp hồi 20/10/2017, điều chiến hạm Auvergne, mới nhất của Hải quân Pháp, đi làm nhiệm vụ tại Biển Đông, hướng về quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm một phần lớn và quân sự hoá. Mới đây ngày 01/06/2018 hai chiến hạm Pháp đã đến Việt Nam ghé cảng 5 ngày: Tàu đổ bộ-chỉ huy-chở trực thăng Dixmude đến neo đậu tại cảng Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, còn khinh hạm tàng hình Surcouf thì ghé cảng Sài Gòn. Theo đại sứ Pháp tại Việt Nam: “Đây là năm thứ ba tàu chiến Pháp ghé cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt năm nay, hai bên sẽ diễn tập chung trên biển và thực hiện nhiều hoạt động giao lưu và huấn luyện”. Hải quân Pháp thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên đến tận phía bắc khu vực, với nhiệm vụ ưu tiên là chống tàu lặn. Hải quân TC theo sát nút và ngăn cản thô bạo nhưng Auvergne vẫn cứ thực hiện quyền tự do hải hành theo luật biển.
Còn Anh quốc, Hải quân Anh sẽ tuần tra Biển Đông, bất chấp Trung Quốc. Tin AP, Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh Williamson cho biết, chiến hạm chống tàu lặn HMS Sutherland đang thăm Úc, trên đường về sẽ làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông, khẳng định quyền của Hải quân Anh. Ông còn tuyên bố Anh hoàn toàn ủng hộ việc các chiến hạm Mỹ đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo này.
Lãnh đạo các nước G7 bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ hôm 23/4 ra tuyên bố phản đối TC và kêu gọi việc phi quân sự hóa khu vực Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Còn Thượng viện Canada hôm 24/4/2018 đã thông qua nghị quyết lên án "hành vi thù địch" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vi Anh