logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/06/2018 lúc 07:57:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Từ trái, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thế Toàn, Nguyễn Tường Giang, Đinh Cường. (Hình: Đinh Trường Chinh)

GARDEN GROVE, California (NV) – Nhà xuất bản Người Việt Books hợp tác với công ty Amazon, mới ấn hành tuyển tập thơ, văn, họa của ba tác giả tên tuổi: Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Tường Giang và Đinh Cường. Tuyển tập có tên “Truyện Tình.”
Tôi thấy, có dễ cần phải nói ngay rằng, tuyển tập có mặt, như một thể hiện lời hứa với người bạn đã qua đời, họa sĩ Đinh Cường, của Nguyễn Mạnh Hùng, và Nguyễn Tường Giang.
Tuyển tập này, cũng nên được nhìn như một ghi nhận tình bạn lấp lánh, thuở họ còn đủ ba người. Và tôi không nhìn nó thuần như những nén hương (thắp muộn) thêm cho sự ra đi của một người bạn, mà nó còn như một một vầng trăng lung linh tính văn học nghệ thuật riêng, của tình bạn, sau nhiều tháng, năm luân lạc, xứ người.
Ở phần mở đầu, giáo sư, dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng có những lời mang tính giới thiệu tuyển tập thì ít, mà phần chính là những lời “tỏ tình,” được xác nhận một cách thấm thía của ông về tài hoa hội họa Đinh Cường, bạn ông đã sớm đi xa… Nhưng hương thơm kỷ niệm và dấu ấn năm truyện dịch của ông,  sẽ còn mãi mãi bảng lảng khắp thổ ngơi Virginia – nơi “căn phần” tình bằng hữu, đã được định mệnh tình cờ chọn làm chốn “lưu cư.”
Ông viết: “Cuốn sách nhỏ này là việc thực hiện muộn lời hẹn với một người bạn đã mất. Tôi biết Đinh Cường trước năm 1975, nhưng chỉ quen anh từ 1989 khi anh tới định cư ở Mỹ. Ba người chúng tôi – Đinh Cường, Nguyễn Tường Giang, và Nguyễn Mạnh Hùng – chơi thân với nhau một phần vì chúng tôi hợp tính và đồng cảm, phần khác vì chúng tôi ở gần nhau, nhất là Paris, một thành phố mà Đinh Cường rất thích từ hồi còn trẻ ở Việt Nam…”
Về bước chân “Từ Thức lạc thiên thai” tức Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng lạc vào cõi văn chương, ông cho biết, năm 1999, ông cao hứng dịch truyện ngắn “Ly Dị” (1) của nhà văn Tiệp Khắc Ivan Klíma cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đăng trên tạp chí Văn, số 35, Tháng Mười Một, 1999. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, bạn ông, rất thích truyện này, nên đã yêu cầu ông dịch thêm nữa, cho Văn những truyện ngắn khác.
Thế rồi, một năm sau, Nguyễn Mạnh Hùng dịch tiếp truyện ngắn “Gặp Gỡ Tháng Tám” của Gabriel Márquez (2), và Nguyễn Xuân Hoàng đăng trên Văn số đặc biệt Mùa Hè 2000. Trong số báo ấy, ông Hoàng cũng đăng thêm bài thơ “Đêm Nghe Người Chơi Đàn Contrebasse” của Nguyễn Tường Giang – – bài thơ đề tặng Đinh Cường, Nguyễn Mạnh Hùng.
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng tiết lộ, thuở đó, Nguyễn Tường Giang chưa biết dùng computer, vẫn viết trên giấy. Nên ông phải đánh máy vào computer gửi cho Văn của Nguyễn Xuân Hoàng và Thế Kỷ 21 của Phạm Phú Minh. Ông nói, thời gian ấy, thỉnh thoảng Đinh Cường cũng làm thơ tặng Nguyễn Mạnh Hùng. Bản viết tay, trao cho Hùng, giữ làm kỷ niệm; bản đăng báo, Đinh Cường tự gửi đi.
Dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng nhớ lại, một hôm Đinh Cường bảo với ông: “…Sao ông không chịu khó dịch khoảng năm truyện thôi, gộp với thơ của Giang và tranh của tôi, in thành sách.”
Sợ bạn ngần ngại, Đinh Cường thêm: “Để ba đứa chơi chung ấy mà…”
Dịch giả nói, ông đồng ý, nhưng chần chừ chưa tiến hành, vì lúc đó ông có nhiều việc tưởng là quan trọng và cần thiết hơn.
“Đến khi Cường mất thì đã muộn,” Nguyễn Mạnh Hùng ân hận.
Về những nơi chốn quen thuộc, ba người vẫn tìm đến, vẫn ngồi với nhau, ngay cả thời gian Đinh Cường đã nhuốm bệnh, nhưng họ cùng thấy có vẻ không trầm trọng. Vì thế, nơi họ thường đến vẫn là cà phê Patisserie Poupon ở Georgetown vì nó… “tây.” Bayou Barkery vì nó… “bụi.” Hay, Restaurant Le Chat vì nó gợi không khí… “hẹn em quán nhỏ”… (theo cảm quan lãng mạn của Đinh Cường).
“Mấy năm sau,” Nguyễn Mạnh Hùng kể, bệnh của Đinh Cường trở nặng; ông đi đứng khó khăn, nhưng thỉnh thoảng dịch giả Hùng vẫn lái xe đưa người bạn họa sĩ tài hoa của mình đi ăn. Sau đó, ông lại chở bạn về khu thương mại Eden, ở thành phố Falls Church. Đinh Cường gọi nơi ấy một cách thương yêu là “bộ lạc” của người Việt. Nơi ấy chính là nơi một người bạn khác của họ, cựu Luật Sư Nguyễn Thế Toàn, hỗn danh “Toàn Bò” có tiệm phở Xe Lửa, nổi tiếng.
Về tương quan giữa “Toàn Bò” và Đinh Cường, Nguyễn Mạnh Hùng ghi rõ hơn: “Trong những tháng cuối đời của Cường, ông Toàn vừa là chân cẳng vừa là người bạn thân chăm sóc anh. Sáng sáng ông Toàn đến nhà ngồi cạnh Cường. Thỉnh thoảng Cường đòi Toàn lái xe ra ngoài cho anh nhìn ngắm và ghi sâu trong đầu những cảnh vật và màu sắc xung quanh mà anh nghĩ anh sắp mất…”
Nghĩ và nhớ bạn, từ Singapore, mùa Đông 2015, Nguyễn Mạnh Hùng điện thoại cho Đinh Cường. Cũng nhớ và nghĩ tới bạn, Đinh Cường sốt ruột, hỏi, bao giờ họ Nguyễn về lại Virginia? Nguyễn Mạnh Hùng hứa sẽ thu xếp công việc, để lại chở bạn đến những nơi chốn, bạn thích.
Đầu Tháng Giêng, 2016, họ Nguyễn về lại Virginia. Vừa bước vào nhà, ông đã gọi Toàn Bò, hỏi thăm về Đinh Cường. Toàn Bò bảo: “Mày nên đến ngay…”
Dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng thuật: “Khi tôi tới Đinh Cường nằm trên giường, mệt mỏi nhưng còn minh mẫn và lạc quan. Cường nói ‘Hôm nay mệt, để tuần sau khỏe ông đưa tôi đi ăn ở Georgetown. Nhưng cái tuần sau ấy không bao giờ đến với Đinh Cường. Anh lìa đời ngày 7 Tháng Giêng, 2016. Cuộc chơi hẹn với Đinh Cường bị xếp xó! Cho đến khi tôi tìm thấy Đinh Trường Chinh…”
Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Đinh Cường có hai người con trai tài hoa. Chinh là con thứ của Cường. Chinh có tài vẽ. Nếu hội họa đối với Đinh Cường là định mệnh thì đối với Chinh, nó chỉ là nghiệp dư.
Ông nói, ông quý Đinh Trường Chinh không phải vì tài vẽ mà vì lòng thương nhớ, xót xa da diết của một người con đối với người cha, không còn. Ông cảm nhận được điều này, qua tất cả những gì Đinh Trường Chinh, chọn, phổ biến trên Facebook của Chinh.
Chính vì thế mà Nguyễn Mạnh Hùng đã đề nghị Chinh chọn một số tranh của bố Đinh Cường, cộng thêm một số tranh của Chinh, góp vào cuốn sách mang tên “Truyện Tình” để tiếp tục cuộc chơi mà Đinh Cường bỏ dở.
Với Nguyễn Mạnh Hùng, nó như: “…Việc thực hiện muộn lời hẹn với một người ban đã mất.”
Nhưng, với riêng tôi: “…Nó còn như một một vầng trăng ấm, êm mang tính văn học nghệ thuật riêng, của tình bạn, ba người, sau nhiều tháng, năm luân lạc…” (Du Tử Lê)
Du Tử Lê/Người Việt
__________________
Chú thích:
(1) Tiêu đề “Ly Dị” do tạp chí The New Yorker, số ngày 416, Tháng Tám, 1999, đặt và chọn đăng. Nó chính là truyện  ngắn “Bên Ngoài Trời Đang Mưa/ It’s Raining Out,” nằm trong tập truyện cùng tên của Ivan Klíma, một nhà văn Tiệp Khắc nổi tiếng. Bản Anh Ngữ do Gerald Turner thực hiện từ bản tiếng Tiệp. Dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng, dịch Gerald Turner, với nhan đề “Bên Ngoài Trời Đang Mưa” (chú thích của dịch giả).
(2) Gabriel Garcia Márquez là nhà văn gốc Columbia, nhưng sinh sống ở Mễ Tây Cơ. Ông có nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Anh. Trong đó có cuốn truyện nổi tiếng nhất “Trăm Năm Cô Đơn/ One Hundred Years of Solitude.” Ông được trao giải Nobel Văn Chương năm 1982. Truyện ngắn “Gặp Gỡ Tháng 8” (Meeting in August) được tạp chí The New Yorker, số đề ngày 6 Tháng Mười Hai, 1999, chọn đăng. Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha, Edith Grossman chuyển sang Anh Ngữ. Bản Việt dịch, theo Grossman (chú thích của dịch giả).
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.