Trong khi Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành trên các biên giới núi rừng... Tập Cận Bình xây dựng một Biển Đông Vạn Lý Trường Thành...
Tạp chí Asia Times hôm 18/6/2018 cho biết Trung Quốc đang xây các kiến trúc dưới biển.
Các dàn kiến trúc dưới biển sẽ thích hợp với các hoạt động dưới biển, như một tàu ngầm đang thiết kế để có thể lặn sâu 11 kilo6me1t dưới biển vào năm 2021, mục đích nhằm “khảo sát tầng đáy khu vực biển Mariana TrenchMariana Trench sâu 11,034-meter.”
Cùng với kế hoạch xây trường thành dưới Biển Đông là kế hoạch hiện đại hoá quân đội -- trong đó Trung Quốc chú tâm vào khả năng răn đe nguyên tử bằng sự tăng thêm số đầu nổ và phương tiện phóng cùng trong lúc tăng quân phí, là khuynh hướng gây âu lo giới phân tích.
Tính vào Tháng 1, lực luợng nguyên tử của Trung Quốc có 280 đầu nổ, tăng 10 so với năm trước, theo 1 phúc trình thường niên của International Peace Research Institute tại Stockholm (hay SIPRI).
Không 1 đầu nổ nào được gắn vào phi đạn, hay đặt tại căn cứ của 1 lực luợng nguyên tử sẵn sàng hoạt động – sổ sách ghi là “đầu nổ khác”, có nghĩa là đang lưu kho hay đã bị “phế thải”.
Năm 2017 chứng kiến Trung Quốc là nuớc chi nhiều hạng nhì thế giới về quân phí, trị giá 228 tỉ MK, tăng 5.6% so với năm trước, nhưng là tương xứng với mức tăng GDP và lạm phát.
Ngân sách quốc phòng 2017 của Hoa Kỳ là 610 tỉ MK.
Tại tiểu lục địa Nam Á, Pakistan và Ấn Độ cùng phát triển lực luợng nguyên tử – kho vũ khí của Ấn Độ gồm 140 đầu nổ (tăng 10), Pakistan 150 (tăng 10).
Tất cả chưa đặt vào phi đạn. Bắc Hàn tăng từ 20 lên 20. Hoa Kỳ giảm từ 6800 đầu nổ xuống còn 6480, Nga từ 7000 xuống 6850.
Các nước có khả năng nguyên tử khác không giảm hay không tăng số đầu nổ.
Chuyên gia Shannon Kile của SIPRI nhận định : chuyện giải giới nguyên tử là xa vời. Ông Jan Eliasson, chủ tịch ủy ban chấp hành SIPRI, nói “Đây là khuynh hướng đáng quan ngại – thế giới cần có cam kết rõ ràng với 1 tiến trình ràng buộc hướng tới phi nguyên tử.
Tính chung, 9 nưóc hiện có 14,465 đầu nổ (giảm từ 14,935 trong năm qua).
Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận lời cảnh báo từ cựu tư lệnh NATO: “Đừng nhượng bộ Biển Đông để lấy sự hỗ trợ về chuyện Triều Tiên.’
Cựu tư lệnh của NATO kêu gọi chính quyền Mỹ không nên có thỏa thuận ủng hộ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông để đổi lấy việc Bắc Kinh giúp thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của họ, theo AP.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “phải tránh nhường bộ trên Biển Đông để có được thỏa thuận có giá trị thấp về Bắc Triều Tiên,” ông James Stavridis, một đô đốc Hải quân hồi hưu của Mỹ từng là tư lệnh chỉ huy khối NATO từ năm 2009 cho đến năm 2013, kêu gọi trong một bài xã luận trên hãng tin Bloomberg.
“Làm như vậy, mặc dù về ngắn hạn rất có sức cám dỗ, sẽ cho Trung Quốc lợi thế to lớn trong khu vực,” ông Stavridis, người hiện là Trường Khoa Luật và Ngoại giao tại Đại hoc Tufts, nói.
“Bắc Kinh đang xây dựng một loạt những hàng không mẫu hạm không thể chìm trên khắp một triệu rưỡi dặm vuông của Biển Đông,” ông viết.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã bày tỏ quan ngại của Mỹ đối với việc Trung Quốc quân sự các hòn đảo mà họ chiếm giữ trên Biển Đông trong một chuyến thăm đến Bắc Kinh hồi tuần trước để thông báo kết quả về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, cũng theo AP.
Sau cuộc gặp hôm thứ Năm ngày 14/6 với Ngoại trưởng Vương Nghị, ông Pompeo cho biết ông đã ‘tái khẳng định mối quan ngại của chúng tôi về nỗ lực của Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, gây nguy hiểm cho dòng lưu thông thương mại tự do và đe dọa chủ quyền của các quốc gia khác và làm tổn hại ổn định khu vực.’
Ông Pompeo cho biết Ngoại trưởng Vương đã xác nhận với nhận với ông rằng ‘Trung Quốc sẵn sàng giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không đe dọa dùng vũ lực, cưỡng ép hay bắt nạt’.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nói rằng ông tin rằng Mỹ và Trung Quốc có thể giữ gìn hòa bình trong khu vực.
Trong khi đó, một bản tin RFA ghi nhận tình hình dân Philippines phẫn nộ vì TQ kiểm soát bãi cạn Scarborough.
Cục Thủy sản và Tài nguyên nước Philippine (BFAR) ngày 15 tháng 6 đưa ra một báo cáo cho thấy mức thiệt hại nặng nề đối với các rặng san hô quanh khu vực bãi cạn Scarborough dưới sự kiểm soát của lực lượng tuần duyên Trung Quốc.
Bản báo cáo nêu rõ khu vực bãi cạn Scarborough hiện không còn cá nữa vì thức ăn cho cá là san hô đã biến mất. Phải mất ít nhất 40 năm san hô mới mọc lại. Theo báo cáo, nguyên nhân là do không có người quản lý ngư dân ở đây, để họ thỏa sức đánh bắt trái phép, bao gồm việc sử dụng chất nổ đối với các rặng san hô.
Chánh án Antonio Carpio của Philippines đã kêu gọi chính phủ Manila phải nộp đơn khiếu nại Trung Quốc vì đã thực hiện những biện pháp ép buộc, cũng như gây ra những thiệt hại về môi trường và vi phạm chủ quyền Philippine tại khu vực này. Tuy nhiên, cho đến nay chính quyền Tổng thống Duterte vẫn duy trì chính sách “im lặng” đối với Trung Quốc.
Thời báo Châu Á hôm 18 tháng 6 cho biết người dân Philippines ngày càng phản ứng mạnh hơn khi Trung Quốc gia tăng kiểm soát bãi cạn Scarborough và vùng lân cận còn đang tranh chấp, cũng như gây khó dễ cho ngư dân Phi khai thác hải sản tại vùng biển này.
Theo chuyên gia luật biển ở Philippines, ông Jay Batongbacal, bãi can Scarborough thuộc chủ quyền của kể từ thời kỳ Manila còn là thuộc địa của Tây Ban Nha và sau đó là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cho rằng bãi cạn này là một tài sản của Bắc Kinh ở Biển Đông kể từ thời cổ đại.
RFA cũng ghi rằng theo Thời báo Châu Á, một thỏa thuận không chính thức vào cuối năm 2016, ngay sau chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Trung Quốc, hai nước đã thảo luận về khả năng tham gia tuần tra chung tại bãi cạn này, cũng như thiết lập các khu bảo vệ biển, và một số khu vực mà nguồn lợi thủy sản bị đe doạ do hoạt động đánh bắt bất hợp pháp. Bắc Kinh nới lỏng hạn chế để cho ngư dân Philippines được phép đến đánh bắt tại bãi cạn Scaborough. Tuy nhiên gần đây nhiều ngư dân Philippine tố cáo hải sản họ đánh được bị Lực lượng Tuần Duyên Trung Quốc tịch thu; đổi lại là mì gói hết hạn sử dụng và thuốc lá.
RFA cũng ghi rằng Thị trưởng thành phố Masinloc, thuộc tỉnh Zambales, bà Arsenia Lim đã từng kêu gọi tổng thống Philippines phải có một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và bảo vệ Ngư dân Philippines cũng như sinh kế của họ. Bà nói rõ là người dân Phi không phải xin phép Trung Quốc, mà họ có quyền đánh bắt cá một cách yên bình tại bãi cạn Scarborough. Tuyên bố của người đứng đầu thành phố Masinloc được đưa ra sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ cho điều tra báo cáo về việc Tuần Duyên Trung Quốc lạm dụng quyền hành.
Biển Đông hiển nhiên là sóng gió... Không thể đoán là Trung Quốc sẽ còn làm những trò gì. Duy có một điều thấy rõ: tham vọng TQ sẽ càng lúc càng hiển lộ, và không ngừng ra các thủ đoạn xâm chiếm tinh vi.
Bức tường Vạn Lý Trường Thành Biển Đông khó nhìn thấy rõ ràng, nhưng sát khí dày đặc vậy.
Trần Khải