logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/06/2018 lúc 01:53:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lời người dịch: Học văn chương ở đại học Hebrew (Jerusalem), viết văn bằng tiếng Đức và sống ở Paris, Gila Lustiger chào đời ngày 27 tháng Tư 1963 ở Francfort-sur-le-Main (Đức quốc) – như chính bà đã thú nhận – là “Người Do Thái ở Đức, người Đức ở Israel, người ngoại quốc ở Pháp”. Cuốn L’inventaire là tuyển tập truyện ngắn mô tả cuộc sống càng lúc càng suy thoái dưới chế độ Quốc Xã, đặc biệt là của những người Đức gốc Do Thái. Truyện ngắn Bộ Sưu Tập Tem – (trích từ tập truyện trên), Hoàng Chính dịch từ bản Anh ngữ The Stamp Collection của Rebecca Morrison – là lời khai của một sĩ quan Đức về những gì ông ta chứng kiến trong việc hủy diệt người Do Thái. Những năm cuối của Thế Chiến II, khi vòng vây của quân đội Đồng Minh thu hẹp dần, Đức Quốc Xã đã chuyển những người Do Thái còn sống trong các trại tập trung đi để thủ tiêu. Từ các trại tập trung, những người Do Thái đã phải đi bộ hàng trăm cây số đến nơi an nghỉ cuối cùng của chính họ. Khi dịch truyện ngắn này, người dịch cố gắng một cách tuyệt vọng để không cho trí tưởng tượng lan tỏa đến một thời điểm đen tối nào đó, khi hình ảnh bọn đao phủ SS được thay bằng hình ảnh những tên lính Trung Cộng, và những người bị lùa đến chỗ chết, ai cũng có cái tên Việt Nam.

Lúc khoảng một giờ cái hôm chúng tôi vừa dọn đến – tôi chọn chỗ nằm của mình và tháo rỡ hành trang gần xong – thì Vogt, một tay cùng đơn vị, bước vào phòng loan tin một đoàn người Do Thái sắp được chuyển đến.
“Họ đến từ Wilna,” hắn nói và nhấn mạnh nếu chúng tôi đi ngay bây giờ thì có thể kịp để xem. Chúng tôi chọn khu trường học để đóng quân, vì có hệ thống lò sưởi và chỗ ở cũng tương đối rộng.
Mặc dù dân chúng chắc chắn là không phản đối – thái độ không chê vào đâu được của họ luôn được tán dương trong bản tin mà chúng tôi nhận được mỗi tuần một lần – nhưng tôi không tin là người ta sẽ dẫn độ dân Do Thái về làng.
Vogt, một tay nổi tiếng ăn nói thẳng thừng, hỏi tôi có muốn đi xem đoàn tù hay không.
Câu nói chính xác của hắn là: “Mình không nên bỏ lỡ màn kịch này.”
Lá thư mà tôi hứa viết cho mẹ tôi cũng chẳng gấp gáp gì, nên tôi lấy cái áo khoác trên móc xuống và đi với hắn. Hạ sĩ Zink đi cùng với hai đứa tôi.
Chúng tôi đi tắt ngang cánh đồng, lội qua một con suối mà hai bờ đã đóng băng, và nhờ Vogt hối thúc nên không đầy mười lăm phút sau chúng tôi đã ra đến đường làng. Đoàn người chắc phải đi qua lối này nếu như họ đến từ phía Bắc.
Chúng tôi đến đó đúng lúc. Vừa đến chỗ tảng đá viền đường ranh cánh đồng thì chúng tôi trông thấy đoàn người đang từ xa lếch thếch đi tới.
Đoán chừng có khoảng ba trăm người. Họ đi hàng tư. Trên lưng áo người nào cũng có gắn một ngôi sao sáu cánh màu vàng.
“Một đoàn dân Do Thái kiểu mẫu,” Vogt nói.
Tôi gật đầu, bởi vì hắn nói đúng. Đoàn người chỉ toàn dân Do Thái đã được sắp xếp theo đúng nguyên tắc, trẻ con đi trước, tới phụ nữ, vài người ôm con nhỏ trên tay, những ông chồng đủ mọi lứa tuổi đi phía sau. Hầu như tất cả mọi người Do Thái đều ăn mặc tử tế, đi giày và áo khoác, mang theo những va-li hoặc túi xách nhỏ.
Đoàn người được kiểm soát bởi đám SS đi thành nhóm bốn, năm, hoặc sáu, hàng dọc theo đoàn người. Tôi nhớ rất rõ, bởi không thể chối cãi được là nếu đơn vị tôi chịu làm việc có quy củ thì công việc đã trôi chảy hơn nhiều.
Đi sau đoàn tù, bốn người lính SS gật đầu chào chúng tôi, Vogt buột miệng một câu nói khôi hài về đội Thiếu Nữ Tiền Phong, mà hắn đọc trệch ra thành đội Thiếu Nợ Tiền Phòng, và cả bọn phá lên cười.
Đó là cái tật của Vogt. Thói quen to mồm của hắn đã khiến trước đây hắn bị rắc rối và chắc chắn đã bị tống cổ đi nếu không nhờ ưu điểm là người lính hữu dụng về mọi mặt.
Một phần vì tò mò, và cũng để tìm hiểu xem có trại tập trung nào gần đây không – chúng tôi chưa nghe nói là có trại nào nhưng cũng biết các trại tập trung mọc lên như nấm khắp nơi – chúng tôi theo sau họ, cách khoảng ba chục mét. Khoảng mười phút sau họ tách vào một con đường nhỏ rồi rẽ trái vào một lối mòn.
Đi khoảng một cây số nữa, chúng tôi đến một khu rừng thay lá theo mùa. Vogt nói chỗ này chắc không có trại tập trung: chỗ này dễ trốn, lính canh khó nhìn thấu rừng cây và như vậy làm sao mà kiểm soát.
“Cậu không thể mớm cái ý tưởng ấy cho bọn họ được.”
Chọn khu đất này, Vogt nói tiếp, là chuốc lấy phiền toái. Vì vậy trại tập trung thường được thiết lập trên khu đất bằng phẳng, và phải diệt hết cây cối chung quanh.
“Nếu một đứa nổi loạn,” Vogt nói, “là ngay lập tức mình sẽ gặp rắc rối to, và thế là tiêu tùng.”
Chúng tôi đến một khu đất trống, có vẻ như nơi sẽ xây cất doanh trại. Một người lính SS đứng hút thuốc, bảo chúng tôi đây là nơi chứa xăng mà bọ Nga đã xây rồi lịch sự chuyển giao cho bên chúng tôi. Cả bọn cười vang. Gã đưa thuốc lá ra mời. Chúng tôi từ chối: chúng tôi biết dạo này kiếm ra được thuốc để hút không phải chuyện dễ. Gã SS bảo có gì mà ngại.
“Có Thiếu Nợ Tiền Phòng đâu mà sợ,” gã nói với Vogt, rồi bảo chúng tôi cứ tự nhiên. Gã được tăng khẩu phần nhờ đảm nhiệm thứ công việc mà gã sắp làm.
Hạ sĩ Zink hỏi chuyện gì xảy ra ở đây.
“Cứ việc đi một vòng là biết ngay,” gã SS khuyến khích, và chúng tôi lập tức làm theo.
Chúng tôi rảo quanh khu vực. Ở giữa khoảng đất trống một hố sâu đã được đào sẵn. Đoàn người Do Thái đứng gần miệng hố. Họ được lệnh bỏ hành lý và tụ thành nhóm mười người. Đàn bà và trẻ con được dẫn vào rừng. Bị tách rời nhau nên một số người la hét – đám đàn ông ở lại, như đã nói, đứng tụ thành nhóm mười người.
“Nếu chúng nó không nhìn thấy,” gã SS tâm sự, “sẽ dễ dàng cho mình hơn.”
Gã ám chỉ đàn bà và trẻ con.
Vogt, mang theo máy chụp hình, đến bên miệng hố, chụp những xác chết đã nằm sẵn dưới hố. Rồi hắn lại nhập bọn chúng tôi và hỏi người lính SS thanh toán đám người dưới hố hồi nào.
“Tụi tôi bắn chúng nó hôm qua,” gã nói, và nói thêm là mọi chuyện êm xuôi và hy vọng hôm nay cũng vậy. Tuy nhiên gã nghĩ chắc không được vậy.
“Hôm nay còn có đàn bà và trẻ con,” gã nói. “Họ nổi điên lên khi nghe tiếng súng thứ nhất và la hét ầm ỹ. Nhất là mấy bà mẹ,” gã nói tiếp, “nhiều khi hung hăng phát sợ.”
Gã SS rít hơi thuốc cuối cùng lúc chúng tôi đi đến bên miệng hố, và nói chính vì vậy phải đem bọn họ vào rừng để họ không nhìn thấy. Mười người đàn ông đầu tiên được dẫn tới miệng hố. Áo sơ mi họ buộc túm lên đầu nên không trông thấy gì, họ mò mẫm bước đi. Người đi đầu nắm đầu này cây gậy mà gã lính SS đang giữ đầu kia. Chín người còn lại – già lẫn trẻ – bám lấy người đi trước.
Khi đến miệng hố, đoàn người đứng lại. Gã SS đẩy người thứ nhì lên sát bên người thứ nhất, cứ vậy cho đến khi tất cả xếp hàng ngang trên miệng hố.
Vogt bảo phương pháp này mất thì giờ – khi đến hàng thứ nhì thì người nào chậm trí khôn nhất cũng biết mình sắp chết, vậy thì bịt mắt làm gì cho mất công.
“Cậu có thể đúng,” Hạ sĩ Zink đáp lời, “nhưng lúc nào cũng còn một tia hy vọng. Bản tính con người là vậy. Họ sẽ nghĩ chuyện ấy không xảy ra cho họ, thành ra phương pháp của chúng ta vẫn hợp lý.”
Tôi chăm chú lắng nghe nhưng không có ý kiến.
Đã bắn xong nhóm người Do Thái đầu tiên. Tràng đạn đến từ mười người lính SS đứng khoảng hai mươi mét phía sau hàng người. Đám Do Thái ngã xuống hố. Một người lính SS tiến lên, kiểm xem còn ai nhúc nhích dưới hố, để bắn thêm phát đạn vào đầu.
Hàng người thứ nhì được dẫn tới miệng hố. Vogt chụp một tấm hình, hơi lùi ra sau một chút để lấy đủ cả mười người Do Thái. Năm phút sau xong nhóm thứ nhì, và nhóm thứ ba tiến đến bên miệng hố.
Thấy lạnh trong người, vả lại tôi nghĩ xem vậy cũng đủ rồi, nên tôi hỏi mình về được rồi chứ nhỉ. Vogt bảo nếu tôi muốn về thì cứ về, cả Zink cũng vậy, riêng anh ta thì muốn ở lại xem và chụp hình những người đàn bà. Nhưng vì Zink chưa muốn về nên tôi đành châm điếu thuốc và ở lại với đồng đội.
Đến nhóm thứ tư hoặc thứ năm gì đó thì một người đàn ông tách ra khỏi hàng, tháo chiếc áo buộc trên đầu, và chạy về phía chúng tôi. Một ông già Do Thái. Ông ta đứng trước mặt chúng tôi. Bằng thứ tiếng Đức thuần túy, ngoại trừ chữ R rung hơi mạnh, ông ta hỏi chúng tôi muốn gì ở bọn họ.
“Tôi chỉ là người thợ sửa đồng hồ,” ông già Do Thái nói. Cả người ông ta run rẩy.
Vogt đưa máy lên chụp hình ông ta.
“Người Do Thái đương đầu với Thần Chết,” hắn chú giải, và chụp hình người lính SS dùng gậy đánh ông già và xô ông ta xuống hố.
Ông già Do Thái ngã đâm đầu xuống hố. Vogt hỏi anh ta có thể chụp tấm hình ấy không.
“Được,” ai đó trả lời. “Miễn đừng lâu quá.”
Bọn họ đã trễ giờ, và muốn thanh toán tất cả cùng một lượt, cả đàn bà lẫn trẻ con, trước khi trời tối. Trời tối thì khó canh chừng và nhìn không rõ để nhắm.
“Bây giờ tôi có thêm hình ông ta đã chết,” Vogt khoe khi anh ta quay lại.
Quả nhiên chuyện không được suôn sẻ như gã SS mong muốn. Vài người phải bị đánh đập trước khi bị xô xuống hố. Nhiều người trốn chạy và bị bắn tại chỗ. Nhiều người Do Thái choàng vải trắng trên vai và đến cầu nguyện bên miệng hố. Những người cầu nguyện không chịu để cho bịt mắt. Viên sĩ quan chỉ huy cũng đồng ý, bởi đám người ấy đi thẳng đến miệng hố. Đó là khả năng thích ứng với hoàn cảnh, vô cùng thuận lợi cho loại công tác này.
Một người Do Thái tuổi trung niên nhào vào gã SS, và liền bị gã SS khác đập bằng gậy buộc phải lùi về hàng, rồi bị bắn vào chân và vào cánh tay đã dám chạm vào người viên sĩ quan SS. Khi ông ta ngã xuống, ông ta bị bắn vào bụng và xô xuống hố.
“Bây giờ hắn sẽ chết một cách đau đớn,” Vogt nói.
Hạ sĩ Zink đồng ý với Vogt và nói thêm là sao mà dại thế; đàng nào cũng chết.
“Hẳn nhiên là khôn thì chọn cái chết nhanh chóng và không đau đớn, mà muốn vậy thì để cho người ta nhắm mũi súng cho chính xác.”
Chụp hình xong cảnh vừa rồi, Vogt nói, “Bọn họ đâu có lý luận được như thế.”
Chúng tôi ở nơi hành quyết ấy khoảng hai tiếng đồng hồ. Tôi không còn nhớ bao nhiêu nhóm người đã bị lùa đến miệng hố. Nhưng xác chết trong lòng cái hố sâu đã đầy ắp đến miệng.
Trẻ con đến miệng hố trước khi đến phiên phụ nữ. Chúng được mặc nguyên quần áo và không bị bịt mắt.
“Không cần thiết,” gã SS vừa nghỉ xả hơi và mới trở lại, nói. “Tụi nhỏ sợ bóng tối. Trước đây bọn tôi cũng đã thử rồi, kết quả hoàn toàn trái ngược. Tụi nhỏ gào khóc lăn lộn dưới đất, tụi tôi phải trừ khử chúng nó ngay tại chỗ. Thật là bừa bộn.”
Hạ sĩ Zink nói ông ta thấy tội nghiệp bọn trẻ con. Người ta có thể nhìn thấy sự sợ hãi trong mắt bọn trẻ lúc chúng rụt rè bước đến bên miệng hố.
“Con bọn Do Thái,” Vogt chặn họng. Hắn ta từng nổi tiếng vì ăn nói thẳng thừng.
Một thằng bé khoảng mười một mười hai tuổi ôm chặt lấy một cuốn sưu tập tem bằng cả hai tay như thể cuốn album giúp nó đứng vững. Thằng bé không chịu bước tới và phải bị thúc bằng gậy vào lưng bởi một người lính SS. Thằng bé tiếp tục nhìn quanh và réo gọi gì đó mà tôi không hiểu. Chắc là cái tên mà nó hay dùng để gọi mẹ, bởi trong tiếng réo gọi ấy có âm M.
Rất nhiều trẻ con từ năm đến mười tuổi ôm búp bê hoặc thú nhồi bông ép sát vào thân thể gầy còm của chúng.
“Chúng nó được mang theo mấy thứ ấy nữa à?” Vogt hỏi.
“Ông cứ thử lấy của chúng nó mà xem,” người lính SS trả lời.
“Chúng nó bị ám ảnh bởi những thứ chúng nó sở hữu,” Vogt nói, hạ sĩ Zink và tôi nhìn hắn bằng cái nhìn khó chịu.
Trông bọn trẻ hệt như bay xuống hố, những viên đạn xô thân thể mỏng manh của chúng lên cao. Tôi chịu hết nổi và tôi nói tôi không chờ đến phiên những người đàn bà Do Thái được. Hạ sĩ Zink hùa theo. Vogt không biết lối về nên cũng phải về cùng với chúng tôi.
Một giờ sau đó chúng tôi về đến trường học. Đường về lâu hơn vì chúng tôi đi lạc mấy lần. Đêm bất ngờ phủ xuống thật nhanh.
Tôi bỏ đồng đội lại đó, đi tìm một quán ăn nơi tôi được phục vụ nhanh chóng, tôi ngồi cạnh bốn người lính quen, vừa mới đi phép về. Họ có vô số điều để kể. Tôi uống hai ly bia nâu đắng nghét, thứ bia được nấu ở địa phương. Gần ba tiếng đồng hồ sau, tôi trở về phòng, treo áo quần vào trong cái tủ bằng sắt mà tôi được cấp phát.
Bản tiếng Việt Hoàng Chính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.