logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/06/2018 lúc 01:55:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thuở nhỏ, bạn có bị bắt nạt không? Bắt nạt, ăn hiếp, bully…? Nếu không thì thật may cho bạn. Và như vậy hy vọng bạn không là đứa chuyên đi bắt nạt kẻ khác. Những kẻ chuyên ăn hiếp người khác hiện diện khắp nơi, trong thế giới trẻ con cũng như trong thế giới người lớn.
Thuở nhỏ, tôi từng là nạn nhân của tệ trạng bắt nạt. Lúc còn bé tí, mỗi ngày hai buổi lếch thếch đến trường, qua những lối mòn gập ghềnh, cỏ mọc xanh um hai bên bờ; trên lối đi ngoằn ngoèo nhô cao giữa hai bờ ruộng, thỉnh thoảng tôi đụng đầu với những con rắn nước, ngoằn ngoèo vượt từ ao bên này, lên lối mòn, qua ao bên kia.
Thường thì tôi sẽ đứng sựng lại, tay ôm cặp sách thật chặt. Sức mạnh dồn vào hai bắp chân, chuẩn bị chạy nếu như con rắn nước kiếm chuyện gây sự. Nhưng thường những con rắn nước chẳng làm phiền ai. Bất ngờ chúng tôi đụng đầu nhau. Cái sinh vật người cao lêu nghêu và cái tên thuộc chủng loại bò sát kia chỉ nhìn nhau rồi lại đường ai nấy đi, việc ai nấy lo. Cu cậu rắn nước sẽ buông mình xuống nước ao bên này, quẫy động những bè rau muống và nhanh nhẹn vung vẩy thân mình, thảnh thơi bơi, ngóc cái đầu lên cao, nhìn ngắm mây trời. Trên con đường sống trâu quanh co, viền đầy cỏ dại, thằng bé – tay vẫn ôm chặt cặp sách – lại hối hả bước đi cho kịp vào lớp học trước khi hồi trống báo giờ vào lớp thùng thình vang động cả thinh không.
Chúng tôi – những cậu rắn nước kia và cậu-học-trò-tôi – chẳng ai làm phiền ai, không ai ăn hiếp ai.
Nếu cuộc đời chỉ có thế thì yên ổn biết chừng nào. Khổ một điều, con đường đến trường của tôi phải qua một xóm nhỏ. Trong cái xóm nhỏ ấy có một thằng ranh con to xác hơn tôi, sừng sẹo hơn tôi, và hung dữ như những con chó hay từ trong nhà chạy vụt ra ngõ sủa toáng lên khi tôi lếch thếch đi qua. Nỗi lo âu của tôi ở đó. Cái nơi ngày ngày tôi phải đi qua, mắt trước, mắt sau, lo lắng, rụt rè, gần như nín thở. Tưởng chừng nếu tôi thở mạnh, thằng ăn hiếp ấy sẽ nghe thấy và nó sẽ chạy ra ngõ, đứng chặn giữa lối đi, dàn thung ná trong tay, viên sỏi tròn nằm gọn trong miếng da buộc vào đầu hai sợi dây cao su màu nâu sẫm. Dàn thung chĩa vào tôi, đe dọa.
Thẳng ranh ấy không đi học. Nó là con nhà ai tôi cũng không biết, tôi chỉ biết nó hét vào mặt tôi: “Mày không được đi lối này!”
Làm như không nghe thấy, tôi lầm lũi bước tới, nó xô tôi ngã xuống đất. Nó đạp lên cặp sách của tôi. Tôi khom mình xuống lấy lên, nó di di bàn chân trên cái cặp, mím môi: “Ngày mai mày không được đi lối này, nghe chưa!” Ngõ vắng, tôi chỉ biết lủi thủi bước đi. Vừa buồn vừa lo vừa tức nữa, nhưng chẳng biết làm sao.
“Đường đi của nhà mày à?” Một lần nọ, thu hết can đảm, tôi cãi với nó. Vừa nói tôi vừa hồi hộp ôm chặt lấy cặp sách, chỉ sợ nó giật mất. Tôi dám cãi lại nó vì tôi thấy có người lớn đứng quanh đó. Sự có mặt của họ giúp tôi thêm tự tin. Tôi nghĩ có người lớn giám sát, cái thằng chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng sẽ không dám bắn tôi. Nhưng nó thong thả gài viên sỏi vào dàn thung và nhắm thẳng vào tôi. Tôi nhìn những người lớn đứng chung quanh. Họ nhìn tôi. Không ai nói một lời. Thằng ăn hiếp chĩa thẳng vào đầu tôi, nhưng – cảm ơn Trời – nó hạ thấp dàn thung xuống và bắn một viên sỏi ngay vào chân tôi. Tôi rú lên, và ngã sụm xuống đất vì đau. Cặp sách rơi xuống đất. Tập vở vung vãi trên mặt đường đất. Tôi ôm chân cố nén những giọt nước mắt cứ thi nhau rứa ra trên mặt.
“Đẹp trai mà khóc sao mày?” Tiếng nói của một người đàn bà nào đó vang vang trong gió.
Vết thương ở bắp đùi ngày hôm ấy bầm tím cả tuần lễ. Rồi vết bầm trên da và cơn đau nhức trong thớ thịt cũng tan đi, nhưng hình ảnh những người lớn dửng dưng đứng nhìn còn mãi trong tâm trí tôi cho tới ngày hôm nay.
Và bạn tôi ơi, từ hôm ấy, tôi cố gắng tìm một lối đi khác xa hơn lối ấy, vòng vo qua bao nhiêu thửa ruộng, phải lội qua một cái ao đầy hoa súng và bùn đen. Tôi phải bịa ra lý do để đi học sớm. Con muốn đến lớp sớm để ôn bài. Thày giáo cũng đến sớm và hay chỉ bài thêm cho những đứa chăm học. Bố mẹ nghe xong, gật đầu tán thưởng. Chăm học vậy, mai sau sẽ nên người. Tôi mong mình sẽ “nên người” như ước mơ của bố mẹ nên tôi yên lòng nói dối. Những câu nói dối vô hại nhưng vẫn là những câu nói dối. Và tai hại hơn nữa là với lối đi vòng vo kia, tôi phải lội xuống ao một quãng, tôi phải hồi hộp sợ đụng đầu với những con rắn nước. Ao hồ là giang sơn của chúng nó. Trên bờ là lãnh thổ của tôi – hay của chủng loại chúng tôi – xuống nước quấy động thế giới chúng nó, lỡ chúng nó nổi giận thì sao. Tôi nghĩ thế và mỗi lần lội xuống ao, tôi đều bước nhanh và mắt trước mắt sau, lấm lét như thằng ăn trộm.
Chưa hết, những con rắn nước mới chỉ là mối đe dọa nhỏ, bởi tôi nghe người lớn bảo rằng rắn nước không độc, không làm chết người và nếu có bị cắn thì cũng cũng ngứa ngoài da một chút rồi thôi. Và nghe vậy, tôi bớt lo, nhưng mối đe dọa lớn lao khác là những con đỉa. Bạn biết đỉa phải không? Cái thứ sinh vật mềm nhũn, đen hoặc vàng như nghệ, uốn éo thân mình, cái miệng tròn sâu hun hút, có răng để cắt da trâu bò hoặc người bị chúng nó bám vào, và khi bám thì bám “dai như đỉa”. Lớn lên tôi còn biết thêm rằng lũ đỉa có chất chống đông máu để máu nạn nhân không đông lại khi da bị cắt, giúp chúng thảnh thơi hút cho no căng. Tôi sợ đỉa. Chỉ nghĩ đến chúng, tôi đã rùng mình. Tôi thủ trong mình một gói vôi nhỏ. Và hộp vôi ăn trầu của bà nội cứ cạn đi một cách nhanh chóng. Nhiều khi thấy bà nội cầm bình vôi xoay qua xoay lại, nhìn chăm chú bằng ánh mắt ngạc nhiên mà tôi thấy mình tội lỗi hết biết.
Rồi cái lần trượt chân vấp ngã lúc hấp tấp lội qua ao để đến trường, tôi đã không biết phải trả lời thế nào với thày giáo ngoài chuyện thú nhận là trượt chân vấp ngã. Áo quần tanh mùi bùn và mặt mũi nhem nhuốc thảm hại. Thày giáo cho đi rửa mặt ở giếng nước cạnh văn phòng hiệu trưởng. Trong lúc ngồi gột cho sạch bùn dính vai áo, tôi nghĩ tại sao mỗi ngày mình phải khổ thân đi học sớm, băng qua những cánh đồng hoang vu, lội bì bõm dưới mảnh ao tù nước đen như mực như thế. Tại sao tôi không vùng lên chống lại thằng bắt nạt đã chiếm ngự lối ngõ tôi thường đi qua.
Tôi tự nhủ tôi sẽ đánh nhau với thằng bá quyền để nó không còn bắt nạt tôi nữa. Lối đi trong làng không là của riêng ai. Tôi sẽ không việc gì phải đi học sớm cả nửa giờ đồng hồ, phải băng những đồng trống, phải lội vũng ao tù, phải hồi hộp sợ đụng đầu rắn nước, phải lấy trộm vôi của bà nội để phòng hờ bị đỉa bám vào chân. Và trầm trọng nhất là cứ phải nối dối bố mẹ. Tôi không muốn nói dối thành thói quen.
Tôi không thể là con người gian dối.
Sáng hôm ấy, tôi đi lại con đường vẫn đi khi chưa bị thằng bá quyền cấm cản. Một ngày yên ổn trôi qua. Chắc nó nghĩ đã làm được cho tôi sợ, không dám đi qua lối ấy, nên không canh chừng nữa. Đến ngày thứ ba thì nó chờ sẵn ở bên đường. Vẫn cái thằng hung hăng ấy. Nó đứng giạng hai chân ngay giữa lối đi, một tay cầm giàn thun, một tay cầm viên sỏi. Nó nhìn tôi. Con mắt thằng con nít mà sao như rực lửa.
“Tao đã cấm mày đi qua lối này rồi mà!” Nó dõng dạc nói. Tôi thản nhiên đi tới. Nó ngạc nhiên một giây rồi tra viên sỏi vào miếng da dàn thung. Tôi nhào tới vung cặp sách vào tay nó, viên sỏi văng xuống đất. Nó vung chiếc ná vào mặt tôi. Tôi nghiêng đầu tránh và nhanh như chớp, chồm lên người nó, nhanh nhẹn vật nó xuống đất.
Hai thằng bé vật nhau kịch liệt. Vừa vật nhau vừa cố đấm vào mặt nhau. Tôi đã cương quyết, dù có thua cũng đánh. Trận đánh cuối cùng. Trong lúc vật tôi nghe tiếng người lớn. Tôi thoáng thấy những bóng người. Những người lớn, tôi thấy họ đứng nhìn, thản nhiên như nhìn hai con chó cắn xé nhau. Tôi vật, tôi đấm, tôi thoi, tôi vung cùi chỏ, tôi lên gối. Tôi đau nhói chỗ này, tôi ê ẩm chỗ kia, tôi hụt hơi, tôi tắt thở nhưng tôi nhất định không ngưng. Tôi sẽ chết một cách oanh liệt. Tôi vẫn nhớ bố mẹ tôi chỉ có một mình tôi. Nếu tôi chết hôm nay, bố mẹ chắc sẽ buồn, nhưng nếu tôi sống trong gian dối, trong rụt rè, khom lưng cúi đầu thì chắc bố mẹ tôi sẽ không vui khi có một đứa con như thế. Những ý nghĩ rộn ràng trong đầu như tiếng kèn thúc quân, và – Trời ơi – tôi đè được thằng cướp đường cướp chợ xuống đất, tôi khoá được tay nó lại. Nó ngọ ngoạy, vặn vẹo, chửi bới. Tôi vẫn khóa chặt tay nó. Nó rên rỉ, nó đe đọa. Tôi càng siết chặt hơn. Rồi nó đổi giọng van xin, rồi nó hứa – tôi không tin tai mình – nó hứa không bao giờ chặn đường tôi nữa.
Và như có phép lạ, khi nó vừa hứa như thế thì những người lớn nãy giờ đứng xem bỗng reo hò thích thú. “Thằng nhỏ này ngon à nghe!” Người đàn ông nào đó nói. Tôi vẫn chưa muốn buông nó ra. Tôi vẫn nhớ những lần phải xớn xác lội xuống vũng ao tù đọng, nước đen như mực và lũ đỉa lao nhao làm rung rinh mặt nước, tôi nhớ những lần băng ngang cánh đồng hoang trong cơn mưa nhiệt đới. Gió lạnh, mưa tạt mù mịt cả lối đi. Tôi siết chặt thêm chút nữa và thằng bá quyền bật khóc. Nó gọi tôi bằng anh và xưng em ngọt xớt. “Anh tha cho em!”
Tôi không ngờ nó đang hùng bỗng dưng lại hèn đến thế.
Và tôi buông nó ra. Thằng chuyên bắt nạt kẻ khác vừa ôm cánh tay vừa khóc hù hụ và lẫm lũi đi khuất sau hàng giậu.
Từ hôm ấy, ngày hai buổi tôi cắp sách đến trường, học làm người ngay thẳng. Và ngày hai buổi đi qua lối ngõ trước nhà thằng ăn hiếp ấy, tôi có dịp ôn lại bài học của chí quật cường. Và cũng ngày hôm ấy tôi nhớ một điều mà khi còn bé, người ta vẫn làm nhưng khi lớn lên, người ta không làm nữa; đó là biết giữ lời hứa của mình. Thằng bá quyền đã hứa là không chặn đường tôi, nó đã giữ lời.
Mấy mươi năm sau, thằng bá quyền ấy lại trở về trong tôi qua hình ảnh bọn Tàu phong tỏa Biển Đông không cho ngư dân tôi đánh cá. Bọn Tàu bảo Biển Đông là ao nhà chúng nó. Rồi người dân tôi phản kháng thì bọn tay sai là cái đảng ăn cướp kia đàn áp thẳng tay.
Bạn thân mến. Trong thời gian qua, tôi mất đi bao nhiêu là bạn bè. Những ngày qua, tôi nhận ra trong những người quen biết của mình, chỉ có ít người là “bạn” còn phần lớn là “bè”. Khi thấy chuyện bất công xảy ra trước mắt, người có lương tri đương nhiên lên tiếng. Những ngày qua, tôi thấy chung quanh mình một lũ hèn. Chung quanh tôi đầy rẫy những kẻ đứng bên lề, làm ngơ trước nỗi thống khổ của đồng bào mình trong nước. Tôi thấy lại cái lũ hèn hạ ngày xưa thản nhiên đứng nhìn tôi bị thằng ăn hiếp bắn viên sỏi dàn thung vào bắp đùi, tôi thấy lại cái dửng dưng trong mắt, trên cửa miệng đám đông ở quanh tôi. Tôi thấy lại cái lũ hèn hạ ấy trong những cái gọi là status trên Facebook quảng bá chuyện ăn chơi, khoe khoang sự giàu sang, xe, nhà, quần là áo lượt. Tôi thấy lại cái lũ hèn mạt ngày xưa qua những tiệc tùng, khiêu vũ, dạ hội, hát cho nhau nghe rộn ràng trong thành phố. Tôi thấy lại cái lũ hèn mạt ngày xưa đầy dẫy chung quanh, những kẻ sợ chia sẻ trên trang mạng cá nhân của mình hình ảnh người dân bầm dập đòn thù của bọn cầm quyền ở quê nhà thì sẽ mất khách hàng, mất đi cơ hội làm ăn với bọn đầu trâu mặt ngựa trong nước. Tôi thấy cái lũ có lối suy nghĩ lạ lùng ngày hôm ấy nhan nhãn chung quanh. Người lớn nào đó mấy mươi năm trước bình phẩm: đẹp trai mà khóc sao mày hôm nay lại trở về – qua miệng một cô người mẫu tiếng tăm – bàn tán chuyện cậu sinh viên Mỹ gốc Việt bị tụi côn đồ đánh đập và bắt giam vì chung bước với người dân trong nước rằng: “Anh Will đẹp trai quá mà sao bị bắt vậy?”
Trời ạ! đất nước đang giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng”, tương lai quê hương Việt Nam đang được quyết định lúc này (Bạn có tin giống như tôi không?) Dẫu có bịt mắt, bịt tai để không phải nghe những lời kêu than đầy phẫn nộ của những người cùng chung dòng máu với mình thì ít ra cũng có giùm chút lịch sự tối thiểu. Cũng như di dự đám tang ai nỡ lấp lánh vòng vàng, hở ngực hở vai, và rộn ràng hót những bài hát rêu rao chuyện thất tình, chuyện người yêu bỏ đi lấy chồng vân vân và vân vân.
Thôi, bực mình những chuyện vớ vẩn với nhân gian chỉ mệt người, nhưng bạn thân của tôi, giả sử chúng ta có vài trăm người Mỹ, người Canada, người Úc, người Pháp… gốc Việt có lòng với đất nước về thăm quê nhà – thay vì nhởn nhơ chốn bia ôm, làng nướng hay tung tăng trong khu nghỉ dưỡng, thì cùng tham gia những cuộc biểu tình của đồng bào mình trong nước thì hay biết bao nhiêu. Và giả dụ như người Việt hải ngoại chúng ta làm được như thế, tôi thách bọn cầm quyền trong nước bắt giữ hết những người “nước ngoài” nhưng còn tâm hồn Việt Nam ấy?
Bắt thử đi, xem cái chế độ của chúng tồn tại được bao lâu.
Nghĩ vậy thôi chứ biết bao giờ người Việt tha hương mới có thể (thực sự) đồng lòng về giải cứu quê hương!
Khúc An
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.