logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/06/2018 lúc 10:56:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngọc Châu chán đời mặc bộ đồ rộng thùng thình, dẫn chiếc xe đạp ra khỏi con hẻm nhỏ, từ từ đạp ra đường Nguyễn Trãi quẹo về đường Hùng Vương đón khách từ Sài gòn về Cần Thơ, Châu không vào bến xe Hùng Vương nhưng chạy ra bến phà, con đường quen thuộc đưa Châu đi gặp gỡ những người bạn có thể là khách quen hay lạ, thường thường gặp bạn hàng quen sẽ lên xe cho Châu chạy lẹ qua trạm thuế họ thường sách tay những món hàng như thuốc tây hay thuốc lá, người dân của mình sau năm 75 có thêm một nghề bất đắc dĩ là nghề đi buôn bán bất cứ cái gì dù không lời được bao nhiêu nên Châu có nghề xe đạp ôm.
Có một mình Châu là con trai nên ba mẹ đặt tên là Ngọc Châu nhưng là một báu vật, không ai biết Châu có tên lót là Ngọc nghe giống tên con gái chỉ có Thanh Vân cô bạn thật dễ thương mới quen thôi, sau biến cố năm 75 mọi người Sống dưới chế độ cộng sản đều khổ, nhà Châu ở đường Nguyễn Trãi gần bến xe Cần Thơ, nên Châu làm tạm nghề xe đạp ôm, chạy qua chợ Cái khế đến bến phà, đón khách qua lại trong thời gian chờ tìm đường vượt biên, mẹ đặt cho cái tên nghe nổi bật quá Châu hy vọng về sau chắc đời mình cũng không đến nỗi tệ.
Trời tháng sáu mùa hè đã về, không còn cặp sách đến trường nữa, giữa cái nắng nhưng gió êm dịu ở giòng sông Hậu thổi lên cũng không đến nỗi nóng quá, Châu đang nghĩ tới mẹ sẽ đem món hộp vịt lộn ra bán buổi tối, để bớt buồn, coi ông đi qua bà đi lại nhộn nhịp đỡ nhớ ba, miền Nam mất Châu cũng mất luôn người cha, đi lính trong quân đội VNCH, mẹ mất ba như mất một cánh tay, bây giờ buồn lo một mình, hai chị lớn đã lấy chồng ra riêng, Châu thương mẹ nhưng cũng không biết làm sao, thôi thì mẹ đi bán lặt vặt cho khuây khỏa cùng hưởng ngọn gió mát giòng sông thổi lên.
Châu lại nghĩ đến người con gái mới quen, có tên thật là dể thương Thanh Vân hay đi buôn bán từ Sài gòn về Cần Thơ, có lần đã đi xe của Châu, hai đứa cùng lứa tuổi học trò mới bỏ lớp giống nhau, Vân cũng có chị Trâm quen ở Cần Thơ nên hôm nào Vân xuống trễ về lại không kịp ở lại nhà chị Trâm, có hôm hai đứa đi với nhau một vòng, về lại chị Trâm cho ăn canh chua cá sặc nấu với bông súng, món ruột của chị ấy nấu ngon tuyệt hay có lần dẫn về nhà chị kế của Châu chơi, người miền Nam thường hay kêu chị Hai, chị Ba, ít kêu tên, thấy Vân lại chị Ba rất vui chắc hôm đó nhờ Châu mặc cái quần kaki màu trắng với cái áo trắng có xọc màu rượu đỏ đẫm thật đẹp, không biết Vân đi học may thế nào mà chỉ nhìn người không cần lấy thước đo vẫn may cho Châu một bộ thật vừa vặn thật đẹp, cô nhỏ mới biết may nên gặp ai cũng ngắm nhìn muốn trổ tài may vá, chị Ba cũng được Vân chấm là có dáng mặc quần áo đẹp, để cho Vân ra tay trổ tài, ba chị em ngồi ở bãi cát bên bờ sông Hậu thật thoáng mát, về đêm những quán cóc bán cà phê, bán cháo… phục vụ khách qua lại dưới ánh trăng êm đềm, kỷ niệm đẹp quá.
Về sau buôn bán khó khăn, Vân ít về Cần Thơ nên Châu có lên nhà chị Hai chơi vài lần, châu được Vân dẫn về nhà chơi nhưng mẹ Vân hình như không thích, không niềm nở như khi Châu dẫn Vân về thăm chị Hai, chị Ba, Vân hơi ngượng ngùng vì thấy mẹ như không vui. Thời gian cộng sản mới giải phóng miền Nam, mọi người lo lắng đủ thứ nên mẹ của Vân không thích mấy đứa con có bồ bịch cô nàng đành giải thích như vậy, Vân là cô nhỏ nhiều tình cảm, còn vô tư ưa mơ mộng.
Sau lần đó một thời gian dài hai đứa không gặp nhau nữa, được tin Vân đã qua nước Đức được tàu vớt đi thẳng về nước Đức thật là hy hữu, mừng cho Vân, nếu biết chuyến đi ấy hên như thế chắc Vân cũng liều mình kéo theo Châu rồi, nhưng đâu có biết trước được hên hay không, Vân cũng liều mình ghê vì năm 83 trong gia đình có hai người đi vượt biên đã mất tích mà cô nhỏ vẫn không sợ, ba mẹ của Vân là người Bắc di cư năm 54 nên càng sợ sống chung với cộng sản, cả nhà dành dụm
để cho từng người đi vượt thoát dù bỏ nước ra đi chưa biết trên con đường đi gian nan ra sao, đúng như câu nói của mọi người, không ai thích chế độ cộng sản cả nếu cột đèn biết đi nó cũng muốn đi.
Châu đi vượt biên sau Vân không được hên, chuyến đi của Châu không thành, bị tù hết mấy tháng ở Phan Thiết, mẹ phải vất vả đi thăm vài lần, tù ở đây nhốt chật chội và khó khăn hơn mấy nơi khác nên lúc được thả về người nào cũng gầy trơ xương, nếu so với những anh trong quân đội VNCH bị tù đày và lao động vất vả thì còn khổ hơn biết bao nhiêu. Nhưng cuối cùng Châu đi thoát được qua Canada, chị Trâm bạn của Vân cũng vậy đang ở bên Mỹ, dù cùng vượt thoát ra nước ngoài như không còn dịp gặp nhau như ở quê nhà, Châu không được chở Vân trên chiếc xe đạp ra bãi cát nhìn ra giòng sông Hậu nên thơ, hai đứa với chiếc xe đạp chuyên chở bao kỷ niệm đẹp, nhớ một lần Châu muốn ôm Vân một cái nhưng cô nàng không cho nên Châu giận hờn nói với Vân mai mốt Châu lấy vợ không lấy một người như Vân nhưng Vân không hề giận, vẫn thủ Kỹ đúng là con gái Vn có khác, sống dưới chế độ bất công, tình yêu nam nữ cũng không dám đi xa, dừng lại một khoảng cách nào đó, không nhích lên hơn một tình bạn nhưng vẫn không kém phần đáng yêu, mối tình học trò đẹp như ngày xanh.
Bây giờ nhớ lại kỷ niệm xưa Châu vẫn nhớ cô bạn nhỏ, nhớ lại lúc Châu thay bộ quần áo rộng thùng thình mặc vào bộ đồ Vân may thật đẹp.
Bao giờ có duyên gặp lại mình sẽ không muốn giận hờn như xưa, Châu sẽ ôm cô em một cái sau bao năm xa cách, chỉ chờ nếu có dịp nào đó tình cờ gặp lại và cũng là chờ mà thôi.
Nếu tập làm nhạc sĩ thì Châu viết bài “Ba mươi năm tình cũ “để thành bài nhạc bất hủ cho mối tình học trò, vẫn yêu thương người con gái ngây thơ của ngày nào.
Mai An
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.