logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/06/2018 lúc 10:35:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đây là bức thư của Sáu Ruộng gửi cho con sau 1 chuyến Mỹ du, chuyện thật dí dỏm, châm biếm, và nhất là thật…”bôi bác”
(Người cộng sản chân chính là người phải biết nghi ngờ tất cả mọi thứ, dù là sự thực hiển nhiên, và phải biết tuyệt đối tin tưởng không điều kiện vào Đảng, dù là điều chưa bao giờ nghe, thấy và biết.)
Hai thân thương,
Ba đi Mỹ thăm-thú theo lời mời của vợ chồng con Tư. Theo như Ba biết, thì chồng con Tư bảo rằng, Ba đã có sạn trong đầu rồi, không thể thay đổi và theo kịp trào lưu văn minh tiến hóa của loài người được, phải cho Ba đi một chuyến để mở mắt ra. Ba nói riêng cho con nghe, một người có lập trường cách mạng hơn 50 năm vững vàng như Ba, làm sao mà lay chuyển được?
Những thứ phồn vinh giả tạo của xã hội tư bản bóc lột đang giẫy chết, không thể làm Ba lóa mắt xao động mà chao đảo niềm tin tất thắng của xã hội chủ nghĩa, một xã hội văn minh tiên tiến, văn minh cùng cực và tột đỉnh của loài người. Niềm tin tất thắng đó, rạng ngời trong tim Ba, có từ ngày đem con ra Bắc tập kết, rồi băng Trường Sơn gian khổ về Nam giải phóng, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào. Một lòng tin tuyệt đối vào đường lối không bao giờ sai lầm của đảng ta.
Hôm nay Ba được thằng Tư đem đi thăm thắng cảnh nước Mỹ. Theo lời thằng Tư nói rằng, những thắng cảnh nầy, được nhân dân các nước văn minh yêu chuộng hòa bình trên thế giới ghé thăm hàng năm đến có cả trăm triệu người. Từ Sạc-rờ-men-tô (Sacramanto, ghi chú của tác giả) thủ phủ của Bang Ca-Li (California), xe hành khách đón Ba và thằng Tư đi.
Hành khách trên xe, có sáu mươi hai người. Đa số là các anh cả chị cả Trung Cộng vĩ đại, còn lại hai mươi người khác, là những “khúc ruột xa ngàn dặm”của quê hương ta. Triệt để tuân thủ đường lối đứng đắn của đảng ta, nên Ba kêu họ bằng danh từ thân thương đó, chứ theo Ba thấy, thì bọn nầy thuộc loại cực kỳ phản động, điên cuồng chống phá cách mạng. Chúng ăn nói toàn những lời vong mạng phản động, bọn bám theo chân đế quốc tư bản, phản lại đất nước quê hương xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Ba đề cao cảnh giác tối đa khi giao tiếp với bọn ngụy nầy. Ba sẽ nói nhiều về bọn phản quốc nầy trong thơ sau cho con biết, bây giờ Ba viết về những điều chứng kiến tận mắt, và đánh giá sự việc dưới quan điểm duy vật biện chứng của một con người có bề dày cách mạng và trung kiên như Ba.
Họ đưa Ba vào thăm dinh Chủ Tịch của bang Cali. Vào trong dinh nầy, là Ba thấy rõ cái tệ hại của tự do hỗn loạn của thế giới tư bản. Du khách đi lại lang bang trong dinh, mà không có công an theo dõi, bám sát, canh chừng chi cả. Tệ đến nỗi có thể đứng bên ngoài phòng làm việc của Đồng Chí Chủ Tịch Bang nhìn vào, mà cũng chẵng ai ngăn cản. Như thế thì còn chi là bí mật quốc gia nữa. Thật là thiếu đề cao cảnh giác tột độ. Tệ hại đến nỗi du khách chụp hình lia lịa các phòng ốc, hành lang, đường nẻo bên trong. Chụp hình cả đồng chí Chủ Tịch Bang, mà bọn bảo vệ làm việc tắc trách trơ mắt ra, không hề biết ngăn cản, hay “làm việc” để đưa chúng đi cải tạo tư tưởng. Đúng là sống lúc quân hồi vô phèng, không có chính quyền ư? Dinh Chủ Tịch nầy, tự nó tố cáo tính bóc lột nhân dân lao động của bọn tư sản mại bản.
Không phải như Bác Ta, cần kiệm liêm chính, chỉ ở trong căn chòi tre, đi dép lốp với hai bộ áo quần kaki. Ba nói điều nầy với thằng Tư. Nó nói với Ba rằng:“Cho đến giờ nầy mà Ba vẫn còn tin những điều lừa mị ấu trĩ nữa sao?” Ba không chấp lời nói của nó làm chi, vì Ba đang nhờ nó nhiều chuyện. Cũng may cho nó, nếu còn ở bên nhà, thì Ba cũng “đề xuất” cho nó đi cải tạo tư tưởng một thời gian ngắn chừng năm năm hay mười năm, để giúp đỡ nó.
Chiếc xe trực chỉ về hướng Đông, đi qua những vùng đồi núi cỏ cháy vàng, băng qua thành phố bài bạc Rí-nồ (Reno), thành phố nầy của bọn tư sản bày ra để bóc lột mồ hôi nước mắt của tầng lớp thợ thuyền lao động và nông dân. Đây là âm mưu thâm độc của con bạch tuộc nhiều vòi, bám vào hút máu chính nhân dân chúng và nhân dân thế giới. Ba cũng mong xe dừng lại thành phố nầy, để Ba thấy rõ hơn cái tội ác của đế quốc Mỹ đối với chính nhân dân lao động thợ thuyền.
Nhưng xe cứ lướt đi, băng qua rặng núi Xì-Ê-Ra (Sierra Nevada), đường núi quanh co, chập chùng làm lòng Ba xúc động nhớ đến thời chân dép lốp băng rừng Trường Sơn, hạt gạo cắn làm tư, đi về Nam giải phóng quê hương. Thời đó có thừa gian khổ. Thế mà hôm nay ngồi trên ghế nệm êm ái của xe khách, xe lăn êm như ru trên con đường tráng nhựa phẳng phiu, xe có máy điều hòa không khí mát dượi, nhưng Ba vẫn chẳng thấy cái tính ưu việt nào, so với chuyện chân đất kéo pháo Trường Sơn ngày cũ. Buổi chiều ghé lại thành phố Eo-cồ (Elko) thì xe đã chạy được hơn 520 đặm Anh, tức hơn 830 cây số bên mình. Phải công nhận là khẩn trương, ngày xưa đi bộ chừng đó đường trong rừng núi cũng phải hàng tháng trường, và hao hụt nhân mạng không biết bao nhiêu mà kể.
Họ đem hành khách vào một tiệm ăn, họ gọi là ăn theo lối búp-phê (buffet). Ba đoán đây là một quán ăn quốc doanh, cho nên không có người phục vụ. Khách phải xếp hàng dài, tự lấy thức ăn. Thế mà nhân dân miền nam vẫn thường chế nhạo xã hội chủ nghĩa là “xếp hàng cả ngày”. Ở nước đại tư bản nầy cũng phải xếp hàng vậy, mà có ai kêu ca gì đâu. Mỗi người lấy một cái dĩa, muỗng, nĩa, dao, khăn giấy, và đi dần tới, tự múc lấy thức ăn trong hơn hai chục cái nồi lớn, nồi nầy có thể nấu cho cả trung đoàn ăn. Cứ thức ăn trong nồi vơi, thì nhà bếp bưng lên thêm, châm vào đầy lại, bởi vậy Ba không phải lo khẩn trương đấu tranh vì sợ hết phần của mình.
Thức ăn dồi dào, có nhiều chất tanh, chất béo và chất tươi. Đủ loại, gà, heo, bò, tôm, cá, cua, rau, đậu, nấu theo nhiều cách khác nhau. Ban đầu, Ba không dám múc nhiều thức ăn, vì sợ họ tính nhiều tiền, nhưng sau khi nghe thằng Tư nói là ai muốn múc bao nhiêu món và nhiều bao nhiêu cũng được, thì Ba nắm bắt ngay thời cơ thuận lợi, múc lên dĩa mình đủ thứ đầy vun, vun quá nên vài thứ thức ăn chảy ra ngoài, rơi xuống sàn. Riêng cái việc không có người phục vụ, không có người canh gác, ai muốn múc bao nhiêu thức ăn thì múc, cũng để lộ ra cái yếu kém về tổ chức, và yếu kém về ý thức bảo vệ tài sản nhân dân trong chế độ tư bản.
Ba ăn hết một dĩa đầy, và khi nghe thằng Tư nói, muốn ăn bao nhiêu dĩa cũng được, thì Ba tranh thủ ăn thêm một dĩa nữa. Ăn thêm trái cây cắt sẵn, bánh ngọt và cà-lem. Phải công nhận bánh ngọt của bọn đế quốc ngon, đáng ra thì Ba không nên khen, vì khen đế quốc, bất cứ là khen gì, cũng là mất lập trường cách mạng.
Ăn xong, bụng Ba căng kềnh, phải mở nút quần và nới dây nịt ra hai lỗ. Cho ăn thả dàn như thế nầy cũng là một thủ đoạn thâm độc của bọn tư bản, vì ăn xong, thì Ba phải chạy gấp vào nhà cầu mà tháo dạ. Chắc chi nhà cầu nầy là không phải là một hệ thống hố xí hai ngăn trá hình, bày ra để khai thác phân tươi của khách hàng? Ba còn động não suy nghĩ rằng, biết đâu chúng nó biết Ba là người cách mạng trung kiên, muốn hại Ba nên bỏ thêm chất độc vào thức ăn thức uống, mà mình không hay. Con phải rõ bọn CIA tàn bạo ở đâu cũng có mặt, và nhúng tay vào, mưu mô và sắp đặt khắp cả thế giới.. Thế mà thằng Tư thì đổ tiệt cho Ba là tham ăn, cho nên bị tháo dạ. Ba cũng đề cao cảnh giác, không tin chi nhiều vào thằng Tư , hắn vốn là Ngụy cũ, tuy đã được cách mạng giáo hóa cho gần mười năm, học tập có tiến bộ, nên được về doàn tụ với gia đình, nhưng biết đâu vẫn còn lén lút hoạt động cho bọn gián điệp CIA. Là người cách mạng, Ba phải luôn luôn đề cao cảnh giác.
Đêm nay ngủ lại khách sạn Hiu-Tân (Hilton), khách sạn sang trọng, phòng có hai giường ngủ, Ba một giường, thằng Tư một giường. Trong căn buồng ngủ, mà chúng thắp đến mười hai bóng đèn. Thật là phí phạm, không có quy hoạch kinh tế. Khí trời đang mùa nóng nực, mà trên giường chúng trải bốn năm lớp, nào là vải dày, vải mỏng, mền hai lớp, mền len, làm Ba nghi ngờ chúng nó có âm mưu gì đây. Có lẽ chúng biết Ba thuộc thành phần cách mạng, bày đặt ra để khoe khoang tuyên truyền chăng. Ba biết rõ, thế nào chúng cũng đặt máy nghe lén, và đặt máy quay phim ghi lại các hành động, các câu nói của Ba. Ba đi quanh kiểm soát trên tường, góc nhà, trong hộc tủ, và thấy có nhiều máy móc, dụng cụ đáng nghi ngờ. Ba nói thầm cho thằng Tư biết, để cảnh giác nó, mà nó không tin và gạt đi, cho rằng cái gì Ba cũng nghi ngờ như người mắc bệnh tâm trí.
Người làm cách mạng, và người có một chiều dày hoạt động cách mạng như Ba, nếu không biết nghi ngờ, không biết đề phòng, thì đã không còn sống sót đến hôm nay đâu. Bởi vậy, nên Ba không nói nhiều, và chỉ nói những điều khi cần nói mà thôi. Khi vào phòng tắm, Ba cũng tắm với cái quần lót, chứ không trần truồng như ở nhà. Bọn tư bản rất thâm độc, biết đâu chúng nó quay phim mình, rồi buộc mình làm những điều đi ngược với đường lối của “trên”. Buổi tối, thằng Tư kiếm đâu được số điện thoại của bạn nó là Phong, đang ở trong thành phố Eo-Cồ nầy. Hai đứa nói chuyện điện thoại một hồi, cười nói vui vẻ lắm. Ba nghe qua điện thoại, và đoán rằng, chúng nó rủ nhau đi hủ hóa ở ổ nhện nào đó.
Một lúc sau thì thằng Phong đến, hắn nói thẳng ra rằng, muốn Ba đi theo chúng nó, để hưởng hương vị đời, cho biết đàn bà Mỹ nó thơm tho đến mức nào. Xem có hơn đám cán bộ hộ lý trên rừng Trường Sơn bao nhiêu bực. Nói thật với con, trong bụng Ba cũng mừng như mở cờ, nhưng đạo đức cách mạng buộc Ba phải nói lời từ chối. Nói lời từ chối, nhưng Ba cũng lo lắng là sợ chúng không mở lời nài ép Ba thêm lần nữa. Nếu chúng không đem đi, là cơ hội quý báu ngàn năm một thuở mất toi, không bao giờ có nữa. May thay, thằng Phong kéo Ba dậy, và nói: “Cái hang trê của Mỹ, còn quý hơn cái sự nghiệp cách mạng của Bác đến ngàn lần.” Ba thấy bị xúc phạm, nhưng cũng riu ríu đứng dậy đi theo. Trong đêm tối, Phong lái xe chạy như bay.
Trên xe nó trang bị cái máy như con ma xó, kêu nó quẹo phải, rẽ trái, còn xa bao nhiêu nữa, chỉ còn một trăm thước nữa thôi, và kêu dừng lại. Chừng hơn một giờ lái xe, thì đến một trang trại. Bên trong trang trí như cảnh của phim cao bồi. Ngồi trong phòng khách, thằng Phong nói chi đó, Ba không hiểu. Một lúc sau có hai con nhỏ tóc vàng bồng bềnh, thân mình cân đối, ngực căng, eo thon, mông đầy, chân dài, đi giày cao gót, da thịt trắng nõn mền mại, mắt to, lông mi dài như riềm liễu rủ, môi mọng cớn lên khêu gợi, nhan sắc chim sa cá lặn như tiên nương, nhún nhẩy ỏn ẻn. Bây giờ thì sự nghiệp một ngàn năm cách mạng, Ba cũng bỏ, để đổi lấy một vòng ôm thơm tho sực nức kia, chứ nói chi năm mươi năm.
Thằng Phong nói gì với tên quản lý râu xồm, rồi cùng thằng Tư theo hai cô tiên thơm tho vào ngõ sau. Thằng quản lý ra hiệu cho Ba đi theo nó vào một cái phòng khác ngồi chờ.
Thiệt Ba không ngờ, động nhền nhện mà sang hơn cả dinh lãnh tụ. Ba ngồi chờ chừng năm phút, thì cửa mở. Ba nhìn lên, suýt ngất đi vì sợ. Con biết chuyện gì không? Ba thấy một con nặc nô hiện ra trong khung cửa, nó mang mặt nạ che đôi xanh lè như mắt mèo, ngực trần thổn thện hai trái mướp hương, lưng thắt đai da to bản, đi ủng da màu đen cao, và giữa hai chân là một cái khố mỏng như sợi dây rộng chừng hai lóng tay con nít. Nó mang bao tay màu đen, và cầm một con roi da to dài quất vun vút nghe đến lạnh xương sống.
Con roi da nầy, mà nó quất cho một phát, thì cả con bò mộng cũng lăn ra, chứ nói chi đến người, mà Ba lại ốm yếu già cả vì bao năm lặn lội nơi rừng sâu nước độc cho sự nghiệp cánh mạng của đảng ta. Con nặc nô đứng chàng hảng hai chân, ngoác miệng ra nói câu gì đó Ba không hiểu, và nó vút roi xuống. Ba hết hồn, nhưng nhờ ơn Bác và Đảng đã dạy cho Ba nhuần nhuyễn bài học chém vè. Xưa, Ba đã từng chém vè hàng trăm trận mà thoát chết. Không lẽ B52 trút bom như mưa, không chết, nay lại chết vì ngọn roi da của con nặc nô nầy. Không lẽ sự nghiệp cách mạng năm mươi năm chấm dứt nơi dây? Với tính “cơ động” cao, Ba phóng ra, luồn mình giữa hai chân con nặc nô mà chạy thoát ra bên ngoài.
Nhờ dày kinh nghiệm trận mạc, Ba khẩn trương chui ngay xuống gầm xe mằm im, như ngày xưa nằm trong hầm kín địa đạo Củ Chi. Tháng tám tiết trời nóng nực, mà mồ hôi Ba đổ ra lạnh ngắt, miệng khô đắng nghét. Ba thực sự run sợ, hai hàm răng đánh nhau cầm cập, không còn anh hùng như ngày xưa khi xông pha trận mạc hiểm nguy.
Ba chợt động tâm cơ, e rằng thằng Tư và bạn nó toa rập hại Ba, trả mối thù cách mạng đã cải tạo nó trong nhiều năm, định nhờ tay con nặc nô đế quốc đưa Ba về gặp Các Mác Lê Nin và Bác Hồ vô vàn kính yêu chăng. Thằng Tư là con rể, hắn có thể âm mưu hại Ba, thì cũng không có chi là lạ. Ba biết rõ, trong cách mạng, có khi phải hy sinh chính cả cha mẹ ruột, cả con cái mình cho sự nghiệp của Đảng và Nhà Nước, thì thằng Tư nó hy sinh ông già vợ cho bọn tư bản cũng không có gì là lạ cả.
Quần Ba ướt nhẹp, Ba biết vì quá sợ, nên không cầm được nước tiểu, chuyện nầy cũng thường thôi, Ba nhớ ngày xưa đã từng vãi phân cả quần nhiều lần, mỗi khi ôm đầu chịu trận mưa bom B52 của địch. Ba nằm yên chừng nữa giờ, thì nghe có tiếng thằng Tư kêu Ba, và nghe có tiếng chân người đi sục sạo tìm kiếm. Với tất cả đề cao cảnh giác, Ba nằm yên không động đậy. Nhưng rồi chúng cũng tìm được Ba, lôi Ba ra, Ba tưởng đâu lần nầy chết thật. Ba định chém vè thêm lần nữa, nhưng chém vè xong rồi thì không biết đi đâu.
Thằng Tư cự nự Ba, hỏi tại sao khi không lại chui xuống gầm xe mà nằm. Ba vừa sợ, vừa giận, nói liều với hai thằng Ngụy: “Chúng bay muốn giết tao thì cứ giết đi, bày trò làm chi?”. Bạn thằng Tư cười ha hả, và giải thích cho Ba biết rằng, vì hắn nói không rõ ràng, thằng quản lý tưởng Ba có bệnh “khổ dâm”, nên gọi con nặc nô kia ra để Ba hủ hóa với nó.
Cây roi da cầm trên tay, là để đánh đập hành hạ cho đổ máu trước khi thực sự đi vào cuộc truy hoan. Ba không tin được lời giải thích chung chung đó, và nghĩ, vì chúng còn muốn lợi dụng khai thác ở Ba một vài bí mật nào đó của cách mạng, nên còn để Ba sống. Tuy giận lắm, nhưng Ba đã triển khai tính ưu việt của đảng ta, là khi ta yếu thế, thì phải tạm thời thỏa hiệp, để chờ cơ hội mạnh, thì vùng lên, thẳng tay dùng bạo lực cách mạng mà trấn áp không khoan nhượng. Hai thằng phản động đưa Ba về lại khách sạn, cả đêm Ba đề cao cảnh giác, chỉ ngủ một con mắt mà thôi.
Sáng hôm sau dậy sớm, ra xe khi trời đất còn tối đen, nhiều người cằn nhằn, than vãn vì còn buồn ngủ. Bọn tiểu tư sản thành thị khi nào cũng hèn yếu và ưa hưởng thụ, mới có thế mà đã than van. Ngày xưa Ba đi trong rừng thâu đêm, tháng nầy qua tháng nọ, mà chẵng ai mở miệng kêu than một tiếng. Đó cũng nhờ lòng tin tuyệt đối vào đảng, vào cách mạng, vì kêu than là mất lập trường, là chao đảo. Xe đi về hướng Bắc, dọc theo rặng núi Đá Vôi, mà thằng Tư kêu là Rốc Kỳ Mao Tần (Rocky Mountain).
Hai ven đường, đất đai cằn cỗi khô khan, cây lúp xúp, ruộng đất nghèo nàn như Nghệ Tĩnh bên mình. Khi xe chạy vào Bang Ai Đa Hồ (Idaho) thì Ba thấy có con sông, mà người ta kêu là sông Rắn (Snake River), từ đây thấy cây cối xanh tươi, ruộng đồng mơn mởn. Ba thấy hệ thống thủy lợi của chúng mà tức cười, làm sao mà so sánh với tính ưu việt của hệ thống thủy lợi bên ta. Chúng nó tưới ruộng bằng những ống nước dài có chích lổ, máng trên dàn sắt cao có bánh xe, di chuyển dọc theo ruộng. Nước bơm vào ống, xì vung ra như mưa trải rộng. Ba không biết chúng làm sao mà kéo nổi những giàn ống dài nặng như vậy được. Có lẽ dùng trâu bò. Thật là vụng về, bất tiện, kém tính sáng tạo.
Buổi trưa, xe ghé lại một tiệm ăn Trung Cộng, có lẽ cũng là tiệm quốc doanh, vì khách hàng phải tự đi lấy đồ ăn. Cũng xếp hàng, cũng chờ đến phiên mình. Tiệm nầy, thì thức ăn khá dồi dào, phải công nhận là ngon, bên ta không có tiệm quốc doanh nào mà so sánh được.
Trong khi ăn, Ba nói với thằng Tư, là bên mình ăn phở quốc doanh không người lái ở Hà Nội cũng rất ngon, và đầy tính cách sáng tạo của dân tộc. Thằng Tư nói rằng, vì hồi đó Ba đói, nên ăn cái gì cũng ngon cả. Nó nói thêm là vợ nó khi ra Bắc thăm, khi nó đang cải tạo tại trại Cổng Trời, có ghé Hà Nội ăn phở quốc doanh, và cho rằng, phở nầy chỉ ớn hơn nước vo gạo một chút mà thôi. Ba biết bọn nầy chỉ bôi bác cách mạng là giỏi . Trong tiệm nầy, có nồi xúp thịt gấu thật lớn, mọi người chen nhau xếp hàng múc vào chén đầy vun, họ tin tưởng thịt gấu ăn vào bổ âm, bổ dương, và tăng cường sức mạnh. Tin như vậy thì cũng tốt thôi. Ba tranh thủ ăn luôn hai tô xúp thịt gấu có mùi thuốc bắc nồng nồng. Có cả một nồi đầy vi cá mập, tuy bụng đã căng kè, Ba cũng tiến công làm thêm bốn năm miếng lớn. Lần nầy, ba cũng bị tháo dạ, nhưng giữ bí mật không cho thằng Tư biết. Người làm cách mạng, phải luôn luôn giữ kín mọi bí mật như giữ gìn con ngươi.
Buổi xế chiều, thì xe đến thành phố cao bồi Giắc Xơn (Jackson), thành phố nhỏ, dân cư chỉ mấy trăm người, đa số là du khách. Ở đây đặc biệt có cái công viên, mà bốn cỗng vào làm bằng hàng ngàn cái sừng nai gài lên nhau. Bốn cái cỗng cao nghệu. Rồi xe tiếp tục đi lên miền Bắc, từ đây là cây cối xanh tươi phủ núi rừng.
Rồi xe đến vùng công viên quốc gia Đá Vàng (Yellow Stone), đây là một vùng đất rộng lớn mỗi chiều chừng vài chục cây số ngàn nằm trùm lên ba Bang: Oai-Ô-Minh (Wyoming), Mông-Ta-Na (Montana) và Ai-Đa-Hồ (Idaho). Đa số đất đai đều nằm trong Oai-Ô-Minh, rẻo hẹp phía tây thuộc Ai-Đa-Hồ, rẻo mỏng phía bắc thuộc Mông-Ta-Na. Cái công viên quốc gia nầy là một vết nhơ, một bằng chứng hùng hồn tố cáo tội ác của bọn địa chủ trong chế độ tư bản đối với giai cấp bần nông. Chúng nó cướp đất nông dân làm công viên mà chơi. Để biện minh cho hành động tàn ác nầy, chúng phao vu lên là nhân dân lao động ở đây, đại đa số là dân da đỏ nguyên thủy, thấy khói bốc lên từ đất, thấy nước nóng phụt lên thành vòi lên trên cao, nên sợ cái thiêng liêng của trời đất mà không dám ở lại, phải di dân đi nơi khác sinh sống.
Hướng dẫn viên du lịch cho biết rằng, vùng nầy nguyên là cái miệng núi lửa, đã phì ra nham thạch bao phủ một vùng rộng 30 dài 45 dặm Anh (chừng 50×70 cây số ngàn). Núi lửa phun ba lần, lần thứ nhất cách đây hai triệu năm, lần thứ hai cách một triệu ba trăm ngàn năm, lần thứ ba cách sáu trăm bốn mươi ngàn năm. Lần cuối nầy phun ra được 530 tỷ mét khối nham thạch. Theo Ba, thì toàn bố láo cả. Bọn tư bản thường hay bịp bợm, nói điều không thật. Làm sao mà chúng biết được chuyện cả trăm ngàn năm trước? Khi đó chúng đã sinh ra đâu, mà nói như thật. Chúng cho biết rằng công viên Đá Vàng nầy là một trong vài ba nơi đặc biệt trên thế giới, có núi lửa đang liên tục hoạt động với tầm mức nhẹ. Bởi vậy cho nên có những cái miệng, lâu lâu nước sôi và khói phọt lên cao, những đồng bùn lầy nước sôi lục bục như nồi cháo nóng, và những miệng nước nóng có thể thả cá vào luộc chín mà ăn được.
Sau bữa ăn chiều, Ba được đem đến một quảng trường, có ghế gỗ thấp vòng quanh một khu đất trống cho du khách ngồi, chờ xem hiện tượng nước phụt ra từ miệng một cái hố, mà khói hơi nước đang bốc lên um tùm. Họ bảo là đúng 5 giờ 59 sẽ có nước phun lên cao bằng tòa nhà lầu năm sáu từng. Du khách đông đảo ngồi chờ xem hiện tượng lạ nầy. Ban đầu, cái hố xịt ra hơi nước từng hồi, khói mù um, rồi bỗng hơi nước phụt cao vào không trung, sau đó thì một cột nước phun thẳng lên trời, cao chừng vài ba chục thước, cột nước kêu phì phì, khi cao khi thấp, rồi lụn dần, cho đến khi chỉ có khói bay ra. Thế là hết màn.
Tưởng gì, chứ vòi phun thì ngoài Bắc ta thiếu gì, cả nước. Chỉ có khác là ở đây phun nước nóng bốc khói. Ba nghĩ rằng, đây cũng chỉ là trò bịp bợm để thu tiền của bọn tư bản mà thôi. Có thể chúng đào hầm bên dưới, nấu một nồi nước sôi, rồi cho xịt lên đúng giờ. Chúng lừa bịp được thiên hạ ngây ngô, chứ không thể qua mặt được một con người cách mạng như Ba. Tối nay, chúng cho Ba ngủ tại khách sạn Bét-Vét-Tẹc (Best Western) cũng hai giường rộng và tiện nghi đầy đủ. Cho ngủ tại những khách sạn sang trọng nầy, Ba biết rõ, cũng là âm mưu từ tòa Nhà Trắng, để tuyên truyền cho đế quốc tư bản. Nhưng lòng trung kiên với Đảng ta của Ba chưa bao giờ sờn.
Buổi sáng, du khách được khách sạn đãi ăn điểm tâm, chúng gọi là “điểm tâm đại lục” (continental breakfast), có cà phê, sữa tươi, cốm rang đường dát mỏng, bánh ngọt, bánh mì mềm, bơ, mứt trong gói giấy, và có một rổ táo. Ba xốc tới, tiến lên dành thế chủ động, đoạt được ba trái táo cùng một lúc, gói vào khăn cất đi để dành trưa ăn.
Cái thằng Ngụy đứng sau Ba ganh tị nhíu mày có vẻ bất bình. Đâu có quy định nào là mỗi người chỉ được lấy một trái táo? Vì mỗi người một trái, thì cái rổ táo nầy cũng không đủ sáu mươi trái cho sáu mươi du khách. Ba cướp lấy thời cơ, ăn luôn năm sáu cái bánh ngọt cho no bụng mà còn đi xem phong cảnh suốt ngày.
Chiếc xe chở du khách đi vòng trong công viên, Ba thấy đồi núi đã cháy đen thui, từ núi nầy qua núi nọ, hàng trăm quả đồi đã bị cháy, cây thông đen điu trơ trụi chỉa thẳng lên trời như những rừng chông khổng lồ, liên tiếp cả hàng chục cây số. Hướng dẫn viên du lịch cho biết vùng công viên nầy đã bị cháy từ năm 1988, cháy liên tục từ tháng năm cho đến tháng mười một. Không chữa cháy được, cả nước chịu thua, và bó tay dương mắt nhìn thôi. Cuộc hỏa hoạn nầy được trời dập tắt do trận mưa vào tháng mười một. Cháy hết bốn mươi lăm phần trăm công viên. Theo Ba nghĩ, thì cuộc hỏa hoạn nầy có bàn tay của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhúng tay vào, để trừng phạt bọn đế quốc Mỹ hiếu chiến hung hăng. Là một thắng lợi lớn lao của chủ nghĩa ưu việt xã hội chủ nghĩa. Đây là một bằng chứng vĩ đại minh chứng ai thắng ai. Nhìn trăm đồi núi của đế quốc hoang tàn mà lòng Ba phất phới ngọn cờ hồng tung bay. Ba được đưa đến một cánh đồng bùn trắng, trên đó nhiều nơi khói bốc hơi từ dưới lòng đất.
Ba nghĩ đây cũng là cảnh giả tạo, họ bắt chước sáng tạo của nhân dân ta trong kỹ thuật lò Hoàng Cầm, dẫn khói đi qua các vùng khác nhau. Bên dưới, có nhiều nơi bùn sôi lục bục. Có chi lạ đâu. Cứ chôn dây điện nấu lò ở dưới đất và châm đều nước vào, thì sôi thôi.
Có những cái hố miệng tròn, bên trong nước nóng làm khói bốc mù, người ta nói, câu cá đem nhúng vào nước sôi nầy, thì cá chín, kéo ra ăn được. Bố láo cả. Ba đã từng thấy các anh nuôi, chị nuôi nấu cơm cho cả trung đoàn ăn, cái lò của ta, còn lớn hơn mấy cái hố nước nóng nầy nhiều. Trên cánh đồng bùn lầy nầy, có cầu gỗ bề ngang rộng, bắc vòng vèo chạy quanh, không chừng dài cả cây số, cho du khách đi xem chơi. Đây là một sự phí phạm tài sản nhân dân, phục vụ cho bọn tiểu tư sản thành thị, không màng chi đến nỗi khổ cực của nhân dân lao động, làm việc từ mười hai tiếng đến mười lăm tiếng mỗi ngày trong các cơ xưởng sản xuất, làm theo lối dây chuyền, của bọn tư bản bóc lột. Chúng nó đem Ba đến một nơi gọi là Miệng Rồng, đó là một cái hang lớn, bên trong có tiếng kêu sòng sọc, hơi nước từ miệng hang phà ra nghi ngút, mà hơi nầy thối hoắc còn hơn cả hơi người đau bụng xì hơi. Theo Ba nghĩ, thì đặt cho nó cái tên là Đít Núi thì đúng hơn, vì đó là một cái hang tối tăm, có tiếng sòng sọc bên trong như người bị sôi bụng, và xả hơi ra mịt mù thối tha. Đám du khách chịu không nổi mùi hôi, đều nhăn mặt. chun mũi. Thế mà cũng đi xa cả ngàn dặm đường để đến xem cho được
Rồi xe chở Ba đi xem thác nước, Ba cũng chẳng tha thiết gì cái thác nầy, bên ta chán kho gì thác mà phải tốn thì giờ đi xem. Trên đường đi, Ba thấy có hai con bò rừng đang đi dọc đường, chúng đi trên lề, và bên tay phải, dáng thong dong. Có người khen là con vật ở đây cũng hiểu biết và tôn trọng luật đi đường. Ba nghĩ đó là bò máy, chính quyền địa phương bày ra để hù họa và mà mắt du khách thôi.
Tràm Cà Mau
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.224 giây.