logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/06/2018 lúc 10:13:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ông hiểu thế chó nào được, cái nơi ông đã bỏ nó ra đi đến hơn ba chục năm. Mà ông thấy có riêng gì tôi, các lãnh tụ tiền bối, cụ nào chẳng có dăm, bảy cái tên khác nhau. Lãnh đạo cao cấp hiện nay cũng vậy thôi, không đổi tên thì chữa ngày tháng năm sinh, không bán mua bằng cấp thì học đôn, học giả… Có ông quái nào còn thực sự là mình nữa đâu. Cái chính là phải đủ tiềm lực, vỡ chỗ nào vá, bịt ngay lập tức. Mà tiềm lực ở đâu? Ngoài kích giá, chiếm đoạt buôn bán đất đai, hoặc những chiếc ô và đồng tiền lũng loạn từ nước ngoài. Và tôi biết, ông rất ghê tởm cái quá khứ trộm, cướp của tôi. Nhưng ông không biết được rằng, tôi chỉ là con tép riu so với những kẻ vừa cướp vừa phá một cách hợp pháp bây giờ. Đơn từ, thưa kiện tôi khác gì kiện cả cái hệ thống chính thể này. Cho nên, tôi vẫn vững như bàn thạch là vậy… 


Vào dịp Tết 2015, trước ngày tôi bị trục xuất về Đức, nhà thơ Đỗ Hoàng điện bảo: Anh vào ăn tết với thằng con cả ở Huế, rượu chè bí tỉ, ngã gãy chân, đang bị treo ngược trên giường, không thể về Hà Nội như đã hẹn. Đỗ Trường cố gắng đến chỗ Đào Tiến (nhà thơ dầu khí) lấy một số sách của anh ở đó, mang về Đức đọc cho vui. 

Tôi khoái cái tính ngang ngang, và vốn sống, cũng như kiến thức Hán văn thâm hậu của Đỗ Hoàng. Nên nghe anh tặng sách, tôi vọt đến chỗ Đào Tiến ngay. Tôi không còn nhớ địa chỉ của Đào Tiến, nhưng công ty của hắn ở tòa nhà cao tầng rất sang trọng. Nghe nói, hắn là Phó, hay Tổng giám đốc một công ty, thuộc dầu khí, dầu khiếc gì đó. Dù đang giờ làm việc, và gặp nhau lần đầu, nhưng hắn ngả bàn đèn ngay, rồi lôi tuốt tuồn tuột bia rượu, đồ nhậu có sẵn ở trong tủ lạnh ra. Thấy tôi còn ngần ngừ, hắn ấn vai xuống, rồi cười cười, mấy khi ông về, và gặp được nhau. Bia rượu vào, chuyện văn thơ, rồi chuyện trên trời dưới bể nổ như ngô rang… 


Người tuy đã tưng tửng, nhưng tôi vẫn chợt nhận ra, trời đã về chiều. Giật mình đứng dậy, tạm biệt Đào Tiến, nhưng chuông điện thoại rung bần bật ở trong túi quần. Mở máy, tiếng Hải, ông em cùng thời cày thuê cuốc mướn của mấy chục năm về trước ở thành phố Leipzig, nghe cứ lanh lảnh bên tai: 


- Bọn em đang khật khừ ở Tăng Bạt Hổ. Anh ở đâu, em cho xe đến đón. 


Mấy lần lỡ hẹn, và người đang quay quay, tôi ấp úng chưa biết trả lời Hải như thế nào, thì hắn đã nói như ra lệnh: 


- Em đang ngồi cùng Chef. Và anh ấy cũng rất muốn gặp anh. Hôm nay, anh không thể không đến đâu nhé. 


Biết không thể từ chối, nên tôi đưa điện thoại, nhờ Đào Tiến nói cho hắn rõ cái địa chỉ… 


Phố đã lên đèn. Dường như, cái hương vị ngày tết vẫn còn rơi rớt đâu đây. Đèn hoa sặc sỡ vắt qua lòng đường xe đỗ ngược xuôi, thụt thò từ vườn hoa Pasteur kéo đến tận cửa nhà hàng. Với ánh mắt thâm nâu hằn sâu trên khuôn mặt những cô gái lượn lờ đón chào khách, tưởng như lạc vào khu phố đèn đỏ nào đấy. Vừa xuống xe, Hải từ đâu đó chạy ra vỗ vai, bá cổ lôi thốc tôi lên tầng trên. 


Căn phòng hẹp, và bia rượu đồ nhậu đầy ăm ắp, nhưng dường như ly, cốc vẫn còn úp khô trên bàn. Hải chỉ vào người đàn ông đang lim dim ngồi tựa lưng vào tường, giới thiệu: Đây là anh Quốc, Phó cục trưởng... Nhưng Hải chưa nói hết câu, người đàn ông giật mình bật dậy hỏi cắt ngang: Tắc đường hay sao mà Đỗ Trường đến muộn vậy? Tôi chưa kịp trả lời, hắn đã liến thoắng: "Nâu nắm" rồi, chúng ta mới có dịp gặp lại nhau. Tôi sững người. Hải cũng ngạc nhiên hỏi: Hai anh đã quen nhau từ lâu? Vậy mà em cứ tưởng anh Quốc chỉ đọc Đỗ Trường trên báo chí và trên FB. Quốc không trả lời, nháy mắt bảo Hải: "Chú cứ đi nàm cho xong việc, rồi quay nại." Hải nắm tay tôi: Anh đừng ngại, chuyện trò với anh Quốc một lúc, em sẽ trở lại ngay. 


Hải đi rồi, tôi mới nhìn người đàn ông trước mặt kỹ hơn. Giọng nói ngọng ngọng quen quen của hắn mang dấu ấn từ miền quê nào đó vọng về, nhưng tôi vẫn chưa thể nhận ra. Thấy tôi đuột mặt nghĩ, hắn cười. Con mắt của hắn nheo nheo, làm vết sẹo đã tẩy sửa mờ mờ chạy dọc măng tai chùng xuống nổi cục đỏ giựt giựt nhìn rõ hơn. Như vô thức, bất chợt, tôi bật ra: Kiên, Vũ Ngọc Kiên. 


- Kiên! Đúng Vũ Ngọc Kiên, trí nhớ của Đỗ Trường vẫn còn tốt lắm. Hai lần gặp lại, tuy hoàn cảnh có khác nhau, nhưng ông đều phải bất ngờ, và thốt ra như vậy. 


Nói xong, Kiên mở rượu, kéo ghế mời. Tôi quay người bước đi. Kiên đặt vội ly rượu xuống, chạy theo vướng vào chiếc khăn trải bàn, kéo bát đĩa, đồ ăn đổ loảng xoảng xuống nền nhà. Kiên nắm chặt tay tôi: Dù mình đã biến thành cái gì, và là ai đi chăng nữa, ông cứ ở lại một chút. Lẽ nào, không thể uống với nhau một ly cho cái thuở học trò xưa của chúng ta. 


Tôi nhìn mắt Kiên. Đôi mắt ấy dường như co lại, không long sòng sọc, vằn lên những vệt máu như lần chạm mặt của trên hai mươi năm về trước… 


Thành phố Köthen nép mình trong màn băng tuyết của đêm cuối đông. Đường phố vắng teo. Đâu đó những cơn gió xoáy như quất tuyết vào mặt người. Khi chúng tôi đến, người khách cuối cũng đã ra khỏi quán. Ngọc chốt cửa trước, bảo chúng tôi đi cửa sau lên căn hộ tầng trên, nơi ở của vợ chồng hắn. Sinh nhật thằng con đầu, hắn chỉ mời mấy người bạn gần gũi đến nhấc lên nhấc xuống cho khí thế. Chúc tụng, ăn uống đang vui vẻ, chợt có tiếng chuông dưới cổng. Tưởng ai đó đến muộn, hoặc có khách bất chợt, Sáng vợ Ngọc ngồi ngoài cùng đứng dậy nhấn nút, và chờ mở cửa nhà. Bước chân đã lên tới nơi, cửa vừa hé mở, bốn kẻ lạ mặt rút súng ập vào đẩy Sáng ngã sấp mặt xuống nền nhà. Và chúng cắt đứt ngay dây điện thoại đặt ở hành lang. Một phút bất ngờ, hoảng hốt, rồi ai cũng nhận ra, cướp đã đến nhà. Một tên có vết sẹo chạy dọc mang tai đỏ hỏn, có lẽ mới bị chém, khuôn mặt nhìn rất quen. Chắc chắn tôi đã từng nói chuyện và tiếp xúc, nhất là khi hắn cất tiếng nói: Chúng tôi mới từ Việt Nam sang, muốn xin một ít tiền để trang trải cuộc sống thôi. 


Rồi chúng kê súng vào đầu, trói tất tần tật chân tay mấy thằng đàn ông, để mỗi người ngồi một góc. Trong lúc chúng lột ví, túi xách của từng người, và dồn trẻ con, phụ nữ vào nhà vệ sinh, không hiểu sao Ngọc mở được dây trói, liều mở cửa sổ nhảy xuống sân sau nhà. Tầng nhà cao, nên Ngọc bị gãy chân, bất tỉnh nằm bẹp đó. Chúng kéo Sáng ra tra hỏi nơi cất giấu tiền bạc. Sáng run rẩy, ngồi khóc, nói không thành tiếng. Có lẽ, Sáng lo cho Ngọc nhiều hơn sợ. Theo lời của Sáng, chúng chỉ tìm được hơn một ngàn DM. Thật ra, những người sống hợp pháp ở Đức bán quán ăn, hay buôn bán lẻ, tiền mặt lưu giữ hàng ngày trong nhà hơn một ngàn DM đã là nhiều. Nhưng bọn cướp mới sang khát tiền nên rất manh động và tàn bạo. Do vậy, thằng mặt sẹo hai mắt long sòng sọc, quì xuống hất mặt Sáng lên dí thẳng súng vào trán. Và hắn đang nói dở câu: Thằng chồng mày chưa biết sống chết nằm ngoài kia, tiền còn giấu đâu, bằng không tao bắn… Đột nhiên, nhìn nghiêng từ nơi góc nhà, hình ảnh người học trò can tội ăn cắp xe đạp bị cảnh sát bắt, quì xuống xin thày giáo cứu giúp của mấy chục năm trước vụt hiện về, làm tôi phải thốt ra: Kiên, ông là Vũ Ngọc Kiên phải không? Hắn giật mình, bỏ súng xuống, quay ngoắt sang tôi: 


- Ông là ai? 


- Trường, Đỗ Trường 8D đây. 


Có lẽ, một chút gì đó của tuổi thơ còn sống lại, nên Kiên đến chỗ tôi. Hắn nhìn tôi với ánh mắt hắn dường như đã chuyển màu… 


Vũ Ngọc Kiên và tôi tuy cùng tuổi, nhưng hắn học trên tôi một lớp. Tôi và hắn quen nhau bởi hay la cà ngồi hàng nước của bà Bân trước cổng trường. Tính hắn ít nói, xởi lởi. Buổi sáng thứ bảy, khối (lớp) 8 phải tham gia đào ao phía sau trường. Tôi trốn lao động, chuồn về phía dãy nhà khối 9 để ra cổng. Đi qua lớp Kiên, thấy thấp thoáng bóng công an, tôi dừng lại. Ngó vào, giật mình thấy Kiên cúi mặt đứng trên bục giảng, hai tay bị còng sắt. Trước tất cả các bạn học cùng lớp, một viên công an đọc lệnh bắt Kiên vì can tội ăn cắp xe đạp. Trước khi dẫn giải ra xe, Kiên khóc, quì xuống chân thày Cầu phó hiệu trưởng nói: Thày ơi cứu em với. 


Không biết Kiên bị tù bao năm, cuộc sống sau đó ra sao, nhưng hình ảnh, và tiếng kêu ấy của hắn cứ ám ảnh tôi mãi cho đến những năm tháng sau này. 


Nhận ra nhau, Kiên cởi trói và hỏi tôi: Nghe nói đã thành ông thày dạy học rồi, sao lại ở đây? Để chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh này. 


Tôi không trả lời hắn, nhưng bảo: Các ông nên thả hết người ra, để chúng tôi gọi xe cứu Ngọc. 


Kiên cùng đồng bọn bàn bạc một lúc rồi trả lại tiền bạc, và thả tất cả mọi người với một điều kiện không được trình báo cảnh sát… 


Và kể từ cuối mùa đông năm ấy (1994) hình ảnh cậu bạn học đáng thương, đáng giận Vũ Ngọc Kiên hoàn toàn chết trong tôi. Nhưng rồi thời gian, hay tạo hóa trớ trêu lại một lần nữa để chúng tôi gặp lại nhau. Trên hai mươi năm sau, hắn từ kẻ cướp đã trở thành Phó cục trưởng của một bộ quan trọng. Phải giáp mặt, kể cũng khó chịu, bực mình, nhưng tôi rất ngạc nhiên, và cái tính tò mò của kẻ viết văn, buộc tôi theo hắn quay vào bàn nhậu. 


Cả hai ngồi yên lặng, có lẽ tôi cũng như Kiên chưa biết bắt đầu câu chuyện từ đâu. Ngoài kia gió đã nổi lên, mưa lất phất bay xiên qua ngọn đèn trước mặt. Hình như có một cơn giông trái mùa sắp tới. Kiên đứng dậy đóng cửa sổ, miệng lẩm bẩm, giông bão nào rồi cũng phải qua thôi… Tôi là người đọc Đỗ Trường thường xuyên đấy nhé. Nhưng không hiểu ông viết văn từ khi nào ấy nhỉ? 


- Nhu cầu viết từ ngày tôi sống xa quê, xa Tổ Quốc. Mà này, không sợ tôi kiện vạch trần tên tuổi thân thế của ông sao? 


Kiên cười: 


- Nếu sợ tôi đã không tìm gặp ông. Bởi, biết chắc chắn cái tính của ông không bao giờ làm chuyện đó với bạn bè. Hơn nữa, bao năm qua, có rất nhiều người đã kiện tôi như ông nói. Nhưng tôi vẫn ngon lành ngồi trước mặt ông đây. Đơn kiện tôi lòng vòng khắp nơi rồi chui tọt vào trong cặp của tôi cả đống… 


- Tôi không thể tin nổi, đất nước có một người thân phận, tên tuổi bất minh như vậy làm đến Phó cục trưởng như ông? 


- Ông hiểu thế chó nào được, cái nơi ông đã bỏ nó ra đi đến hơn ba chục năm. Mà ông thấy có riêng gì tôi, các lãnh tụ tiền bối, cụ nào chẳng có dăm, bảy cái tên khác nhau. Lãnh đạo cao cấp hiện nay cũng vậy thôi, không đổi tên thì chữa ngày tháng năm sinh, không bán mua bằng cấp thì học đôn, học giả… Có ông quái nào còn thực sự là mình nữa đâu. Cái chính là phải đủ tiềm lực, vỡ chỗ nào vá, bịt ngay lập tức. Mà tiềm lực ở đâu? Ngoài kích giá, chiếm đoạt buôn bán đất đai, hoặc những chiếc ô và đồng tiền lũng loạn từ nước ngoài. Và tôi biết, ông rất ghê tởm cái quá khứ trộm, cướp của tôi. Nhưng ông không biết được rằng, tôi chỉ là con tép riu so với những kẻ vừa cướp vừa phá một cách hợp pháp bây giờ. Đơn từ, thưa kiện tôi khác gì kiện cả cái hệ thống chính thể này. Cho nên, tôi vẫn vững như bàn thạch là vậy… 


Nghe hắn giải thích, phân tích một thôi một hồi, chỉ nhằm bao biện cho bản tính vô sỉ cá nhân, nhưng nó lột tả cái sự thật trắng trợn, lưu manh của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, tôi vẫn cắt ngang lời hắn: 


- Ông mời tôi đến, và giữ lại chỉ nói chuyện này sao? 


Hắn đẩy ly rượu về phía tôi, và bảo: 


- Không hẳn vậy. Đỗ Trường hãy uống hết ly này, coi như lời tạ lỗi muộn của tôi về vụ cướp, bắt trói các ông từ mấy chục năm trước. Tôi thường đọc nên hiểu khá rõ về ông. Mấy chục năm nay, lúc buồn hoặc cao hứng tôi cũng làm thơ. Gần đây, Nhà xuất bản Hội nhà văn có in tập thơ: Lửa Đêm của tôi. Bạn bè, đồng nghiệp, đệ tử, kể cả những nhà văn, nhà phê bình chuyên nghiệp đều khen, báo chí thì ngợi ca. Riêng thằng con gàn gàn của tôi bảo: Thơ của bố nên vứt vào sọt rác. Người ta khen, bởi bố có quyền, có tiền mà thôi. Ông bảo, thế có bực mình không cơ chứ! Do vậy, nghe tin ông về nước, tôi bắt Hải, thằng đệ ruột của tôi mời ông bằng được. Tập thơ đây, tôi gửi tặng ông. Rảnh ông đọc và cho vài nhận xét thật công bằng, để tôi rõ thực hư. Chứ mãi thế này ấm ức không chịu được. 


Cầm tập thơ từ tay Kiên, miệng tôi lẩm bẩm: Tâm hồn lưu manh, trộm cướp như thằng này mà cũng làm thơ, quả thật xã hội loạn cả rồi… Hắn hỏi giật lại: Ông vừa nói gì? Không, tôi có nói gì đâu. Chỉ muốn biết, với cái quá khứ như vậy, làm thế quái nào mà ông leo lên được cái chức vụ phải nói, không hề nhỏ, rồi còn đẻ ra cả thơ phú nữa? 


Kiên trầm ngâm, rồi kể với nét mặt đanh rắn, răng như siết vào nhau: Mười sáu tuổi tôi bước chân vào nhà tù, cải tạo. Nói là cải tạo, học tập, nhưng càng cải tạo, thì tâm hồn tôi càng lưu manh chai lì hơn. Những gì đốn mạt nhất ngoài xã hội không hoặc chưa có, thì trong tù đều có cả. Sự đốn mạt, lưu manh ấy, buộc người tù phải tiếp nhận, làm quen để tự bảo vệ, nếu muốn tiếp tục tồn tại. Đúng như ngày còn đi học sách vở dạy: Nhà tù là một trường học lớn. Mấy năm được tôi luyện như vậy, tôi được ra tù. Trở về tiếp tục đến trường học ư? Hoàn toàn không thể được, bởi thằng tù mãi mãi mang danh tội phạm mà thôi, dù đã có lời hứa của thày Cầu phó hiệu trưởng: "Ra tù, em sẽ tiếp tục học và là một học sinh bình thường thôi". Và mọi cánh cửa đã khép lại, cờ bạc, trộm cướp đâm chém từ Bắc vào Nam là con đường duy nhất mà tôi phải đi. Khi cánh cửa mở ra con đường thông suốt từ Nga-Đông Âu đến mảnh đất Tây Âu màu mỡ, thì tôi đã đến CHLB Đức. Chính cái giấy ra trại bao năm trước của nhà tù Ba Sao đã giúp tôi được chấp nhận tị nạn, nhưng cái thói lưu manh, bảo kê, trộm cướp không thể từ bỏ. Rồi bị cảnh sát Đức truy đuổi, tôi chuồn sang Tiệp. Đúng lúc Việt-Mỹ bình thường hóa, hàng rào cấm vận dỡ bỏ. Đầu tư ào ạt đổ vào Việt Nam, tôi ôm tiền trở về Việt Nam nằm im quan sát. Và nhiều người đầu tư đã trắng tay bởi không có ô dù quyền lực. Từ đó, tôi nhận ra, trộm cướp cũng không thể giàu nhanh bằng quyền lực. Vậy là từ đó, tôi đầu tư vào quyền lực. Tuy nhiên như ông đã thấy, nhiều người từ Đức trở về đầu tư vào quyền lực, nhưng không phải ai cũng thành công đâu nhé, ngoài: Dương Chí Dũng, Đặng Xuân Thanh, Nông Đức Tuấn… đã có sự bọc lót, bảo kê từ gia đình. Còn tôi khó khăn hơn họ gấp ngàn lần. Và tôi đã thành công… 


Gió vẫn như quét trên mặt đường. Cờ quạt, băng rôn rách tả tơi bay phần phật theo bước chân người liêu xiêu vội vã. Hải đội mưa trở về cắt ngang câu chuyện giữa tôi và Kiên. Thấy tôi cầm tập thơ trên tay, Hải nói: Anh cố gắng đọc và viết cho Chef em một bài cho ra tấm ra miếng. Anh ấy tìm và chờ anh lâu lắm rồi đấy. Vỗ vai Hải, tôi bảo, chắc chắn anh sẽ đọc, nhưng viết hay không nhiều khi không thuộc về lý trí, mà phụ thuộc vào con tim mình nữa em ạ. 


Và cũng đến lúc giã từ, tôi hỏi hắn: Bây giờ tôi nên gọi ông là Kiên, hay là Quân ấy nhỉ? Hắn cười bảo: Với ông gọi tên tôi thế chó nào cũng vậy thôi! 


Leipzig ngày 28-6-2018 
Đỗ Trường 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.167 giây.