logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/07/2018 lúc 09:12:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thời trung học, cô có khuôn mặt đầy đặn, làn da mịn màng, đôi mắt trong vắt màu hạt dẻ lấp lánh sau gọng kính cận, vầng trán rộng và đôi môi khép kín, kiên định. Như mọi thiếu nữ khác ở tuổi thanh xuân, cô hẳn có những giấc mơ hướng về một tương lai hứa hẹn.
Rồi cô kết thúc học trình đại học, bỏ phân khoa Ngoại Ngữ để chọn một cái nghề đòi hỏi bản lãnh, lòng công chính và sự dấn thân. Có lẽ xã hội cô đang sống bày ra quá nhiều sự bất công, sai trái, thậm chí đền chỗ vô luân, khiến cô quyết định dùng ngòi bút làm vũ khí tranh đấu cho các nạn nhân của tất cả những nghiệt ngã ấy, từng bước, xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, con người được tôn trọng, tự do được xiển dương. Tốt nghiệp chuyên khoa Báo Chí, cô Đặng Thị Tuyền bước vào nghiệp dĩ với bút hiệu Hải Đường, một loài hoa rực rỡ, làm đẹp cho đời bằng thanh sắc sang cả như tên gọi.
Trở thành phóng viên thường trực của tờ báo Pháp Luật có trụ sở chính tại Sài Gòn, cô bắt đầu viết những loạt bài gai góc mà quá trình thực hiện đòi hỏi cô không những phải tiếp cận thành phần bất hảo của xã hội mà còn phải cần thấu đáo cách hành xử của giới thi hành luật pháp, thay vì chỉ trấn áp, trừng phạt, cô muốn đặt vấn đề luật pháp làm gì để cải thiện họ, qua đó, cải thiện cả xã hội là cái đích nhắm xa nhất của luật pháp?
Các cấp quyền hành của chính phủ sống trong lòng dân, nhân danh chính phủ lo toan an sinh cho dân nhưng họ ỷ quyền và nhũng lạm, bức bách, bóc lột, cáo gian người dân, điển hình là những vụ thu hồi đất ở xã thôn, cô muốn những kẻ lạm quyền phải minh bạch và nhận lỗi. Cô còn nhiều dự án dở dang trên bàn viết, những công trình được thực tế kiểm nghiệm khiến ban biên tập tờ báo Pháp Luật phải vì nể và không thể chối từ.
Để làm được tất cả những điều hi hữu ấy dưới cái thể chế độc tài đảng trị hiện đang nắm chặt vận mệnh cả nước, Hải Đường không có gì ngoài trái tim yêu thương hiến tặng vô điều kiện cho đồng bào ruột thịt của cô, trong đó, có một chỗ dành cho Trường Giang, đứa con là máu xương của chính cô và cô muốn được nhìn thấy cháu lớn lên trong cảnh đời tốt đẹp hơn cha mẹ. Hải Đường không có gì ngoài niềm tin vào sự công chính và lẽ phải, cuối cùng, luôn luôn thắng. Cô đã may mắn trải qua vài “cuối cùng” thị hiện chân lý này, thật đáng buồn khi cô không còn nữa để thấy cái “cuối cùng” toàn dân mong đợi!
Những công dân như cô là ngọc quý của bất cứ cộng đồng nào, quốc gia nào biết dành cho họ những điều kiện để tỏa sáng. Tiếc thay, cô đã sinh nhầm nơi, lớn lên nhầm thời đại, nuôi những giấc mơ không tưởng trong một xã hội quen với bóng tối và rất sợ ánh sáng, mọi thông tin về cuộc sống xung quanh đều nằm trong quy luật bất thành văn: sáng đăng – trưa gọi – chiều gỡ, rồi chìm xuồng đáy hồ tù đọng như viên sỏi rơi vào thiên thu tịch lặng.
Thế nhưng Hải Đường không chấp nhận ngừng lại ở những giới hạn cô đã đặt chân tới mà luôn xông pha tiến về phía trước. Hôn nhân tan vỡ. Người bạn đường cũ xuất cảnh, cô mở quán bún đậu để nuôi con, có nghĩa là không nương tựa vào ai khác để làm mẹ.
Ngoài nhân cách cho cô tự do sống cách nào không hổ thẹn với lương tâm, không phiền lụy cả người thanh niên là phiền lụy lớn nhất của cô ở một thời mới lớn. Cô thật sự băn khoăn về môi trường xã hội tha hóa bên ngoài đang chờ chực cướp đi tương lai của các bạn trẻ, mong muốn thế hệ sau cô biết nuôi dưỡng những lý tưởng khác hơn tình yêu đôi lứa, muốn họ bay bổng trong những không gian bao la nâng họ lên những chiều cao mà cô tin là năng lực và quyết tâm sẽ giúp họ đạt đến ở thời đại này.
Hải Đường tổ chức quán cà phê/sách Ô Nắng ở thành phố cảng, nơi cô làm việc, với ý định tạo một không gian sinh hoạt lành mạnh và hữu ích cho thanh thiếu niên địa phương, để họ có nơi giao tiếp, trao đổi, vui chơi, thảo luận… về những vấn đề họ cần câu trả lời trong nhiều lãnh vực khá mới mẻ với họ như du học, kỹ năng sinh tồn, lợi ích của việc đọc sách… Để họ cùng nhau phục vụ công ích trong những chương trình cộng đồng do cô khởi xướng hay hướng dẫn.
Tại Ô Nắng (tội nghiệp quá, ở đây nắng cũng ít ỏi, chỉ một ô thôi nhưng hãy bằng lòng thế đã và cứ bắt đầu thế đã!) ngoài cà phê giải khát giá rẻ, phục vụ giới trẻ vãng lai thân tình, chủ nhân còn tích lũy hơn một nghìn đầu sách để các em đọc miễn phí, thưởng thức, nghiền ngẫm, tham cứu, ít nhất, để nhắc họ nhớ cuộc đời còn những cuốn sách/những tác giả với đóng góp làm cho cuộc đời ấy đáng sống hơn.
Đọc tin này, tôi bùi ngùi nhớ lại một kỷ niệm mãi cho tới bây giờ vẫn còn lưu dấu trong ký ức tôi nỗi luyến tiếc lâu dài. Khoảng năm 1990, khi phong trào các nhà văn nữ cũ/mới ở hải ngoại còn sôi nổi với việc viết lách, một hôm, nhà văn TDH vui câu chuyện, cho biết bạn bè người Mỹ của chị có lần hỏi chị: “Ở Little Saigon, tiệm ăn ngoài phố nhiều vô kể nhưng vào bên trong các ngôi nhà cư dân người Việt, tại sao không thấy có giá sách?”
Ở thời điểm ấy, có lẽ đa số di dân gốc Việt chúng ta còn lao đao vì sinh kế, việc nuôi dạy con cái và tạo dựng sự nghiệp chưa thực sự ổn định nên cùng với Internet phát triển, cung ứng dồi dào tin tức cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày, sách không là ưu tiên cao trong những ngôi nhà diện tích thường không đủ cho các thành viên của gia đình. Tuy vậy, nhận xét của các bạn Mỹ khiến vài chị em trong giới viết lách chúng tôi chợt nảy ra ý định cùng nhau chung lưng mở một quán càphê/sách để “giữ lửa” cho thú đọc sách tao nhã đang có nguy cơ bị mai một.
Chúng tôi đề ra dự án, chọn địa điểm, chọn tên tiệm, hoạch định hình thức sinh hoạt, nhưng khó khăn đầu tiên không thể vượt qua là tài chánh và nhân sự. Phải nhìn nhận trong một xã hội chủ trương “think big” như xã hội Mỹ, hình như chúng tôi hơi bị lệ thuộc vào một số chuẩn mực được coi là bắt buộc phải có của một cơ sở kinh doanh bất kỳ loại nào, để thu hút được khách hàng lui tới. Nghĩa là cần vốn.
Huy động vốn có thể không khó lắm nhưng hoàn vốn là một trách nhiệm nhức đầu và có nhiều rủi ro mà những ai không phải là con buôn nhà nòi thì đều rất hãi. Thế còn nhân sự thì sao? Chúng tôi toàn là dân đi cày thứ thiệt, chỉ có chị TMT thảnh thơi, tuy nhiệt tình muốn giúp (để có những buổi đọc thơ mà tất cả chúng tôi đều rất mê) nhưng chị lại ở xa.
Vậy là dự án “Cà phê/Sách” của mấy chị em chúng tôi giống như những câu chuyện ma của Bồ Tùng Linh đem kể cho bớt buồn dưới dàn dưa lướt thướt cơn mưa đêm. Sau này có lúc cùng nhau nhắc lại, nghe như chuyện của ai? So với Hải Đường, chúng tôi thua xa cô ở cái khả năng tạo ra thời thế thay vì ngồi yên một chỗ chờ sung rụng, chưa kể ở đây, quán “Cà phê/Sách” của chúng tôi, nếu ra đời và hoạt động, không bao giờ bị cái sinh vật kỳ lạ có tên là công-an-khu-vực nhòm ngó, theo dõi, xâm nhập, gây bệnh như Ô Nắng của Hải Đường.
Hải Đường được cho là nhìn thấy còn sống ở khu vực bến đò thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội, buổi chiều ngày 11 Tháng Sáu, 2018. Cô được gia đình trình báo mất tích cùng ngày, di vật có người bắt gặp trên bờ sông Hồng là đôi dép của Hải Đường, laptop và hai điện thoại di động.
Căn cứ trên vết tích này, gia đình thuê người tìm kiếm khắp địa bàn quanh vùng nhưng không tìm được tung tích nạn nhân cho đến chiều tối hôm sau, dân làng thấy thi thể cô trôi vào cái gò nổi giữa dòng sông Hồng. Ghi nhận đầu tiên tại chỗ được báo chí tường thuật nhưng không nói rõ xuất xứ, cho là cô bị tai nạn và chết vì đuối nước.
Công an cùng pháp y địa phương tới nơi làm nhiệm vụ song không đưa ra kết luận nào. Tới mười ngày sau, thông tin từ mọi nguồn vẫn vòng vo, mù mờ như nhau. Giả thuyết Hải Đường bị trượt chân trên bến sông rồi chết đuối là rất xa sự thật vì cô là tay bơi có hạng.
Giả thuyết cô tự kết liễu đời mình càng vô sở cứ vì cô rất thương yêu cậu con trai 6 tuổi, đang rất cần mẹ. Cô chăm sóc con rất kỹ và không rời cháu trừ những khi chẳng đặng đừng. Ai cũng biết mẹ Tuyền bất chấp trời mưa gió, chạy xe máy về nhà ngoại, đón Trường Giang về chỗ trọ để mẹ con được gần nhau ngay khi có thể.
Hơn nữa, đi ra sông để trầm mình, chắc Hải Đường không mang theo với cô dụng cụ hành nghề để rồi bỏ chúng vương vãi giữa đường. Chỉ còn lại nghi vấn duy nhất là cô bị sát hại, bởi nguyên cớ gì và bởi ai, câu trả lời có khi không bao giờ tới.
Như mọi chiến sĩ tranh đấu quên mình cho tự do trước cô, họ cũng như cô, có cả trăm cách để chết với kết luận “tử nạn” dưới sự cai quản tàn ác của một chính thể coi tự do là mối thù truyền kiếp. Ở một đất nước mà ngay cả các đồng chí từng vào sinh ra tử bên nhau nhưng một khi bị phía chia phe xem là đã hết “nhiệm vụ lịch sử,” cũng sẽ chết thật tình cờ với không một lý do minh bạch thì thân cò, quãng vắng như Hải Đường, có số phận nào sáng sủa hơn?
Tôi thực sự tiếc thương Hải Đường vì những gì cô để lại: Tình yêu quê hương và đồng loại, trung kiên, bất khuất; tinh thần độc lập, tự chủ, không phút giây nao núng; khả năng chọn lựa đi với quyết tâm thực hiện, không chút sợ hãi. Sống trọn vẹn cho điều gì mình tin tưởng nhưng sẽ đứng dậy từ thất bại để tiếp tục xây dựng cái mới bằng năng lực mới cho đến khi không còn có thể.
Tôi không biết khoảng cách thời gian giữa hai tấm hình đăng theo bản tin mất cô trên các báo chí và trang mạng là bao nhiêu ngày tháng năm, nhiều nhất chắc chỉ hơn một thập niên nhưng phải nhìn để xót xa thấy rằng cuộc sống với nhiều hy sinh kham khổ, nhiều lo toan thúc đẩy bởi ý thức trách nhiệm đã biến cô từ một thiếu nữ hồn nhiên khi rời trường trung học sớm trở thành một thiếu phụ gầy guộc, đôi gò má nhô cao, đôi bàn tay nổi những đường gân khô héo, già nua trước tuổi.
Không chỉ tài nguyên, đất đai, rừng và sông biển bị tàn phá, cả nguồn nhân lực đa năng và tràn ngập sức sống cũng bị hủy hoại không thương tiếc, thử hỏi một đất nước với lãnh đạo ấy sẽ còn tồn tại bao lâu trên hành tinh loài người xinh đẹp này?
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.