logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/07/2018 lúc 09:25:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông George Friedman là một chuyên gia Mỹ nổi tiếng về địa chính trị. Ông là người thành lập hai cơ quan dự báo chiến lược có tiếng của Mỹ, Geopolitical Futures và Stratfor. Ông cũng là tác giả của tập sách bán rất chạy, có tựa đề «100 Năm Tới», do nhà xuất bản Anchor Books phát hành. Ông đang sống tại Texas và thường xuyên cố vấn cho bộ chỉ huy quân sự cao cấp của Mỹ.

Tuần báo L’Express của Pháp ra đời từ 1953, có cuộc phỏng vấn Ô. George Friedman về tương lai tình hình địa chính trị thế giới. Đài phát thanh RFI của Pháp, chương trình tiếng Việt giới thiệu lại toàn văn bài phỏng vấn của  Ông liên quan đến tương quan của tân chánh quyền Mỹ của TT Trump đối với khối G7, TC và Nga. Để rộng đường dư luận xin phép tóm kết một số ý chánh của Ô. George Friedman trong khuôn khổ một bài báo này, thiết nghĩ rất có ích cho bà con cô bác nhận định.

Một, về G7, Ô. Friedman nói “G7 đã lỗi thời, lạc hậu, xơ cứng thuộc về một thời kỳ đã qua, đó là thời Chiến Tranh Lạnh…, từ đầu đã có những mục tiêu không rõ ràng…, và cho đến nay, vẫn không rõ ràng. Các nước công nghiệp phát triển này đã họp lại với nhau hàng năm và ra các thông cáo theo thông lệ, mà không làm được điều gì lớn lao cụ thể… Nước Ý ngày nay đứng hàng thứ 8 trên thế giới, và Canada là xếp thứ 10. Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt xếp hạng hai và thứ bảy trên thế giới, nhưng Trung Quốc và Ấn Độ lại không có mặt ở G7... G7 chỉ là một thực thể chủ yếu bao gồm các nước Âu-Mỹ không phản ảnh được tính chất phức tạp của thế giới… Trên bình diện chiến lược, học thuyết của Mỹ có mục đích là không để một quốc gia nào – Đức hay Nga, một mình kiểm soát được vùng Á-Âu. Chính vì thế mà Mỹ đã can thiệp vào châu Âu năm 1917 và 1944 [tức Thế Chiến 1 và 2]. Tương tự, sau chiến tranh, sự trỗi dậy của Nga tại Trung Âu đã thúc đẩy Hoa Kỳ dấn thân vào Chiến Tranh Lạnh. Đối với châu Âu, các mối quan hệ này luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu.

Hai, về cuộc gặp Donald Trump và Kim Jong Un, Ô. Friedman nói đó là, “một dạng bế tắc. Trong bóng đá, người ta có thể gọi đó là «một trận hòa, một đều». Theo thông cáo chung, mục tiêu là phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên nằm trên bán đảo, trong khi đó vũ khí của Mỹ ở trên không, trên máy bay, dưới nước, trong tầu ngầm và tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Chẳng cần phải là một chuyên gia lớn mới hiểu được rằng Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương trình nguyên tử tuy cũ kỹ, tốn kém nhưng thiết yếu cho sự tồn tại chế độ mà không nhận được điều bù lại. Washington chưa sẵn sàng rút khỏi các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Do vậy, điều rất có thể xẩy ra là các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục thông qua nhiều kênh khác nhau. Hiện tại, mỗi bên đều đạt được điều gì đó: Kim Jong Un thì chứng tỏ với người dân là mình đủ mạnh để lôi Mỹ vào bàn đàm phán; Donald Trump thì chứng tỏ với cử tri của mình là phương pháp ngoại giao của ông có hiệu quả hơn là cách làm của G7.

Như vậy theo ông [Friedman], đối với Donald Trump, cũng như là Barack Obama, người tiền nhiệm, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương có vẻ như không phải là ưu tiên?

Ba, sự trỗi dậy thành cường quốc của Nga và Trung Quốc, liệu có thể nào xảy ra một xung đột thế giới không. Ông [Friedman] nói, Chắc là từ năm 2050 trở đi. Nhưng trước mắt thì chưa. Nước Nga muốn làm cho mọi người nghĩ rằng họ sẽ lại trở thành Liên Xô. Thế nhưng, trên thực tế, nước Nga chỉ còn là cái bóng của mình mà thôi, bị tê liệt vì phụ thuộc vào dầu lửa, nạn tham nhũng và một loạt các vấn đề khác. Thậm chí, Nga không có khả năng xâm lược Ukraine. Sự hiện diện của Nga tại Syria giống như một chiến dịch quan hệ công chúng, quảng bá – nhằm chứng tỏ là họ tồn tại – hơn là một sự khai triển quân sự.

Về phần Trung Quốc, đúng là nước này đã phát triển về kinh tế từ 20 năm nay, nhưng không giải quyết được một vấn đề rất lớn là tình trạng bần hàn đang kìm hãm sự phát triển; và quý vị sẽ thấy, bên ngoài vùng duyên hải, có một tỷ người nghèo khó đang sống dưới ách một chế độ độc tài luôn hoảng sợ về ý tưởng một cuộc nổi dậy của người dân. Đó là một quốc gia về thực chất là không ổn định.

Về quân sự, Bắc Kinh có những bước tiến. Nhưng tất cả chỉ là tương đối. Từ một thập niên qua, Trung Quốc muốn thống trị Biển Đông, nhưng không làm được. Do không có lực lượng thủy-lục đáng kể, Trung Quốc không thể xâm lược một nước nào. Nhật Bản, Indonesia và ngay cả nước Philippines khiêm tốn vẫn đối đầu được với Trung Quốc.

Tóm lại, Trung Quốc cũng như Nga không thể thách thức Hoa Kỳ. Chính quyền Washington phải đối mặt với những vấn đề thứ cấp, như Bắc Triều Tiên hay thế giới Hồi Giáo. Nhưng không có một mối đe dọa sinh tồn nào làm cho Hoa Kỳ «mất ngủ». Thế giới hiện nay ổn định hơn như người ta cảm nhận thấy.

Bốn, có người dự báo sự suy tàn của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Tôi nghe thấy điều này từ nhiều năm nay. Đó là lập luận thời thượng sau chiến tranh Việt Nam! Hoài niệm về sự thống trị của mình trong quá khứ, một số trí thức châu Âu mơ tưởng đến điều đó. Ngay khi thế giới có một vấn đề gì, phản xạ đầu tiên của họ là nhìn xem Hoa Kỳ hành động ra sao. Và ngay sau đó, họ khẳng định rằng người Mỹ thật xuẩn ngốc. Sau cùng, họ giải thích rằng nếu có quyền lực trong tay, họ sẽ làm tốt hơn Hoa Kỳ. Những người nói đến sự «suy tàn của Mỹ» bị nhầm lẫn giữa thanh danh và quyền lực.

Thanh danh của chúng tôi [Mỹ] có thể là không hay ho và chắc chắn là có những nguyên nhân xác đáng. Điều đó không quan trọng. Còn quyền lực, đó là chuyện khác. Quyền lực dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự. Hiện nay, của cải mà nước Mỹ tạo ra chiếm tới một phần tư tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới, trong lúc dân số của chúng tôi mới chỉ xấp xỉ 300 triệu. Hơn nữa, ảnh hưởng của Mỹ lan tỏa thông qua tiếng Anh, được dùng ở khắp nơi.

Về quân sự, ngân sách quốc phòng của Mỹ lớn hơn cả ngân sách của năm hoặc sáu quốc gia gộp lại. Hiện nay, Hải Quân Mỹ làm chủ hoàn toàn ba đại dương. Bất kể một sự di chuyển nào trên biển cũng đều bị giám sát bởi các vệ tinh của Mỹ.

Ngay cả khi gộp lại, tất cả các hạm đội trên thế giới vẫn nhỏ hơn hạm đội của Hoa Kỳ. Đó là một sự thống trị chưa từng có trong lịch sử nhân loại, còn hơn cả sự thống trị của Hải Quân Hoàng Gia Anh trong thời kỳ huy hoàng nhất. Kết quả là Mỹ đủ khả năng xâm lăng các nước, nhưng không một quốc gia nào đủ khả năng xâm lăng Hoa Kỳ.

Sau cùng trong cuốn sách bán rất chạy mang tựa: Một trăm Năm Tới (nxb Anchor books), Ô. George Friedman tiên đoán là có ba cường quốc mới trỗi dậy vào khoảng năm 2050. Ông  nói theo tôi, chính Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc là cường quốc địa chính trị lớn ở vùng Đông Nam Á.

Còn cường quốc thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lịch sử, đó là cường quốc khu vực thống trị. Thế giới Ả Rập yên bình, chính là vì Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt như vậy. Trong một trăm năm gần đây, tuy nằm kẹt giữa Hoa Kỳ và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ là một trường hợp ngoại lệ. Thổ Nhĩ Kỳ hiểu biết thế giới Ả Rập hơn Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng ảnh hưởng ra vùng Kafkaz, có quan hệ chặt chẽ với Azerbaidjan, nước nói tiếng Thổ và ở Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện lực lượng cảnh sát ở Bosnia.

Nước thứ ba là Ba Lan . “Nhưng tôi nghĩ Ba Lan sẽ lại trở thành cường quốc, vì hai lý do. Thứ nhất, đó là sự suy tàn của Đức. Hiện nay, Đức mất sự năng động vốn là đặc trưng của nước này từ hai thế kỷ qua. Đức phụ thuộc nhiều vào xuất cảng và do vậy rất dễ bị tổn thương. Dân số Đức sẽ suy giảm trong những thập niên tới và điều này sẽ tác động đến sức sống của quốc gia này. Nga càng gây sức ép với Ba Lan thì chính quyền Vaxava lại càng được hưởng sự trợ giúp về kinh tế và kỹ thuật của Mỹ... Bên trong khối Đông Âu, Ba Lan là nước năng động nhất, lớn nhất và tự tin nhất.
Vi Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.