logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/07/2018 lúc 09:27:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong tất cả mọi ngành nghề và nhất là nghề khoa học như y khoa người ta luôn luôn cần sự phát triển , những gì hay nhất ngày hôm nay trong tương lai tuy vẫn đúng nhưng đó chưa chắc là là điều hay nhất nữa .  Xưa kia người ta quan niệm một ông lang già mới giỏi và có đủ kinh nghiệm chữa trị bệnh nhân hữu hiệu , nhưng ngày nay tuy kinh nghiệm vẫn là yếu tố quan trọng nhưng những sự khám phá , đột phá  trong việc khám bệnh và chữa trị mới chính là những điều rất cần thiết cho sự tiến triển của nền y khoa hiện đại .
Nói ví von để chúng ta đi vào tiêu đề mà BS Trần Văn Tích đã nêu lên nhiều lần và lần mới nhất vào ngày 11.7.2018 về vấn đề „ Đi Hay Ở „ của các nhà đối kháng trong nước Việt Nam .
 
Với sự phát triển của hệ thống Internet , điều mà khi bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989 vẫn còn xa lạ đối với quần  chúng , người dân Việt Nam  trong nước ngày nay càng ngày càng hiểu biết hơn về các quyền lợi cơ bản của nhân quyền quốc tế và số người trẻ tự nguyện tham gia vào phong trào đối kháng càng nhiều . Bên cạnh  các nhà đối kháng nổi tiếng vẫn còn những anh chị em âm thầm làm việc . Họ không cần tên tuổi , không cần vinh danh.
 
Trong trường hợp trục xuất Giáo Sư Phạm Minh Hoàng nhà cầm quyền CSVN đã phải tước quốc tịch và cho cả trăm  công an cảnh sát chìm nổi bao vây để kéo ông ra khỏi nhà và ép lên máy bay sang Pháp ngày hôm sau . Giáo Sư Phạm Minh Hoàng là người đã đi tù biệt giam , đã bị trù dập trong môi trường làm việc nhưng  vẫn muốn tiếp tục giữ ngọn lửa tự do nhân quyền cho giới trẻ . Ông là người đã nói „ không rời khỏi nước  „ và con người nhỏ thó hiền lành đó đã phải ra đi dưới bạo lực .
 
Trong trường hợp Đặng Xuân Diệu , Nguyễn Văn Đài , Lê Thu Hà bị trục xuất thì đó là những nhà đối kháng đang chịu những bản án tù lâu năm . Họ là những người một là chịu nằm mọt gông cho đến khi mãn hạn tù , hai là ra đi để còn có thể tiếp tục hoàn thành những  gì còn dang dở .
 
Riêng với quan điểm  của  người hải ngoại thì ý kiến của BS Trần Văn Tích không sai . Các nhà đối kháng trong nước khi ra hải ngoại thường gặp khó khăn về ngôn ngữ , về môi trường sống xa lạ , về phương cách đấu tranh phức tạp …cuộc đấu tranh của họ sẽ khó khăn hơn và có nhiều rào cản hơn .
 
Tuy nhiên đó không phải là lý do chúng ta „ trùm mền hô xung phong „  như BS Tôn Thất Sơn đã ghi nhận và chúng ta cũng đừng quên những công trình vận động  với các chính giới ở hải ngoại về việc đòi hỏi CSVN phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm . Việc các tù nhân lương tâm này đạt được tự do , dù họ phải chấp nhận cái giá phải „ đi „ , thì đó cũng là một thành quả NHÂN ĐẠO của chúng ta.
 
Cái thành quả thứ hai là CHỐNG LẠI SỢ HÃI . Vâng , chính vậy . Mục Sư Stief tại Leipzig là một nhân chứng trong thời kỳ vận động dân chủ trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ đã bảo với chúng tôi là khi các anh em vừa rời buổi họp ra khỏi nhà thờ bị theo dõi và bắt cóc lên xe công an thì họ đã cố gắng quăng  lại trên đường một mẩu giấy viết tên mình và ngày giờ bị bắt với hy vọng sẽ có người tìm thấy để báo về nhà thờ . Sự sợ hãi bị bắt và bị thủ tiêu bí mật  đã là một riềng mối làm nhiều người không dám tham gia hoạt động đối kháng dưới chế độ Cộng Sản  , cho dù là ở Đức , ở Tàu , ở Triều Tiên hay ờ Việt Nam . Nhờ hệ thống Internet hiện đại thời nay thì ở Việt Nam chuyện bắt người âm thầm không thể xảy ra nữa . Danh sách tù nhân lương tâm luôn được cập nhật công bố hàng ngày ,  sự vận động quốc tế cho họ được  công khai hóa và thi thoảng lại có người „được „ trục xuất từ nhà tù để chứng tỏ sự hiệu nghiệm của sự can thiệp quốc tế . Người đối kháng trong nước nhờ đó mà an tâm hoạt động và đi tù . Cùng lắm thì phải „rời „ Việt Nam thôi .
 
Cái thành quả thứ ba là sự LIÊN KẾT QUỐC NỘI HẢI NGOẠI  càng ngày càng mạnh . Chính Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã xác nhận là người dân trong nước thời này „ dễ thở „ hơn thời sau 1975 là do các áp lực quốc tế lên nhà cầm quyền CSVN . Sự đoàn kết quốc nội hải ngoại là điều mà CSVN rất sợ và luôn luôn lên án nặng nề. Tiếng nói trên hệ thống truyền thông quốc tế  và trong cộng đồng của những nhà đối kháng phải ra hải ngoại cũng thường „ nặng ký“ hơn . Có nhiều anh em trẻ thức thời vùng Đông Đức hiện tại vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam,  mặc dù họ có đủ điều kiện nhập tịch sở tại , với lý do  nhân danh người Việt Nam ở hải ngoại để nói lên lời nói thiết thực  cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam . Ngoài ra sự liên minh sức mạnh trong và ngoài nước để hỗ trợ các anh chị em còn trong nước sẽ làm cuộc đấu tranh công hiệu hơn khi chúng ta có thêm những bàn tay đóng góp  từ trong nước ra , họ vừa thoát khỏi tấm chăn nên biết rõ „rận“ hơn người Việt đã hàng chục năm không về Việt Nam.
 
Nói chung , cuộc đấu tranh chống Cộng là một diễn tiến trường kỳ và mỗi cuộc đấu tranh tùy thời điểm , tùy điều kiện  và tùy tình thế sẽ khác nhau . Chúng ta không thể qua kinh nghiệm xưa cũ mà đi đóng khung cứng ngắc cho một cuộc đấu tranh . Các nhà đối kháng hoàn toàn có quyền tự do quyết định „ ĐI HAY Ở“  tùy theo hoàn cảnh  cá nhân của họ . Ngoài ra  hãy đừng quên là chúng ta không những đang đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải  chấp nhận đa nguyên và thay đổi thể chế mà chính chúng ta cũng phải tập thói quen suy nghĩ đa chiều và đổi mới tư tưởng  . Có như vậy thì chúng ta mới có những bước khám phá và đột phá cho con bệnh Việt Nam hầu có thể thúc đẩy một cách hiệu quả nhất cho tiến trình đấu tranh chống chế độ Cộng Sản độc tài độc tôn  , để đạt được một  nền  tự do dân chủ và nhân bản thực sự cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam .
 
Berlin , ngày 12.07.2018
BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.