logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 14/07/2018 lúc 10:50:01(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

UserPostedImage
Hình bìa cuốn "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" .

Cuốn sách nói về sự kiện "thảm sát Gạc Ma" ở quần đảo Trường Sa 30 năm trước vừa phát hành được vài ngày đã bị tạm dừng để "đính chính, chỉnh sửa" một số sai sót.
Tổng biên tập Nhà xuất bản Văn học Nguyễn Anh Vũ- đơn vị đồng ấn hành cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" xác nhận thông tin này với truyền thông trong nước vào chiều ngày 13/7.
Theo giải thích của ông Vũ với báo chí trong nước thì có sự nhầm lẫn giữa hai nhân vật có cùng tên là Nguyễn Xuân Hải và Mai Xuân Hải.
Cuốn sách được chủ biên bởi Thiếu tướng Lê Mã Lương có dẫn lời của cựu chiến binh Nguyễn Văn Thống, nói ông Mai Xuân Hải đã chết để lại 4 đứa con thơ, tuy nhiên tin cho hay ông này vẫn còn sống.
Ngoài chi tiết về ông Mai Xuân Hải, ông Nguyễn Anh Vũ cho mạng báo Zing biết sách còn có thêm 7 lỗi khác về trận đánh, số vũ khí, và cách diễn đạt.
Mạng báo Zing cho hay, sau khi chỉnh sửa những sai sót, Nhà xuất bản sẽ thông tin rộng rãi tới người đọc về các điểm thu đổi sách mới để đổi miễn phí cho độc giả.
Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử được thực hiện từ năm 2014 kể lại câu chuyện về 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam bị thảm sát vào sáng ngày 14/3/1988 trên bãi đá san hô Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa trong trận chiến giữ đảo của các chiến sĩ Việt Nam trước những cuộc tấn công chiếm đảo của quân đội Trung Quốc.
Ngày 10/7, sau 5 ngày phát hành, 10.000 cuốn sách đã được bán hết. Một NXB tại Mỹ cũng đã tới Việt Nam để mua bản quyền xuất bản cuốn sách bằng tiếng Anh trên thế giới.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 14/07/2018 lúc 11:02:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 16/07/2018 lúc 09:32:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,674

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” Nào?

Sự vật nào cần phải gọi đúng tên sự vật ấy. Già mà chết thì gọi là chết già. Trẻ mà chết thì gọi là chết trẻ. Bị tai nạn mà chết thì gọi là bị tai nạn mà chết. Chẳng thể cứ bị tai nạn (như tai nạn giao thông chẳng hạn) mà chết thì lại cho rẳng, người đó đã dám dũng cảm lao đầu vào xe ô tô để chết.
1.Cuốn sách “ Gạc Ma – Vòng trong bất tử” bị cấm phát hành, các tướng tranh luận thô bạo, mạt sát lẫn nhau, chỉ vì một chữ “trước” có hay không có trong câu: “không được nổ súng” hay “không được nổ súng trước”. Nếu là một trận đánh thật thì, chữ “trước” trong câu “không được nổ súng trước” chỉ mang tính chiến thuật. Nghĩa là, tôi không nổ súng bắn vào anh trước, nhưng anh nổ súng bắn vào tôi trước, tôi sẽ nổ súng bắn lại anh. Còn nếu chỉ là “không được nố súng” thì ý nghĩa của nó khác hẳn. Nghĩa là, anh cứ bắn tôi, tôi sẽ chịu chết chứ quyết không nổ súng bắn lại anh.
Có hay không có chữ “trước” ở cụm từ này, hãy xem clips do quân đội Tàu Cộng trực tiếp ghi lại thì sẽ rõ.
Tôi cũng đã xem clips này nhiều lần. Thấy quân Tàu Cộng nã đạn vào quân ta như mưa. Quân ta như nhưng thân cây chuối, lần lượt gục xuống, chết, tuyệt nhiên không nhìn thấy, không nghe thấy một tiếng súng nào vang lên từ phía quan ta hướng về phía quân Tàu Cộng. Thậm chí có chiến sĩ bị lính Tàu dùng lưỡi lê đâm, chỉ một lòng, một dạ ôm cán cờ, để rồi chết. Các chuyên gia kỹ thuật vi tính khảng định rằng, clips này, nguyên bản, thật 100 %, chưa có cắt nối, lồng ghép gì vào đó. Như thế cũng đã quá đủ để kết luận, quân ta “không được nổ súng”, chứ không phải là quân ta “không được nổ súng trước”.
2. Sáu mươi tứ ( 64) chiến sĩ chết ở đảo Gạc Ma được các nhà làm sách hậu thế, tôn vinh thành: “Vòng tròn bất tử”.
Những chiến sĩ hy sinh này có xứng đáng được tôn vinh đến mức “bất tử” ấy không? Không . Họ không xứng được tôn vinh đến mức ấy. Vì sao vậy? Vì họ quá trung thành với tâm thế nô lệ và ý thức tay sai của họ. Họ không biết rằng, mạng sống của họ cũng được quyền bình đẵng như mạng sống của bất kỳ một người nào khác, dù người nào khác đó, ở vị trí nào, cấp cao nào. Họ cũng không biết rằng, quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng là quyền bất khả xâm phạm. Bất kỳ một người nào đó, thế lực nào đó, ở vị trí nào đó, cấp cao nào đó, ngăn cản quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng của họ, họ có quyền không chấp hành và kiên quyết chống lại. 64 chiến sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma, nghe lệnh của cấp trên “không được nổ súng”, nên không có bất kỳ một hành động nào chống lại, chấp nhận để chết, chấp nhận để lãnh thổ thiêng liêng rơi vào tay giặc Tàu Cộng. Chết như vậy, chẳng khác gì cái chết của những kẻ ngu trung, mang não trạng nô lệ, đã có từ ngàn xưa. Chết như vậy, có cái gì là bất tử ở đây? Chẳng lẽ lại đem “bất tử ngu”, “bất tử nô lệ”, “bất tử trung thành tay sai”, “bất tử nhục” để tôn vinh, để làm tấm gương xấu cho quyền sống, quyền đấu tranh, quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng Tổ Quốc của người Việt Nam cho muôn đời con cháu mai sau?
Vinh danh “ Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, trên một nền tảng hiện thực như vậy, bản chất là đánh tráo khái niệm, mang “liệu pháp thắng lợi tinh thần” kiểu của AQ. Rất không đúng. Rất không nên.
Theo Facebook Phạm Thành
song  
#3 Đã gửi : 16/07/2018 lúc 09:33:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,674

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
CSVN thu hồi sách về ‘Gạc Ma-Trường Sa’ vì có thể làm phật ý Bắc Kinh

UserPostedImage
Cuốn sách “Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử” vừa phát hành đã có lệnh dừng phát hành. (Hình: Thanh Niên)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hiếm có cuốn sách nào ở Việt Nam “nhiều nỗi truân chuyên” như cuốn “Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử”: Thực hiện bản thảo từ năm 2014, lần lượt qua 14 nhà xuất bản và mãi đến đầu Tháng Bảy, 2018 mới được phát hành chính thức.
Cuốn sách thu thập lời kể của những nhân chứng về cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988 khi Hải Quân Trung Quốc đưa quân tấn công bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. 64 binh lính Hải Quân CSVN Việt Nam thiệt mạng trong trận này.

Oái oăm là vỏn vẹn vài ngày sau khi ra mắt, truyền thông “lề phải” cho biết cuốn “Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử” bị dừng phát hành để “chỉnh sửa, rà soát lại toàn bộ nội dung.”
Theo báo Pháp Luật ở Sài Gòn, cuốn sách do Nhà Xuất Bản Văn Học liên kết với Công Ty Sách Fisrt News ấn hành có một số “sai sót”: “Lời kể trong sách của ông Nguyễn Văn Lanh, cựu binh Gạc Ma, về lệnh ‘không được nổ súng’ vào quân Trung Quốc được đính chính thành ‘không được nổ súng trước’; Chi tiết về cựu binh Mai Xuân Hải ở Quảng Bình ‘vừa qua đời’ là không chính xác vì trên thực tế thì ông này ‘còn sống’”…
Tuy vậy, đêm 15 Tháng Bảy, ông Trần Đức Anh Sơn, nhà nghiên cứu Biển Đông và là viện phó Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Đà Nẵng, bất ngờ đưa bình luận trên trang Facebook cá nhân.
“Chủ yếu là người đọc quan tâm đến việc có hay không ‘lệnh cấm nổ súng’ hay ‘lệnh cấm nổ súng trước’ mà thôi. Một nhân chứng trong cuộc chiến này là hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, đã cung cấp thông tin cho nhóm làm sách một chi tiết, được in trong sách: ‘Tôi tính lượm khẩu súng của tên chỉ huy (Trung Quốc) để bắn chết nó nhưng vì có lệnh ‘không được nổ súng’ nên thôi. Nếu cho thì tôi đã bắn chết nó rồi, rốt cuộc tôi bị nó đâm lê vào người và bị đạn bắn ngã ngửa (trang 43 của sách nêu trên).”
Ông Sơn cũng viết thêm: “Tôi tin những người lính chiến đấu ở Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao. Họ bị quân thù bắn xối xả, muốn phản kháng lại, dù bằng vũ khí yếu hơn, nhưng họ đã không làm vì ‘có lệnh của trên.’ Lệnh đó thì tôi tin không bao giờ có bằng văn bản, mà chỉ phổ biến tới những người lính. Người trực tiếp ra lệnh cho họ ở trận tiền thì đã hy sinh. Người còn sống kể lại lý do vì sao ông không nổ súng cho những người làm sách thì thấp cổ bé họng, nói ra thì bị cho là nói sai sự thật. Tôi nghĩ, giữa phút sinh tử ấy, không ai nói dối làm gì, trừ khi ai đó ép buộc họ phải nói dối.”
UserPostedImage
Cuốn sách “Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử.” (Hình: Tuổi Trẻ)

Cũng cần nói thêm, hồi Tháng Hai, 2018, ông Sơn bị Ủy Ban Kiểm Tra Thành Ủy Đà Nẵng “thi hành kỷ luật về đảng” do ông này “đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt.” Việc ông Sơn bị kỷ luật được suy đoán là có liên quan đến một bài báo về ông trên tờ New York Times, trong đó ông tiết lộ chuyện mình “đã bị cấp trên ra lệnh đừng nói xấu về Trung Quốc.”
Đến nay, chủ để về cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988 vẫn được cho là “nhạy cảm” trên mặt báo “lề phải.” Tổng biên tập các báo cũng được lệnh chỉ đăng theo các bản tin do Thông Tấn Xã Việt Nam phát đi về sự kiện này.
Đó là chưa kể, trong dịp tưởng niệm sự kiện này vào ngày 14 Tháng Ba hàng năm, các nhà hoạt động và giới đấu tranh dân chủ thường bị chính quyền cho người sách nhiễu, canh gác cẩn mật để ngăn họ đi thắp hương cho các liệt sĩ.
Hồi Tháng Ba, 2018, truyền thông “lề phải” cho hay, chủ đề Gạc Ma chỉ mới “dự trù được Bộ Giáo Dục Đào Tạo đưa vào sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12” nhưng chưa rõ năm nào.
Trong một diễn biến khác, cộng đồng mạng bất bình trước việc nhân viên khách sạn Rex bị Sở Ngoại Vụ thành phố Sài Gòn ra lệnh dùng một chậu cây lớn để che và tắt đèn gần vị trí đặt tấm bản đồ cho thấy Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sự việc được cho là xảy ra trong sự kiện Bí Thư Thành Ủy thành phố Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân tiếp ông Hoàng Khôn Minh, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng Ban Tuyên Truyền Trung Ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Theo báo Người Việt
song  
#4 Đã gửi : 19/07/2018 lúc 09:12:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,674

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
‘Gạc Ma – Vòng tròn bất tử’

UserPostedImage
Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng hôm 13/3 cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988.
Năm 1960, tại Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng CSVN, ông Hồ Chí Minh tuyên bố: Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!
Đến giờ, “Đảng ta” vẫn tiếp tục dùng đủ mọi cách để duy trì yếu tố “thật là vĩ đại” đó “với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng”, bất kể nỗ lực ấy nguy hại cho chủ quyền lãnh thổ ra sao và tác động đến tương lai của dân tộc thế nào.
Mời bạn chiêm ngưỡng yếu tố “thật là vĩ đại” của “Đảng ta” thêm một lần nữa…
***
Chuyện Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News tổ chức phát hành cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” đã trở thành một sự kiện đặc biệt trong sinh hoạt chính trị - xã hội ở Việt Nam hồi đầu tháng này.
Tại sao xuất bản - phát hành cuốn sách khổ 16 cm x 24 cm với 328 trang lại trở thành sự kiện đặc biệt?
Đó là vì tính chất và số phận gian truân của nó!
Trong vòng bốn năm (2014 – 2018), bản thảo “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do First News thực hiện được chuyển lòng vòng qua… 13 nhà xuất bản. Chỉ đến khi một hội đồng cấp quốc gia do chính quyền Việt Nam thành lập nhằm thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” gật đầu, giấy phép xuất bản mới được cấp cho nhà xuất bản thứ 14 (Nhà Xuất bản Văn học)!
Qua báo chí, Giám đốc First News - ông Nguyễn Văn Phước – kể với công chúng rằng, để nhận giấy phép xuất bản “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, First News đã chỉnh sửa bản thảo hàng trăm lần. Nếu đem toàn bộ bản thảo của tất cả các lần chỉnh sửa, biên tập chồng lên nhau thì chiều cao của bản thảo “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” sẽ vượt mức ba… mét!
Có cái… quái gì trong “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” khiến giới làm sách tại Việt Nam phải thận trọng, nhìn trước, ngó sau kỹ lưỡng như vậy và các viên chức hữu trách trong hệ thông công quyền Việt Nam phải nâng lên, đặt xuống nhiều lần trước khi đồng ý để “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” trở thành một ấn phẩm chính thức?
Có đấy! Nếu được “Đảng ta” chấp thuận, “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” sẽ là cuốn sách đầu tiên hệ thống hóa những thông tin, dữ kiện liên quan tới chuyện Trung Quốc cưỡng đoạt các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 1988, kèm tường thuật của một số nhân chứng may mắn sống sót sau cuộc thảm sát 14/3/1988 ở bãi đá ngầm Gạc Ma, được… in - xuất bản – phát hành một cách… hợp pháp trên… lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối chiếu tiến trình xét duyệt “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” với tính chất của nó, ắt nhiều người sẽ cảm thấy… quái (!), song xưa nay, nếu không hành xử rất… quái, làm sao “Đảng ta” có thể tô đậm yếu tố “thật là vĩ đại” của mình đối với những… ái quốc, tinh thần dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, nỗ lực xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh?
Khi… quái có tính tất nhiên, độ… quái tất nhiên phải… tăng. Khoảng mười ngày sau khi First News tổ chức phát hành “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, Nhà Xuất bản Văn học loan báo “tạm dừng phát hành” ấn phẩm này “dưới mọi hình thức” để sửa chữa một số sai sót, kèm lời hứa sẽ sớm cùng First News in – phát hành lại một ấn bản khác.
“Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” có lẽ là ấn phẩm đầu tiên khiến một ông tướng (Hoàng Kiền – cựu Tư lệnh Công binh), đăng đàn thóa mạ một ông tướng khác (Lê Mã Lương – Anh hùng Lực lượng vũ trang, người giữ vai trò Chủ biên “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”). Sở dĩ tướng Kiền chỉ trích tướng Lương vì ông nghe nói, trong “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” có chi tiết “cấp trên ra lệnh không được nổ súng”. Tướng Kiền nhận định, chi tiết đó – nếu có, sẽ hết sức nguy hại cho… “Đảng ta” và đòi Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin – Truyền thông,… tái thẩm định nội dung “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, thu hồi – tiêu hủy, xử lý Nhà Xuất bản Văn học, ngăn chặn không cho “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” lọt ra bên ngoài.
Dẫu số người ủng hộ tướng Kiền không ít nhưng dường như lượng người tán thành yêu cầu của tướng Lương (khuyên tướng Kiền nên đọc “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” trước khi chỉ trích, yêu cầu tướng Kiền xin lỗi) vẫn đông hơn. Chưa rõ tại sao tướng Kiền tự ý đục bỏ chỉ trích tướng Lương ra khỏi trang facebook của ông nhưng vẫn có thể dễ dàng tìm thấy chỉ trích vừa kể trên một số diễn đàn bảo vệ “Đảng ta”.
Có một điểm cần phải lưu ý là bất kể thế nào thì chỉ trích của tướng Kiền – nhân vật từng chỉ huy Trung đoàn 83 Công binh Hải Quân (đơn vị dẫn đầu về số quân nhân thiệt mạng trong sự kiện 14/3/1988) sau khi Việt Nam đã mất bãi đá Gạc Ma – vẫn có giá trị nhất định.
Từ các cuộc trò chuyện với một số nhân chứng may mắn sống sót, trong chỉ trích tướng Lương và “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, tướng Kiền khẳng định, lệnh cấm nổ súng là một yêu cầu có thật, lệnh này chỉ khác với lệnh được tường thuật trong “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” ở chỗ “cấm nổ súng trước”.
Tướng Kiền nhấn mạnh, sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 không phải là “hải chiến Việt – Trung”, cũng chẳng phải là “xung đột vũ trang trên biển” giữa hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc mà chỉ là “Trung Quốc dùng vũ lực đơn phương sát hại 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam, bắn chìm hai tàu vận tải HQ 604, HQ 605, bắn cháy tàu đổ bộ HQ 505, chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam”.
Ngoài việc tái xác nhận 64 quân nhân người Việt trở thành những tấm bia sống cho Hải quân Trung Quốc tác xạ là thật, Việt Nam mất ba chiến hạm, mất thêm bãi đá Gạc Ma, tướng Kiền thừa nhận một sự thật khác: Có lệnh cấm nổ súng trước! Theo tướng Kiền, lệnh này “hoàn toàn đúng đắn”. Nó “thể hiện đối sách của Đảng và nhà nước ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, coi trọng mối quan hệ Viêt Nam - Trung Quốc, không mắc mưu khiêu khích của đối phương, sẽ là cái cớ cho họ lấn tới”.
Phải nhớ, tướng Kiền có quyền nhận định “lệnh cấm nổ súng trước là hoàn toàn đúng đắn”. Phải nhớ, tướng Kiền không có nghĩa vụ đối chiếu lệnh đó với chuyện 64 đồng đội của mình bị thảm sát xem nó còn đúng đắn hay không (?), hay nêu thắc mắc, tại sao ít nhất là trong hai thập niên, phần lớn người Việt hoàn toàn không hề hay biết để cảm thấy cần tưởng nhớ (?), riêng thập niên vừa qua, tại sao nhiều hoạt động có tính cách tri ân 64 người lính bị kẻ thù sát hại (tưởng niệm, đấu giá hiện vật, quyên góp hiện kim, tạo quỹ giúp đỡ cả những cựu chiến binh may mắn sống sót lẫn cha mẹ, vợ con họ) bị “Đảng ta” ngăn cản, nghi ngờ, thậm chí xếp vào loại do hoặc có thể bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng hay kích động, mà “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” chỉ là một trong vô số ví dụ (?).
14 năm trước khi cưỡng đoạt bảy bãi đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã từng cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong tay người Việt. Cách nay chín năm (tháng 9 năm 2009), lần đầu tiên, hệ thống truyền thông chính thức của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công khai tường thuật về trận hải chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa với Hải quân Trung Quốc. Loạt bài “Hoàng Sa - Tường trình 35 năm sau” vốn có ba kỳ nhưng chỉ đăng được hai kỳ rồi ngưng.
Người ta tin rằng, hệ thống công quyền Việt Nam không muốn công chúng đọc kỳ thứ ba bởi nó dẫn lại lời ông Lữ Công Bảy, cựu Thượng sĩ Hải quân phục vụ trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ 4) – một trong những chiếm hạm tham gia trận hải chiến ở Hoàng Sa – rằng: …Trên hành lang xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đã chứng kiến một sự kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng… mấy ngày liền không có thời gian thu dọn. Hơn 130 thủy thủ bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng mì gói, nước ngọt và lương thực khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang phòng ăn. Trong phòng y tế, các binh sĩ người nhái bị thương cũng nằm la liệt. Một binh sĩ bị đạn bắn thủng cằm từ trái qua phải, mặt sưng vù. Anh ngồi bất động, máu không còn chảy ra nữa, nhưng khóe miệng những vệt máu lẫn nước bọt vẫn rỉ ra. Hạ sĩ Danh nằm thoi thóp trên băng ca, ngực anh đầy bông băng nhuốm máu. Tôi rờ lên trán anh nóng hổi, hỏi anh có khỏe không? Anh mở mắt rồi gật đầu nhưng lịm dần rồi chết... Khoảng 16 giờ 30 tôi đang trong giấc ngủ sâu vì đã mấy hôm không chợp mắt, thì còi tập họp vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo:“Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo”. Nhìn sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động, không ai nói với ai lời nào trước giờ phút cảm tử này. Thế rồi, giữa khoảnh khắc yên lặng kỳ lạ và căng thẳng đó, một câu nói được thốt ra, tôi còn nhớ mãi: “Dù sao đánh nhau với Trung Quốc nếu có chết cũng vinh quang hơn…” .
Hải chiến Hoàng Sa 1974 khiến 75 người lính Việt Nam thiệt mạng. So với họ, 64 người lính Việt Nam đã mất mạng trong vụ thảm sát Gạc Ma bất hạnh hơn vì không được phép thực thi vai trò và thụ hưởng vinh quang của một người lính – kháng cự kẻ thù xâm lược lãnh thổ của dân tộc mình, đổi mạng với chúng. Sự bất hạnh ấy tô điểm cho yếu tố “thật là vĩ đại” của “Đảng ta”.
***
30 năm trước, ngoài bãi đá Gạc Ma (Johnson), Trung Quốc còn cưỡng đoạt của Việt Nam sáu bãi đá ngầm khác ở quần đảo Trường Sa (Châu Viên - Cuarteron, Chữ Thập - Fiery Cross, Ga Ven - Gaven, Tư Nghĩa - Hughes, Vành Khăn – Mischief, Xu Bi - Subi). Khoảng một tháng sau ngày mất bảy bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa và sự kiện Trung Quốc thảm sát 64 người lính Việt Nam vẫn còn nóng hổi, lúc đến thăm quần đảo Trường Sa nhân dịp kỷ niệm 33 năm Ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân (07/05/1955 – 07/05/1988), ông Lê Đức Anh – thời điểm ấy là Bộ trưởng Quốc phòng – vẫn khẳng định “nhân dân Việt Nam biết ơn sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc”, dù “nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” nhưng sẽ “nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước”?
Bất kể bảy bãi đá ngầm mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam đã được bồi đắp thành chuỗi căn cứ quân sự nhằm hiện thực hóa dã tâm mà ai cũng thấy là độc chiếm biển Đông nhưng gần đây, khi xây dựng Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn - Quảng Ngãi, nhằm trưng bày dấu tích về lịch sử chủ quyền của người Việt trên biển Đông, “Đảng ta” không quên giới thiệu những “lời vàng, ý ngọc” của ông Lê Đức Anh về ơn nghĩa Trung Quốc và mối tình sâu nặng giữa Việt với Trung!
Không phải tự nhiên mà những cá nhân bảo vệ “Đảng ta” lên án “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là lật ngược lịch sử (lật sử).
Từ 1990, sau khi Việt Nam “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”, những người lính Việt đã tử trận ở biên giới Việt – Trung từ 1979 đến 1988 và uổng mạng ở Gạc Ma đều không có chỗ trong lịch sử. Lịch sử Đảng CSVN và lịch sử hiện đại do Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam soạn thảo không giành chỗ cho họ vì điều đó ảnh hưởng đến cam kết thực thi “tinh thần bốn tốt” (Láng giềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt, Đối tác tốt) và “16 chữ vàng” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đề ra.
Chủ quyền lãnh thổ, tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc không quan trọng bằng việc bảo đảm yếu tố “thật là vĩ đại” của “Đảng ta” trường tồn.
Nếu bạn đã quên, xin nhắc lại, sau khi dân chúng Việt Nam liên tục đổ ra đường biểu tình phản đối việc Quốc hội Trung Quốc yêu cầu Quốc hội Việt Nam rút lại Luật Biển với lý do đạo luật này “bất hợp pháp, xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông”, rồi Trung Quốc tuyên bố “thành lập thành phố Tam Sa” (bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam), Tập đoàn Dầu khí của Trung Quốc (CNOOC) tổ chức gọi thầu, mời thăm dò - khai thác dầu khí tại chín lô vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,… suốt nửa cuối năm 2012, đầu năm 2013, trả lời tờ Tuổi Trẻ, tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, từng nhắc dân chúng Việt Nam rằng, Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ”. “Đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo” và “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”, “chi phối cách ứng xử của hai nước”, thành ra “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
“Đảng ta thật là vĩ đại”! Cho dù sự vĩ đại ấy tỉ lệ nghịch với tất cả những thứ mà chúng ta xem là thiêng liêng “Đảng ta” vẫn không thèm màng!
Trân Văn (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.352 giây.