logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/07/2018 lúc 09:26:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Với kẻ viết bài này, mỗi chuyến đi là thêm một chút khám phá về thế giới xung quanh đang cùng mình chuyển động cách này hay cách khác nhưng hoàn toàn ở ngoài khả năng nhận thức của mình. Chuyến đi nào cũng được mong đợi, sắp đặt cẩn trọng và chu đáo nhiều việc cần thiết để khi lên đường, tạm rời xa guồng máy hoạt động nhịp bình thường nơi mình cư trú, không có điều gì làm bận rộn tâm trí người đi và làm cho chuyến đi trở thành khó khăn.
Sáng sớm một ngày Chủ Nhật của Tháng Bảy, người bạn hẹn đưa giúp ra phi trường đến rất đúng giờ. Mùa Hè ở Quận Cam năm nay nóng, cảm giác nóng hơn mọi năm nhưng có lẽ cái nóng mặt trời đang nhả vào tôi lúc này gần gũi, cụ thể hơn cái nắng mùa Hè năm ngoái chỉ còn là ký ức mơ hồ thôi.

Con đường trước nhà lác đác tiếng chim hót trên những đỉnh cây cao, xe cộ vẫn đậu ngoan hiền và tuyệt đối im lặng dọc theo hai bờ lề chưa tỉnh giấc, ngoại trừ những vòng bánh lăn đầu tiên của chuyến xe đưa đón tôi có thể đã đánh thức một ít viên sỏi vương vãi từ khoảnh vườn đã triệt hết cỏ vì Cali thiếu nước nên chính quyền yêu cầu dân chúng hạn chế tưới cỏ.
Người bạn bên cạnh tôi chỉ có thú vui duy nhất là chuyện trò với cái cell phone của anh. Bây giờ đang lái xe, anh vẫn không ngớt nhớ cái điện thoại thông minh có thể làm anh hài lòng trong bất kỳ nhu cầu và hoàn cảnh nào nên chỉ hỏi tôi một câu ngắn gọn, biết trước tôi sẽ không thể chối từ: “Chị say hello chị T. nhé!”
Và, thế là câu chuyện nổ ra giữa ba người như pháo ran, lấp kín quãng đường hai mươi phút từ nhà đến cổng departure của sân bay John Wayne. Cảm ơn thiện chí khéo bày tỏ của anh, muốn tạo cho bộ ba chúng tôi chút ấm lòng trong buồi sáng tinh khôi đã được kỹ thuật thời đại cho phép lúc đầu ngày.
Chuyến bay đúng giờ, cất cánh êm ả. Tôi ngồi giữa hai thanh niên trẻ, một Trung Đông, gầy gò, khuôn mặt mới cạo hết râu, sạch như đồng xu mới và để không xảy ra bất cứ ngờ vực nào, anh không mang hành lý theo người; một Hoa Kỳ da trắng, cao to, hồng hào, khoẻ mạnh, balô nặng trĩu ấn sâu vào gầm ghế trước. Do ám ảnh khủng bố trên không đã trở thành một thứ bản năng tự vệ thụ động, tôi kín đáo quan sát anh Trung Đông, yên lòng và cảm động thấy anh nhắm mắt lại, cầu nguyện ngay từ lúc yên chỗ. Anh cầu nguyện khá lâu, vẻ mặt buồn bã và hết sức thành khẩn. Cầu nguyện xong, máy bay đã lên không phận, anh thu hai bàn tay giấu vào lòng và ngủ. Người thanh niên Hoa Kỳ bên phải tôi, như hầu hết giới trẻ ở tuổi anh, mở cái màn hình ti vi nhỏ trước mặt, đeo earphone và chọn băng tần theo sở thích để giải trí trong suốt chuyến bay kéo dài ba tiếng đồng hồ.
Máy bay hạ cánh an toàn ở phi trường Dallas-Forworth, tôi đứng dậy mới biết cái chân bắt đầu làm phiền tôi. Cái giỏ xách nhỏ đựng các món ăn anh tôi ưa thích trở thành gánh nặng dù tôi đã phần nào dự đoán trước tình cảnh này nên giới hạn tối đa việc mua sắm. Cố gắng lắm nhưng quả thật viễn ảnh đoạn đường từ cổng ra đến chỗ nhận lại hành lý, vào lúc này, là nỗi kinh hoàng của tôi với cái chân đau sau mấy tiếng đồng hồ bất động mà tôi lại ỷ y, không đặt trước xe để được giúp. Tuy nhiên, nước Mỹ luôn có sẵn giải pháp cho mọi người khi cần nên vừa lắc lư nhô ra khỏi vòm cổng, tôi mừng rỡ như buồn ngủ gặp chiếu manh, thấy mấy cái xe đẩy chờ sẵn cùng với nhân viên phục vụ. Bình an tới quầy trả hành lý, tôi đang ngơ ngác thì cô bạn trẻ đã đến sớm chờ tôi và giúp tôi những việc còn lại.
Con đường về nhà anh tôi khá quen thuộc nhưng hôm nay với người lái xe trẻ tuổi, dường như ngắn và nhanh hơn những lần tôi được anh đón. Không phải nhìn hộ đường sá và lo lắng, tôi thảnh thơi chuyện trò với bạn nên để ý thấy cây cối ở Dallas rậm rạp, xanh tươi hơn hẳn Cali mặc dầu khí hậu sa mạc vùng này rất khắc nghiệt. Trao đổi với bạn, H. nói: “Chị may mắn vì hai hôm nay, Dallas có mưa.” Tôi còn may mắn nốt tối Chủ Nhật vì nửa đêm, Dallas có mưa rào, hơi đất hăng nồng của Huế yêu thương ngày xưa thoảng lên từ cái sân gạch nung, từ vườn cây quanh nhà trong tiếng mưa rì rào như vãi gạo xuống không gian, khiến tôi vội mở hé cửa để thấy tâm hồn được tắm gội một hạnh phúc bất ngờ.
Dallas có những cơn mưa nhiệt đới vạm vỡ, ồ ạt, lênh láng nước, như đạo diễn Trần Anh Hùng đã thể hiện trong phim “Mùi Đu Đủ Xanh.” Tôi sinh trưởng ở Huế, tuổi thơ và tuổi niên thiếu từng ướt đẫm những cơn mưa nhiệt đới, thơm ngái mùi đất nóng, ào ạt đổ nước xuống thành phố và vùng ngoại ô có khu vườn rộng một mẫu tây trồng toàn hoa và cây ăn quả của phụ thân.
Không so sánh được với mưa rừng hung hãn, hoang dại nhiều lần hơn, có thể làm tôi sợ hãi, mưa nhiệt đới mang theo chúng sức sống mượt mà, sung mãn, cảm giác thỏa thuê, phơi phới sau cơn mưa mịt mờ đất trời nhưng nhanh chóng dứt hạt, khiến cả không gian quanh tôi sáng choang, cỏ cây như lột xác, lộng lẫy và huy hoàng đến ngộp thở.
Khác với Cali những đêm làm việc khuya khoắt dưới ánh đèn riêng, giấc ngủ từ chập tối hôm ấy ở Dallas cho tôi niềm vui êm đềm của một trở về quê cũ trong tiềm thức chưa bao giờ nguôi quên. Ngôi nhà của anh tôi (như mọi nơi khác anh từng ở qua) luôn được săn sóc kỹ càng, bàn ghế không một hạt bụi, một dấu tay, không một thứ gì vương vãi và luôn có một cái gì mới khi tôi đến thăm anh.
Cái lò sưởi không đốt củi thật trong phòng khách vốn rất ít thân thuộc/bằng hữu lui tới. Cái mái hiên che nắng mở đóng tự động phía vườn sau. Pho tượng nhỏ mỹ thuật đứng nhìn lũ cá coi bơi lội dưới hồ nước, cây vả tây vừa cho quả, chín không kịp ăn…
Cái gì cũng đẹp hơn lần trước tôi về, chỉ có anh mỗi ngày một sa sút. Anh chăm chút giữ gìn nhà cửa có lẽ để bù trừ những gì trên chính ngoại hình của mình mà anh không thể. Vai anh lệch đi, lưng anh cong thêm vì đau, chân bước chậm vì không muốn vấp ngã, tay trái cần tay phải giúp nâng lên để anh có thể cầm nắm hay khởi động một đồ vật gì.
Một bài toán có nhiều yếu tố thay đổi, đáp số thay đổi theo. Anh tôi đang đứng trước một bài toán theo đúng định luật biến thiên này, đáp số cách nay chừng 10 năm không còn y như vậy nữa bên cạnh người phụ nữ được gọi là bạn đời, kém anh 20 tuổi và nhất định từ chối thời gian. Giữa thiên nhiên hoa cỏ tốt tươi, bừng bừng hồi sinh khi mùa Đông qua đi, giữa căn nhà quanh năm bày biện, trang trí đẹp mắt với đồ đạc thủy chung, vô âm và vô cảm, anh tôi như phiến đá mòn trơ trọi nỗi buồn riêng. Có chút gì nhắc tôi nhớ lời thở than của Lamartine, có lẽ cùng tâm cảnh như anh tôi khi ông viết xuống câu hỏi não nùng: “Objets inanimés, avez vous donc une âme?” Để biết rung động và chia sẻ? Tuyệt vời! Để biết khổ đau như loài người? Thì thôi.
Để thay đổi không khí lạnh nhạt, rời rã trong căn nhà có người luôn muốn mở tung các cửa, chúng tôi quyết định đi Houston thăm bà chị họ. Tài xế đưa đón chúng tôi trọn chuyến đi và về giữa hai thành phố cần khoảng bốn giờ lái xe mỗi lượt, là một phụ nữ nhỏ nhắn, lanh lợi, đôi mắt thông minh trên khuôn mặt trái soan lốm đốm tàn nhang. Cô mặc chiếc đầm ngắn, gò bụng nhô lên sau làn lụa áo. Tôi vừa cảm thương phận đàn bà, vừa khâm phục sự quả cảm của những phụ nữ như cô, bỏ nước ra đi cho một hành trình biết trước sẽ gian nan, nhiều bất trắc và thử thách nhưng can đảm chấp nhận đối đầu để mưu cầu cuộc sống có phẩm giá hơn cho bản thân và tương lai tốt đẹp cho con cái.
Dọc đường, qua chuyện trò, tôi biết được cô đã qua tuổi sinh nở, cái gò bụng nhô lên dưới áo cô là do một chuỗi những cái bướu lành ở gan, không thể giải phẫu cắt bỏ, không phải một thai nhi bình thường sẽ chào đời sau thai kỳ. Chúng phát triển chậm, tuy có lớn theo thời gian tính bằng năm và cô cứ phải mang nặng không biết bao lâu nữa? Tôi càng khâm phục cô hơn vì phong cách vui tươi của cô, ứng xử thiện hảo với nghịch cảnh như thơ Mai Thảo: “Gối tay lên bệnh nằm thanh thản, thành một đôi ta rất đá vàng!”
Chương trình ban đầu của chúng tôi là qua đêm ở Houston, sáng hôm sau về lại Dallas sớm nhưng cô đổi ý, muốn về ngay. Cô lái khứ hồi một hơi, chỉ ngưng một lúc để vào tiệm ăn tối mà cô chọn nhầm một món không vừa ý nên chỉ nhấm nháp qua loa rồi bỏ dở. Cô lái chiếc Lexus 350 SUV đời 2015, còn mới toanh, đầy đủ tiện nghi nhưng cô không dùng GPS của xe hay của điện thoại thông minh mà chạy bằng trí nhớ, trực chỉ khu chợ Hồng Kông trên đường Bellaire.
Khi tôi đưa cho cô địa chỉ nhà bà chị họ, thành phố League, cô tặc lưỡi: “Em chưa hề tới hoặc nghe ai đó nói tới cái tên thành phố này nhưng không sao, em biết nó ở đâu, chị yên tâm.” Khổ thay, tôi không yên tâm được vì lộ trình này chưa được ghi trong bộ nhớ của cô nên cô phải sử dụng điện thoại nhiều lần, không để định vị hướng đi mà để hỏi tin tức cô cần rồi từ đấy… suy ra.
Con đường trở về Dallas trong màn đêm đã buông rất khác với con đường dưới ánh mặt trời trưa nay, thăm thẳm, có đoạn hoàn toàn không thấy một xe nào chạy song song hay ngược chiều. Thế nhưng cô lái phom phom, tự tin tuyệt đối, biết cả nơi rẽ ngoằn ngoèo vào trong sâu có cây xăng sáng choang giữa trời đêm tối đen như một hòn đảo thần tiên! Cô cười nói: “Em hay đi câu bằng con đường này, khuya về vui lắm. Lúc này chán rồi, không đi nữa nhưng em thuộc lòng mọi xó góc của nó, chị đừng lo.”
Ôi, những người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé, thân tầm gửi của quê hương tôi, khi lưu lạc xứ người, đã như những con mèo giấu nanh vuốt, nay bung ra như triều dâng, can trường và dũng mãnh. Vượt qua mọi thử thách khó khăn và sống với khổ nạn, họ luôn vươn lên, khống chế hoàn cảnh, hiện diện lẫm liệt ở khắp nơi. Hỏi cô nghị lực này ở đâu ra, cô cười: “Chị cứ làm việc bác ái, sẽ thấy câu trả lời!” hàm ý: “Xung quanh mình, nhiều hoàn cảnh kém may mắn so với mình, đáng thương quá, hãy sống chan hòa với họ để thấy mình cũng được cứu rỗi.” Cô làm tôi nhớ Thơ Tô Thùy Yên: “Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.” Ghép những mảnh puzzles nhỏ nhoi ấy lại, bức tranh đời sống luôn đẹp tuyệt vời và vang lừng giai điệu.
Trở về Quận Cam chiều hôm trước, hôm sau, với cõi lòng vừa ly biệt như căn nhà cháy dở, ngổn ngang tro than, âm ỷ khói, tôi đi nghe Duy Khang hát lần đầu bản “Thu Hát Cho Người,” thấy mình trong đó: “Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ. Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ. Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió. Sáng linh lan hồn ta khóc tự bao giờ…”
Hóa ra, không một quá khứ nào thật xảy ra và thật mất đi, chỉ là cách gìn giữ hoài niệm mà chúng ta chọn lựa để ngậm ngùi tưởng tiếc hay để mãi đi những bước đầu/bước cuối của hành trình đời mình trên mặt đất này.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.