logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/08/2018 lúc 11:06:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một buổi sáng Tháng Chín, mùa tựu trường niên khóa 1967-1968, tôi ngập ngừng bước vào phòng hành chánh/học vụ của trường Trung Học Nguyễn Trãi, tọa lạc ngay trước cổng vào kho 5, cảng Sài Gòn, trên đường Trịnh Minh Thế, quận Tư, Khánh Hội.
Trước đó, tôi đã rất ngần ngại, không muốn đặt chân tới đây vì nhiều tiếng đồn đãi học trò con trai Nguyễn Trãi rất hung hãn, có truyền thống đánh nhau với học sinh trường khác. Địa điểm trường lại ở trung tâm khu lao động bến Cảng, tôi sẽ có nhiều khả năng phải đối phó với nhiều loại khó khăn xã hội trong và ngoài phạm vi nhà trường.

Dưới sự khuyến cáo mạnh mẽ của gia đình, tôi đem sự vụ lệnh thuyên chuyển từ trường Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho, về trường Nguyễn Trãi, lên Nha Học Chánh xin trả lại với lý do trường quá xa nơi tôi cư trú tại quận 1, Sài Gòn.
Giám đốc Nha Học Chánh ngày đó là ông Thúy, có nhiều kinh nghiệm xử trí với thầy cô giáo không hài lòng với việc bổ nhiệm hay thuyên chuyển nên ông điềm đạm nhìn tôi và nói rõ từng chữ một: “Đối với các bà, nhiệm sở lý tưởng phải ở ngay trước nhà thì các bà mới vui vẻ nhận nhưng trường hợp này, bà nên biết, quận 1 tuy rất xa quận 4 song vẫn gần hơn Mỹ Tho. Chúng ta đang ở giai đoạn có nhiều coups d’état, bà nên về Nguyễn Trãi để không có lúc bị kẹt ở mũi Tàu Phú Lâm cả đường đi lẫn đường về, chưa kể còn cái nạn bị Việt Cộng đắp mô trên tỉnh lộ. Chịu khó một niên khóa thôi, sang năm Nha sẽ xét lại nếu có chỗ cho bà về gần thành phố hơn.”
Ấy vậy mà dòng đời đưa đẩy, với tôi, một năm hứa hẹn của cấp trên đã thành 17 năm, cho tới ngày tôi ra khỏi chuyên môn và rời bỏ quê hương, mang theo trong hồi ức thời gian nghiệp vụ đẹp nhất của đời mình tại ngôi trường cho tôi nhiều khám phá kỳ thú về thế giới nhân sinh.
Tuy nhiên, câu chuyện tình bạn của chúng tôi, Hà và Hạnh, bắt đầu từ cái buổi sáng Tháng Chín mùa tựu trường tại Nguyễn Trãi, khi tôi tới trình sự vụ lệnh với Hạnh, người phụ trách phòng nhân dụng của trường. Chị tốt nghiệp đốc sự hành chánh nhưng chọn phục vụ trong ngành giáo dục. Chị người miền Nam, khuôn mặt hiền hậu, đôi mắt thông minh, long lanh như hai vì sao và lấp lánh ánh cười.
Chị đọc tờ sự vụ lệnh của tôi xong, ngẩng lên nhìn tôi, nói với tôi bằng một giọng miền Nam thật ngọt ngào, nhỏ nhẹ, thật mềm mại và nồng ấm: “Con gái chúng tôi có cùng tên với cô. Tên ấy do nhà tôi chọn đặt, có lẽ nhà tôi thích hình ảnh một dòng sông nước xanh.” Cách nói chuyện lần đầu với người lạ của chị có chút thân tình và không hề khách sáo khiến tôi hơi ngỡ ngàng, tôi bối rối đáp: “Vậy ư? Cảm ơn chị cho biết một bất ngờ thật dễ thương.”
Bắt đầu như thế rồi về sau chúng tôi trở nên thân thiết, có lẽ nhờ đoạn đường khá xa giữa trường và nhà của chúng tôi cùng ở quận 1, hầu như chúng tôi ở cùng một tuyến đường, tôi muốn về nhà phải chạy qua ngõ nhà Hạnh. Thời gian chúng tôi cùng sinh hoạt bên nhau dưới mái trường Nguyễn Trãi cũng là lúc chiến tranh leo thang với sự hiện diện ồ ạt của quân đội Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Sài Gòn vẫn có nhịp sống yên ả thu gọn trong lòng mỗi ngôi nhà nên ngoài thời giờ chia nhau câu chuyện và quãng đường hai chiều từ nhà tới trường rồi về, chúng tôi thực sự không có ràng buộc mật thiết nào khác. So với Hạnh, đời sống tôi buồn nhiều hơn vui. Hạnh cảm nhận được bằng sự tinh tế riêng và luôn đãi tôi bằng sự gượng nhẹ. Chị không bao giờ để tôi thiếu nụ cười hàm tiếu tươi tắn trên đôi môi chị, ngay cả khi chị không có ý định cười, cho tôi một cảm giác yên bình và phấn chấn kỳ lạ mỗi khi tôi nhìn thấy chị hay ở gần chị.
Sau biến cố 30 Tháng Tư,1975, trong nỗi niềm chung của cả một xã hội đang ổn định bỗng vỡ ra như những mảnh băng trôi dạt, chúng tôi thực sự gần nhau hơn trong cảnh ngộ mới. Phu quân chị đi tập trung “cải tạo.” Căn nhà có khung cửa sổ treo rèm ấm cúng và tiếng dương cầm nên thơ của cháu Bích Hà mỗi khi tôi ghé qua, vòng chiếc Honda trong cái sân nhỏ để đón chị, nay lặng lẽ như cõi lòng của chúng tôi.
Chị biết ngay cái ngày chúng tôi không còn kiếm đâu ra xăng để chạy xe gắn máy cũng sẽ gần thôi nên chị làm đơn xin thuyên chuyển về trung tâm thành phố. Không còn đưa đón nhau nhưng ký ức tôi ghi đậm nét những buổi chiều cuối cùng của chị ở Nguyễn Trãi.
Thời đó, ngoài giờ đứng lớp, chúng tôi còn phải làm công tác thủy lợi và nhiều bổn phận chuyên môn khác như họp tổ để duyệt giáo án, kiểm điểm giáo trình… nên thường ra về khi trời ngả hoàng hôn. Chị bao giờ cũng chậm rãi, êm ái, dịu dàng như khúc mở đầu một bản tình ca, cả khi lẽ ra phải dấn bước để kịp nhảy lên chuyến xe lam chót đưa hành khách về thành phố. Tôi luôn luôn thay chị làm công việc này, chạy băng ngang đường để giữ cho được hai chỗ, cho mình và cho bạn đến sau chừng ít phút, không thắc mắc tự hỏi nếu lỡ chuyến xe cuối này thì hai đứa phải làm sao để về nhà nhỉ?
Với chị, trong mắt chị, dường như bầu trời bao giờ cũng xanh lơ hy vọng và mây gió thong dong phiêu du cho dù vào lúc cả hai chúng tôi quần vo cao khỏi gối, đứng dầm chân trong nước phèn để cùng học trò chuyển đất đào mương làm thủy lợi, bắp chân các cô giáo nhuốm bùn, nứt ra trong nắng như những củ khoai nướng. Tôi cố nhớ lại dáng vẻ bạn tôi ở những thời điểm nói cười ra nước mắt ấy nhưng tịnh hề không một lần nào tôi nhìn thấy bi thương trên dung nhan khoan hòa và khả ái của chị.
Từ trại tù, anh viết cho chị: “Em ơi, anh biết bao năm qua, em một mình lo toan việc cửa nhà, nỗi niềm ấy anh nghĩ đã đền trả em đủ với những tháng năm cải tạo. Khi anh về, anh sẽ làm hết mọi việc cho em.” Ngay buổi chiều anh về, bà nội mang đôi gà xuống cho gia đình con trai làm tiệc đoàn viên, buộc tạm chúng ở chân cầu thang sân trước. Chúng chòi đạp làm dây buộc bung ra và chạy mất. Chị nghe tiếng anh hớt hải gọi: “Hạnh ơi! Hai con gà xổng mất rồi!” Chị cười bằng đôi mắt từ lâu quên cười: “Anh tự do rồi, cho chúng được tự do đi anh!” Nhưng với tôi, khi kể lại câu chuyện, chị cười thật bằng đôi môi như nụ hoa hàm tiếu: “Đàn ông là vậy, nói trước quên sau, Hà đừng buồn anh Phát nhé!” Anh Phát là bố mấy đứa con của tôi và chị biết tôi có hôn nhân khổ đau.
Xế chiều cái ngày tôi tiễn cháu Thái Hà đến chỗ hẹn vượt biên, trên đường về nhà, lòng âm u, hoang vắng, tôi đi tìm chị như mơ hồ tìm một chỗ dựa, một ánh mắt, một bàn tay đặt đúng vào vết thương đang tấy đỏ trong tâm hồn tôi, xoa dịu nó nhưng gia đình chị đã lên đường hai hôm trước rồi, đón tôi chỉ còn khoảng sân xi măng lạnh lẽo và cổng nhà chị khóa bằng mấy vòng xích sắt dưới tờ giấy niêm phong của công an địa phương. Cháu Thái Hà đi, không về nữa nhưng gia đình anh chị bình yên đến bến bờ tự do.
Định cư ở Virginia, chỉ ít lâu sau khi cuộc sống ổn định, anh qua đời. Thác là thể phách, hồn là tinh anh. Khi tôi có dịp thăm viếng chị trong ngôi nhà trồng nhiều hoa hồng trên lối vào ở Fallchurch, anh ngự ở một nơi ấm áp trong tình yêu bền chặt của người vợ một đời thủy chung.
Trải qua nhiều dâu bể, chị vẫn yêu kiều, mềm mại và thanh khiết như một trang kinh. Ở tuổi ngoài 60, chị bắt đầu các chuyến đi du lịch đó đây, như ước vọng của cả đôi bạn khi họ còn bên nhau. Quả thật, tôi không cách nào hình dung ra đôi chân chậm rãi của bạn tôi, trong hơn hai thập niên, đã bước tới cùng trời khắp đất, không biết bao nhiêu thắng cảnh thiên nhiên diễm lệ và hùng vĩ, đã chiêm ngắm và suy nghiệm trước không biết bao nhiêu công trình sáng tạo trác tuyệt của con người muốn góp phần vinh danh tạo hóa trên địa cầu này.
Có phải với hình bóng anh mà chị luôn kề cận không rời, bằng đôi chân anh cho chị niềm hứng khởi, bằng cả sự nâng dắt của anh chị từng đón nhận luôn thúc đẩy chị? Nếu không thế, bạn tôi lấy đâu ra nghị lực và niềm vui lên đường cho những cuộc du ngoạn ngỡ là phù du nhưng cũng sẽ là trăm năm của một lần hạnh ngộ? Năm tập ký sự du ký trải dài trên hai thập niên, bạn tôi đã khám phá, đã đào xới, đã trang trải bao sẻ chia kỳ diệu với độc giả, đã giữ lại cho thân tâm chị những vốn liếng tình yêu gạn lọc nào để chị cứ mãi là thân cổ thụ xanh tươi quanh năm nghe lá hát gió trời trên những tầng mây cao?
Với tuổi tác, có lúc hai đầu gối chị làm reo, kêu nài. Chị quyết định mổ. Chị chấp nhận tập đi lại để không phải ngồi như một phiến đá buồn tưởng tiếc thời gian không hề ngừng trôi chảy mà luôn mời gọi những sớm mai hồng rộn rã tiếng chim bên ngoài các ngôi nhà cửa thường đóng kín ở đây. Chị đã tự nhủ: “Có lẽ không còn cơ hội đi nữa!” Thế nhưng khi học trò cũ điện thư, báo tin cuộc họp mặt ái hữu Nguyễn Trãi năm 2018 sẽ mở màn và kết thúc bằng các chuyến du ngoạn trên biển, các em thấy cô Hạnh nồng nhiệt hưởng ứng như cô đã luôn luôn là vậy.
Tục ngữ nước ta có câu: “Đi ngày đàng, học sàng khôn.” Có lẽ ngoài “khôn,” còn bao nhiêu châu báu vô giá khác. Du lịch đó đây cho người đi hương vị những lần gặp gỡ tinh khôi của cảnh và người để ý thức và làm phong phú mình với đổi thay; niềm vui mở lòng ôm hết nét sinh động trong mỗi khác biệt phản chiếu cuộc sống như tấm kiếng vạn hoa; nỗi khao khát muốn đền tạ thiên nhiên quảng đại ban phát cái đẹp không dè xẻn cho mặt đất giữa eo xèo phiền lụy, làm nơi an trú cho con người qua bão táp, phong ba. Du lịch là sống nhiều hơn một cuộc đời giới hạn trăm năm nên du lịch là một đặc ân.
Tình bạn của chúng tôi trải hơn nửa thế kỷ, gồm cả những thời khoảng không nhìn thấy nhau, thậm chí không nghe nhau. Bây giờ nghiệm ra, bạn tôi thương yêu như thở, đã san sẻ, đã gìn giữ giùm tôi và mọi ai từng quen biết chị, cây đời mãi cho lộc non xanh tươi không biết đến tàn phai.
Nói gì đây? Xin cầm tay nhau, nhìn trong mắt nhau và cảm ơn bạn hiền.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.