logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/08/2018 lúc 09:18:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vậy là trên Biển Đông, quân lực Trung Quốc hăm dọa các phi cơ trên không phận Trường Sa hàng ngày... Nghĩa là, khẳng định chủ quyền bằng hù dọa trên làn sóng phát thanh.

Báo Business Insider kể rằng TQ hàng ngày hăm dọa các tàu ngoại quốc và phi cơ ngoại quốc hoạt động ở Biển Đông -- theo lời Tư lệnh Quân lực Philippines.

Tướng Carlito Galvez Jr. nói với báo chí rằng TQ hăm dọa hàng ngày, và “phi công chúng ta chỉ trả lời, ‘Chúng tôi bay chuyến thường kỳ trong thẩm quyền và lãnh thổ chúng tôi.’”

Điều chúng ta thắc mắc: TQ có hăm dọa các tuyến bay của phic ơ VN hay không? Nơi Hoàng Sa, hay Trường Sa?

Trong khi đó, chính phủ Hà Nội thú nhận rằng Biển Đông là chuyện nhức nhối.

Bản tin SOHA/Trí Thức Trẻ ghi lại cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi, với câu hỏi/đáp, trích:

“Về mặt thực địa, Trung Quốc vẫn có những hành động không có lợi cho tình hình khu vực. Điều này ảnh hưởng đến lòng tin giữa hai nước như thế nào?

Rõ ràng trong năm vừa qua, vấn đề Biển Đông đã có ảnh hưởng nhất định đến tâm tư, tình cảm của người dân.

Về vấn đề Biển Đông, chúng ta thường xuyên duy trì trao đổi, đàm phán với Trung Quốc. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao nước ta hay tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, chúng ta đều bày tỏ rất rõ ràng sự quan tâm, quan ngại của chúng ta đối với tình hình Biển Đông.

Trong trao đổi với phía Trung Quốc, chúng ta cũng nói rất rõ, vấn đề Biển Đông là vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ. Trong vấn đề này, hai bên phải tăng cường trao đổi, đàm phán với nhau và không nên làm bất cứ điều gì làm phức tạp thêm tình hình.

Những hành động của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân hai nước.”(ngưng trích)

Trong khi đó, một bản tin trên BBC cho biết rằng trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ, hai công ty Nhật Bản đã ký một thỏa thuận giúp Việt Nam phát triển và bán khí đốt ở khu vực Biển Đông, theo The National Interest.

Câu hỏi được đặt ra là TQ sẽ phản ứng thế nào trước sự kiện này, khi trước đó từng gây sức ép khiến Việt Nam ngưng dự án khai thác dầu với công ty Repsol của Tây Ban Nha ở vùng biển tranh chấp.

Hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Teikoku Oil ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, vào ngày 31/7 để triển khai dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt.

"Dự án này rất quan trọng kể từ khi các hoạt động thăm dò và khai thác chậm lại trong những năm gần đây do căng thẳng ở Biển Đông, công cuộc chống tham nhũng đang tiếp diễn và giá dầu thô giữ ở mức thấp", một quan chức của PetroVietnam nói với Reuters.

Bản tin BBC ghi rằng dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt sẽ khai thác khí đốt tại Lô 05-1b & 05-1c ở Biển Đông. Bản đồ của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã chỉ ra rằng "hầu hết (và có thể là tất cả) lô này "nằm trong cái gọi là đường chín vạch của Trung Quốc".

Các lô 05-1b & 05-1c có phần gần Việt Nam hơn so với các lô thuộc dự án của Repsol và Rosneft, và không rõ liệu Trung Quốc có chính thức phản đối chúng hay không, theo bài báo trên The National Interest.

PetroVietnam phát biểu trong một thông cáo rằng dự án với Nhật Bản sẽ "đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước", theo Power Technology.

BBC cũng ghi nhận về một hăm dọa chiến tranh, trích:

“Các lô này cũng gần các dự án khai thác dầu khí do công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol và Rosneft của Nga thực hiện.

Đầu năm nay, PetroVietnam đã phải đề nghị Repsol dừng dự án khai thác dầu ở lô gần đó dưới sức ép của Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi một mỏ khí đốt được phát hiện ở khu vực này.

Thời điểm đó, một nguồn tin từ ngành dầu khí Việt Nam cho BBC hay: "Giới chức Hà Nội nói với các nhà điều hành của Repsol rằng Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không dừng việc thăm dò dầu khí"....”

Trong khi đó, nội bộ chính phủ TQ căng thẳng.

Bản tin RFI ghi nhận rằng trong tuần qua, truyền thông chính thức tại Trung Quốc đã loan báo nhiều dấu hiệu cho thấy hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra. Đó là cuộc họp kín, không chính thức, nhưng lại rất quan trọng, giữa các cựu quan chức cao cấp của đảng và lãnh đạo đương nhiệm của chế độ Bắc Kinh. Các đường lối chính sách, nhân sự lãnh đạo đảng đương nhiệm sẽ được đưa ra để mổ xẻ.

Theo giới quan sát, trong bối cảnh chính phủ Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong điều hành kinh tế và cuộc chiến thương mại với Mỹ càng làm cho nội bộ đảng Cộng sản chia rẽ, hội nghị này sẽ là một thách thức cho chính sách và quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình, cho dù ông vừa dọn đường thành công để làm lãnh đạo Trung Quốc suốt đời.

Ngay từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc cho đến khi quyền lực thâu tóm gần như tuyệt đối, ông Tập luôn phải đối mặt với hàng loạt thách thức về chính trị, kinh tế và tranh giành quyền lực. Các chỉ trích, chống đối trong nội bộ tăng tỷ lệ thuận với phạm vi quyền hành của ông Tập Cận Bình.

Giáo sư Đại học Hồng Kông, Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), một nhà quan sát lâu năm tình hình Trung Quốc, được hãng tin AP trích dẫn, nhận định «vì tập trung hết quyền lực nên ông Tập phải chịu trách nhiệm tất các mặt trái cũng như thất bại về chính trị … Ông không thể đổ trách nhiệm được cho ai khác».

Những thách thức đến lúc này chưa thể là mối đe dọa cho quyền lực tuyệt đối của ông Tập. Nhưng rõ ràng là với nhiều người Trung Quốc, lòng tin vào chế độ đang có vấn đề. Cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng đẩy kinh tế Trung Quốc vào như thế khó, trước nguy cơ tổn thất hàng trăm tỷ đô la. Nhiều tiếng nói chỉ trích cho rằng Bắc Kinh không có chiến lược phù hợp để đối phó với Washington, ít ra là hướng tới các cuộc thương lượng, tránh gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Từ vị trí người Việt, chúng ta có thể thấy rằng tình hình Biển Đông có lẽ chỉ được êm xuôi nếu nội bộ chính phủ TQ hỗn loạn, và nếu có cơ may TQ tan vỡ làm nhiều quốc gia nhỏ hơn... Thật khó đoán được tình hình nội bộ TQ vậy, có vẻ còn kín hơn cả nội bộ Ba Đình.
Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.