logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/08/2018 lúc 09:38:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bùi Tín. Không quen, cũng chưa có cơ hội gặp. Nhưng tôi vẫn tâm nguyện rằng sẽ tìm ông, nếu dịp nào đó ngao du đến Pháp.

Nhưng không kịp. Ông đi mất rồi.
Như nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác đang sống lưu vong, mà tôi đã có cơ duyên trò chuyện. Trong số họ, không phải ai cũng tự tìm đường ra đi, nhiều người thoát khỏi ngục tù là bị trục xuất với đôi dép tổ ong rời tổ quốc.
Khi còn trong tù, Hải Điếu Cày đã từng trằn trọc, đắn đo suốt hai tháng sau khi được đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ vào thăm, và “được” Bộ Công An Việt Nam yêu cầu anh phải rời tổ quốc. Anh thức đến rạc người trong những tính suy, chọn lựa. Và chính tôi, là người khuyên anh nên ra đi. Án anh quá dài, anh không thể chết trong tù. Anh ra đi, để còn có thể trở về, để còn cơ hội gặp lại gia đình, vợ con.
Nghe đâu, Bùi Tín cũng từng thổ lộ rằng ông muốn về để… chết trên quê hương.
Song, không phải ai trong số họ cũng trở về được như Phạm Duy.
Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, cũng từng có lần thổ lộ với tôi về cái khao khát, ước ao được ngồi uống cốc cafe bên ghế đá Hồ Gươm, Hà Nội.
Hải Điếu Cày. Tôi đã từng đứng bên anh, người bạn tù thân quí của mình, từ bên kia Thái Bình Dương nhìn ngóng về tổ quốc. Hiểu nỗi lòng anh, tôi buột miệng ước rằng: Giá như có một chiếc cầu, hoặc con đường hầm xuyên Thái Bình Dương, để tôi có thể ôm vô lăng lao xe vun vút chui dưới lòng đại dương mênh mông kia, chở anh về đất mẹ.
Dịp ngao du Mỹ 2 năm trước, anh Mặc Lâm, cựu tổng biên tập RFA Việt ngữ đã rất thật với tôi rằng: ước sao được một lần về lại, chỉ để nấu vài món nhậu mời Bọ Lập (nhà văn Nguyễn Quang Lập) và văn hữu Sài Gòn.
Rồi Vũ Thư Hiên. Tôi thầm ước một lần được ôm ông. Vẫn giữ khư khư cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” để chờ được chính tay ông ký tặng. Cuốn “hồi ức chính trị của một người không làm chính trị,” chúng tôi bí mật truyền tay nhau đọc từ khi còn là một bản photo nhàu nát, gần hai chục năm trước.
Chưa có cơ duyên gặp ông. Nhưng tôi đã gặp, trò chuyện nhiều với em gái ông, cháu ông, và nhiều bạn viết thân quí của ông. Khi tôi vừa ra tù, biết được ý định lập “bảo tàng kỷ vật tù” của tôi, chính ông là người đầu tiên gửi góp về cho cái “bảo tàng kỷ vật” ấy chùm ảnh bộ quần áo tù của ông. Tôi khóc, khi nhận được seri ảnh này. Một bộ đồ tù không phải loại kẻ sọc Juventus lành lặn như thế hệ tù chúng tôi sau này. Đó là một bộ đồ tù rất đặc biệt, màu nâu gụ, vá chằng vá đụp.
Thế đấy. Hỏi sao họ không đau vì đất mẹ. Khát vọng trở về trong họ là có thật. Ai chẳng thế. Có người con nào lại dứt bỏ mẹ tổ quốc? Họ, trong nhiều hoàn cảnh, ra đi cũng chỉ bất đặng đừng, để đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa đất mẹ, và cũng là để tìm hướng trở về.
Bao giờ, để tất cả họ, lớp người ra đi như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Mặc Lâm… và người bạn tù thân quí Nguyễn Văn Hải Điếu Cày của tôi được trở về? Hoặc họ chưa được trở về, thì tôi còn kịp để một vòng khắp nơi giang tay ôm mỗi người trong số họ một lần. Không để trễ như hôm nay, khi tôi phải viết những dòng này thay nén nhang tiễn biệt anh Bùi Tín. Vâng, một người anh khả kính, dù chưa kịp gặp một lần.
Theo truongduynhat’s blog

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.028 giây.