logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/07/2013 lúc 08:48:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Các thành viên trong nhóm "Mở Miệng," đề tài trong luận văn cao học của Đỗ Thị Thoan. (Hình: Tiền Vệ)

HÀ NỘI (NV) - Một bài trên báo Quân Ðội Nhân Dân ngày 7 Tháng Bảy, 2013 đả kích kịch liệt một luận văn cấp thạc sĩ (tức cao học) của cô Ðỗ Thị Thoan, một giảng viên tại Khoa Văn, trường Ðại Học Sư Phạm Hà Nội và từng được chính trường này cấp văn bằng thạc sĩ.

Luận văn của Ðỗ Thị Thoan bàn về nhóm “Thơ Mở Miệng” với nhan đề “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Nhóm này gồm 4 tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Ðợi và Nguyễn Quán, từng xuất bản tập thơ Mở Miệng vào Tháng Sáu năm 2002, được phổ biến tại Sài Gòn, nhưng không lâu sau đã bị tịch thu và thiêu hủy.


Theo báo Quân Ðội Nhân Dân thì các thi sĩ trên đã dùng lối nói trong thơ “Nhằm hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân... xúc phạm tình cảm của hàng triệu đồng bào ta đối với Bác Hồ kính yêu”.

Tờ báo nói về tập thơ trên: “...Nó tìm cách giải thiêng hình tượng Bác Hồ, mang những bài viết, lời phát biểu và những bài thơ của người ra để chế tác và giễu nhại. Ðây là biểu hiện hết sức trắng trợn của những người tự nhận là ‘cách tân, đổi mới’ nhưng thực chất là mượn văn nghệ để làm ngọn cờ chính trị hòng lật đổ chế độ, thay đổi thể chế.”

Tờ báo tố cô Ðỗ Thị Thoan, “Ðây là một bản luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động.”

Tháng Tư năm 2011, Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) đã trao giải thưởng về tự do tại thủ đô Buenos Aires, nước Argentina cho thi sĩ Bùi Chát vì “sự dũng cảm mẫu mực trong duy trì tự do xuất bản” của ông. Ngày 30 Tháng Tư ông đã bị bắt giữ khi về tới phi trường Tân Sơn Nhất. Trong luận văn, Ðỗ Thị Thoan đã viết: “Bùi Chát lật đổ các slogan (khẩu hiệu) xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ...” Cô Ðỗ Thị Thoan đã trình luận văn này để lấy bằng cao học và được chấm
đậu, bản văn hiện được lưu trữ tại thư viện trường này
Báo Quân Ðội Nhân Dân đã tố bản luận văn của Ðỗ Thị Thoan: “Tác giả còn tố cáo đảng và nhà nước ta bóp nghẹt tự do sáng tạo;” và “Tác giả đã bộc lộ thái độ chính trị của mình thông qua việc ca ngợi những nhà văn ‘phản kháng’ như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương... để rồi xuyên tạc và kích động...”

Ðỗ Thị Thoan còn bị tố khen ngợi nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và so sánh với nhóm Mở Miệng. Cô viết “Nhân Văn Giai Phẩm trước hết là một phong trào dân chủ... Mở Miệng cũng bắt đầu bằng một phản ứng chống một thứ quyền lực ‘vô hình’ trong sự thiết lập sân chơi thơ trẻ của các sĩ phu Bắc Hà.”

Theo tờ báo trên, trong một cuộc “Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III” do Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức đầu Tháng Sáu năm nay, “nhiều ý kiến phê phán khá gay gắt đối với bản luận văn này” đã được nêu lên.

Báo này nêu tên Giáo Sư Phong Lê, “hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn” của trường Ðại Học Sư Phạm Hà Nội. Ðây là một lời kêu gọi “đấu tố” không riêng tác giả mà cả một trường đại học, có thể gây sóng gió trong giới trí thức Việt Nam và riêng tại Hà Nội.
Theo Báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.031 giây.