Sau khi được cứu ra khỏi hang động Tham Luang vào đầu trung tuần tháng 07/2018,12 cầu thủ đội túc cầu Heo rừng(Wild Boars) cùnghuấn luyện viên Ekapol Chantawongđược nhiều người trên thế giới biết đến.Nhờ vậy, cộng đồng quốc tế có những ưu đãi khác nhau cho các cầu thủ cùng huấn luyện viên vừa thoát khỏi tai nạn:
Chủ tịch Liên đoàn Túc cầu Thế giới (FIFA)Gianni Infantinochomời 12 cầu thủ và huấn luyện viên tham dự trận chung kết World Cup vào Chủ nhật 15/07 tại Moscow. Tuy nhiên,sau một thời gian ở trong hang, thể chất các em còn quá yếu nên không thể tớidự.
Câu lạc bộ Túc cầu Benfica, Bồ Đào Nha,mời các cầu thủ và huấn luyện viên đến tham dự một tuần luyện tập được trả lương như cầu thủ của câu lạc bộ.ĐộiManchester United,đang chơi tại Giải Túc cầu Ngoại hạng Anh,vốn được nhiều cầu thủ Heo rừng hâm mộ, mời các cậu xem một trận đấu trong mùa banh tới.
Khi câu lạc bộ Heo Rừng chuẩn bị làm giấy thông hành, xin chiếu khán, để các cầu thủ và huấn luyện viên có đầy đủ giấy tờ xuất ngoại,mới biếttrong đội Heo rừng có 3 cầu thủ và huấn luyện viên Ekapol Chantawongkhông có quốc tịch Thái Lan.
Ba cầu thủ và huấn luyện viên nói trên chỉ là một nhóm nhỏ trong ba bốn triệu người từ Cambodia, Ngô Duy Nhĩ Tân Cương Trung Quốc, Pakistan, Somalia, Nepal, Congo… đến Thái Lan xin tỵ nạn, hiện đang sống những ngày vô cùng cực khổ.
Cầu thủ và huấn luyện viên không quốc tịchĐể giúp các em Pornchai Kamluang, Adul Sam-on, Mongkhol Boonpiam và huấn luyện viên Ekapol Chantawong của đội Heo rừng có đầy đủ thủ tục xuất ngoại, chính phủ Thái Lan chỉ thị cho cơ quan có trách nhiệm giúp họ trở thành công dân Thái Lan.
Ngày 12/07/2018, ông Venus Sirsuk, Cục trưởng Cục đăng ký thuộc Bộ Nội vụ Thái Lan, xác nhận, cơ quan này đang rà soát để cân nhắc cấp quốc tịch cho 4 thành viên trong đội Heo Rừng vừa thoát khỏi tai nạn ởhang động Tham Luang.
Huấn luyện viên và gia đình 3 cầu thủ nhí này sinh sống ở khu vực gần biên giới Miến Điện. Về mặt pháp lý, họ không có quốc tịch và không được xem là công dân Thái Lan.Tuy ba cầu thủ nhí có thẻ căn cước Thái Lan, được hưởng một số quyền lợi cơ bản như đi học, chăm sóc y tế, song vẫncònmột số quyền lợi khác bị hạn chế nên các em không được đi làm hay đi lại tự do. Muốn ra khỏi tỉnh Chiang Rai, các em phải xin phép. Riêng huấn luyện viên không có giấy tờ hợp pháp, không được hưởng các dịch vụ công cộng. Đặc biệt có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào.
Ông Venus Sirsuk cho biết: Hiện các giới chức huyện Mae Sai đang kiểm tra xem họ sinh ra tại Thái Lan hay có cha hoặc mẹ là người Thái hay không? Nếu không, phải đề nghị lên cấp trên chiếu cố dặc biệt.
Nếu mọi chuyện trót lọt, đúng là … trong cái rủi có cái may!
Ngườitỵ nạn ở Thái LanTrong những năm gần đây, do bị nhà cầm quyền Bắc Kinh xua quân đàn áp, nhiều người Ngô Duy Nhĩ, một sắc dân ở Tân Cươngvà những người bất đồng chính kiến đấu tranh cho tự do dân chủ ở Trung Quốc đã chạy đến các nước Thái Lan, Cambodia, Pakistan… tỵ nạn. Báo cáo nhân quyền mới nhất của Mỹ cho biết, Trung Quốc “công khai đàn áp nghiêm trọng” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương về tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng. Bởi vậy, đã có rất nhiều người Ngô Duy Nhĩ chạy ra nước ngoài lẩn tránh, trong đó có hàng ngàn người xin tỵ nạn ở Thái Lan.
Các vụ bạo lựcngày càng bùng nổ ởbang Rakhine, Miến Điện, nhiều người Hồi giáo Rohingya bị lực lượng an ninh và những đám đông người Phật giáo đốt làng, đã phải xuống biển chạy đến các nước lân cận xin tỵ nạn, trong đó có một số đông ở Thái Lan.
Theo tin của Đài Á Châu Tự do (RFA), khoảng 100.000 người tỵ nạn từ Miến Điện, đa số là người dân tộc thiểu số Karen, đã sống trong chín trại tỵ nạn ở Thái Lan dọc biên giới với Miến Điện. Nhiều người trong số đó đến đây kể từ khi quân đội Miến Điện bắt đầu các cuộc tấn công chống lại du kích quân Karen vào đầu những năm 1980.
Mỗi lần xảy ra đàn áp tại Việt Nam, lại có thêm nhiều người chạy sang Thái Lan lánh nạn. Từ năm 2007 đến nay, con số người Việt chạy sang Thái Lan tỵ nạn có tới hàng chục ngàn người. Tính đến nay vẫn có hàng ngàn người Việt tỵ nạn ở Thái Lan, trong đó, hàng trăm người Hmong theo Đạo Tin Lành, khoảng 100 đồng bào Khmer Krom theo Phật Giáo Tiểu Thừa, nhiều mục sư người Việt, một số blogger, nhiều thanh niên Công Giáo đấu tranh đòi công lý với Formosa, một số cựu tù nhân lương tâm, và có cả một số người từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối quốc hội Việt Nam thông qua luật Đặc khu bán rẻ đất nước cho bọn bành trướng Trung Quốc, diễn ra vào ngày 10/06 vừa qua…
Theo số liệu không chính thức, hiện nay còn có khoảng hơn 1000 người sắc tộc thiểu số từ miền thượng Việt Nam đến Thái Lan tìm quy chế tỵ nạn.
Theo tường thuật củaAl Jazeera trên BBC tiếng Việt, ngày 24/03/2018, một cộng đồng nhỏ người Thượng nói rằng họ vừa thoát khỏi đàn áp tôn giáo của Hà Nội, hiện đang sống ở Bangkok.
Cộng đồng này gồm 150 gia đình người Thượng, sống trong những ngôi nhà bằng tre dựng trên kênh rạch.Đa phần trong số họ đã cải đạo sang Tin Lành. Những người Thượng này nói rằng họ đã phải đối mặt với sự áp bức và kỳ thị tôn giáo sau năm 1975.
Số lượng người Thượng Việt ở Thái Lan đã tăng lên trong những năm gần đây do có thêm người đào thoát những gì họ mô tả là đàn áp tôn giáo, cướp đoạt đất đai, bắt giữ tùy tiện.
Sau khi tiếp xúc một sốgia đình người Thượng tỵ nạnở Thái Lan, ký giả đài RFA cho biết: Do thường xuyên bị áp bức về mọi mặt, hàng trăm người sắc tộc thiếu số Việt Nam vượt biên giới đến Thái Lan, tìm đến Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc xin tỵ nạn với hy vọng được cứu xét định cư ở một nước thứ ba.
Thông tin mới nhất Đài Á Châu Tự Do cho biết, một nhóm khỏang 30 người sắc tộc Hmong biểu tình trước văn phòng của UNHCR ở Bangkok suốt 3 tuần liền để khiếu nại về trường hợp hồ sơ của họ bị hủy bỏ.Hình ảnh những đứa bé Hmong lăn lóc, vật vạ trước trụ sở UNHCR cùng những lời kêu gọi cứu giúp và những giọt nước mắt lăn dài của các bậc cha mẹ người Thượng phần nào lột tảcảnh bước đường cùng của thân phận người thiểu số Việt Nam vô tổ quốc nơi xứ người.Hầu hết những người Thượng tìm đến văn phòng UNHCR ở Bangkok, Thái Lan là những nạn nhân bị mất đất đai canh tác, nhà cửa và bị bắt bớ, giam tù vì thực hành tín ngưỡng cũng như bị kiểm soát, ngăn chặn trong việc đi lại.
Số phận người tỵ nạn ở Thái Lan
Những người đến Thái Lan tỵ nạn không tự động có quy chế tỵ nạn như một số nơi khác. Họ phải ghi danh với Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees – UNHCR), chờ khoảng 3 tháng để được phỏng vấn, sau đó chờ 3 đến 6 tháng nữa để nhận quyết định. Người đang chờ phỏng vấn được gọi là người đang xin tỵ nạn (asylum seeker). Những ai được cấp quy chế tỵ nạn được gọi là người tỵ nạn (refugee). Người đang xin tỵ nạn và người tỵ nạn được UNHCR bảo vệ.
Những ai bị bác tư cách tỵ nạn có thể kháng cáo và phải chờ thêm nhiều tháng cho đến một năm. Nếu thành công thì được công nhận là tỵ nạn. Bằng không, hồ sơ sẽ bị đóng và không được UNHCR bảo vệ, bắt đầu cuộc sống bất hợp pháp trên đất Thái.
Tại Thái Lan, dù được UNHCR cấp giấy tờ tìm quy chế tỵ nạn hay được chấp thuận là người tỵ nạn, những người này vẫn là kẻ sinh sống bất hợp pháp ở đất nước Chùa Vàng. Họ không nhận được sự giúp đỡ bất kỳ nào từ cơ quan này, phải tự tìm kiếm việc làm khắp mọi nơi ở Thái Lan, từ dọn rác, quét đường cho đến phu hồ… để được nhận từ vài chục đến vài trăm đồng baht Thái… Những người đàn ông trụ cột của gia đình, sau một ngày dài làm việc bên ngoài, về đến nhà không gặp bất trắc gì là điềm lành trong ngày hôm đó. Cuộc sống cứ thế trôi qua ngày này đến ngày khác. Có việc làmcòn kiếm được chén cơm trắng. Không kiếm được việc làm, chỉ rau dại và dăm ba con cá nhỏ câu được trên sông để lót dạ. Tuy nhiên, tai ương luôn chực chờ mỗi khi bước chân ra đường tìm việc làm như bị người thuê lao động quỵt tiền công hay bị cảnh sát bắt vì lao động bất hợp pháp.
Đầu tháng 04/2018, Chính phủ Thái Lan ban hành Luật Lao Động mới, quy định người lao động bất hợp pháp có thể bị phạt tới 3.000 Mỹ kim và ngồi tù 5 năm.
Ngoài những cảnh khốn khổ do phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày để nuôi sống gia đình, còn những cảnh bi ai khác. Theo tin của Daily Mail, tờ báo ra hàng ngày ở Anh Quốc, năm vừa qua, cảnh sát Thái Lan khai quật hàng chục thi thể đang phân hủy trong một khu rừng thuộc huyện Sadao, tỉnh Songkhla, miền nam Thái Lan. Các nhà chức trách xác nhận rằng, đa số nạn nhân là người thuộc dòng Hồi giáo Rohingya từ Miến Điện và Bangladesh đến Thái Lan xin tỵ nạn. Họ chết vì đói hoặc bệnh tật. Khi phát giác khu mộ, các thi thể đã phân hủy.
Trên đây là nỗi đau đối với người tỵ nạn đã từ giã cõi đời. Những người còn lại phải sống vật vờ trong nỗi lo âu triền miên với tương lai mờ mịt chưa có ánh sáng.
Lý Anh