logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/08/2018 lúc 10:10:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ những bài học vỡ lòng ở tuổi nhỏ, ai cũng yêu quê hương với bờ biển dài hơn ba ngàn cây số, yêu dãy Trường sơn hùng vĩ chạy dài từ Bắc vô Nam ẩn chứa biết bao nhiêu tài nguyên khoáng sản trong lòng đất và rừng cây thiên nhiên có nhiều giống gỗ quý. Quê hương rừng vàng biển bạc, có nền văn hoá lâu đời và cả lịch sử chống ngoại xâm rất tự hào từ vua Hùng dựng nước… Rồi chúng ta đã lớn lên bằng sự nuôi dưỡng của hạt cơm, miếng cá ngay trên quê hương mình. Mang ơn cha mẹ cho đi học, ơn thầy cô khai trí về văn minh nhân loại, khai tâm gắn bó với văn hóa dân tộc để lưu truyền và phát huy… bỗng trở thành nhiệm vụ tự nguyện của những người kế thừa di sản văn hóa bốn ngàn năm.
Nhưng đâu là văn hóa dân tộc từ lời ru của mẹ, của bà; đâu là tự hào dân tộc về truyền thống và lịch sử chống ngoại xâm, đâu là ơn đức của thầy cô truyền dạy đã khiến tâm tư con người luôn hướng về cội nguồn khi phải rời xa…
Nhưng từ khi phải chia đôi đất nước vì họa cộng sản toàn cầu, đến bè lũ đỉnh cao trí tuệ cướp được miền nam. Văn hoá truyền thống bị thủ tiêu, sách sử bị sửa đổi tùy tiện để phục vụ độc đảng chuyên chính vô thần. Một thế hệ bị trí trá về văn hoá và lịch sử còn mong cứu vãn được, nhưng đã sang thế hệ thứ hai, thứ ba… một dân tộc sống với giả dối từ trong bụng mẹ thì ra đời sẽ thấy giả dối mới là chân lý! Tôi nghe đã nhiều lần những cậu du sinh qua được Mỹ ăn học đều phát biểu na ná như nhau là đến ba mươi tuổi mà chưa kiếm được một triệu đô la lận lưng thì tự tử cho rồi! Những người bạn trẻ ấy là những người hoàn toàn hấp thụ nền giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa nên tiền là thước đo mọi mặt (toàn diện) về một con người. Một thiên tài không có tiền cũng là đồ vất đi trong xã hội có tiền mua tiên cũng được. Các bạn trẻ còn ăn mì gói thay cơm trong đời du sinh nên chỉ nghĩ tới bạc triệu cũng là thường tình. Rồi thì khi có việc làm, được định cư bằng đủ mọi hình thức, lời phát ngôn ấy sẽ nâng lên bạc tỷ, bạc triệu trở thành quá nhỏ nhoi vì lòng tham đâu có điểm dừng.
Nhưng dù sao người nghe các cháu du sinh nói cũng rởn tóc gáy với thế hệ mới đã không mất vì họ chưa từng có (biết) truyền thống văn hoá của dân tộc Việt thì nôm na là họ có đâu mà mất. Muốn mất cái gì đó thì cũng phải có đã thì mới có cái để mất. Đảng ta không thành công tiêu chí xoá đói giảm nghèo sau hơn bốn mươi năm hoà bình, nhưng đảng đã lập được thành tích hơn hẳn tiền nhân của bốn ngàn năm văn hiến là đã xóa được hết văn hoá bốn ngàn năm của dân tộc.
Bỏ qua chủ nghĩa để nghĩ đến một đất nước đẹp đẽ với giang sơn hùng vĩ, tài nguyên vô tận thì tài nguyên cũng có ngày hết, giang sơn có đổi dời… sự trường tồn của một đất nước, dân tộc chính là văn hóa dân tộc được truyền đời qua các thế hệ tiếp nối. Ở một góc nhìn trong mắt người viễn xứ như chúng ta đang sống đời lưu vong hôm nay, có đi và đến nhiều nơi trên thế giới mới thấy sự đẹp đẽ của mỗi xứ sở là ở con người sở tại. Chúng ta đến một thành phố không thấy nhiều cảnh sát, nghĩa là tình hình an ninh nơi đó đáng tin cậy hơn quê nhà công an thiếu điều nhiều hơn dân. Một thành phố không cần nhiều cảnh sát là người dân ở thành phố đó ít phạm tội nên không cần nhiều cảnh sát. Một chính quyền thành phố biết và quan tâm đủ đến đời sống của người dân thì thành phố ít tội phạm. Nói một cách khác là tăng cường giáo dục công dân, chăm lo đời sống cho người dân thì an định được xã hội. Nhưng quê nhà ta đã đi ngược lại sự tất yếu của lịch sử là tăng cường lực lượng công an để bảo vệ chế độ nên sẵn sàng khủng bố dân chúng.
Nước Việt đẹp nhất phải kể đến con người Việt nam, là nhân tố chính tạo nên những giá trị cốt lõi Việt như một đơn vị để tập hợp thành xã hội. Nếu từng con người không băng hoại thì xã hội không băng hoại. Sức mạnh của tổ quốc không thể nằm trong tay một lãnh tụ độc tài, một nhón người chia chung quyền lợi. Vậy sức mạnh dân tộc thật sự đến từ đâu? Vì sao người Do Thái lang bạt vẫn giữ được những giá trị cốt lõi của dân tộc Do Thái cho tới khi được an cư. Dù vẫn phải đối diện với những xung đột sắc tộc, nhưng kỳ tích Israel trên mảnh đất khô cằn vẫn nở hoa nhờ sức mạnh dân tộc có từ văn hóa được giữ gìn và bồi bổ theo từng bước chân lưu vong của dân tộc Do Thái. Điều ấy cho thấy sức mạnh quốc gia không phải ở độ rộng lớn của đất nước như Hoa Kỳ, Nga, Trung quốc… Mà văn hóa truyền thống đã làm nên nước Nhật nhỏ bé sau đổ nát chiến tranh trở thành cường quốc. Hoa Kỳ hùng mạnh nhờ giải quyết hậu chiến cuộc chiến Bắc-Nam không thù địch như Trung quốc, Nga, và Việt nam chư hầu Tàu cộng.
Có lẽ không riêng gì tôi mà cả bạn đang đọc bài báo này? Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta còn mãi trong đầu óc chúng ta về Trần Quốc Tuấn bóp nát quả cam – thề chống quân Nguyên khi còn tuổi thiếu niên. Đọc lại lịch sử để thấy giá trị đáng tôn vinh là văn hóa, nhưng hãy xem xét lại chừng vài năm gần đây cho vừa trang báo thôi thì văn hóa của dân tộc Việt đã chọn sự hủy diệt rồi chăng?
Hãy nhìn vào người Việt bây giờ – từ hải ngoại về trong nước cũng không khác bao nhiêu. Chúng ta đã mất niềm tin vào nhau tự bao giờ, ở mỗi giai tầng xã hội đương nhiên có khác nhau nhưng bạn bè bác sĩ không tin nhau cũng như đám thợ ủi đồ ở tiệm giặt. Sự khủng hoảng niềm tin đã đến mức người Việt không tin vào chính bản thân mình. Tôi từng thấy nhiều lắm, từ người trí thức tới kẻ bình dân, từ trong quốc nội ra hải ngoại cũng không khác bao nhiêu. Dẫn chứng thì tự thân mỗi chúng ta đã là một dẫn chứng cho mình. Tóm lại là sống trên quê hương mình mà người Việt trong nước bây giờ phải nghi ngờ, đề phòng từ bó rau ăn, hạt gạo mua ngoài chợ, cho đến tấm bằng tốt nghiệp của những thế hệ trẻ vốn là sức mạnh của tương lai dân tộc. Vậy ai còn có thể tin tưởng được những người xung quanh mình, dù họ là đơn vị của cộng đồng, dân tộc?
Sự giả dối lan toả không có chính quyền chận lại vì cai trị bây giờ chỉ là nhà cầm quyền nên ngay trong ngành trong sạch nhất hành tinh là ngành giáo dục thì ngành giáo dục ở Việt nam cộng sản đã cáo chung từ lâu. Người Việt hải ngoại thường trách cứ các cháu du sinh thiếu lễ phép, không trung thực. Sao không hiểu cho chúng có được dạy đâu mà trách chúng mất dạy! Tôi mới đi ăn ốc với lẩu ở một tiệm của người Việt bên quận Cam vào tối hôm qua, con bé con bưng ốc không hề chửi vào mặt khách hàng, vô lễ với người lớn tuổi, thiếu văn hoá ứng xử nơi đông người… nó không có lỗi gì hết vì nó có dạy đâu mà mất! Một người bị kết luận là mất dạy thì phải hiểu là người ấy đã từng được giáo dục nhưng không xài, còn kẻ không có, không được giáo dục bao giờ thì lấy đâu ra để mất. Anh bạn tôi giận quá nên hoá dại là đi phân bua với anh chủ tiệm trẻ măng, anh ta chỉ đểu giả hơn thôi chứ cũng không hề có giáo dục thì lấy đâu ra hiểu biết! Muốn mất cái gì cũng phải có trước đã thì mới có thể mất được. Đó là thành tích của nền giáo dục chạy đua thành tích, danh hiệu bất chấp phương cách. Ra nước ngoài chỉ là tận dụng cơ hội, điều kiện tốt hơn mà kiếm tiền nhanh, tiền nhiều, làm nổi tiếng bản thân và gia đình, chứ không phải là để làm người.
Nhìn về trong nước đã hơn bốn mươi năm thay đổi chế độ. Nếu chế độ mới tốt đẹp thì đã không tạo ra những lớp người tìm mọi cách sang Mỹ để làm tiền. Đạo thờ tiền lên ngôi trong nước mới tạo ra những thế hệ không còn lý tưởng, nô lệ đồng tiền, và vô văn hoá như những cháu bé ở tiệm bán ốc với lẩu bên Calif. Dù sao các cháu ấy vẫn không có tội vì các cháu chưa từng được học ứng xử trong xã hội văn minh từ quê nhà cộng sản chỉ biết mua bán văn bằng chứ không cần thực tài và đức độ. Cả nền giáo dục cộng sản đã vứt đi mấy thế hệ tương lai của giống nòi khi hình thành nên cái xã hội chạy theo bằng cấp như nước ngoài, nhưng thông qua bằng giả nên mới sản sinh ra lũ bất tài vô dụng với bằng cấp ngang tầm quốc tế mà tri thức bằng không.
Tôi có đọc một khảo sát xã hội ở Việt nam. Tỷ lệ nói dối ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và đến cấp đại học là 80%. Đó là những người có học (thực) ở Việt nam. Vậy bọn xài bằng giả nghĩa là bọn thất học, vô học… chúng nói dối như thật một trăm phần trăm vì không có khả năng nói thật bởi chưa bao giờ được dạy dỗ.
Trong một bài viết của nhà báo Mỹ Lady Borton năm 1974 đã kể rằng: “Lúc đầu đến Việt Nam, bà có lòng thán phục trước một xã hội lành mạnh, mọi người rất ham đọc sách, rõ ra một xã hội có giáo dục. Còn giờ đây, bà được chứng kiến muôn điều tồi tệ. Một lần, tại một trong những trường đại học nổi tiếng nhất Hà Nội, bà dự buổi kiểm tra ở một lớp tiếng Pháp. Mọi sinh viên còn rất trẻ, người nào cũng lanh lợi. Thế mà lúc làm bài thi, chỉ thấy họ trổ ra mọi mánh lới man trá. Trong một giờ bà đã nhìn thấy những mánh lới nhiều hơn cả quãng đời trước đó của bà cộng lại. Lady Borton xem đây như một điều khủng khiếp”. Tác giả Vương Trí Nhàn đã lấy ví dụ để chứng minh cho văn hóa giả dối từ trong học đường của thế hệ trẻ Việt Nam.
Nhìn ra xã hội, quan chức mua bằng để chạy chỗ kiếm ăn. Làm quan không phải để lo cho dân mà là để kiếm thật nhiều tiền. Tiền là thước đo trong xã hội thì nhân cách và tri thức không có đất dung thân. Hỏi làm sao, thắc mắc làm chi về văn hoá cướp hoa ngày tết ở Hà nội diễn ra hằng năm; Sài gòn kẹt xe thì người ta lái lên hè phố dành cho người đi bộ…
Những thế hệ có cái để mất thì họ cũng đã mất cả rồi. Có ai còn lại theo số mệnh thì cũng ngồi trước cửa nhà xem thế thái đồi thay trong bất lực mà thôi.
Cả nước giả dối từ trung ương tới địa phương thì trách ai. Sự trí trá lên ngôi thay cho lời hay ý đẹp, sự chân thật biến mất đã làm thay đổi xã hội tận gốc rễ. Thử nghĩ đến cái tựa đề một bản tin trên báo trong nước đã phát ớn, “người Việt đầu độc người Việt” Nhưng đó lại là sự trung thực hiếm hoi của báo chí trong nước khi nói đến việc nông dân trồng rau phân ra hai luống. Một bên phun thuốc trừ sâu, bỏ phân hoá chất của Trung quốc thì đem bán cho đồng bào mình ăn, bên “rau sạch” – không thuốc trừ sâu và phân bón hoá học thì để gia đình ăn. Hay bán giá đắt gấp hai ba lần bình thường cho bọn nhà giàu tư bản đỏ. Trong khi người tiêu dùng ở những nước văn minh luôn được chính phủ quan tâm đến thực phẩm an toàn, còn nhà cầm quyền chỉ quan tâm đến vườn rau sạch ở nhà ông chủ tịch nước, ông bí thư đảng, ông thủ tướng; chỉ quan tâm đến đồng bọn đã giàu có hơn mình thì nó phải chết!
Giáo dục trong tay nhà cầm quyền đã hình thành nên những thế hệ trẻ bây giờ chỉ biết làm giàu là vinh quang, nước nhà có mất vô tay Trung cộng thì người có tiền vẫn có thể chạy sang Mỹ, ra nước ngoài… Chuyện mất nước sẽ không còn ai tự tử theo kiểu tướng chết theo thành đã đành, nhưng có lẽ tìm một bạn trẻ nhỏ lệ khi thấy Việt nam bị xoá tên trên bản đồ thế giới cũng khó. Thật buồn cho những thế hệ bị cộng sản dạy dỗ trên quê hương bất chấp mọi cách để làm giàu, cái lợi của bản thân là trên hết. Lại được tâng bốc bởi truyền thông vô văn hoá và vô giáo dục mặc áo cải cách với mớ từ ngữ hổ lốn tạo thành những tít báo vô nghĩa như “bóc phốt”, “tố”, “ném đá”, “chơi khăm”, “không đội trời chung”, “thảm họa”… Ngôn từ của thế hệ “chém gió”, “chết đi!”, “ngu như…”, “mù à?”, “điên à?”, “thích chết à?”; “tự sướng”, “đỉnh”…
Trên mặt báo, trên mạng xã hội đủ hết ngôn từ vô giáo dục, ai cũng sẵn sàng chửi bới nhau, mạt sát, buông lời cay nghiệt từ chuyện nhỏ đến chuyện to. Không tìm thấy thiện chí đóng góp xây dựng hay bao dung bao giờ. Chỉ kiêng kỵ việc đả kích Trung quốc như liều thuốc ngừa hiệu nghiệm nhất Việt nam. Khi xã hội nghiêng về bản thân thì văn hóa đương nhiên mang tính thù địch, mỗi người chỉ biết nghĩ cho mình thì cha chung sẽ không ai khóc. Nước còn hay mất thì dùng hết thủ đoạn kiếm tiền rồi ra nước ngoài để một sáng ngủ dậy khỏi tự động mang quốc tịch Trung quốc.
Không bi quan thì nghĩ được gì hơn khi xã hội Việt Nam sau mấy mươi năm hoà bình vẫn khát máu với ngôn từ truyền thông trong nước vẫn rêu rao những từ “chiến sĩ”, “mặt trận”, “xung phong”, “xung kích”, “đấu tranh”, “chiến đấu”… “Thi đua”, “phòng chống”… Sao không lo làm hết sức mình thì kết quả đương nhiên mỹ mãn, cần gì phải thi với đua! Cái xấu trong xã hội không thể tồn tại nếu ai cũng hành xử văn minh. Đâu phải xây dựng khu phố văn hoá, rồi lại thi đua văn hoá với khu phố khác. Cái xấu trong xã hội tự mất đi khi xã hội không còn người xấu. Không thấy người Mỹ khạc nhổ ngoài đường nên đường phố Mỹ không có những bãi nước bọt cho ruồi bu. Nhưng vào phố Tàu thì những bãi khạc nhổ nhiều hơn cả những bãi cứt chó bên Paris…
Ngôn ngữ trong nước đã hoà bình lâu rồi nhưng vẫn chống kinh khủng như chống Mỹ cứu nước ngày xưa. Giá đừng chống thì bây giờ đâu giờ đâu phải che tàn Mỹ trước thế lực Trung cộng. Nhưng vẫn chống như một một căn bệnh mãn tính của cộng sản là chống mọi thứ đúng đắn trên đời! Chống tham nhũng, chống đói nghèo. Không tham nhũng thì làm sao lại đói nghèo? Chỉ có người cộng sản không hiểu! Rồi chống cả lũ lụt, thiên tai! Đến nước Mỹ đây cũng chỉ đề ra biện pháp cứu hộ khi lũ lụt cho người dân chứ không dám chống thiên tai. Chỉ những đỉnh cao trí tuệ mới dám chống cả ông trời.
Vô hình chung hình thành tâm lý kháng chiến, phân định bạn thù từ thiên nhiên tới lòng người nên phải phấn đấu để đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua trong thời bình mới là chuyện chỉ có ở Việt nam. Khi phấn lên thì phải tìm ai đó để đấu… cho ra phấn đấu. Có cần không? Học hết sức mình thì đương nhiên trở thành học sinh giỏi, không cần phấn đấu để trở thành sự khác mình, đánh mất mình, chỉ cần hết sức đã là giỏi mà lại giữ được bản chất.
Nhưng sống với văn hóa tranh đấu làm người ta cảnh giác, hoài nghi mọi sự. Không có môi trường cho độ lượng, khoan dung thì sáng tạo chết yểu trong xã hội nhân văn mà chỉ toàn người với người phấn đấu hơn nhau, không tin tưởng nhau, thậm chí là đố kỵ nhau. Với tâm thái xã hội ấy, con người trong xã hội sẽ hung hăng hơn, sự căng thẳng luôn cao độ nên chỉ cần động đến cái tôi và tư lợi là có thể động thủ.
Còn rất nhiều điều người Việt giống nhau không kể trong hay ngoài nước là nơi nơi đều nghe thấy phán xét thành công của người khác để giảm bớt cảm giác thua kém của người nói. Dẫn đến xung đột không đáng có. Phải chăng chúng ta đã và đang sống với văn hoá gian dối, tàn ác và hiếu chiến. Văn hóa bản sắc, thuần thiện, tốt đẹp đã từng là sức mạnh của dân tộc đã thoái hoá. Chúng ta kêu gọi đoàn kết dân tộc. Nhà cầm quyền cộng sản trong nước thì không tin được rồi. Nhưng đoàn kết một cộng đồng người Việt mấy chục ngàn người trong một thành phố ở hải ngoại đã khó hơn lên trời là vì sao? Đơn giản là chúng ta đã nô lệ tự nguyện cho vật chất và cái tôi mù loà nên đã xa lìa văn hóa cổ truyền.
Hôm nay đã khó tìm được người chân thành, trung thực thì ngày mai lại đông hơn số người giả dối, lọc lừa theo đà văn minh thụ hưởng, văn hoá cống hiến biến mất. Hình thành nên một loại văn hoá đối lập truyền thống làm cho con người khó có thể chung sống hòa bình và thịnh vượng. Đó là sự suy tàn văn hoá đã từng là sức mạnh của nhiều dân tộc đã bị diệt vong.
Chúng ta đã mất sự ổn định xã hội để phồn thịnh vào tay cộng sản. Văn hoá vô văn hoá của cộng sản đã thấm ghế nhà trường từ mẫu giáo tới đại học. Con người mất niềm tin nơi nhau trong lý lẽ khi mọi người tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng vào quốc gia, vào những giá trị nhân văn truyền đời và tin tưởng điều tốt sẽ có phúc đáp lành thì cộng đồng, xã hội mới có thể hùng mạnh…
Nhìn sâu vào sự thay đồi văn hoá trong nước và cả văn hoá của người Việt ở hải ngoại thì chúng ta đang xài văn hoá hủy diệt hơn là văn minh…
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.