logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/08/2018 lúc 11:27:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khác hẳn những buổi sáng đầu tuần nắng rực rỡ trong thời tiết oi bức của Tháng Tám đã qua, sáng nay bầu trời quận Cam đầy mây xám. Không gian như màu mực pha loãng, khiến lòng người cũng chập chùng sương khói.
Máy thu thanh trong xe đang nhả ra tiếng hát lạ, trình bày một ca khúc có lời từ dịu ngọt: “Em là ai mà hoa nhờ em thêm hương sắc, em là ai mà nhờ em anh thấy đời vui hơn, mà anh ngẩn ngơ nhìn vì dáng em đi rất dễ thương…”
Nghe những ngôn từ thả buông tha thiết nhường ấy, những cung bậc du dương, thánh thót nhường ấy, tôi bỗng tự hỏi thầm vì đâu có khi chúng trở thành gươm dao đâm nát trái tim nhau? Những mỹ từ khả ái kia có giống như những bông hoa mãn khai trong khoảnh khắc rồi tàn rữa? Chúng có thật hiện hữu hay cũng giống như hiện hữu của tuổi thanh xuân ngắn ngủi rồi già nua, xấu xí và qua đời? Chúng là đời sống hay chúng là chiêm bao?
Ðôi vợ chồng trong khu chung cư tôi ở vài năm trước, cứ vài hôm lại chửi bới nhau om xòm giữa đêm khuya thanh vắng, có khi nào họ nói với nhau thứ ngôn ngữ êm đềm, ngà ngọc như nghe được trong văn chương, thơ nhạc không? Có chút gì chua chát khiến tôi chợt nhớ mấy câu của thi sĩ Hàn Mặc Tử “Trời hỡi, làm sao cho khỏi đói? Gió trăng sẵn có, làm sao ăn?” Châu báu nhiều quá giữa thế gian, sao không ai nhặt cho mình một ít mà cứ mãi chịu sống trong khó nghèo? Sơn hào hải vị la liệt trên bàn tiệc, sao không ai buồn thưởng thức mà cứ tìm đắng cay? Bi kịch của con người phải chăng là mắt nhìn nhưng không thấy, tai nghe nhưng không ghi nhớ được? Một ngày qua là một ngày phí uổng, chìm đắm trong thói quen và sự thờ ơ.
Một người bạn vừa gởi cho tôi cái video clip đường lên núi Hoa Sơn bên Trung Quốc. Con đường cheo leo khủng khiếp, có đoạn người lên phải lần từng bước, bám theo mắt xích của những sợi dây sắt dùng làm rào ngăn trống trải ở khúc quanh các sườn núi hiểm nghèo. Dư luận cho biết hàng năm có cả trăm nạn nhân sẩy chân rơi xuống vực, chết mất xác nhưng số người hàng ngày lên núi vẫn đông, như một đàn kiến nhỏ cần cù, mải miết đi. Ðộng cơ nào thúc đẩy họ? Duyên lành, phúc đức của cuộc hành hương tìm Phật? Thách đố với số phận để biết mình gan dạ tới đâu? Ðể có kinh nghiệm nếm trải một điều to lớn trong cuộc sống không có gì vui và đáng hãnh diện, ở một đất nước mà sáng kiến và nhu cầu thi thố của người dân không có nhiều nơi và nhiều cách để bộc lộ?
Người đi đã vậy, những người xây dựng Hoa Sơn đã làm cách nào tạo ra cảnh trí hùng vĩ giữa thiên nhiên núi non hiểm trở, làm nên một kỳ quan vượt khỏi tầm tưởng tượng của con người như thế này? Ðâu phải chỉ có Tạo Hóa là đấng duy nhất làm nên những kỳ công khó hiểu? Ngồi yên trước máy điện toán, quan sát những thước phim chuyển động trên màn hình, tôi cảm nhận nỗi sợ hãi làm lạnh buốt sống lưng, tựa như thân thể chạm vào làn da trơn nhẫy, mát lạnh của một con rắn độc trườn trong áo.
Khách hành hương chiêm bái, đặt bước tới tam bảo chênh vênh trên đầu non, là tới được Niết Bàn ở ngay đời này, chứ còn gì nữa? “Mai sau dù có bao giờ, đốt lò hương ấy, so tơ phím này…” Chặng đường lên đã khó, chặng đường về còn khó mấy lần hơn. Một chuyến đi bao nhiêu là cảm xúc, bao nhiêu là bài học, đủ làm phong phú một đời người. Không biết có ai đã viết ký sự du ngoạn về chuyến đi thật hy hữu này chưa?
Tôi cũng tình cờ được dự khán trên ti vi, băng tần 25 của Time Warner cable, một buổi nói chuyện rất lý thú của Dr. Wayne W. Dyer. Ông là tác giả của hai bộ sách “Excuses Begone” và “Virus of the Mind” mà độc giả có thể tìm mua ngoài các tiệm sách hay trên mạng. Là một diễn giả, ông có tài hùng biện. Là một tác giả, ông có tư tưởng sâu sắc. Là một người thường xuyên phấn đấu với bản thân, ông có nhiều trải nghiệm tích cực. Ðối với ông, không một ai nên giữ trong tự điển ngữ vựng của mình những chữ “tại, bởi vì…”
Ông nói ông không cần phải giải thích với ai cả ngoài giải thích với bản thân. Theo ông, khi bạn nghĩ bạn không thể làm được một việc gì và bạn bỏ cuộc ngay trước khi thử bắt đầu, tất nhiên bạn sẽ không đi tới đâu hết. Trái lại, khi bạn nghĩ bạn có thể làm được, 50% bạn vẫn có khả năng thất bại nhưng ít ra bạn cũng có 50% cơ may thành công, nghĩa là một nửa hy vọng đi tới cái nơi bạn muốn. Vậy, tại sao không chọn trường hợp có hơn một kết quả? Sợ thất vọng? Sợ bị tổn thương? Có con đường nào đưa đến thành tựu mà không trầy vi, tróc vẩy?
Ngoài ra, theo Dr. Wayne, những tư tưởng yếm thế, tiêu cực, sân hận… đều là virus gây bệnh cho trí não chúng ta. Phải chữa chạy, thuốc men, tập thể dục (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) để tống khứ chúng ra khỏi đầu óc chúng ta thì nhiên hậu chúng ta mới có sức khỏe, sự trong sáng trong tâm linh để sống tràn đầy cuộc sống của chúng ta. Không nhận diện được chúng, để mặc cho chúng mai phục bên trong và ngỡ chúng với ta là một xương một thịt thì chúng tha hồ phá phách, tác yêu, tác quái cho tới khi bệnh hết thuốc chữa.
Quả thật xung quanh chúng ta vẫn có rất nhiều những điều hết sức tầm thường, giản dị, mà nhiều khi chúng ta không để ý thấy, phải chờ có ai đó nhắc nhở, tựa như những bông violette nép dưới khóm lá thấp, chờ một cơn gió qua làm thoảng mùi hương, lay động cánh lá để nó hiện ra… Ðối với ông, không phải vấn đề nào cũng giải quyết được. Khi thực sự không thể, chúng ta phải vượt qua để sống còn.
Nói xong, Dr Wayne rao bán sách. Trước đây, cứ theo dõi những chương trình như chương trình này, đến phần bán sản phẩm liên quan tới nội dung buổi nói chuyện của diễn giả, tôi lại cười thầm, nhủ lòng: “Cũng đến chỗ này thôi!” Làm như kiếm tiền là không quân tử, là một cái tội. Nhiều lần như vậy, có một lúc tôi chợt nghiệm ra chính tôi cũng tiêm nhiễm sâu đậm nền văn hóa coi nhẹ tiền tài của ông cha mình thời xưa.
Giờ đây, chúng ta đang sinh sống ở một đất nước quá to lớn, mọi việc đều tính bằng con số, không một công trình tử tế nào muốn mở rộng đến đại chúng mà không cần đến phương tiện tài chánh. Ở đây, khả năng và nghệ thuật tiếp thị là nền tảng của mọi sức mạnh kể cả sức mạnh tinh thần. Người làm ra sản phẩm, bất luận thuộc lãnh vực nào, muốn có nhiều người biết đến và sử dụng, đều phải gánh thêm nỗi nhọc nhằn rao bán sản phẩm ấy. Ví von thực tế, cưu mang rồi khai sinh một đứa bé chưa đủ mà còn phải nuôi dưỡng nó khôn lớn, trở thành người hữu dụng. Ðây là cả một công trình liên tục và dài hơi.
Cứ thử nghĩ, Dr Wayne không bán sách của ông thì chắc chắn ông không có cách nào mua được thời lượng phát hình chương trình của ông để chuyển tải tới người xem những suy nghiệm khôn ngoan ông muốn chia sẻ. Thiết tưởng mỗi người chúng ta cần làm quen với nền văn hoá công bằng và hợp lý của nước Mỹ: trả tiền để mua cái gì mình cần.
Viết đến đây, tôi nhớ lại những kỷ niệm buồn khi còn trông coi tờ nguyệt san PNGĐ. Nhiều bà, nhiều chị, cầm lên tay tờ báo mới ra khỏi nhà in, dáng vẻ muốn đọc, muốn xem, nhưng lại ngần ngại phải trả vài đồng để lấy một số đem về nhà. Ai cũng biết các bà, các chị không nghèo số tiền lẻ nhỏ nhoi in trên bìa báo mà chỉ là vì nhu cầu xem và đọc chưa thực sự thôi thúc, các chị cũng chưa quen với việc trả tiền để mua một sản phẩm trí tuệ, nghĩa là một món không ăn được để thấy ngon miệng, không mặc được để thấy đẹp ngay, không là chai nước hoa cho mái tóc các chị mượn hương thơm, không là thỏi son cho đôi môi các chị mượn màu hồng của nó. Phải cần thời gian để những trang sách đọc đó đây, lưu giữ kỹ và thấm ngấm trong tâm hồn các chị, như rượu cũ dậy hương, như kim cương kết tủa, ánh lên trong đôi mắt lung linh niềm hạnh phúc và tự tin của một người được trang bị đủ kiến văn và kỹ năng để biết rõ bước chân mình đi về đâu trong cuộc lữ hành qua thế gian này, không vấp váp, không mất phương hướng và lạc đường.
Con đường Orangewood đoạn giữa Euclid và Brookhurst, trong buổi sáng Chủ Nhật Tháng Tám khá muộn này trông sạch sẽ và ngăn nắp một cách đáng yêu. Xe cộ lưu thông thưa thớt, lịch sự chờ nhau ở ngã tư có ưu tiên và lăn bánh chậm rãi. Có một lằn kẻ sơn trắng ôm theo bờ lề để những chiếc xe đậu ngay ngắn, đều tắp. Bên kia cái stop sight đầu tiên từ ngã tư Euclid, có cả một bóng đèn đỏ chớp tắt để lưu ý tài xế qua lại, là chùa Khánh Hỷ, kín đáo nép mình trong màu xanh mướt mát của cây lá tươi trẻ dài theo hai bên lối vào.
Ngoài các ngôi chùa kiến trúc quy mô và hoành tráng với mái cong chạm trổ rồng phượng, phần đông các chùa quanh vùng Little Saigon được cải biến từ những ngôi nhà mua lại của cư dân. Với cá nhân kẻ viết bài này, những ngôi chùa nhỏ tùy duyên mà hình thành như nói trên có chút gì gần gũi và thân thiện với Phật tử trong đời thường hơn là những kiến trúc nguy nga giữa phố sá nên thiếu hẳn thiền vị so với chùa ở quê nhà, cảnh trí u mặc, thanh tịnh và xa hẳn phồn hoa.
Ngôi Tam Bảo của chùa Khánh Hỷ chiếm phần diện tích lớn nhất của căn nhà, đèn nến sáng choang, bài trí đơn giản song không kém phần uy nghi. Ngoài tượng Phật Thích Ca ngự giữa chánh điện, còn pho tượng nằm lúc Phật sắp nhập diệt, dung quang vẫn sáng ngời. Không một phút giây xao lãng sứ mệnh hoằng dương đạo pháp nên Phật không ngớt hỏi các sa môn theo ngài ai còn điều gì chưa quán triệt thì hãy đặt câu hỏi.
Ngày nay, Phật tử lên chùa lễ Phật để tìm được câu trả lời cho nhiều nỗi băn khoăn: vì sao đứa con trai duy nhất, hiền ngoan rất mực lại chết vì tên bay đạn lạc? Vì sao tài sản gây dựng bao nhiêu năm khó nhọc, mất sạch trong vài tuần? Vì sao ăn ở hết lòng mà chồng/con phụ rẫy? Câu hỏi trong dân gian hằng hà sa số, câu trả lời đến từ sự tĩnh lặng trên khuôn mặt từ bi của Phật, trong khói hương nhẹ nhàng tan biến, ở một góc sân chùa thanh tịnh cỏ cây xanh như không nơi nào khác xanh đến thế, đung đưa tiếng cái phong linh trên cành ngọc lan khẽ ngân lên trong gió, ở đôi mắt thăm thẳm bóng chiều của người đồng đạo…
Lên chùa lễ Phật hay làm công quả để tạm buông bỏ, tạm quên mọi phiền trược, một nơi thiện nam tín nữ tới để mở lòng, khai trí, nghĩ những điều lành và nói với nhau bằng ái ngữ. Bao giờ thì trong tâm mỗi người có một cảnh chùa để Phật ở cùng?
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.