logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/08/2018 lúc 09:23:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
(Hình từ trang FB Đỉnh Phan Trí)
Sáng thứ năm 22 tháng 8, người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ chuyền cho nhau tấm ảnh chụp trái cầu có bản đồ thế giới, trên đó, lãnh thổ Việt Nam bị khuyết khu vực Đông Bắc. Facebooker Đỉnh Phan Trí cho biết, đại ý: Tại Ukraina, bọn Trung Quốc đang bán những quả địa cầu in tiếng Nga. Quảng Ninh đã được nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Có những facebooker như Hoa Tran Xuan săm soi kỹ hơn và phát giác thêm, lãnh thổ Việt Nam in trên trái cầu vừa kể còn mất cả vùng Đồng Văn của Hà Giang, Cao Bằng, Phú Quốc, Côn Đảo...
Chiều thứ năm 22 tháng 8, facebooker Phan Viet Hung phản hồi, trái cầu có bản đồ thế giới mà facebooker Đỉnh Phan Trí đề cập không phải do Trung Quốc sản xuất. Đó là sản phẩm của Globus Plus - một công ty ở Ukraina. Các chú thích trên bản đồ này không phải bằng tiếng Nga mà bằng tiếng Ukraina. Phan Viet Hung giới thiệu cả tên, địa chỉ, trang web của Globus Plus – doanh nghiệp chuyên cung cấp học cụ và văn phòng phẩm cho học sinh Ukraina. Theo Phan Viet Hung, những sai sót về lãnh thổ Việt Nam, thậm chí cả sai sót về lãnh thổ Trung Quốc chỉ là do sự cẩu thả của Globus Plus.
Chưa biết thông tin – nhận định của facebooker Phan Viet Hung chính xác đến mức nào (một vài facebooker tự giới thiệu là sống ở Ukraina cho biết đã gọi điện thoại kiểm tra và Globus Plus cho biết, trái cầu do Trung Quốc sản xuất) nhưng thêm một lần nữa, phản ứng của những người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ cho thấy họ không tin hệ thống công quyền Việt Nam đủ nhiệt tâm, thiện ý bảo về chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc.
***
Trái cầu với bản đồ thế giới, trong đó lãnh thổ Việt Nam không còn là hình chữ S mà giống như hình chữ J,… khiến hàng chục ngàn người liên tưởng ngay lập tức đến chủ trương lớn của Bộ Chính trị đảng CSVN về việc thành lập ba đặc khu. Đó là lý do khiến họ tin lãnh thổ Việt Nam nếu chưa khuyết hẳn khu vực Đông Bắc, chưa méo mó, dị dạng như đã thể hiện trên trái cầu thì cũng sẽ là như thế khi Luật Đặc khu được quốc hội thông qua và Chủ tịch Nhà nước ban hành. Số người nặng lời thóa mạ giới lãnh đạo đảng CSVN, lãnh đạo quốc hội, nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đông như kiến và tất nhiên không ít người nguyền rủa Trung Quốc đến mức, Lap Phuong – một thân hữu của Đỉnh Phan Trí - nửa đùa, nửa thật: Thuận mua, vừa bán nha. Nó có tiền nó thuê, nó mua. Cơ bản là bên bán chứ không phải phía mua. Không ít facebooker như Le Thi Thanh Binh tin rằng, người Việt cần phải xuống đường phản đối. Không thể để bọn chó đẻ bán nước và bọn Trung Quốc cướp nước mình dễ thế…
Ngay cả khi facebooker Phan Viet Hung được “một người anh quý mến nhờ minh xác lại thông tin đang lan tràn trên mạng, được chia sẻ nhiều, gây bức xúc, chửi bới tràn lan”, nên nhịn đói để kiểm tra và tường thuật như đã kể, nhiều thân hữu của Phan Viet Hung cũng “bán tín, bán nghi”, đặc biệt là về xuất xứ của trái cầu, bất kể Phan Viet Hung cảnh báo đừng để bị chi phối bởi “thuyết âm mưu”. Cũng có một vài facebooker như Thu Tam Nguyen – chỉ trích những người chỉ trích hệ thống công quyền: Suốt ngày chỉ chúi mũi vào săm soi vớ vẩn rồi đòi nhà nước vào cuộc vì ba cái tiểu tiết lặt vặt này. Thật lố bịch.

Dân nào bức xúc? Có chăng chỉ bọn tâm lý nhược tiểu, rỗi hơi, thích kích động mới lu loa bức xúc thôi nhé!
Có một điểm dường như Thu Tam Nguyen chưa để ý hoặc đã thấy nhưng nhìn chưa ra bản chất, đó là tại sao bọn “tâm lý nhược tiểu, rỗi hơi” càng ngày càng đông (?). Đảng thì khẳng định vẫn được toàn dân tin yêu, giao phó trọng trách lãnh đạo quốc gia, dân tộc nhưng số dễ bị “kích động” rồi “lu loa” tăng rất nhanh chứ không hề giảm.
Tại sao “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vẫn được khẳng định là phương châm bất di, bất dịch để bảo đảm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam luôn “của dân, do dân, vì dân” nhưng suốt bốn năm qua, giới lãnh đạo đảng CSVN, giới lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không trả lời Thư ngỏ của 61 lão thành cách mạng, đề nghị công khai hóa “Thỏa hiệp Thành Đô” (Tân Hoa xã và Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc từng tiết lộ một phần, theo đó: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai Đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp trong quá khứ. Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa”), “các thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền, trên Vịnh Bắc bộ, những thỏa thuận về kinh tế”… và “Tổng kết cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược”?
Chẳng lẽ 61 lão thành cách mạng ký tên vào Thư ngỏ ghi ngày 28 tháng 7 năm 2014 cũng thuộc loại “tâm lý nhược tiểu, rỗi hơi”. Ngay cả khi đúng là họ cũng thuộc loại như thế thì chuyện công bố “Thỏa hiệp Thành Đô”, “các thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền, trên Vịnh Bắc bộ, những thỏa thuận về kinh tế” và “Tổng kết cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược” lại càng cần phải làm càng sớm càng tốt. Chẳng có cách nào tốt hơn để đập tan luận điệu của các thế lực thù địch, phản động để “chúng” có “kích động” thì cũng chẳng ai “lu loa, bức xúc” nữa. Phương thức ấy vừa đơn giản, vừa hiệu quả tại sao không chọn?
Theo VOA
phai  
#2 Đã gửi : 24/08/2018 lúc 09:27:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ukraine: Ngưng bán quả địa cầu in sai bản đồ VN

UserPostedImage
Quả địa cầu bán ở Ukraine được cho là in sai bản đồ Việt Nam
Quả địa cầu bán ở Ukraine xếp nhiều tỉnh biên giới Việt Nam vào lãnh thổ TQ, và không hiển thị hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, làm xôn xao cộng đồng mạng tiếng Việt.
Trong email trả lời BBC ngày 24/8, công ty Globus Plus của Ukraine cho hay họ đã ngưng bán sản phẩm quả địa cầu in sai hình bản đồ Việt Nam.
"Chúng tôi không phải là nhà sản xuất những quả địa cầu này."

"Và, thật không may, chúng tôi không biết rằng bản đồ thế giới đã được in lỗi."
"Chúng tôi đã ngưng bán những sản phẩm địa cầu này."
"Chúng tôi xin lỗi vì sai sót này," email từ người quản lý công ty, tên Alexander, cho hay.
Tuy nhiên Globus Plus không trả lời BBC Tiếng Việt quả địa cầu có xuất xứ từ đâu.
Thông tin từ mạng xã hội
Một trong những thông tin đầu tiên về chuyện này xuất hiện trên Facebook của bạn Trực Chấp ghi là sống tại Ba Lan.
Theo đó, trên thị trường Ukraine có bán quả địa cầu 'xén' mất phần Quảng Ninh, Móng Cái của Việt Nam.
Hình ảnh quả địa cầu này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều người phát hiện ra rằng trên quả địa cầu này, một phần bản đồ của Việt Nam bị in tiệp màu với bản đồ vùng lãnh thổ Trung Quốc.
Các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang được cho là hoàn toàn biến mất, thay vào đó là ranh giới lãnh thổ của Trung Quốc.
Địa cầu này hoàn toàn không hiển thị hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền trên Biển Đông.
Theo VTC News, quả địa cầu này xuất xứ từ Ukraine, được rao bán trên một trang web mua hàng trực tuyến của nước này. Công ty sản xuất và phân phối những quả địa cầu này có tên Globus Plus.
"Những thông tin về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên quả địa cầu này đã bị nhà sản xuất cung cấp hoàn toàn sai lệch", bài báo trên VTC viết.
Tìm hiểu về Globus Plus trên website của công ty thì được biết đây là công ty sản xuất, bán và phân phối sản phẩm văn phòng, thiết bị, đồ dùng và trang phục học sinh.
Sự việc gây ra nhiều bàn cãi trong cộng đồng mạng.
Facebooker Mai Thanh Sơn bình luận:
"Trong bối cảnh Quốc Hội Việt Nam đang xem xét thông qua Luật Đặc khu, hành vi bỉ ổi này hiển nhiên thể hiện những động cơ chính trị bất minh. Vậy đề nghị bà con Việt kiều đang sinh sống/làm việc tại Ukraina kiểm tra lại, làm rõ thực hư của thông tin và chỉ mặt các thế lực đứng sau để đồng bào trong nước biết."
Ngưng bán địa cầu 'sai'
Bản đồ in thiếu cho cả Trung Quốc
Theo dịch giả Nguyễn Việt Long, việc "đổ" cho Trung Quốc vẽ bản đồ này rồi cung cấp cho Ukraine là không có bằng chứng.
Theo quan sát của ông Long, bản đồ trên quả địa cầu của công ty Globus Plus không có đường lưỡi bò ở khu vực Biển Đông.
"Phần Đài Loan cũng được tô màu khác với Trung Quốc đại lục, nghĩa là được coi là hai quốc gia riêng biệt, trái với quan điểm hiện nay của Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh của mình," dịch giả Long nói với BBC hôm 24/8.
"Tại đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, bản đồ cũng vẽ bất lợi cho Trung Quốc và trái với quan điểm của nước này. Có hai khu vực lớn tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ mà bên nào cũng nói là của mình - tranh chấp tại đây đã dẫn đến cuộc chiến biên giới năm 1962. Đó là khu vực Aksai Chin thuộc bang Jammu và Kashmir hiện do Trung Quốc chiếm, và khu vực bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ ở phía đông nước Bhutan mà Trung Quốc nhận là lãnh thổ của mình. Trên quả địa cầu thì hai vùng đó đều tô màu thuộc Ấn Độ."
"Nếu nhìn kỹ ta có thể thấy là ngay cả Mông Cổ cũng được vẽ lấn cả đất đai của Trung Quốc và Nga. Theo tôi thì đây chỉ là bản đồ được vẽ rất cẩu thả. Như vậy đây không thể là bản đồ liên quan đến chính phủ Trung Quốc," ông Long nhận định.
Theo dịch giả Nguyễn Việt Long, nếu đặt giả thuyết một cơ sở nào đó của Trung Quốc, "bất chấp quan điểm chính thống của Bắc Kinh", làm ra quả địa cầu này để bán cho thị trường Ukraine thì "cũng không đáng để ta quan tâm hay bức xúc".
"Bởi những quả địa cầu hay bản đồ như thế này không có giá trị pháp lý gì về mặt biên giới," dịch giả Long nói với BBC Tiếng Việt.
Tranh chấp 'trên bản đồ và trên mạng'
Đây không phải là lần đầu tiên tranh chấp Biển Đông được "xử lý" ở ngoài Việt Nam và Trung Quốc.

Hồi tháng 9/2017, một bảo tàng tại Anh Quốc cam kết không bán địa cầu lưu niệm có chi tiết gây tranh cãi về chủ quyền tại Biển Đông sau thư phản ánh của người Việt.
Ông Lê Trung Tĩnh, một trí thức hiện làm việc tại Anh yêu cầu thành công cam kết từ Bảo tàng Hoàng gia Greenwich là họ sẽ ngưng đặt mua thêm địa cầu được mô tả là “có đường chữ U” và ghi Hoàng Sa, Trường Sa (cách gọi của Việt Nam) theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa và Nam Sa.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.