logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/09/2018 lúc 10:52:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đứa con gái thứ nhất vung tay. Một cái tát nháng lửa vào má. Đầu nạn nhân (cũng là một đứa con gái) bật qua một bên. Những sợi tóc rối tung bay trong gió. Đứa con gái thứ nhì xấn vào. Một cú đạp vào bụng. Đứa nạn nhân ngã nhào xuống đất, cong người, hai tay ôm bụng. Đứa con gái thứ ba nhảy chồm lên người nạn nhân, đạp túi bụi lên đầu, lên mặt, lên ngực, lên bụng, lên khoảng giữa hai chân, lên đùi, lên cổ chân nạn nhân. Đứa nạn nhân quằn quại thân người, co giật hai chân, hai tay che không hết cái mặt đã bắt đầu loang máu. Màn hình giật giọng, như thể kẻ quay phim không còn giữ được bình tĩnh. Nhưng rồi màn hình lại thôi giao động. Đứa con gái thứ nhất lọt trở vào khung hình, hai tay túm tóc nạn nhân. Giằng giật như người ngư phủ điên cuồng trước mảng lưới bị rối. Đứa con gái thứ nhì khom người túm vạt áo nạn nhân, giật mạnh. Những cúc áo bung ra. Ống kính chiếu lên cao phô bày một đám nhân loại trơ mắt đứng nhìn. Miệng trò chuyện thản nhiên, những ngón tay chỉ trỏ hồn nhiên như trẻ thơ. Rồi đứa con gái thứ ba ngưng chân đạp, cúi xuống xé quần của nạn nhân. Trong thoáng chốc. Thân người trắng toát co quắp trên nền đất. Đám nhân loại chung quanh vẫn đứng nhìn, vẫn cười nói lao xao. Trong khung màn hình, vài đứa đang nhanh tay thâu hình bằng điện thoại di động. Đám đông dửng dưng quan sát. Đám đông dửng dưng như những kẻ tình cờ đi qua một góc phố, thấy có người bán thuốc dạo biểu diễn những màn xiếc rẻ tiền để dụ khách. Đám đông mất nhân tính. Đám đông không có linh hồn!
Cảnh ấy đã trở nên vô cùng quen thuộc trong trường học, ngoài đường phố, giữa công viên, trong khu chợ ở cái đất nước còm cõi mang tên Việt Nam; nghĩa là ở bất cứ nơi nào. Và cái đám nhân loại khi thấy cảnh ấy, vẫn dửng dưng đứng nhìn, như những xác chết biết đi, chẳng còn chút lương tri nào.
May mà còn một đứa còn sót chút lương tri, thâu được đoạn video ngắn ấy đem về, post lên facebook cho mọi người cùng xem. Nhưng cái đứa còn chút lương tri ấy lại thiếu đi cái phần trí khôn, bởi anh (chị) ta chú thích thế này:
“Xin mọi người chia sẻ thật nhiều để các cơ quan chức năng vào cuộc.”
Nếu bạn có một trương mục trên Facebook thì những đoạn video ngắn như thế không lạ gì với bạn. Khi nhà nước độc tài cộng sản đã nắm hết mọi nguồn thông tin và báo chí chỉ còn là những thứ cho bọn cầm quyền sai vặt, thì Facebook đương nhiên trở thành nguồn thông tin tương đối hữu hiệu. Nhưng những thông tin như trên thì ngoài mục đích “câu like” đã chẳng giúp được ai, nhất là cái người đang cong thân chịu đòn kia.
Trước hết những hành vi côn đồ như trong đoạn phim hình ngắn ấy hiển nhiên là những hành vi phạm pháp, thì lẽ ra chỉ cần một cú điện thoại, cảnh sát sẽ có mặt tại chỗ trong vài phút đồng hồ. Cần gì phải “chia sẻ thật nhiều”? và “cơ quan chức năng” là cơ quan thổ tả nào đây? Và nếu may ra có “cơ quan chức năng” nào quan tâm tới thì bọn ấy biết tìm đâu ra cái chỗ đang (hay vừa mới) xảy ra những hành vi bạo hành người khác trắng trợn đang lan tràn trên mạng xã hội như thế?
Chỉ một câu ngắn đã cào cấu vào lương tâm những người đọc có lương tri. Và làm cho những người còn quan tâm đến quê nhà phải thắc mắc. Tội phạm trắng trợn giữa thanh thiên bạch nhật, vẫn phải chụp lại, quay phim lại, phải “chia sẻ” thật mạnh để các “cơ quan chức năng vào cuộc” – cơ quan chức năng là cái quái gì? Phải chăng đó là cảnh sát, công an? Hay cơ quan chức năng còn bao gồm những tên công an chìm, mặc thường phục, những tay “hiệp sĩ” đường phố, chỉ giỏi đi bắt những người bán hàng rong thu góp từng đồng bạc? Rồi cái gì mà “vào cuộc”? Việc của bọn công an là ăn no và vác xác đi bảo vệ trật tự xã hội, thấy điều sai trái là phải tiến hành điều tra chứ còn phải chờ tiếng oán than vang lên mấy tầng mây mới chịu “vào cuộc” hay sao?
Hay họ còn chờ những phong bì (dầy cộm) để có động cơ bắt tay “vào cuộc.”
Cướp bóc, lường gạt, hành hung gây đổ máu, chém giết… là chuyện cảnh sát đương nhiên phải điều tra, có lý nào “cư dân mạng” phải “share” thật nhiều, thật rầm rộ, để nhà cầm quyền ngứa mắt mà thức giấc để “vào cuộc”!
Phải kêu gào, phải làm ầm ỹ thì các “cơ quan chức năng” mới “vào cuộc”. Vậy thì nếu không kêu rêu ầm ỹ thì chắc chẳng cơ quan nào đếm xỉa tới chuyện thực thi luật pháp.
Hay là các “cơ quan chức năng” chỉ giỏi rình mò, bắt bớ, đe dọa, khủng bố những ai dám công khai nói lên những điều trái tai gai mắt của nhà cầm quyền? Còn những chuyện phạm pháp khác thì “mặc kệ chúng bay!”
Nói đến chuyện “vào cuộc”, tôi chợt nhớ những ngày đám răng đen mã tấu mới đem xe tăng vào Sài Gòn, và ấp dân sinh nơi tôi vẫn sống được cắm trụ bởi một đồn công an. Những tên áo vàng ban ngày đi “kinh lý” khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm hiểu coi nhà nào có những ai, và ở đâu có những gì, tối về biên soạn lệnh bắt. Một ngày nọ, đồn công an phường đem tới cho cô em gái tôi (lúc ấy chưa tròn mười lăm tuổi) một bức thư. Trong bao thư có một tờ giấy mời, yêu cầu con bé đến trình diện tại đồn công an phường “lúc 8 giờ tối, lý do: cho biết sau”. Những chữ để trong ngoặc kép cho đến bây giờ – hơn mấy thập niên trôi qua – tôi vẫn không quên được. Không thể nào hình dung ra cái chuyện người ta có thể bắt một cô gái đến trình diện đồn công an lúc tám giờ tối và lý do thì “cho biết sau”.
Con bé em đem tờ giấy ra hỏi ý kiến tôi, tôi bảo không đi đâu hết. Và chúng tôi chờ lệnh gọi kế tiếp nhưng mãi cho tới hôm nay – mấy mươi năm trôi qua – vẫn không thấy. Gã công an cho lệnh gọi con bé em tôi ngày hôm ấy bây giờ ở đâu? Làm tới chức gì rồi? Có bao nhiêu ngôi biệt thự? Có bao nhiêu con Mẹc? Có bao nhiêu chân dài phục vụ? Đã có giấy tờ thường trú hợp pháp ở Canada, ở Mỹ chưa? Và nhất là đã đạo diễn bao nhiêu vở tuồng bị can treo cổ tự tử trong đồn “công an nhân dân”?
Trên môi trường thông tin của Facebook, người ta thấy không ít những đoạn video phô bày hành vi người dân (côn đồ) đánh đập người dân (không côn đồ); trong ấy, kẻ bị đánh chỉ biết co rúm người lại, năn nỉ, van xin, trong khi kẻ đánh thì hung hăng tát đấm thẳng tay, đá đạp hết sức mình.
Bạn có khi nào nhận định như tôi rằng ở đất nước Việt Nam mình bây giờ ở đâu cũng chỉ có hai loại người: kẻ áp bức và người chịu áp bức. Bọn cầm quyền có súng đạn thì áp bức người dân tay không. Rồi giữa những kẻ tay không cũng có kẻ trang bị chất côn đồ và đi áp bức kẻ khác. Những kẻ trắng tay (nghĩa là không trang bị chất côn đồ) thì cúi đầu chịu áp bức. Cứ thế, người ta cúi đầu trước kẻ mạnh, và bắt nạt kẻ yếu hơn. Xã hội trở thành chốn dung thân của một bầy thú dữ.
Tôi tự hỏi trong đoạn video có kẻ côn đồ và kẻ bị áp bức kia, giả thử kẻ bị áp bức thay vì ôm đầu máu chịu trận, cầu xin kẻ côn đồ nhủ lòng thương thì vùng lên chống lại tới cùng. Nếu mình quyết tử dù mình có mất mạng thì tên côn đồ – không ít thì nhiều – cũng thân tàn ma dại và không còn khả năng hành xử côn đồ với ai khác. Và nếu những sự “vùng lên” như thế xảy ra thường xuyên hơn thì tôi tin là những kẻ côn đồ sẽ dần bớt đi, và xã hội cũng mong giảm dần đi sự áp bức.
Và những kẻ “chỉ cầu xin hai chữ bình an” mới có cơ hội sống an lành.
Cái sự vùng lên ấy cũng áp dụng luôn cho bọn cướp cạn trong cái tổ chức có tên Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Cộng ngày hôm nay, và sẵn đà, áp dụng luôn ở ngày mai cho quân Tàu một khi chúng trở thành kẻ thống trị trên quê hương Việt Nam.
Và dường như ý nghĩa của hai chữ “bất khuất” là như thế, bạn của tôi ạ.
Chú thích: Con Mẹc: tiếng lóng trong nước dùng để gọi xe Mercedes.
Khúc An
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.