logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/09/2018 lúc 08:52:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung, ai sẽ thắng ai ? ( Ảnh mang tính minh họa) REUTERS/Thomas Peter/File Photo

« Đối phó với Trump, Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh lạnh », đó là tựa đề bài phân tích của thông tín viên nhật báo Les Echos tại Bắc Kinh. Bị bất ngờ trước chiến tranh thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng, nay Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc xung đột trường kỳ và đa dạng.
Les Echos nhắc lại, mùa hè vừa qua ông Tập Cận Bình vốn xuất hiện thường xuyên trên báo chí, bỗng biến mất trong suốt hai tuần lễ. Nhà lãnh đạo mà mức độ tôn sùng cá nhân tương đương với thời kỳ Mao Trạch Đông, bận dự hội nghị Bắc Đới Hà. Một hội nghị về mặt chính thức không hiện hữu, nhưng mọi người đều biết rằng các đường hướng kinh tế, chính trị quan trọng được vạch ra tại đây. Tuy không có gì được tiết lộ, nhưng chắc chắn chương trình thảo luận tập trung cho cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Bắc Kinh ngỡ rằng đã « dỗ dành » được Donald Trump với lời hứa sẽ mua hàng tỉ đô la hàng hóa của Mỹ, nhưng nay đành phải từ bỏ hy vọng nhanh chóng kết thúc xung đột. Ngược lại, cuộc chiến tranh thương mại sẽ còn leo thang trong những ngày tới : Washington cho biết muốn đánh thuế thêm 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc.
Cho dù Bắc Kinh dọa sẽ ăn miếng trả miếng, đây là một đòn nặng cho người khổng lồ châu Á. Vẫn rất lệ thuộc vào xuất khẩu, Trung Quốc thiệt thòi nhiều trong trò chơi đánh thuế qua lại hàng hóa của nhau. Lý do hết sức đơn giản : lượng hàng nhập từ Mỹ chỉ bằng một phần tư so với số 506 tỉ đô la hàng Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ hàng năm, và ông Donald Trump không loại trừ khả năng đánh thuế toàn bộ.
Thị trường tài chính hoang mang, đồng nhân dân tệ sụt giá, Bắc Kinh đành phải thay đổi chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng. Mục tiêu chống rủi ro tài chính đành trở thành thứ yếu, và một số nhà quan sát lo ngại nền kinh tế Trung Quốc sẽ nóng lên trở lại, khi nợ nần đã vượt quá 260% GDP.
Ban đầu bị bất ngờ trước quyết tâm của Donald Trump, nay Trung Quốc chấp nhận một cuộc chiến lâu dài và mở rộng với Hoa Kỳ. Báo chí nhà nước Trung Quốc lâu nay vẫn đắc chí xỏ xiên sự bất nhất, tự làm hại mình của tổng thống Mỹ ; nay coi sự tấn công của Washington không chỉ có mục đích làm giảm thâm hụt thương mại, mà nằm trong một chiến lược tổng thể nhằm ngăn chận đà tiến của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Long Quốc Cường (Long Guoqiang), một trong những nhà kinh tế nhiều ảnh hưởng nhất, trong một bài viết đăng trên Nhân Dân Nhật Báo nhận định Hoa Kỳ coi Trung Quốc là người « cạnh tranh chiến lược », như trước đây từng chận bước Liên Xô. Bắc Kinh nay cho rằng xung đột thương mại chỉ là cái cớ, đây là tiền đề của một cuộc chiến tranh lạnh mới mà Trung Quốc phải đối phó và không thể nhường bước. Cơ quan tư vấn Trivium ở Bắc Kinh nhận xét : « Các lãnh đạo không còn coi đây là cuộc đấu đá thương mại, mà là sự tấn công vào mô hình kinh tế chính trị Trung Quốc ».
Kế hoạch Made in China 2025 nhằm nâng Trung Quốc lên hàng đầu thế giới về công nghệ mới, bị Washington coi là biểu tượng của tham vọng hất cẳng Thung lũng Silicon. Và bao trùm lên tất cả : trong khi Donald Trump hứa làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, thì Tập Cận Bình khẳng định « giấc mơ Trung Hoa » và mục tiêu « đại phục hưng ». Ông Tập liên tục nhấn mạnh ngôi vị hàng đầu thế giới của Trung Quốc, trong lúc quyền lực cá nhân của ông đã được tăng cường.
Giờ đây tại Trung Quốc đã có một số tiếng nói cho rằng sự huênh hoang về sức mạnh kinh tế và địa chính trị chỉ làm Hoa Kỳ thêm nghi ngại. Báo chí Hoa lục đã được chỉ thị không nhắc đến kế hoạch Made in China 2025 – một động thái mà theo Les Echos là chưa đủ để làm dịu bớt căng thẳng với Mỹ.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.033 giây.