logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/09/2018 lúc 09:05:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi có người bạn quen biết từ bức điện thư anh đã gởi về toà soạn và nhờ chuyển cho tôi. Chúng tôi cùng trạc tuổi với nhau nên người đọc và người viết cùng thời có phần dễ gần nhau hơn. Rồi tình thân theo thời gian thân tình giữa người viết và người vẽ khi tôi biết ra anh là họasĩ. Tranh của anh bàng bạc nỗi lòng người xa quêtrong không gian sống hiện đại và hối hả ở Mỹlà điều tôi cảm nhận được qua màu sắc, nét cọ… như anh vẽ một góc trường đại học ở Mỹ từ góc nhìn của người quét dọn hành lang.
Những thầy cô và sinh viên người Mỹ trong trường rất thích cảnh mùa thu về trường của họqua nét cọ của anh, không ai thấy những nhát chổi trong mùa thay lá nhuốm mồ hôi của người quét dọn muốn quét đi quá khứ đời mình, nhưng ký ức của người vẽ đã vô thức bàng bạc gởi trong màu sắc một vùng quê thương nhớ đã mù khơi… Tôi cũng thường gởi đến anh những tùy bút bất chợt một cảm xúc; những đoản văn không có bắt đầu nên không có kết thúc như tôi đứng xem duyệt binh ngày quân lực Pháp bên Paris, tôi thấy vua Quang Trung trên mình voi cao với ba quân tướng sĩ tung hoành oanh liệt.
Khi những chiếc máy bay bay trên trời Paris thả khói màuthì cụm mây trắng như chiến bào bị ánh nắng mặt trời xuyên qua làm đỏ hoe màu máu, Nữ tướng Bùi thị Xuân vừa trúng một đao. Tử mạng. Cây trường thương xuyên qua lồng ngực tôi chỉ là tia nắng xuyên qua được cụm mây nhưng là cả lịch sử chống ngoại xâm anh dũng của tiền nhân chỉ còn lại kẻ hậu thế lang bạt chân trời góc biển… Trời ơi! Ai mà hiểu cho chữ nghĩa hoang hoải của người biệt xứ ngoài người quét dọn hành lang thường nói với tôi, “thỉnh thoảng tôi đọc lại sử Việt nam ông ơi! Sống bên Mỹ này riết, chỉ biết đời tổng thống nào rồi tới tổng thống nào của Mỹ.
Trong khi đời vua nào tới đời vua nào trong lịch sử Việt nam thì chúng ta quên tiệt!” Cứ thế, hai người bạn chưa bao giờ gặp nhau màchia sẻ vui buồn cuộc sống hải ngoại, tâm tư tình cảm qua điện thư, điện thoại những hôm cuối tuần, thậm chí cuối ngày có chuyện vui hay kém vui mà có thời giờ thì cũng kể lể nhau nghe cho khuây khoả…
Chúng tôi vẫn đùa giỡn với nhau khi gọi nhau là “cái thùng rác của tôi”. Nghĩa là nơi để trút bỏ những phiền muộn trong cuộc sống. Từ anh, tôi cảm nhận ra đời sống gia đình và xã hội thì dường như ai cũng như nhau với những lo toan cơm áo gạo tiền, tương lai con cái, bất đồng vợ chồngvì mỗi người di dân tiếp nhận đời sống mới khác nhau. Nhưng có một người bạn lắng nghe và chia sẻ cũng làm cho phiền muộn trong lòng vơi đi nhiều. Hay khi nghe đầu dây bên kia tức giận, “Ông rảnh không? Tui đổ ông mớ rác.
Tức quá!” Khi tôi trả lời: “rảnh” thì anh giận dữ chuyện con anh không nghe lời cha, vợ lại bênh con chứ không đứng về phía chồng để dạy con cái lớn rồi, sống phải biết tiết kiệm. Thời gian rảnh ở trường thì đi giúp đỡ cho người già trong viện dưỡng lão, hay đi dạy học cho trẻ em chậm phát triển; chứ đừng có rảnh là lo đi chơi, sung sướng bản thân…” Nhưng giọng anh đã dịu xuống, bớt giận dữ khi nghe tôi phân tích chuyện mẹ nào chẳng thương con, muốn con được nghỉ ngơi, vui chơi sau đợt học thi mờ mắt, thiếu ngủ trầm trọng. Vấn đề cần ở anh sự nhỏ nhẹ, khuyên giải thì anh lại nóng giận…”
Từ anh bạn chưa bao giờ gặp mặt nhưng qua trò chuyện với nhau. Tâm lý người đàn ông trong nhà mình không còn cảm giác ốc đảo cô đơn vì không ai thấu hiểu! Chúng tôi là cái thùng rác của nhau chẳng tốn kém gì ngoài ít thời gian lắng nghe và chia sẻ mà lại trút bỏ được những bực bội khó nói, muộn phiền khó nuốt ngay trong gia đình mình, ở chỗ làm, ngoài cộng đồng, trong xã hội…

Nhưng khi tôi đến thăm anh thì quen biết thêm người bạn hàng xóm với anh là một kỹ sư người Việt. Anh hàng xóm đồng hương này ngang tuổi với chúng tôi nên rất dễ gần mà anh lại vui vẻ, tốt bụng. Một tấm lòng đáng quý khi nghe anh tâm sự những trăn trở về quê nhà trong lòng đứa bé biệt xứ từ nhỏ khi theo gia đình di tản năm 1975. Anh học trường Mỹ, chơi toàn bạn Mỹ, và làm việc cho Mỹ vì anh sinh sống ở Bắc Mỹ nên ít người Việt để tiếp xúc. Không ngờ người bạn còn rất Việt trong tâm tư, dù rất Mỹ trong đời sống hằng ngày lại phản đối tôi với anh họa sĩ, anh không đồng ý cho bạn bè sao lại gọi nhau là, “cái thùng rác của tôi”. Bạn bè phải gọi nhau là chai rượu quý, bình trà thơm của tôi mới phải chứ?!
Tôi rất quý mến hai người bạn đồng hương xa xôi này vì gặp họ như gặp lại chính mình ngày xưa vô tư với bạn học, vui cười thoả thích, cả ngày rong chơi với nhau đi thăm thú nhiều nơi, xem viện bảo tàng, vô dinh thống đốc tiểu bang cho biết cái phòng thống đốc tiếp người dân thường khi có việc phải gặp ngài thống đốc. Trời ơi! Ở cái xứ tôi phải bỏ nước ra đi thì ba trăm năm nữa không biết nơi công quyền mới có cái phòng này hay ba ngàn năm nữa vẫn là không?! Hưng phấn với tự do dân chủ không phải là cái bánh vẽ ở quê người nên chúng tôi đi uống bia nghe nhạc ngoài đường phố thật thích thú, những nhạc công, nhạc sĩ hè phốkhông xin tiền, không xin ai thương xót họ mà xin mọi người thương xót nhau qua âm nhạc không biên giới, không màu da, chủng tộc… Chiều tối, chúng tôi về nhà nấu ăn, cụng ly rôm rả…
Một kỳ nghỉ lễ Giáng sinh thật ý nghĩa đối với tôi từ khi sang Mỹ đã mấy mươi năm chỉ biết vác máy ảnh đi chụp hình ở nhà thờ, đêm thánh vô cùng trở về nhà thường lặng lẽ một mình ngồi viết bài phóng sự địa phương cho báo nhà. Sự chia sẻ với độc giả muôn phương từ cảm nghĩ đến tâm tư người viết bài, niềm tin ơn trên lẫn lời thì thầm cầu nguyện cho mọi người được sống an vui trong tình thương yêu vô biên của thượng đế… Tất cả đều có thể trải lòng trên trang viết nhưng những muộn phiền trong tâm tư riêng mang thật không biết chia sẻ cùng ai để vơi đi những khắc khoải trong lòng người viễn xứ trước thời cuộc, quê nhà…
Tôi nhớ lắm kỳ nghỉ lễ Giáng sinh năm ấy vì hôm chia tay thật đáng nhớ trong đời chia xa nhiều hơn sum họp. Các bạn tặng tôi từ laptop để viết lách, tới mũ, áo, quà lưu niệm đã mua trong lúc rong chơi, tới đôi giày đang mang trong chân anh kỹ sư cũng cởi ra cho luôn vì tôi khen đôi giày đẹp, nhờ hai bạn chở tôi đi mua một đôi thì lại gặp hôm tiệm giày đóng cửa nghỉ lễ. Bạn đàn ông với nhau mà anh kỹ sư còn mua cả vòng vàng, dây chuyềnlàm quà gởi tặng cho hiền nội nhà tôi… Nói chung, trên đường ta bà rong chơi cuối năm của ba tên không tổ quốc, anh kỹ sư thấy tôi để mắt đến món gì thì anh nghĩ là tôi thích món đó, nhưng túi tiền nhà báo chỉ đủ mua vé vào xem những nơi triển lãm là cùng. Nghĩ đến tấm lòng của anh mà thành nợ ân tình vì đang vui chơi ở đâu đó, anh lại có việc riêng phải đi lo công việc một chút… về sau mới biết là anh đi mua những món tôi để mắt tới để làm quà cho tôi và gia đình. Cảm ơn anh thật nhiều và cả bữa ăn thân tình xa quê của chị nhà đã khoản đãi người viết tiếng Việt này dù chị không đọc được tiếng Việt.
Anh hoạ sĩ tặng tôi mấy bức tranh thật nhiều kỷ niệm vì hôm trò chuyện với nhau qua điện thoại, tôi ví cuộc đời bọn mình như cánh vạc bay, gặp gỡ quen biết nhau trong đời như đêm may có vầng trăng bầu bạn với cánh vạc cô đơn nơi xứ lạquê người. Mai nắng lên. Trăng lặn. Nhưng trăng lại mọc giữa trời đêm để bầu bạn với những cánh vạc đã lạc mất quê nhà… Rồi thì tôi lại gọi thăm anh, sang chơi với anh khi có thể… Và điều mong muốn qua phôn là thực tế, “Đừng làm tôi khó xử đến không dám sang thăm hai ông nữa! Làm ơn cất lại số tiền mà ôngcứ nhất định cho tôi để mua vé máy bay, bay sang đây chơi…”
Tôi nhận quà hào phóng từ người bạn khá giảbởi hai vợ chồng cùng là kỹ sư lâu năm, mỗi năm họ làm ra được mấy trăm ngàn nên chẳng áy náy gì hết khi đã xem nhau là bạn bè. Nhưng đồng lương giờ ít ỏi của anh bạn họa sĩ phải làm hai việc làm cùng ngày để giúp con học dược sĩ thì không thể nhận những đồng đô la mồ hôi, tóc bạc da mồi trước tuổi đời của bạn nghèo. Nhưng tôi nhận bức vẽ cánh vạc bay đêm trăng để làm kỷ niệm cho hôm uống bia qua điện thoại với nhau tới trời về sáng mới tạm biệt. Hôm khác, cuối tuần,lúc tôi đang tưới mấy gốc đậu bắp sau nhà. Vừa lúc anh gọi uống cà phê sáng cuối tuần qua điện thoại, nên tôi tả màu vàng kiêu sa của hoa đậu bắp trong nắng sớm. Anh bảo tôi chụp tấm hình hoa đập bắp gởi cho anh xem có thật đẹp như tôi tả hay không? Không ngờ anh vẽ tặng tôi bức tranh “hoa đậu bắp nhà bạn” thật ý nghĩa…
Tôi cứ lưu luyến ân tình của ba người bạn đã sống hơn nửa đời mới gặp nhau, lại gặp ở nơi xa tít quê nhà nên chỉ ngồi nhâm nhi lại ký ức của thằng nhỏ người Phú Yên, hai thằng con nhà người bắc di cư nên ký ức càng xa mù với những chuyện kể về nguyên quán của cha mẹ … Ơn trên cho chúng gặp nhau thật lòng qua món quê anh, món quê tôi… để tôi làm! Món nào cũng dở hơi như những thằng người lạc mất quê hương từ tuổi nhỏ nên món nhớ quê nào cũng mặn khan, nên văn bằng, danh tiếng ở quê người lạt thếch đến đũa không buồn gắp, sao gắp hoài không hết hoài niệm về quê xa khi đầu đã bạc.
Sự thật tình đối xử với nhau là của hiếm trong đời sống thân quen với giả dối, đãi bôi, nói ra câu thật lòng chỉ để cho người ta cười mình. Sống trong xã hội không thật đến quen miệng nói láo vì nói láo người khác lại dễ tin mình hơn là nói thật! Câu chuyện của anh họa sĩ lúc nửa đêm mà hai anh em còn đánh bóng bàn với nhau trên lầu nhà anh làm bằng chứng cho thời đại chúng tôi đang sống! Bà Hội trưởng Hội phụ nữ nơi anh ở đã hỏi họa sĩ nghĩ gì với chiếc áo dài mùa xuân của bà mới mặc lần đầu? Anh chỉ thấy cây chả lụa mới ra lò căng cứng trong lá gói. Nhưng lại được bà hội trưởng hết lời khen là anh họa sĩ khéo ăn nói như nét cọ của anh! Vì anh đã trả lời bà Hội trưởng, “Năm nào chị cũng làm lu mờ hết đám cháu gái trong cộng đồng người Việt của mình với những chiếc áo dài độc đáo của chị…” Anh thà để đám cháu gái trong cộng đồng chê cười mắt nghệ thuật của chú hoạ sĩ đồng hương vì bà Hội trưởng Hội phụ nữ cũng đã chân trên đời kém cỏi hơn chân dưới mồ vì tuổi tác! Thôi thì cứ nói một lời hổ thẹn với mình thay cho lời chia buồn cùng tang quyến của người dồng hương cũng chả sao…!

Từ những người bạn đã quá nửa đời người mới gặp nhau. Biết bao giờ gặp lại khi mới bước sang tháng chín mà tôi đã đặt vé máy bay cho kỳ nghỉ Giáng sinh năm nay để đi thăm những người bạn cũng chưa bao giờ gặp mặt. Lại thêm một năm lỗi hẹn với hai người bạn chân thành hiếm có.
Sáng nay tôi ngồi nhìn hai bức tranh “cánh vạc bay”, và “hoa đậu bắp nhà bạn”… sau khi đặt vé máy bay bay về bờ tây nước Mỹ chứ không qua bờ đông. Lòng riêng tạ lỗi thất hứa với bạn bè nhưng hiểu được trong mối quan hệ giữa người với người, việc tranh luận không thể tránh khỏi, nhưng việc có thể là tránh hơn thua. Anh kỹ sư có lý do riêng để tôn trọng, thương mến bạn bè như chai rượu quý, bình trà thơm. Tôi với họa sĩ có lý do riêng khi gọi nhau là “cái thùng rác của tôi”. Khi nghĩ về hai người bạn thương mến mình không hết, tôi luôn tự thú nhận với mình là ta đã sai. Cãi nhau, những người trong cuộc đều thất bại, chỉ khác nhau ở mức độ thất bại mà thôi.Khi xảy ra tranh luận, bản năng tranh thắng lấn át, người ta dùng hết khả năng lý luận của lý trí. Trong khi cốt lõi của tình cảm, tình bạn, tình người là tính khiêm nhường và lòng độ lượng.
Trong khi tranh luận là cuộc chiến của lý trí; cuộc công kích đối phương để bảo vệ lập trường, đến mức độ nhất định, người ta không còn cãi nhau để phân biệt đúng sai nữa mà chỉ hướng đến chiến thắng. Nhưng khi bình tâm, chúng ta phân tích khách quan ra mới thấy mình bị chính cảm xúc của mình lừa bịp, xỏ mũi. Từ đó hiểu ra cảm xúc của bản thân là tên bịp bợm khôn lường, kẻ thù thực sự khi chúng ta tranh luận không phải là đối thủ, bạn bè,mà chính là cảm xúc của chúng ta.Bản năng giành thắng dù không biết để làm gì sau đó nên hối hận.
Suy ra, bản chất của cãi nhau là dùng sai trật của người khác và cố chấp của mình để trừng phạt bản thân. Không có người thắng trong mọi cuộc tranh luận mà chỉ thua ở mức độ khác nhau vì nét riêng, sự độc đáo, đặc biệt của mỗi người không chỉ là bề ngoài mà chính ở nội tâm khác biệt. Chỉ cần trong tâm luôn suy nghĩ lương thiện, tự nhiên, chúng ta sẽ trở nên đẹp đẽ hơn tranh luận vì sự chân thành của con người không đến từ những lời lẽ hoa mỹ, lý luận logic, mà là từ tâm hồn thuần khiết. Thiện ác chỉ cách nhau ở một niệm nhưng khác biệt vạn dặm.
Sống ở đời không cầu hư danh, chỉ cần không thẹn. Không hám lợi để còn tâm an để thanh thản, tự tại… lời nói sẽ thiện, việc làm sẽ lành. Tranh luận với người dưng đã là không tốt thế mà đôi khi tranh luận cả với người thương quý mình?! Giữa người với người, ngôn ngữ không phải là phương cách duy nhất để biểu đạt. Đôi khi chỉ cần một ánh mắt thiện ý, một nụ cười bao dung, một hành động khiêm nhường… đều có thể khiến nhân tâm đôi đàng ấm áp. Hà cớ phải tranh luận? Cần gì quan tâm tới đánh giá của người khác để xảy ra những cuộc tranh luận vô vị. Lời văn hay nhất là vô tự, lời nói ý nghĩa nhất là vô ngôn sẽ không bao giờ làm tổn thương người khác. Đời sống có lý lẽ cao cả là không so đo để tránh làm tổn thương cảm xúc, không tranh luận, tránh được họa vào thân, giữ được hòa khí…
Dẫu không có điều gì đáng tiếc xảy ra ngoài cuộc tranh luận mang tính kỷ niệm nhiều hơn giận hờn.Nên lần sau sang thăm hai người bạn, tôi sẽ nhường nhịn hơn để tránh những hối hận không cần thiết. Tranh luận vô vị, tựa như hai người đổ rác vào nhau, khiến tinh thần hao tổn lại tổn thương thân thể là chuyện tôi với kỹ sư. Tôi sẽ gọi anh là chai rượu ngon, bình trà qúy vì đã như hai người đổ rác vào nhau. Nhưng họa sĩ mãi là cái thùng rác của tôi vì từ đầu tôi đã là thùng rác của anh.
Cuộc sống rất đơn giản khi ta sống cho giây phút hiện tại vì sang phút sau, giây phút giây trước đã mãi mãi là quá khứ, chỉ tồn tại trong ký ức mà không thể vãn hồi. Buông bỏ và độ lượng, bao dung bạn bè là thương mình.
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.137 giây.