logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/09/2018 lúc 08:35:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ít lâu nay ở Việt Nam nẩy sinh phong trào thi đua nói về “dân chủ” và “đa nguyên đa đảng” để chống lại những “xuyên tạc” đòi hỏi đảng phải từ bỏ độc quyền lãnh đạo và trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân qua bầu cử tự do.

Người đầu tiên phải kể là ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Ông nói cách nay hai năm rằng: “Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không? Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, bởi một đất nước mà không kỷ cương thì không thể phát huy được dân chủ.” (Tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 28-01-2016 tại Trung tâm Báo chí, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội). 

Khi ấy, ông Trọng vừa tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Phiên họp đầu tiên của Khóa đảng XII, và đó là đáp số của câu hỏi do Thông tín viên Pháp, AFP (Agent France Press) đặt ra: "Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam sẽ phát triển giàu mạnh và dân chủ hơn không?"


Hơn hai năm sau, chứng độc đoán của ông Trọng đã vạ vào miệng ông ngày 17/06/2018, khi ông gọi hàng trăm ngàn người dân biểu tình chống Luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu trong hai ngày 10 và 11 tháng 06/2018 từ Sài Gòn ra Hà Nội và tại nhiều thành phố khác, là: "thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta...", "Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả" (theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)


Trong số những người xuống đường biểu tình có cả trẻ em, phụ nữ chân quê, dân lao động, người già, Tu sỹ và nhiều trí thức giỏi và chân chính hơn ông Trọng mà ông cả gan gọi họ là “bất hảo cả” thì ông Trọng có “độc đoán” và “chuyên quyền” không? 


Cũng trong lần họp báo ngày 18/01/2016, ông Trọng còn khoe về kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Khóa đảng XII: “Quy trình bầu cử thực hiện đúng theo quy chế; trong đó phát huy tinh thần dân chủ khi bỏ phiếu kín biểu quyết đối với những trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử.”


Ông nói: “Có sự kết hợp giữa danh sách giới thiệu của khóa trước với danh sách đề cử, ứng cử tại Đại hội XII. Cũng có trường hợp do Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử; lại có trường hợp Đại hội giới thiệu và trúng cử. Như vậy, Đại hội dân chủ đến thế là cùng, không có dân chủ nào hơn. Đại hội đã biểu thị rõ tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ.” 


Đó là thứ “dân chủ trong đảng” với nhau. Nhân dân không can dự vào việc này nên khoe cũng bằng thừa. 


Cũng như trước đây, khi Hồ Chí Minh, người lập ra đảng CSVN hô hoán rằng: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” là ông ta muốn cho dân nghe khoái lỗ tai thôi. Thực chất, như lịch sử đã chứng minh cho đến tận khóa đảng XII thời Nguyễn Phú Trọng, dân chưa được làm chủ đất nước bao giờ mà chỉ được ăn những chiếc bánh vẽ trên giấy. 


Nhưng đảng đã thẳng tay giành quyền của dân cho bản thân lãnh đạo. Chẳng hạn như đảng chưa hề được dân bỏ phiếu bầu cầm quyền, hay ủy thác chọn lựa thể chế bao giờ mà cứ viết “tự nhiên như người Hà Nội” trong Điều 4 Hiến pháp 2013 rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” 


Hay, như trong Điều 53 khi nói về quyền làm chủ đất đai, đảng cũng hớt tay trên ngay trước mắt người dân. Điều này viết: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”


Như vậy thì dân chủ ở đâu, người dân là chủ nhân của đất nước hay là nô lệ của đảng?


Ăn gì-nói bừa? 


Ấy thế mà mới cách nay 8 năm thôi, mọi người đã phải thất kinh khi đọc bài viết rất hồ hởi để tự ca dân chủ ở Việt Nam của bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước. 


Khi ấy, bà viết trên báo Nhân Dân ngày 05/11/2011: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội.”


Giờ dây, mọi người lại phải nghe ông Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tú lý luận kiểu giở ngươi rẳng: “Chủ nghĩa đa nguyên là sản phẩm của giai cấp tư sản với thế giới quan phi khoa học, trái với chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn mãi xác định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Chính điều đó đã, đang và sẽ mãi bảo đảm cho Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng chính trị duy nhất tồn tại, vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Do vậy, ở Việt Nam không cần sự tồn tại của chủ nghĩa đa nguyên - một thứ cơ sở lý luận cho việc thực hiện chế độ đa đảng.”


Như cá gặp nước, ông này còn vung tay quá trán khi nịnh đảng: “Thứ hai, trên phương diện thực tiễn: Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử; là ý nguyện của nhân dân Việt Nam.” (Bài đăng Tạp chí Tuyên giáo số 7/2018).


Nhưng lịch sử nào đã chọn đảng CSVN lãnh đạo đất nước hay nhân dân Việt Nam đã bị phong trào Việt Minh, do Hồ Chí Minh lãnh đạo, đánh lừa trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập rồi sau đó cướp chính quyền hợp pháp từ tay Thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945?


Có giỏi, các nhà viết lịch sử Cộng sản hay đội ngũ tuyên truyền Tuyên giáo hãy chứng minh “ý nguyện của nhân dân Việt Nam” khi ấy là nhân dân nào đã trao quyền cho ông Hồ Chí Minh, vào lúc chính phủ Trần Trọng Kim và triều đình Huế của Vua Bảo Đại không có vũ khí và quân lính bảo vệ (!?)


Chỉ sợ mất quyền


Ngoài lập luận trên, tuyên giáo đảng tiếp tục loan truyền các bài viêt bảo vệ quyền cai trị độc tôn cho đảng và chống phá tư tưởng đòi thiết lập nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân, thay cho chính phủ dân chủ trá hình CSVN.


Bằng chứng như bài viết của Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng trên Báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) ngày 18/01/2011. 


Ông Hưởng đã lu loa rằng: “Toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”.


Ăn nói như thế mà ngửi được à? Nhân dân nào chọn Đảng lãnh đạo và Chủ nghĩa Cộng sản? Quyền tự do của dân ở đâu và hạnh phúc ở chỗ nào trong hoàn cảnh kinh tế hay chính trị hiện nay? 


Ai cũng biết dân Việt Nam không có tự do báo chí và tự do tư tưởng, không có quyền lập hội, hội họp hay biểu tình như Hiến pháp quy định. Mọi sinh hoạt của dân bị kiểm soát, kể cả tín ngường, tôn giáo. Họ bị đàn áp khi biểu tình bày tỏ nguyện vọng hay khiếu kiện đòi công bằng. 


Thậm chí dân còn bị đàn áp dã man khi xuống đường biểu tình chống Tàu xâm lược hay lên án lính Tàu bắn giết, đánh đập hay ngăn chặn, đâm chìm tàu dánh cá của ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông.


Về kinh tế, thu nhập đồng niên của người Việt Nam chưa tới 3,000 dollars/năm, đứng áp chót trong số các nước Đông Nam Á. Trong khi các quan chức Cộng sản lại giàu to nhờ tham nhũng và mánh mung quyền lực. Có khoảng 23,000 du học sinh Việt Nam theo học tại Mỹ, nhưng đa số là con ông cháu cha. Hàng ngàn tư bản đỏ cộng sản đã mua tài sản ở nước ngoài, phần lớn tại Mỹ, bẳng tiền mặt, có căn nhà cả triệu dollars. 


Nhu vậy thì thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của nhà nước CSVN đã rõ như ban ngày mà tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng vẫn nhắm mắt bệnh vực cho chế độ độc tài, phản dân chủ và bất lực trước kẻ thù phương Bắc của đảng để chống nhân dân đòi dân chủ chế độ. 


Ông xuyên tạc rằng: “Luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. 


Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo các nước phương Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản.” 


Hậu quả, theo hù họa phản động của ông Hưởng thì: “Điều dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân, nhân dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Rút cục, Việt Nam không còn là đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội; mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta bị tiêu tan.”


Như vậy, chỉ vì sợ đảng tan và mất độc quyền lãnh đạo, và tất nhiên có khối kẻ Tuyên giáo mất bổng lộc nên ông Hưởng đã dọa tiếp rằng: “Cần nhớ lại một bài học đau xót và thấm thía về thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên Xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hoá”, “dân chủ hoá”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội, lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong mưu đồ chống phá và dẫn đến làm tan rã, đổ vỡ chế độ Xô Viết.”


Huyênh hoang như thế rồi ông ta lại phân bua: “Ở Việt Nam không thực hiện chế độ đa đảng không phải vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh... 


Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”


Nếu đã ăn chắc như thế thì liệu ông Hưởng và những cái loa Tuyên giáo có dám xúi đảng thực hiện cuộc trưng cầu ý dân, có Quốc tế và Liên hợp quốc kiểm soát, xem có mấy phần trăm dân còn muốn cho đảng tiếp tục cai trị và áp dặt chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản Mác-Lênin ở Việt Nam? 


13.09.2018
Phạm Trần 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.149 giây.