logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/09/2018 lúc 11:14:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Di dân không mới mẻ xa lạ với lịch sử loài người. Còn nhớ từ xa xưa từng chép trong kinh thánh, cha mẹ Chúa Jesus phải đưa Ngài qua Ai cập lánh nạn khiến Vua Herod tức giận giết hết các em nam con đầu lòng phòng ngừa hậu họa. Đó là là một ví dụ rất cổ xưa. Gần như di dân đối với lịch sử loài người chúng ta gần như là qui luật di chuyển vì hoàn cảnh khá tự nhiên.
Vâng. Tại sao nói di dân là một qui luật di chuyển vì hoàn cảnh sống khá tự nhiên, bởi sau nhiều ngàn năm trôi qua, di dân vẫn (và mãi mãi) là một bộ phận quan trọng của đời sống con người. Nhìn lại, quan sát từ chung quanh, đến thú vật còn di chuyển theo mùa. Chim chóc, cá biển… chúng di chuyển khi nhiệt độ giữa các vùng của địa cầu thay đổi vì trục quả đất nghiêng (mỗi chu kỳ 40,000 năm dao động từ 22.1 đến 24.5 độ) tạo ra hiện tượng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khiến hai cực bán cầu trái đất có mùa lạnh và mùa ấm.
Vâng. Di dân gần như là chuyện hiển nhiên vì nó có chức năng van xả cứu nguy cho nhiều số phận trong hoàn cảnh cơ nhỡ. Tất nhiên chẳng ai muốn, di dân thường kéo theo những hệ lụy phá vỡ những ổn định cân bằng xã hội kinh tế. Tuy vậy, do sự an nguy của cộng đồng, của cá nhân, của gia đình… nhiều cá nhân nghĩ đến chuyện phải di dời chỗ ở vì địa phương cũ không còn phù hợp cho sự phát triển ổn định, nếu không nói an toàn của họ bị đe dọa. Từ đó di dân có thể là sự ra đi lẻ tẻ riêng rẽ, song nó cũng có thể là những đợt sóng di dời dân số hàng loạt… mục đích là để mưu cầu một đời sống bình an hơn, một cơ hội sống tử tế hơn.
Đó là điều cơ bản bạn đã biết. Với trải nghiệm của người Việt, kinh nghiệm di dân (có thể nói) vẫn còn nóng bỏng nhiều dáng dấp thời sự. Không nói đến những cuộc Nam tiến mở mang bờ cõi thời tổ tiên khai phá. Đó là chuyện lịch sử nhiều thế kỷ trước. Ngày đó những quốc gia láng giềng yếu kém về khả năng quân sự nghiễm nhiên bị dấu chân Nam tiến của người Việt đi qua. Biên giới Đại Cồ Việt mở mang đồng nghĩa với sự ra đi của văn hóa Champa trên những sa mạc cát. Vâng. Bản đồ hình chữ S của Việt Nam đã từng trải qua những thăng trầm biến đổi… và con cháu Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ đã di dân xuôi Nam.
Theo năm tháng, người Việt mình tiếp tục những đợt di dân với những lý do khác nhau. Có người muốn kiếm một mảnh đất màu mỡ khấm khá hơn. Hoặc họ lánh nạn. Những hình ảnh gồng gánh đi tàu há mồm năm 1954, hoặc những ngôi làng Việt kiều rải rác bên Lào, bên Miên, bên Thái… Rồi biến cố 30 tháng 04 năm 1975 xảy ra tạo nên những thế hệ “khúc ruột ngàn dặm” của đất Việt sinh trưởng khắp năm Châu hết đợt này đến đợt khác.
Là vậy, cuộc sống ai chẳng muốn an cư lạc nghiệp, nhưng cây muốn lặng, gió chẳng đừng, đâu phải cuộc sống lúc nào cũng phẳng lặng bình thường. Không chỉ người Việt mình, gần như lịch sử luôn đầy ắp những chứng tích cho thấy nhiều quốc gia, vùng, miền xảy ra các hành trình di dân lớn. Tại những nơi khó sống, nơi đó sẽ có dịp chứng kiến cảnh dân cư lũ lượt gồng gánh bồng bế nhau bỏ đi. Còn những nơi đất lành chim đậu sẽ chứng kiến di dân vùng khác kéo đến (tìm cách ở lại, chấp nhận đời sống dân ngụ). Thế là mảnh đất bao năm bình yên hiền hòa nay có sự xâm nhập của kẻ lạ.
Điều gì xảy ra khi có sự xuất hiện của di dân? Cân bằng xã hội sinh thái hiển nhiên bị phá vỡ. Hoặc đơn giản hơn, nếu mảnh đất “hiền lành” chưa chuẩn bị đón tiếp lượng di dân ồ ạt kéo đến, nhất định sẽ có những ảnh hưởng xấu.
Nhắc lại, đợt di dân khá lớn của người Việt sau biến cố 30-04-1975 được Mỹ đưa ra những kế hoạch chuẩn bị khá cẩn thận nên không xảy ra bất cứ xáo trộn lớn nào. Nhưng (giả sử như) lượng di dân Việt Nam đổ vào Mỹ quá nhanh, hệ thống vận hành của xã hội Mỹ nhất định sẽ bị ảnh hưởng nặng.
Trường hợp của Mễ và Nam Mỹ tràn vào Hoa Kỳ, con số không hề nhỏ, thậm chí cao hơn các sắc dân nhập cư Mỹ, nhưng tại sao ảnh hưởng quá tải không diễn ra một cách lộ liễu. Xin thưa trường hợp di dân của Mễ đổ vào Mỹ tuy đông nhưng không gây xáo trộn vì sự có mặt của những “đĩa giảm sốc”, đó là tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân Mễ đối với nhau. Trên tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng”, dân Mễ người đi trước giúp người đi sau, từ nơi ăn đến chỗ ở, từ công việc đến những sinh hoạt xã hội khác, chính những “đĩa giảm sốc” này đã giúp lượng di dân khá đông từ Mễ và Nam Mỹ vào Hoa Kỳ “thấm từ từ vào các kẽ nhỏ” giúp tránh khỏi những xáo trộn. Còn nếu không có đồng hương ra tay đùm bọc buổi đầu, đây sẽ là một tai họa khổng lồ cho nước Mỹ.
Liếc qua những châu lục khác của hành tinh. Châu Âu hiện đang nhức đầu với bài toán di dân. Khổ lắm. Làm sao tránh được. Nước nghèo hoặc những nơi đời sống bình thường bị đe dọa buộc phải khăn gói gồng gánh bỏ xứ ra đi. Nào có sung sướng gì. Cực chẳng đã mới phải gạt lệ ra đi. Châu Âu vì thế khó tránh cảnh dân chúng kéo đến vì những nơi khác khó sống, hoặc không thể sống nổi nữa. Sợ chết nên người ta bỏ Syria, bỏ châu Phi, bỏ những nơi bị quân khủng bố nhũng nhiễu… Tương tự như di dân đổ vào Mỹ, nhóm mang theo hạt rau muống, nhóm bưng theo mắm bồ hóc, có nhóm ẵm theo tỏi, cà-ri, ớt, mù-tạt… di dân đổ vào Châu Âu đem theo những rắc rối phức tạp khiến EU cảm thấy nhức đầu như búa bổ.
Tóm lại một câu, bài toán di dân là bài toán mang tính thời sự xã hội luôn cấp thiết đối với các bên liên quan. Nếu thế giới không góp tay cộng tác, không có những nỗ lực chung, thay vào đó thả lỏng cho các đường dây buôn bán, môi giới, dẫn dắt những di dân có điều kiện bỏ tiền ra, hoặc chính những đường dây đầu nậu này tổ chức từ A đến Z, những làn sóng di dân buộc phải ra đi vì bị lôi kéo, hoặc đáng thương hơn họ rơi vào cảnh “đi cũng chết, ở cũng chết, nhưng biết đâu đi sẽ gặp may mắn, sẽ có đời sống khá hơn trong tương lai”. Từ đó cân bằng sinh thái bị phá vỡ, tạo nên những dư lụy vết dầu loang, domino effect… đối với những nước đất lành chim đậu.
Là nan đề xã hội trên diện rộng, bài toán di dân ồ ạt (gồm di dân hợp pháp và bất hợp pháp) luôn khiến nước chủ nhà đau đầu. Hiển nhiên dân chúng sống tại những nước này phải bức xúc. Đơn giản và dễ hiểu, chẳng ai muốn bát cơm của mình bị đe dọa bởi những thành phần đói kém khác từ đâu kéo đến. Bài học năm đói 1945 miền Bắc, người nghèo đói giành giật từng vắt cơm, từng vốc cám giữa chợ, bị người bán cơm, bán cám lấy đòn gánh vụt vào đầu tóe máu vẫn ngồi nhai ngon lành.
Làm gì để cứu vãn tình hình di dân gần như mang tính toàn cầu khiến nhiều nước chủ nhà tỏ ra bối rối? Thẳng tay từ chối thì lương tâm nhân đạo, nhân sinh, nhân quyền bị cắn rứt? Mà không thẳng tay thì lượng di dân cứ theo đó tràn bừa vào? Đằng nào cũng chết. Mà ngó lơ, giả tảng như không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra chưa hẳn là đúng cách!
Nhớ lại năm đói ngoài Bắc năm 1954, người giàu phát chẩn vì tình thương, cứu tế tạo phước, song đó cũng là cách để người có của ăn, của để tự bảo vệ. Có của mà không cứu người, nhân tâm phẫn nộ, dân cùng khổ sẽ đồng loạt đứng lên nổi dậy cướp phá. Nên người giàu thà chịu khó nấu ít cháo, phát chẩn, cứu người; đó cũng là một hình thức điều tiết “đĩa giảm sốc” tránh những nguy cơ dân đói nổi dậy. Tương tự, để cứu một đám cháy rừng lớn, người ta sẽ hy sinh đốt một đám rừng khác tạo ra một khoảng trống chấp nhận được, khi đám cháy kéo đến không còn gì để cháy sẽ khựng lại.
Vâng. Bài toán di dân là vậy. Buộc phải có những “đệm giảm sốc” vì đây chính là những van điều chỉnh rất cần thiết. Tương tự, một con sông hung hãn có thể được chế ngự trở thành nguồn cung cấp thủy năng cho các nhà máy thủy điện quan trọng. Bằng cách nào? Xin thưa, đó là những đập nước lớn giúp điều tiết lượng nước ổn định tại các hồ chứa. Sau đó nước được đổ vào các tua-bin phát điện ở mức ổn định. Bài toán mùa nước lũ đã được giải quyết.
Di dân ở Mỹ (hay những nơi khác cũng thế), rất cần đến những kế hoạch tổ chức giữa các quốc gia (nơi người bỏ đi và nơi điểm đến là Mỹ)… Nên chăng các chính phủ cần ngồi xuống, giúp di dân hiểu chẳng nơi đâu là thiên đường. Nên muốn nhập cư phải thông qua những chương trình, kế hoạch được sắp xếp, tổ chức…
Hay đó chỉ là chuyện nói để mà nói, thiên về lý thuyết suông, còn thực tế thì…
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.