logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/09/2018 lúc 09:53:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Gần hai chục năm ra mắt cuốn sách 'Những mảnh đời rách nát' dựa trên những câu chuyện 'đời thường và có thật' mà những người làm dự án thiện nguyện về xe lăn cho thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa thu thập được qua thời gian và xuất bản tại hải ngoại, chuyên đề 'Người Việt đó đây và câu chuyện hải ngoại' của BBC Tiếng Việt có dịp trao đổi với một trong hai tác giả đang sống tại Pháp.
Đồng tác giả này là Bác sỹ Phan Minh Hiển, sinh tại Sại Gòn năm 1956, du học tại Pháp cuối năm 1974, có bằng bác sỹ y khoa về bệnh nhiệt đới do Pháp cấp, ông là người tham gia và chủ trì nhiều dự án thiện nguyện trong đó có hoạt động cứu người vượt biên cùng bác sỹ Bernard Kouchner ở Biển Đông trên tàu Goelo và chiến hạm Le Balny năm 1982 và giúp đỡ thương phế binh VNCH và người tàn tật từ năm 1993.

Cuốn sách dày 345 trang được xuất bản mùa Xuân năm 1999 từng thu hút sự quan tâm của cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, từ châu Âu sang Mỹ, từ Nhật Bản tới Úc gần hai thập niên trước ghi tên chung của ông Hiển và đồng tác giả, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, nay là Chủ nhiệm tờ báo mạng Thông Luận RDP Online mà BBC Tiếng Việt đã có dịp giới thiệu gần đây trong loạt phóng sự của chúng tôi.
Từ phòng mạch của mình tại ngoại ô Paris ở Le Perreux-sur-Marne hôm 27/8/2018, bác sỹ Phan Minh Hiển chia sẻ câu chuyện của ông:
"Tôi có may mắn đi du học từ năm 1974 và đến nay chưa bao giờ về Việt Nam, tôi tốt nghiệp năm 1982 và được may mắn đi ra vớt thuyền nhân với bác sỹ Bernard Kouchner và sau đó từ năm 1992 tôi đã chuyển các công tác về Việt Nam, đặc biệt cho các anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.
Khi vớt thuyền nhân tôi chứng kiến được những gì ư? Vâng, rất là hãi hùng mặc dù mình biết trước vấn đề rất là tế nhị, nhưng khi đi ra đến ngoài biển khơi rồi thấy một chiếc ghe 10 thước mà chở 115-120 người thì nó cứ mãi mãi ở trong tâm thức của tôi trong vòng nhiều năm.
Sau khi với thuyền nhân hai tháng trên Biển Đông với bác sỹ Kouchner, thì tôi có giúp tiếp tục một số thuyền nhân ở trại Palawan ở bên Philippines và đặc biệt ở trại Sikiew ở Thái Lan, là một trại cấm mà nhiều người bị cưỡng bách hồi hương.
Những trường hợp nào mà tôi chứng kiến và có thể chia sẻ? Vấn đề là cuộc sống của những người ở trại cởi mở như Palawan thì cũng thoải mái, với sự tiếp sức của chính quyền Philippines và của các Cha ở Philippines.
Còn ở Sikiew thì rất khó khăn vì bị cưỡng bách hồi hương, như quý vị biết, cưỡng bách hồi hương thì họ không để ý đến vấn đề người xin tị nạn dù là cựu quân nhân [VNCH] hay không, chỉ có vấn đề là họ được 'hối lộ' một cách nào đó thì họ có thể tráo những người đáng lẽ được cứu, thành ra bỏ rơi một số cựu quân nhân đáng lẽ được cứu, nhưng bị cưỡng bách hồi hương.
Vấn đề thì nhiều người đã tự tử và cũng đã treo cổ và tôi cũng đã có những hình ảnh rất đau thương được gửi ra từ những người còn sống sót. Số thông tin đó, hình đó thì qua Cha Prayoon Namwong, là một Linh mục nói tiếng Việt, đẻ ra ở Thái Lan, hiện Cha Namwong vẫn còn hoạt động giúp một số cựu thuyền nhân mà Cha đã quen biết trước đây, đã về Việt Nam do cưỡng bách hồi hương và nay đã trở qua Thái Lan, xin tị nạn và đi định cư, Cha vẫn nuôi vài trăm người ở Trại là nhà riêng của Cha Prayoon Namwong."
Về thực hư các trường hợp bị cáo buộc là vi phạm nhân quyền, thì riêng vấn đề tị nạn mà bị cưỡng bách hồi hương, thì có một chương trình rất quy mô là 'ép cho họ, bỏ đói', thời điểm bị cưỡng bách là từ 1992-1996, hoặc 1998 nếu một số người đó mà vẫn không chịu về, thì họ ép lương thực.
Ví dụ như chỉ còn 50 xu một ngày, ăn không đủ, thành ra phải một là chịu khó hồi hương, hai là có những cách hoặc là 'đem con ra để mà trao đổi' một số lương thực với các lính ở các trại. Đem con tức là mại dâm thôi. Bên đó thì họ chỉ có vậy thôi. Còn nếu có tiền, một số người bản xứ đem đồ tới bán với giá rất đắt đỏ.
Liệu Quốc tế, hay chính quyền địa phương có biết hay không? Một số chứng cứ tôi đã gửi cho UNHCR (Cao ủy Tị nạn LHQ) vào thời điểm đó và cũng không có được trả lời gì lắm, có một điểm đặc biệt là có một vị người Mỹ lo về các trại ở Thái Lan, khi đã về Mỹ đã bị bắt và đã ở tù vì đã bỏ vào túi riêng tiền nhiều trăm ngàn, hay triệu đô-la, đó là công dân Mỹ lo về UNHCR ở trại Thái Lan, người đó đã bị bắt."
'Sáng kiến đền ơn, đáp nghĩa'
"Từ năm 1992, tôi có một ý kiến nho nhỏ là đền ơn, đáp nghĩa cho các thương, phế binh Việt Nam Cộng Hòa, vì tôi thuộc gia đình may mắn, chưa bao giờ có ai trong gia đình đi lính, chưa mất mát và cá nhân tôi cũng chưa có chứng kiến chiến tranh vì ở Sài Gòn khá an tâm để ăn học.
Nên tôi có sáng kiến là cho một Chương trình giúp 100 xe lăn cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và đã gửi cho bạn bè. May mắn, lúc đó tôi được biết anh Nguyễn Văn Huy để tiếp tay phổ biến những công tác đó cho báo chí hải ngoại. Đặc biệt bên Mỹ, cũng được tiếp một số báo chí bên Mỹ và một số cựu quân nhân bên Mỹ sẵn sàng hỗ trợ cho vấn đề đó, nên ngày nay phong trào đó khá phổ biến và hầu như mỗi tiểu bang, mỗi xứ đều có nhiều hội đoàn lo ít nhất là dịp Tết đền ơn, đáp nghĩa cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.
Trước năm 1992 thì sao ư? Trước năm 1992 thì cũng có một số người có ý kiến đó, nhưng rất là mờ mịt. Vấn đề sáng kiến của tôi là làm sao cho ân nhân [người giúp đỡ, người làm thiện nguyện] tin tưởng số tiền của mình tới nơi. Trước đó cũng có một vài người, mà tôi quên tên rồi, lo vấn đề 'kêu gọi mù mờ' mà thôi.
Số tiền gây quỹ không biết là đến tay ai và nghe nói người đó, nay đã qua đời rồi, đã quyên được một số tiền, nhưng cách làm việc của họ không may, đưa về cho một đại diện bên Việt Nam giữ và người đại diện đó 'lấy hết số tiền'. Từ đó tôi cũng suy nghĩ phải có cách nào không qua đại diện mà trực tiếp đến với phế binh, cho nên tôi kêu gọi anh em phế binh gửi hồ sơ với những chứng từ đã phục vụ cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nếu bất đắc dĩ nằm trong những trường hợp mà 1973, 1974 'chưa ra Hội đồng' mà còn bị bên cộng sản đuổi ra lúc đó thì có thể trình bày hoàn cảnh với những thương tật, ân nhân, tùy mỗi cá nhân, có thể bỏ qua vấn đề đưa ra chứng từ đó, vì chúng ta không thể cưỡng bức một lần thứ hai những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã giúp chúng ta, trong khi chúng ta di tản, thì họ đã đánh đến giờ phút cuối cùng, bị thương và bị quân cộng sản 'đuổi ra khỏi bệnh viện'.
Về cuốn sách 'Những mảnh đời rách nát' ra đời từ năm 1999, góp từ hơn 6.000 hồ sơ thương, phế binh gửi cho tôi. Tôi gửi cho anh Nguyễn Văn Huy, anh Huy có tâm hồn đặc biệt, vì cá nhân anh cũng có một người anh hay em chết trong chiến tranh, một người khác là thương, phế binh, nên anh cảm xúc rất mạnh để mà viết cuốn sách này.
Từ cuốn sách này, sau này tôi đưa cho mỗi hội đoàn, vì lúc đó tôi không muốn giữ số tiền nhiều, tôi chỉ nghĩ lăng-xê phong trào, thì mỗi hội đoàn lấy sách này ra, họ trích những truyện ngắn, rồi sau đó họ để tên với sự hỗ trợ của ân nhân địa phương, cho nó giản dị vấn đề kiểm soát tài chánh."
Vì sao chọn tên sách như vậy?
"Về ý tứ của việc chọn và đặt tên sách, tên 'Những mảnh đời rách nát' là của anh Nguyễn Văn Huy đặt ra, nhưng viết từ 6.000 hồ sơ, vì mỗi hồ sơ có một quãng đời rất là đau thương. Thì dĩ nhiên chúng ta không thể góp trong sáu ngàn chuyện, mà chỉ góp một số mẩu chuyện để cho dễ đọc, nhưng 'cái đau' của phía chính quyền cộng sản là giờ này vẫn chưa biết ai là những người phế binh đã gửi những hồ sơ này ra. Đó là một cái 'cú đòn' rất là lớn cho vấn đề nhà cầm quyền cộng sản tuyên truyền là 'hòa giải, hòa hợp'
Liệu có gì đặc biệt trong việc đi quyên góp tài trợ cho dự án? Đối với cá nhân tôi thì cũng không có gì đặc biệt, có một uy tín nào đó, trừ những chi phí, thí dụ như kể cả những ân nhân cho tiền từ ngoại quốc, Mỹ hay bất cứ xứ nào, khi anh nhận một chi phí, anh nhận khoảng 25 đô-la chi phí, tôi sẵn sàng bù đắp để cho ân nhân đừng thắc mắc tại sao cho 100 đô-la, mà lại mất 25 đô-la, rồi từ đó có những sự thắc mắc không hay.
Khi phong trào lớn mạnh nhờ mỗi báo địa phương mà in ra những câu chuyện nhỏ rồi để những hội đoàn địa phương lo, thì tôi không còn thắc mắc và cũng không còn muốn nhận những tấm séc (cheque) từ hải ngoại. Bên Pháp cũng có nhiều hội đoàn lo vấn đề này, họ có những cách hoạt động khác, như là tổ chức ăn uống, hoặc tổ chức gây quỹ, bán đồ, còn cá nhân tôi không có thì giờ lo những chuyện đó.
Làm thế nào để phân biệt, xác định một hồ sơ là đúng người, đúng việc? Cá nhân tôi thì rất khó vì chưa bao giờ đi lính, lúc trước thì có một số cựu quân nhân trong hội có thể giúp vấn đề phân phát, hoặc phân biệt những cái đó. Những người như tôi nói là năm 1973, 1974 chưa ra Hội đồng, thì họ kê những 'Tờ khai danh dự', kể những người chỉ huy cuối cùng, trận đánh ra sao...
Rồi tôi nhờ một số thân hữu đọc lại coi có chuẩn hay không, còn nếu không chuẩn, mà thấy hồ sơ đó đáng thương quá thì tôi cũng bỏ tiền túi tôi cho, hoặc một số ân nhân vì vấn đề đạo pháp họ không phân biệt nhiều vấn đề cứu một người đến mức đó.
Tất nhiên tôi không bao giờ cho một người cộng sản mà xưng những chức trong quân đội cộng sản mà 'huyênh hoang' xưng là 'giải phóng miền Nam', cái đó là không bao giờ có. Có một hồ sơ rất đặc biệt là của một người cộng sản, họ nói 'họ xin một Euro' để họ 'rửa được cái nhục' là 'mặc cảm tội lỗi' đã xâm phạm miền Nam. Họ chỉ xin 'một Euro danh dự' thôi. Thì cái đó là của một bức thư rất xúc động.
Nhà nước và chính quyền cộng sản Việt Nam, theo báo chí nhà nước, nói rằng họ đối xử nhân đạo và chăm sóc chu đáo các đối tượng thương, phế binh của Việt Nam Cộng Hòa? Vấn đề đó có thể đúng với một số trường hợp, một số thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ở những nơi phồn vinh như Sài Gòn, mà họ có thể làm một bình phong nào đó để nói rằng họ chăm sóc hoặc là họ giúp đỡ, nhưng ở tỉnh thì dĩ nhiên là họ 'thẳng tay đàn áp', không cho nhận quà qua bưu điện.
Thí dụ như một hồ sơ ở tỉnh, tôi nói là cách đây 5 năm về trước, không may còn những người hận thù với miền Nam (VNCH), thì những thư báo tin rằng có quà ở bưu điện thì 'không bao giờ được phát', thì số tiền đó may mắn lắm được 'trả về cho người gửi', vì họ không cho nhận, nếu gửi qua những cơ quan quốc tế. Còn nếu gửi qua cơ quan bưu điện thì 'coi như là mất luôn'.
Tình trạng cần giúp đỡ hiện nay
Từ cách đây 5 năm có một sự dễ dãi nào đó đối với những anh em vì cũng có những phong trào của quý Cha, quý Hòa Thượng Thích Không Tánh, hay quý Cha ở Dòng Chúa Cứu Thế làm phong trào rất mạnh mẽ và các quý Cha có những người ở địa phương có thể đứng ra giúp đỡ, thành ra nhà nước có những 'rụt rè' để mà 'đàn áp thẳng tay', trừ một số thương phế binh, chẳng hạn như ở Làng Thương, phế binh ở Thủ Đức ngày xưa, thì còn một số người đối với nhà nước là ngoan cố, không chịu 'hóa giá nhà'.
Hóa giá nhà tức là chịu trả tiền thuê từ 1975 đến bây giờ, mặc dù cái nhà đó được Việt Nam Cộng Hòa cấp cho thương, phế binh VNCH, nhưng họ 'ép phải trả tiền thuê' đó từ 1975 thì họ mới 'để yên'. Trong 3.000 người ở Làng Thương, phế binh Thủ Đức, thì chỉ có dưới ba, bốn người ráng cầm cự cái nhà đó, không chịu, vì không có khả năng đóng số tiền đó. Chẳng hạn như thương phế binh Ngô Duy Thế ở Thủ Đức vẫn ráng cầm cự.
Thì một mặt họ 'hăm dọa là sẽ thẳng tay' thế này, thế kia, một mặt họ cũng 'vuốt ve', có những món quà nhân đạo kiểu như mùa Tết, hay chùa nào cho gạo, thì họ cũng phát phiếu để cho các thương, phế binh cộng hòa đến được nhận.
Đánh giá nhu cầu chăm sóc về mặt xã hội nói chung và sức khỏe nói riêng đối với các thương, phế binh VNCH ngày nay? Có một số người nổi tiếng như những thương, phế binh đứng đầu những phong trào đòi hỏi được bình đẳng thì họ [chính quyền] cũng có một sự dè dặt nào đó, họ cũng cho vào diện hộ nghèo và họ cho học bổng tượng trưng tám hay chín trăm ngàn đồng để mà mua sách tựu trường cho các con, các cháu.
Vấn đề xã hội, y tế, rất may mắn có Dòng Chúa Cứu Thế của đặc biệt quý Cha Đinh Hữu Thoại và Linh Mục Thanh và Phạm Hữu Thành lúc trước, Linh mục Bích mới lên sau này thì cũng phải chịu đi theo hướng đó thôi, nhưng 'không cãi lại được', có lúc Linh mục Bích 'muốn dẹp chương trình đó', nhưng bị chống đối rất mạnh mẽ ở hải ngoại và do các thương, phế binh cũng chống đối, cho nên Linh mục Bích 'vẫn để chương trình' đó.
Chương trình đó rất hữu dụng vì các Cha mua bảo hiểm cho các thương, phế binh Việt Nam Cộng Hòa và lo việc chăm sóc sức khỏe, mỗi năm cho đi khám định kỳ, cho xe lăn mới, cho gậy mới, cho mắt kính mới và nếu có chết thì các Cha lo chuyện chôn cất.
Tôi cũng rất mừng có phong trào lớn do Dòng Chúa Cứu Thế mà hồi xưa do Linh mục Phạm Hữu Thành đứng ra chịu trách nhiệm, và cũng cám ơn Linh mục Bích đã tiếp tục cho phép Chương trình đó.
Về nhu cầu cần giúp đỡ với những người tị nạn Việt Nam hiện nay ở khu vực, từ từ cũng có sự cứu xét của quốc tế đối với những người tị nạn ở Sikiew ngày xưa, ở 8, 9 năm rồi bị 'cưỡng bức một cách vô nhân đạo', thì họ cũng xét lại. Nếu may mắn, người đó trốn qua được Thái Lan thì có Cha Prayoon Namwong nhận cho ở nhà riêng của Cha và Cha giúp giấy tờ để được đi định cư.
Dĩ nhiên định cư tùy xứ mà người đó muốn đi, nếu muốn đi Mỹ lúc này rất là khó, còn muốn đi Canada thì có một số điều kiện kinh tế mà họ không có thể có được, cho nên cũng cần một số điều kiện."
Những hoạt động đang làm
"Về những hoạt động thiện nguyện mà bây giờ tôi đang làm, tất cả những gì về người tàn tật ở Việt Nam thì tôi có ý định muốn giúp trong khả năng của mình, từ những trại tàn tật của quý Sơ (Soeur) lo cho các em tàn tật hoặc đui mù, hoặc là bệnh bẩm sinh, hoặc là tự kỷ, vì cá nhân tôi cũng có đưa con tự kỷ, nên tôi rất thông cảm trong những chuyện đó.
Tôi có giúp từ 2008 cho Hòa Thượng Thích Không Tánh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (thành lập từ trước 1975, hiện không được chính quyền công nhận) một số tiền để hoạt động. Trong đó, Hòa Thượng cũng đi vào một số làng cùi, hoặc giúp cho những trẻ em bị ung thư, thì cũng tượng trưng thôi, cho 300 ngàn đồng, một con gấu bông, hoặc là một bịch kẹo, bịch sữa.

Lúc đó là còn Chùa của Hòa Thượng ở Thủ Thiêm, nhưng cách đây hai năm thì chính quyền đã 'phá chùa' hồi đó, tan nát, cho nên bây giờ chỉ có đi vào trong Bệnh viện Ung bướu để phát quà.
Vào đó cũng khó khăn, vì họ [Chính quyền] có mặc cảm rằng Bệnh viện Ung bướu quá tải, và khi chụp hình đưa ra nước ngoài thì là phản tuyên truyền cho nhà nước. Những đứa trẻ ngủ dưới giường với cha mẹ, hoặc cha mẹ ngủ ngoài lan can, hay ngoài sân, thì rất phản cảm đối với chính sách của nhà nước.
Cho nên vào đó cũng rất khó khăn, cho nên cũng không thể mang gấu bông hoặc sữa, hoặc đồ ăn vào, vì nếu đem đồ ăn vào thì có thể 'bị đổ thừa', nếu đưa nhỏ bị tiêu chảy, hay bị bệnh, thì người ta có thể 'đổ thừa' cho Hòa Thượng, nên gặp vấn đề từ khi bị mất chùa ở Thủ Thiêm, Chùa Liên Trì, bị đập phá.
Quý vị có thể lên YouTube xem lại một số video phát quà ở Chùa Liên Trì rất là cảm động. Các bé được quý vị trong Liên Tôn, tức là có các Cha, các Mục sư, có các Thày, có quý Hòa Thượng, có các Cha các Sơ (soeur) đến, tùy mỗi đạo, có người tượng trưng để phát quà.
Trên YouTube còn đầy đủ những hình ảnh rất cảm động của Hòa Hảo, của Cao Đài, của Phật Giáo, của Công Giáo phát quà cho các em, rồi dùng cơm chung với các em.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.