logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/09/2018 lúc 11:02:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Họ là một đôi vợ chồng bắt đầu hôn nhân trong tình yêu như bao nhiêu đôi vợ chồng khác trên trần gian này. Họ từng trải qua hẹn hò, nhớ nhung, chờ đợi, khao khát, thèm muốn nhau.
Ngỡ là tri âm, tri kỷ. Ngỡ là trọn đời bên nhau. Rồi đứa con trai đầu lòng ra đời. Rồi theo sau nhiều bất bình, hệ lụy. Rồi thống hối, ăn năn. Rồi thiên đường thành địa ngục và uyên ương gãy cánh, bỏ đường bay.
Chàng đi xa, thật xa, bỏ lại người đàn bà ôm vết thương lòng quá nặng; bỏ lại đứa con thơ chập chững đi những bước chân đầu đời ngơ ngác trong nước mắt buồn tủi của người mẹ là hiện thân của khổ đau.
Tuổi thơ của nó hiếm nụ cười. Ngày tháng của nó quanh năm mùa Đông. Nó lớn khôn èo uột bằng lo toan, cơ cực của mẹ. Nó khập khiễng đi qua các lớp vỡ lòng, mẫu giáo, tiểu học rồi trung học cấp một, cấp hai, rồi tốt nghiệp ra trường, chia thời gian với những người giữ trẻ, với bốn vách tường câm nín nhiều hơn với mẹ. Cảm giác ngọt ngào của nó tới từ những gói kẹo M&M xanh, đỏ, vàng, nâu, nhận từ bàn tay người trông giữ nó để đổi lấy sự im lặng cho họ.
Ngày xếp hàng trên sân cỏ đầy nắng để nhận chứng chỉ tốt nghiệp, nghe tiếng hò hét từ hai phía khán đài của thân nhân bạn bè nó khi tên từng đứa được xướng lên qua máy khuếch âm, nó an phận biết rằng đến phiên nó, mẹ nó một mình ở đâu đó sẽ chỉ im lặng cố thu hình ảnh nó bằng cái điện thoại cầm tay của bà để giữ làm kỷ niệm.
Xong lễ, lũ trẻ như chim rời tổ, tung nón tân khoa lên trời như chính tâm hồn chúng cũng tự do bay bổng trong không gian bao la đang chờ đón, chỉ một mình nó âm thầm đi tìm mẹ trong đám đông huyên náo, trao cho bà tấm bằng bé vừa bằng hai bàn tay nó ghép lại, là quà tặng bà mong đợi, miễn cưỡng cúi đầu để nhận lại từ mẹ vòng hoa đeo cổ và chùm bong bóng mầu chúc mừng, nghe tiếng lòng riêng nó than thầm: “Trời ơi, mẹ đâu cần phải phí đồng tiền cực nhọc của mẹ để mua những thứ phù phiếm này?”
Mẹ nó vui ra mặt. Bà hỏi nó có đói không, chắc nó nôn nao không ăn phần cơm trưa bà để sẵn cho nó dưới lồng bàn? Mẹ nó từ chỗ làm, xin nghỉ buổi chiều để ra đây, nó thì quá giang đứa bạn gần nhà. Nó cảm thấy người nhẹ tưng, trống trải. Tiếng mẹ nó thoảng lên bên tai, hỏi bây giờ nó muốn đi ăn ở đâu? Nó chỉ mỉm cười theo thói quen mỗi khi không có câu trả lời, ngụ ý “Mẹ muốn sao cũng được, con đi theo mẹ.” Có lúc nó nhận ra giữa mẹ nó và nó không có nhiều trao đổi nên nó hầu như không có khả năng diễn tả, thậm chí không có cả ý muốn chia sẻ những gì nó cưu mang.
Để không làm tắt niềm hy vọng của mẹ, nó ghi tên đi học bán thời gian ở một trường đại học cộng đồng gần nhà và nó đọc báo tìm việc làm. Nó xin được một công việc với lương tối thiểu.
Được vài tháng, một hôm nó nói với mẹ: “Con cần ra ngoài để có chỗ học hành tiện nghi. Vả lại, con đi học, đi làm về khuya, sẽ làm mẹ khó ngủ.” Mẹ nó không hốt hoảng như nó lo sợ, bà bình tĩnh hỏi lại nó như thể bà đã đoán trước sự việc phải xảy ra: “Con ở đâu? Với ai? Hay là bây giờ con đi làm, có lương rồi, mẹ cố dọn ra căn chung cư có hai phòng?”
Nó dứt khoát trả lời: “Không! Mẹ ở đây quen rồi, có hàng xóm, láng giềng. Mẹ không cần đi đâu cả. Cho con ít thời gian, con sẽ thu xếp tốt hơn. Trong khi chờ đợi, nếu mẹ muốn, con sẽ về ăn tối với mẹ mỗi ngày cho tới khi nào mẹ chán, không muốn chứa con nữa thì bảo con!” Nó gượng cười cho câu chuyện bớt nghiêm trọng, để mẹ nó bớt lo nghĩ.
Và mẹ nó nhượng bộ. Nó dọn đến chỗ thằng bạn thân có cùng hoàn cảnh côi cút như nó. Hai đứa share một căn phòng có lối đi riêng, ở phía sau một ngôi nhà lớn chủ là người đồng hương. Chúng nó có thời khóa biểu riêng, mạnh ai nấy đi về, thỉnh thoảng mới gặp nhau, chuyện trò dăm ba câu vẩn vơ trước khi ai đâu lo việc của người đó.
Thằng bạn sáng ngủ dậy muộn, chiều đi học, tối đi bưng phở ở một tiệm đông khách, quá nửa đêm mới mò về tới phòng, rửa tay, rửa mặt rồi lăn ra ngủ như củ khoai. Thấy nó hay buồn, đêm trằn trọc tới khuya, thằng bạn rủ nó uống rượu, hút thuốc lá, hút cần sa, bảo nó: “Sao mày ngu thế, ốc sên? Buồn làm mẹ gì, có thay đổi được gì đâu, chỉ phí uổng thời giờ đời trai thôi! Noi gương tao đi, mày sẽ vui, sẽ hết buồn mà không phải sợ nghiện ngập vì mày thấy tao đấy, chỉ giải trí thôi mà, có nghiện đâu!”
Có lúc nó xiêu lòng, đã toan thử nhưng rồi từ trong sâu thẳm đáy lòng, nó biết nó không giống thằng bạn. Nó không chỉ có một nỗi buồn để tìm cách quên đi như người ta thường dùng con dao cắt bỏ cục bướu mà cả cuộc đời nó, cho tới nay, là một tấm bố đan kết chằng chịt những sợi màu tăm tối, ảm đạm, cuộn nó, gói nó, mỗi vùng vẫy của nó chỉ làm nó bị siết chặt thêm và đau đớn hơn.
Đã lâu rồi, nay nó chỉ còn cảm giác bần thần, mỏi mệt, không muốn động cựa chân tay, thèm ngủ mà không ngủ được, khiến nó thường xuyên bực dọc, cáu kỉnh, thù ghét cha mẹ tạo sinh ra nó trong sự nhẫn tâm, thù ghét chính nó với sự hẩm hiu của mình. Nó muốn bỏ đi thật xa thế giới loài người đầy rẫy tội lỗi và sự ác. Nó muốn đến nơi nào có đồng cỏ xanh tươi, êm ả, cho nó được ngả tấm thân đau, nhìn mây trắng bay và ngủ một giấc dài.
Sau cùng, nó nghiệm ra nó muốn chết. Nó thương mẹ lắm nhưng nó không thể làm nhẹ nỗi khổ của bà. Biết đâu, vì có nó, mẹ đâm ra hy vọng hão huyền, khiến bà không sống thật được cuộc đời của bà một số năm bằng với tuổi của nó. Tội nghiệp và bất công cho mẹ xiết bao! Nó sống để trơ mắt nhìn mẹ oằn vai gánh vác sự bất công ấy, chẳng khác gì bố nó mà nó là hiện thân gần gũi và đáng ghét nhất!
Ý nghĩ sự chết sẽ giải thoát nó khỏi những nhọc nhằn vô ích, kể cả chính nó rồi sẽ lặp lại vở bi kịch bố nó đã diễn xong màn một, nó tiếp tục màn hai với một bà mẹ khổ đau của những đứa con vô phước khác. Không. Nó cương quyết từ chối vai trò bất nhân và bỉ ổi ấy. Nó phải phản kháng con đường được an bài sẵn ấy.
Tiếc rằng con đường nó chọn lựa, cho nó cảm giác làm chủ được mình cũng chỉ là con đường được an bài sẵn, bởi vì khi quyết định chấm dứt cuộc sống trên mặt đất này, nó cũng sẽ chấm dứt luôn những cơ hội thể hiện mình rõ nét hơn trong từng giây phút nó hiện hữu, ngay cả trong sự bất toàn, bằng ý chí riêng không có chỗ nào cho hành vi tự hủy mình.
Tiếc rằng nó đã không có ai, cũng không tìm kiếm một người nào để thổ lộ những suy nghĩ cùng đường mà lẽ ra, đem chia sẻ với một ai đó, nó sẽ thấy con đường nó tin là đã an bài, cũng chỉ là một lựa chọn có thể thay đổi hay hơn với tự do nó vốn có.
Tiếc rằng nếu nó mở lòng nói cho mẹ nó biết ý định của nó, nó đã có cơ hội hiểu vì sao mọi khổ đau thế gian đều có ý nghĩa, vì sao mẹ vẫn gánh vác được đời mẹ để thấy cái ngày nó mũ áo tân khoa, ngồi giữa bạn bè trên khoảng sân đầy nắng, chờ nhận tấm bằng tốt nghiệp từ thầy cô giáo, những người tử tế đã cùng với bà nuôi dạy nó khôn lớn, chuẩn bị hành trang cho nó đi vào tương lai.
Một ngày trời đất buồn bã, thằng bạn nó về phòng, thấy nó nằm im lìm, ngay ngắn trên chiếc giường nhỏ, hai tay xếp chéo đặt ngang bụng, đầu nó trùm cái túi nhựa đi chợ, buộc lại thật chặt dưới cằm. Thằng bạn hay cười cợt của nó hỡi ơi, chết lặng một lúc rồi buột miệng buông ra tiếng chửi thề đầy hối tiếc “Shit,” chợt hiểu ra cách nhìn đời như một trò đùa của nó cứu được nó nhưng không cứu được bạn nó.
Tin xấu loan ra. Thầy cô giáo, bạn bè cũ tiếc thương muộn màng với lời chào từ giã của nó trên Facebook không một ai kịp đọc. Mẹ nó như cái cành khô mùa Đông bị dập vùi giữa cánh đồng băng tuyết. Bố nó ở xa được báo tin nhưng không về. Bà chủ nhà vừa lau mắt bằng chiếc khăn giấy, vừa ngậm ngùi thở than: “Thằng bé trông hiền lành mà ngờ đâu nó gan góc thế? Mai kia bán nhà, không biết phải khai báo thế nào đây?”
Như hòn sỏi nhỏ ném xuống hồ làm mặt nước vỡ ra, xao động giây lát rồi sẽ yên lặng khép lại. Mọi người ồn ào vài hôm rồi sẽ quên đi. Riêng kẻ viết bài này, cảm giác ảo não cứ đeo bám trong lòng.
Biết rằng không chỉ một đứa con ở tuổi hai mươi vừa nằm xuống giữa tiệc vui chưa bắt đầu mà nhiều đứa con khác ở nhiều độ tuổi khác và nhiều nơi khác, không kham nổi cảnh đời nghiệt ngã, không sáng lên được với mặt trời mỗi sớm mai, không yêu được cuộc sống, thiên nhiên và con người với bao điều kỳ diệu trong tầm mắt, tầm tay, xung quanh chúng, mà chấp nhận khô héo, tàn tạ từng ngày rồi rơi rụng, là những nụ mầm không chịu nở nhưng cũng không làm ai bận tâm chữa chạy.
Gia đình, nhà trường, xã hội đã làm hết trách nhiệm của mình chưa? Hay là nhịp sống bận rộn, vội vã ở nơi này, càng bận rộn và vội vã hơn với các sản phẩm công nghệ tin học mới khiến mọi người bị cuốn hút vào một nhu cầu mới, dựng lên những tấm chắn vô hình mà kiên cố giữa con người với con người; lấy đi khả năng tế nhận của đôi mắt, lắng nghe của trái tim, vốn là căn bản của cảm thông, của yêu thương; lấy đi những khoảnh khắc an tịnh của tâm hồn vốn là khu vườn nuôi dưỡng lý tưởng và gieo hạt cho tương lai?
Thiếu các tố chất mang hơi hướm con người, cuộc sống đang phải đối đầu với mùa hạn hán lớn làm khô cạn suối nguồn hạnh phúc và trẻ con là những nạn nhân chết khát đầu tiên thật đáng thương.

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.